Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thiên truyện Dưới mái trường thân yêu của tác giả Lê Khắc

Hoan, nhân vật chính là một cậu bé học sinh (HS) cấp hai rất chăm học

đã nhận xét về mình và các bạn học một cách hài hước như sau: “Lên lớp

7,

chúng tôi tập làm văn nghị luận. Mới viết được vài câu thì đã hết sạch

ý. Thế mới biết lí luận của chúng tôi cùn thật!”. Có lẽ không chỉ ở cấpTHCS mà cả vào đầu cấp THPT, nhiều HS chúng ta cũng có cảm giác

như nhân vật của thiên truyện trên đây. Cảm giác rằng văn nghị luận (NL)

sao mà khó khăn, khô khan, mới viết vài câu đã hết cả ý.

Việc viết phần mở bài (MB) cho bài văn NL của HS, tình hình cũng

diễn ra tương tự như trên. Khi học ở trường hay đi thi môn Văn, HS

thường tâm sự: sợ nhất và mất thì giờ nhất khi làm bài văn là nhập đề.

(Không biết có bao nhiêu thầy cô giáo dạy các em cách làm một nhập đề

bài văn?).

pdf 73 trang phuongnguyen 28/07/2022 21500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS

Đề tài Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận cho học sinh THCS
LỜI NÓI ĐẦU
Làm văn nghị luận là một việc khó. Muốn học và làm tốt văn nghị luận,
con đường học tập của các em học sinh THCS vẫn hãy còn xa. Thực tế
này đòi các em phải nỗ lực rèn luyện thường xuyên; đòi hỏi mỗi thầy cô
giáo chúng ta phải dành nhiều tâm huyết, suy nghĩ, trăn trở, phát huy
sáng tạo, có kế hoạch chỉ đạo, nghiên cứu tìm ra giải pháp. Chính vì vậy,
chúng tôi xin được góp một vài kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: “Rèn luyện
kĩ năng mở bài nghị luận cho HS THCS”.
Đề tài này là kết quả làm công tác trực tiếp giảng dạy, là kết quả của
sự miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm của bản
thân và đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu. Hi vọng qua đề
tài, thầy cô giáo và các em học sinh có thể tìm thấy được điều hữu ích.
Trong quá trình viết, chúng tôi đã nhận được sự động viên, khích lệ và
sự giúp đỡ tích cực, nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp. Tuy rằng, bản
thân chúng tôi đã cố gắng hết sức, song chắc chắn đề tài này không tránh
khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo gần xa
cho tác giả những lời chỉ giáo xây dựng để đề tài ngày càng hoàn thiện
hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành !
MAI
VĂN NĂM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thiên truyện Dưới mái trường thân yêu của tác giả Lê Khắc
Hoan, nhân vật chính là một cậu bé học sinh (HS) cấp hai rất chăm học
đã nhận xét về mình và các bạn học một cách hài hước như sau: “Lên lớp
7, chúng tôi tập làm văn nghị luận. Mới viết được vài câu thì đã hết sạch
ý. Thế mới biết lí luận của chúng tôi cùn thật!”. Có lẽ không chỉ ở cấp
THCS mà cả vào đầu cấp THPT, nhiều HS chúng ta cũng có cảm giác
như nhân vật của thiên truyện trên đây. Cảm giác rằng văn nghị luận (NL)
sao mà khó khăn, khô khan, mới viết vài câu đã hết cả ý.
Việc viết phần mở bài (MB) cho bài văn NL của HS, tình hình cũng
diễn ra tương tự như trên. Khi học ở trường hay đi thi môn Văn, HS
thường tâm sự: sợ nhất và mất thì giờ nhất khi làm bài văn là nhập đề.
(Không biết có bao nhiêu thầy cô giáo dạy các em cách làm một nhập đề
bài văn?).
Tất cả những điều ấy thật dễ sẻ chia. Bởi ở lứa tuổi của các em (độ tuổi
11 đến 15) vốn tri thức, văn hóa, xã hội, kinh nghiệm đời sống chưa trải
nhiều; kiến thức và kĩ năng làm văn NL còn ít.
Đúng vậy, NL là một hoạt động phức tạp, phong phú và đa dạng của
tư duy và ngôn ngữ, là một năng lực rất tinh vi của trí tuệ con người. Phải
kinh qua rèn luyện công phu, lâu dài mới đạt đến trình độ cao.
Có thể bước đầu HS cảm thấy ngại. Song, như nhà thơ Xuân Diệu đã
đặt tên cho một tập NL về văn học của mình: “Dao có mài mới sắc”. Học
tập làm văn NL cũng vậy, phải thường xuyên dùi mài, rèn luyện.
Để tháo gỡ phần nào trong sự khó khăn, lúng túng trong việc học và
thực hành MB một bài văn NL, chúng tôi xin được góp một vài ý kiến,
