Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46, Bài 10: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Hiểu lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Biết đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật trong bài thơ.

3. Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ.

 

doc 5 trang phuongnguyen 29/07/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46, Bài 10: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46, Bài 10: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46, Bài 10: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)
Bài 10 -Tiết 46
Tuần 10 
ĐỒNG CHÍ
 - Chính Hữu -
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Hiểu lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Biết đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật trong bài thơ.
3. Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tác giả, tác phẩm.
- Phân tích bài thơ.
- Tổng kết nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh.
2. Học sinh: Sgk, đọc trước văn bản, trả lời câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
2/ Kiểm tra miệng: 
 Tiết trước là chương trình địa phương, gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs (cho điểm).
 3/ Tiến trình bài học: 
Giới thiệu bài: Tình đồng chí, đồng đội là những tình cảm thiêng liêng của những người lính. Hôm nay chúng ta được học 1 bài thơ nói về chủ đề này đó là “Đồng chí” của Chính Hữu...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
? Qua phần chú thích sách giáo khoa khoa, em hãy nêu vài nét chính về nhà thơ Chính Hữu?
? Các sáng tác của ông thường mang những đặc điểm gì?
- Ông chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội – những người đồng đội của trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
? Hãy nêu xuất xứ về bài thơ: “Đồng chí”?
- Được ra đời năm 1948 trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” xuất bản năm 1966.
- Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc. 
- Bài thơ được ông viết vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh.
-> Gv có thể mở rộng thêm về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cho các em có cơ sở cho phần tìm hiểu bài thơ.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
- Yêu cầu giọng đọc: tha thiết, nhấn mạnh ở những tình cảm của người chiến sĩ và thể hiện tinh thần lạc quan. 
- Giáo viên đọc mẫu một lần, gọi hai học sinh đọc lại văn bản -> nhận xét cách đọc.
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh qua việc giải thích nghĩa của các từ: đồng chí, tri kỉ, sương muối.
? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung các phần?
- Bài thơ chia làm 3 phần:
+ 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội.
+ 10 câu tiếp theo: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
+ 3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
- Hs đọc 7 câu thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu quê hương của các anh như thế nào?
- “Quê hương  sỏi đá”.
+ Giới thiệu như lời trò chuyện tâm tình.
+ Thành ngữ “nước  chua” gợi tả địa phương, vùng miền.
+ “Đất cày lên sỏi đá” gợi tả cái đói cái nghèo như có từ trong lòng đất, làn nước.
? Em có cảm nhận gì về quê hương của các anh bộ đội?
- Anh bộ đội cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân (cơ sở của tình đồng chí).
? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp mọi miền của Tổ quốc, họ lại trở nên thân thiết?
- Vì họ cùng chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp.
? Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
- Là câu đặc biệt chỉ có 2 tiếng như khép lại tình yêu đặc biệt của khổ thơ 1, nó dồn nén, chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi thiết tha của đồng đội, ấm ấp và xúc động, là cao trào của mọi cảm xúc, mở ra những gì chứa đựng ở những câu sau.
? Hs nhắc lại cơ sở của tình đồng chí? 
=> Xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ -> đồng chí.
- Hs đọc đoạn tiếp theo.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh mà nhà thơ sử dụng trong 3 câu: “Ruộng nương  ra lính”?
- Những hình ảnh gần gũi thân quen, gắn bó thân thiết với người nông dân: ruộng nương, cái cày, gian nhà 
? Thế mà họ “mặc kệ”, em hiểu đó là thái độ như thế nào?
- “Mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng trong bài thơ từ này mang ý nghĩa khác – chỉ thái độ ra đi 1 cách dứt khoát, không vướng bận khi mang dáng dấp của 1 kẻ trượng phu, cũng là sự thể hiện 1 sự hy sinh lớn, 1 trách nhiệm lớn với non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc họ làm:
“Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu”.
? Tác giả sử dụng biện pháp NT gì qua câu thơ đó: giếng nước ... lính”.
- Giếng nước, gốc đa là hình ảnh nhân hoá, hoán dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
? Họ cùng chia sẽ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính như thế nào?
- Cùng bị những cơn sốt rét rừng, thiếu thốn vật chất, áo anh rách vai, quần tôi thiếu vài mảnh vá, chân không dài.
-> Trong bài “Tây tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
? Nhưng tinh thần và tình cảm của họ ra sao?
- Tinh thần lạc quan: “miệng cười buốt giá”; tình cảm gắn bó sâu nặng như tiếp thêm sức mạnh để cùng nhau vượt qua gian khó: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
=> những câu thơ sóng đôi, hình ảnh tả thực -> thể hiện những thiếu thốn, khó khăn của đời lính.
 - Hs đọc 3 câu cuối.
* Gv chiếu tranh minh họa, hs quan sát.
? Bức tranh trên thể hiện chi tiết nào trong bài, hãy miêu tả lại cảnh đó?
? Ba câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy?
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
- Hoàn cảnh thực khắc nghiệt của thời tiết “sương muối”, với 3 hình ảnh gắn kết nhau: người lính – khẩu súng – vầng trăng -> sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt qua gian khổ, sưởi ấm để cùng nhau chiến đấu.
- Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn: “Đầu súng trăng treo” -> sự liên tưởng phong phú: súng và trăng vừa gần vừa xa lạ; vừa thực tại, vừa mơ mộng; vừa có chất chiến đấu, vừa trữ tình; vừa chiến sĩ, vừa thi sĩ.
=> Đây là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.
 (Gv lấy dẫn chứng thơ HCM).
? Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là đồng chí?
+ Là dùng để xưng hô với những người chiến sĩ.
+ Là những người cùng chung lí tưởng.
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp? 
Họ là những người nông dân ra đi từ những miền quê nghèo của Tổ quốc. 
Họ đến với kháng chiến bằng tinh thần tự nguyện. 
Họ có tình yêu quê hương tha thiết. 
Cuộc sống kháng chiến đầy gian lao, thiếu thốn, họ vượt lên bằng ý chí, niềm tin, nghị lực và bằng tình đồng chí, đồng đội cao đẹp. 
Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn
* Hoạt động 5: (5 phút)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
- Chú ý minh họa làm rõ về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ để thấy được văn học hiện đại luôn gần gũi với đời sống.
? Qua phần phân tích trên: Em cho biết nội dung chính của văn bản này đề cập đến vấn đề gì? 
=> Học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức phần ghi nhớ - cho một em đọc lại.
I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc (1926 – 2007) quê ở Hà Tĩnh.
- Chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội.
2. Tác phẩm:
 Bài thơ “Đồng chí” ra đời năm 1948.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc
2.Từ khó: Sgk/129,130.
 3. Bố cục: 3 phần
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Cơ sở của tình đồng chí:
- Cùng chung cảnh ngộ - họ vốn là những người nông dân nghèo.
- Cùng nhiệm vụ, chung chí hướng chiến đấu vì độc lập tự do.
- Cùng chia sẻ gian lao.
=> Tình đồng đội keo sơn.
2. Biểu hiện của tình đồng chí:
 - Chung một nỗi niềm nhớ quê.
- Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn: Bệnh tật, đói rét,  vẫn cười tươi.
 “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. 
=> Tình đồng chí giúp họ vượt qua tất cả.
 3. Bức tranh người lính:
 “Đầu súng trăng treo”: là bức tranh đẹp, hài hòa về người lính.
IV. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, thắm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
* Ghi nhớ: Sgk/131.
4/ Tổng kết: 
? Xác định thể thơ của bài: “Đồng chí”?
- Thể thơ tự do.
? Qua bài thơ, em rút ra điều gì về tình cảm của mọi người trong cuộc sống?
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình: về tình đoàn kết gắn bó giữa mọi người.
- Giáo viên liên hệ thực tế và giáo dục thái độ cho học sinh: về tình đồng đội, tính tập thể - đoàn kết trong học tập và cuộc sống.
5/ Hướng dẫn học tập: 
-Đối với bài học ở tiết này: 
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Học thuộc nội dung bài và ghi nhớ.
+ Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
+ Đọc nắm chú thích sgk. 
+ Đọc và trả lời các câu hỏi: Hình ảnh những chiếc xe không kính, phẩm chất của người lính ra sao? Vài nét nghệ thuật của bài?
V. PHỤ LỤC:
 - Tìm đọc tư liệu có liên quan đến bài học về hình ảnh người lính thời kì chống Pháp.
 - Tìm kiếm tranh ảnh có liên quan.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_46_bai_10_van_ban_dong_chi_chinh_huu.doc