một vài kinh nghiệm qua đề tài “Rèn luyện kĩ năng mở bài nghị luận
cho HS THCS”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN(*)
Trên sân khấu, trước một khán giả tập hợp từ nhiều nơi, nhiều lứa tuổi,
nhiều trình độ và nhất là mỗi người đang có điều suy nghĩ, đang có có
“tâm trạng riêng”, việc đầu tiên không phải là mở màn mà bằng một bản
nhạc, bằng ánh đèn làm cho mọi người tập trung suy nghĩ, cảm nhận,
chuẩn bị để cùng diễn viên sống với những điều họ sắp diễn.
Điều ấy, ta thường gọi là “tâm thế”.
(*).Tham khảo thêm bài viết “Đa dạng hoá cách mở bài Ngữ văn ở THCS”,
Mai Văn Năm, Chuyên san Sách Giáo dục & Thư viện trường học, tập III-2008, số 23
Chúng ta biết rằng, trong bất cứ vấn đề gì của cuộc sống cũng cần đến
việc tạo ra hoạt động “tâm thế”. Khái niệm “tâm thế” có thể hiểu là sự tác
động tâm lí tạo ra tiền đề nhận thức hướng chú ý tích cực vào hoạt động
đang sắp diễn ra – một hoạt động tâm lí cần thiết để công việc đạt kết quả
cao.
Trong làm văn nói chung và làm văn NL nói riêng, người ta gọi đó là
nhập đề (MB, đặt vấn đề). Nhập đề là việc khởi đầu khi viết thành bài
văn.
Nói đến vai trò của phần MB, có người cho rằng: “Mở bài thành công,
coi như giải quyết được một nửa bài làm”. Tất nhiên nói như vậy có phần
cực đoan, nhưng dù sao cách nói đó nhằm nhấn mạnh vai trò và tầm quan
trọng của MB. Phần MB (đúng như nhiều HS đã nói) rất khó viết. Người
xưa từng nói: “Văn chương mở đầu là khó”, nhưng cũng khẳng định rằng:
“Mở đầu tốt là một nửa thành công”. Còn M. Gorki thì nói: “Khó khăn
hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó
chỉ phối giọng điệu của cả tác phẩm, và người ta thường tìm thấy nó rất
lâu”.
Phần MB có vị trí quan trọng, vì:
- Nó là phần đầu tiên ( gọi là MB vì vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở
đầu bài), phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác,
ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn văn bản
(tạo ra không khí tâm lí thuận lợi cho việc tiếp xúc với các phần sau). Mặt
khác, nó còn tạo thêm hứng thú cho bản thân người viết.
- MB tự nhiên, rõ ràng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và
thường báo hiệu một nội dung tốt. MB không rõ ràng, không thích hợp
với yêu cầu nội dung biểu hiện trình độ nhận thức và tư duy không tốt, do
đó, nội dung bài làm cũng kém chất lượng.
Tóm lại, MB tốt sẽ là thành công đầu tiên cho việc thực hiện một bài
tập làm văn. Nó tạo nên chất xúc tác, cầu nối cảm hứng để người viết đi
vào bài văn.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế cho thấy, mỗi lần HS đặt bút viết một bài văn NL thường khá
lúng túng và không biết vào bài bằng cách nào. Có em viết qua loa chiếu
lệ cho có gọi là MB (để đối phó với thầy cô khi chấm bài). Có em viết
không hợp với đề bài (lạc đề). Có em thì không viết. Thậm chí, có em còn
chưa phân biệt được đâu là phần MB, đâu là phần thân bài và đâu là phần
kết bài. Và đại đa số các em rất mất thời gian về khâu MB mà kết quả vẫn
không có được MB hay.
Thực tế cũng cho thấy, những HS nào vào bài tốt thì những phần sau
đó (thân bài, kết bài) viết rất tốt (trôi chảy, mạch lạc). GV thử kiểm tra,
thống kê rồi kiểm nghiệm lại: bài văn đạt điểm cao của HS thường là MB
hay và độc đáo; bài văn nào đạt điểm thấp thì một phần là do MB kém.
Có thể khẳng định, để HS có thể viết được những bài văn NL tốt thì
điều kiện tiên quyết là phải chủ động, tích cực, phấn đấu, sáng tạo của cả
HS và GV trong đổi mới cách dạy, cách học văn NL; thường xuyên rèn
luyện kĩ năng làm văn NL, trong đó có kĩ năng MB. “Vạn sự khởi đầu
nan!”.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A.NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT PHẦN MỞ BÀI
CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN(*)
1. Khái niệm về MB
MB là một trong ba phần quan trọng của bố cục văn bản (đây là kiểu
bố cục đầy đủ nhất). MB là bộ phận mở đầu của một văn bản, là phần
khởi phát của vận động tư duy. Nó có tính hoàn chỉnh độc lập tương đối
tồn tại như một đoạn văn riêng, như một hệ thống nhỏ nằm trong hệ
thống lớn của văn bản.
2. Mục đích của MB
MB nhằm mục đích giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn
bạc trong bài. Vì thế khi viết MB, thực chất là trả lời câu hỏi: Em định
viết, định bàn bạc vấn đề gì? Trả lời câu hỏi đó chính là ta viết phần MB.
3.Cấu trúc phần MB của bài văn NL
-Dẫn dắt vào đề;
-Nêu vấn đề cần NL (luận đề);
-Giới hạn phạm vi vấn đề.
Ví dụ:
Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Em hãy bình
luận truyền thống đó.
MB:
-Nước ta là một nước có nền văn hiến, có lịch sử lâu đời. Trong quá
trình phát triển, dân tộc ta đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đã có từ nghìn năm.
-Thái độ của chúng ta hôm nay đối với truyền thống ấy như thế nào?
Đề 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa
Pa” của Nguyễn Thành Long.
(*). Tham khảo thêm bài viết “Viết đoạn mở bài và đoạn mở bài của bài văn tự sự như thế nào?”,
Mai Văn Năm, Tạp chí Thế giới trong ta, CĐ 71+72/1+2-2008.
MB:
-“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thành Long,
sáng tác sau chuyến đi thực tế tại Lào Cai 1970.
-Anh thanh niên – nhân vật chính của truyện – đã để lại những ấn
tượng khó phai mờ.
-Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người
lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
4. Bố cục và mô hình của một bài văn NL
a. Bố cục
Để xây dựng được đoạn MB của bài văn NL, người viết cần nắm bố
cục chung của bài văn NL:
-Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề) của bài viết. (Vấn đề mà mình sẽ bàn
luận trao đổi trong thân bài).
-Thân bài: Nêu các luận điểm lớn để triển khai và làm sáng tỏ luận đề
đã nêu ở MB.
-Kết bài: Nêu ý nghĩa khái quát từ các ý đã trình bày trong bài.
b. Mô hình
M
T
K
5. Yêu cầu khi viết phần MB
a. Khi viết phần MB cần căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của đoạn văn
trong cấu tạo chung của văn bản có bố cục ba phần: MB, thân bài, kết bài.
Chúng ta biết rằng, văn bản không thể viết một cách tuỳ tiện mà phải có
bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một
trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí. Cụ thể là:
-Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ
với nhau, đồng thời giữa chúng lại có sự phân biệt rạch ròi.
-Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người
nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
-Phần MB và thân bài, kết bài phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội
dung và hình thức.
+Về nội dung:
. Phần MB phải phục vụ chủ đề chung của văn bản (liên kết chủ đề);
. Phải được nối tiếp một cách lôgíc với thân bài, kết bài (liên kết lôgíc).
+Về hình thức:
Phần MB với các phần thân bài, kết bài được liên kết với nhau bằng
các phương tiện ngôn ngữ cụ thể (từ ngữ cụ thể).
Khái quát lại, phần MB phải được nối kết ý nghĩa với thân bài, kết bài
bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Có thể thấy mối quan hệ trong bố
cục ba phần của một văn bản như sau:
Mở bài Thân bài
Kết bài
Có người nói rằng phần MB chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài.
Quan niệm như thế không đúng. Bởi MB không chỉ đơn thuần là nêu ra
chủ đề mà còn phải dẫn dắt người đọc đi vào chủ đề một các dễ dàng, tự
nhiên, hứng thú.
Lưu ý: Độ dài và dung lượng phần MB nên cân đối với khuôn khổ bài
viết. Đặc biệt là phần này phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và tương ứng
về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với phần kết bài.
b. Cần phân biệt MB của bài văn NL với MB của các kiểu văn bản
khác.
-MBNL: Nêu vấn đề cần NL.
-MB tự sự: Giới thiệu về nhân vật, sự việc.
-MB miêu tả: Giới thiệu đối tượng được tả.
-MB biểu cảm: Nêu cảm xúc chung về đối tượng biểu cảm.
-MB thuyết minh: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
HS cần nắm khái niệm của từng kiểu văn bản (phương thức biểu đạt)
để có cách MB cho thích hợp.
c. Những lỗi cần tránh
Khi viết phần MB đối với một văn bản nói chung và văn bản NL nói
riêng cần chú ý tránh những lỗi sau đây:
-Lạc chủ đề: MB không tập trung vào chủ đề của văn bản (tức là không
hướng về đề bài).
-Thiếu hụt chủ đề: Nội dung nêu trong câu chủ đề của đoạn MB không
được triển khai đầy đủ.
-Lặp chủ đề: Các câu trong đoạn MB lặp ý hoặc ý luẩn quẩn.
-Lỗi đứt mạch: Ý của các câu trong đoạn MB bị đứt quãng, từ câu nọ
sang câu kia thiếu sự gắn kết, chuyển tiếp.
-Lỗi mâu thuẫn về ý: Nội dung ý của các câu trong đoạn MB có mâu
thuẫn với nhau, không phù hợp với những mối quan hệ lôgíc.
-Thiếu sự liên kết hoặc liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo với các phần
khác (thân bài và kết bài).
-Lỗi không tách đoạn: Nghĩa là khi viết văn bản, phần MB không được
tách ra bằng các dấu hiệu hình thức – không tách đoạn bằng cách chấm
xuống dòng (không phân biệt đâu là phần MB, đâu là phần thân bài).
-Lỗi tách đoạn tuỳ tiện, ngẫu hứng: Người viết không căn cứ vào một
cơ sở nào mà tuỳ tiện tách thành đoạn MB, khi còn trình bày dang dở.
-Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn: Giữa các phần (mở - thân - kết)
không có sự liên kết hay chuyển đoạn.
d. Một MB hay cần tránh:
-Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
-Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
-Tránh nêu vấn đề quá dài, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại
lặp lại những điều đã nói ở MB.
Một MB hay cần phải:
-Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới
thiệu vấn đề một câu. Nếu như kết bài cần ngắn gọn, tạo “âm vang”, “dư
ba” trong lòng người thì MB cũng cần gắn gọn để gây ấn tượng, tạo hứng
thú cho người đọc, người nghe.
-Đầy đủ: Đọc xong MB, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì?
Trong phạm vi nội dung tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là
gì?
-Độc đáo: MB phải gây sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết.
Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ “độc
đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo
được sự bất ngờ.
-Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị. MB và nhất là câu đầu chi
phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng
phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người
đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo. Cái đẹp là cái tự nhiên và giản dị!
Hai ví dụ sau đây là hai MB hay:
Đề 1: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
MB:
Tôi nhớ mãi câu nói của hoạ sĩ Hà Lan, Van Gốc: “Không có gì nghệ
thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”. Đó là chân lí của cuộc sống
và cũng là chân lí của thơ ca. Cho đến khi đọc những dòng thơ giản dị
chân thành của Vũ Đình Liên, tôi lại càng cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ
chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy:
“Mỗi năm hoa đào nở
...Hồn ở đâu bây giờ?”
(Bài của Đỗ Thị Khanh Phương, Trường THPT Trần Phú -Hải
Phòng, giải nhì kì thi học sinh giỏi toàn quốc lớp
12, năm học 1989-1990)
Đề 2: Những ấn tượng sâu sắc nhất của em về hình tượng người nông
dân trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
MB:
Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta đã quên ngay,
cho đến lúc cần lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có
những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn
tượng khắc chạm trong tâm khảm. Hình ảnh người nông dân trong văn
học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 làm ta không thể nào quên
được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi.
(Bài của Trần Thị Ngọc Hoa - Trường THPT Phan Bội
Châu, Nghệ Tĩnh, giải nhì kì thi học sinh giỏi lớp 12, tỉnh Nghệ Tĩnh, năm 1988)
e. Những yếu tố liên quan đến việc viết một MB cho bài văn NL
hay
MBNL nói riêng, bài NL nói chung, muốn hay phụ thuộc vào rất
nhiều yêu tố, như kĩ năng trình bày luận điểm, luận cứ(*),... Ở đây chúng
tôi đặc biệt lưu ý với người làm văn NL một số yếu tố sau:
*Chất văn, giọng văn, từ ngữ độc đáo, câu linh hoạt trong văn NL
- Chất văn trong văn NL
Khổng Tử có đưa ra một luận điểm “Ngôn chi vô văn, hành nhi bất
viễn”, nghĩa là lời lẽ nếu không có chất văn chương thì không thể lưu
truyền rộng rãi và lâu dài được.
Ví dụ:
Đề: Phân tích bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.
MB của Trần Thị Như Thắng, lớp 11C (niên khoá 1998-1999), Trường
THPT Lê Hồng Phong –TP.Hồ Chí Minh:
Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới”, Lưu Trọng
Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng
đọng và lan toả mãi trong lòng người. Không thoát lên tiên như Thế Lữ,
không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm cho mình
một lối rẽ về miền quá khứ, về những hồi ức lung linh, sâu lắng trong tâm
hồn. “Nắng mới” là một trong những bài thơ như thế. Ta bắt gặp ở đây
một tâm hồn đằm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai
đọc qua, dù chỉ một lần cũng không thể nào quên.
(50 bài làm văn
hay nhất lớp,
Tủ sách Mực Tím,
NXB Trẻ, 2000)
- Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong văn NL
Trong một bài NL, một đoạn MBNL, người viết bao giờ cũng thể hiện
thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề mà mình đang thảo luận.
Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn mà nhận ra
người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay
suồng sã... Hơn nữa để tránh nhàm chán “buồn ngủ”, để bài viết sinh
động, phong phú, người viết cần phải rất linh hoạt trong việc hành văn.
Tránh kiểu viết một giọng đều đều từ đầu chí cuối, tạo cảm giác đơn điệu.
Muốn thế:
Trước hết cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng. Để diễn đạt ấn
tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng “tôi”: “Tôi cho
rằng”, “tôi nghĩ rằng”, “theo tôi”, “theo chỗ tôi được biết”... Nhưng để
lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, để vấn đề đang được bàn luận trở nên
khách quan, người viết thường xưng: “chúng ta”, “ta”, “người ta”,
“chúng tôi”, “như mọi người đều biết”, “như mọi người đã thấy”, “ai
cũng thừa nhận”, “không ai nghĩ được rằng”, “thiết nghĩ”...
(*). Điều này chúng tôi đã trình bày trong SKKN “Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận cho HS THCS”,
năm 2010.
Thứ hai, để tránh sự đơn điệu, lặp lại người viết thường phải thay đổi
bằng những từ đồng nghĩa, ví dụ: nhà văn, nhà thơ, tác giả, ông, anh,...
Chẳng hạn, viết về Tố Hữu, ta có thể dùng khi thì Tố Hữu, khi thì nhà thơ,
rồi tác giả, ông, người thanh niên cộng sản, người con xứ Huế, cánh chim
đầu đàn của thơ ca cách mạng, tác giả của tập thơ “Từ ấy”, người nghệ
sỹ, chiến sỹ, người tù cách mạng,...
Thứ ba, giọng văn còn thể hiện ở cách dùng các từ ngữ như: vâng,
đúng thế, không, điều ấy đã rõ, như vậy, như thế, chẳng lẽ... những từ này
tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại trực tiếp với
người đối thoại. Cũng có khi, người viết dùng những từ phủ định như:
phải chăng, nói như thế có đúng không nhỉ,...
Kế đến, trong quá trình viết MBNL, không nên chỉ dùng một loại thao
tác tư duy mà luôn thay đổi, chẳng hạn, khi diễn dịch, khi quy nạp, khi
liên hệ, khi so sánh, khi bác bỏ,... cũng là để MBNL, bài văn NL có giọng
điệu sinh động, phong phú, không một chiều hay đơn điệu.
Cuối cùng, giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác nữa
như dùng từ, đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng dấu câu, từ cảm
thán,...
- Dùng từ độc đáo trong văn NL
Nhà nghiên cứu, phê bình Hoàng Ngọc Hiến có một ý kiến "đích
đáng" rằng : phải tìm được tác phẩm đích đáng, bài đích đáng, đoạn đích
đáng, câu đích đáng, từ đích đáng mà phân tích, bình giá.
Viết một bài văn, một MBNL phải dùng được những từ hay, đoạn hay
rồi mới có bài hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để
có diễn đạt hay. Sẽ rất chán cho người đọc, khi một bài viết không dùng
được một từ cho "trúng", cho độc đáo ( nhãn tự).
Từ độc đáo mang tính hai mặt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ta có đoạn
MB, câu văn hay, ngược lại dễ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Vì thế trong
quá trình học tập nên có sổ tay dùng từ, giải nghĩa từ và cách sử dụng
chúng.
- Viết câu linh hoạt trong văn NL
+ Tuỳ từng lúc, từ nơi, tuỳ vào giọng văn của từng kiểu bài NL mà có
những loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp. Có câu ngắn, câu dài,
câu đơn, câu phức, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ
định,...
+ Một loại câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng văn trong văn
NL là loại câu có hai mệnh đề hô - ứng : "Tuy nhiên ... nhưng", "càng ...
càng", "không những ... mà còn", "vì thế ... cho nên"...
* Sự đan xen giữa chất trí tuệ và tâm hồn, giữa phương thức NL
và một số phương thức biểu đạt khác trong một bài văn NL
Một bài văn NL nói chung, MBNL nói riêng được làm nên bằng sức
mạnh chủ yếu của lí trí người viết. Nhưng, văn NL muốn có sức thuyết
phục cao thì cần phải có hình tượng và có sức gợi cảm cao.
Trong con người ta, tình cảm và lí trí không hoàn toàn đối lập nhau mà
trái lại có thể hoà hợp với nhau, bổ trợ cho nhau. Ánh sáng của trí tuệ
giúp tình cảm thêm bền vững và sâu sắc. Ngược lại, tình cảm đến lượt
mình lại có giúp cho những điều được lí trí nêu ra có thêm sức lay động,
có khả năng cảm hoá lòng người. Thực tế cho thấy, những MBNL hay,
những bài văn NL hay là những bài được viết ra không chỉ bằng sự sáng
suốt, mạch lạc, chặt chẽ của trí tuệ mà còn bằng tất cả sự nhiệt tình, tha
thiết của tâm hồn ( trái tim người viết rung động thực sự ). Tương tự, việc
đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào MBNL, và bài văn NL một cách hợp lí tăng
sức thuyết phục của lập luận, làm cho nội dung NL được nhận thức một
cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. “ Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô
đại cáo” - Nguyễn Trãi, “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh,
“Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh v.v... là những văn bản NL có sức
lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe nhờ có sự kết hợp hài hoà các
yếu tố trên.
Cần chú ý, trong văn NL, vai trò của NL (vai trò của lí lẽ) là chính yếu;
các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh chỉ đóng vai trò phục vụ
cho NL. Đưa các yếu tố này vào văn bản cần tinh tế, khéo léo, nhuần
nhuyễn, tránh phá vỡ mạch NL của bài văn, biến văn NL thành văn biểu
cảm, miêu tả, tự sự
Khi thực hành tạo lập văn bản NL, MBNL, chúng ta cần ghi nhớ:
-NL phải đúng hướng (tập trung làm sáng tỏ vấn đề nêu ra);
-NL phải mạch lạc;
-NL phải chặt chẽ;
-NL phải trong sáng.
* Những điều tâm niệm khi ta muốn viết văn hay
Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, muốn viết văn nên:
-Tạo hứng thú và duy trì hứng thú;
-Làm giàu vốn ngôn ngữ;
-Chăm đọc sách;
-Có nghệ thuật bắt chước;
-Thành thạo cách quan sát, tưởng tượng, suy luận;
-Học ngoài đời;
-Có công phu gọt giũa;
-Và, nhất là có được cái riêng
B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNGMỞ BÀI NGHỊ LUẬN
B.1. MỘT SỐ KIỂU, DẠNGMỞ BÀI NGHỊ LUẬN
1. Căn cứ vào nội dung NL
Phần MB của bài văn NL được chia thành hai loại:
a. MBNL xã hội
Cách MBNL này là giới thiệu vấn đề xã hội cần NL.
Ví dụ:
Đề: Bình luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
MB:
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chọn:
chọn người, chọn vật... Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó
quyết định bởi vì không thiếu gì cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì
lại không đẹp, vật đẹp thì lại không bền, vật bền thì lại không đẹp... Đối
với những trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục
ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
(Trần Đình Sử,
Làm văn 12,
NXB Giáo
dục, 1996)
b. MBNL văn học
Cách MBNL này là giới thiệu vấn đề văn học cần NL.
Ví dụ:
Đề: Phân tích lòng thương yêu mẹ của cậu bé Hồng trong đoạn trích
“Trong lòng mẹ” trích từ tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” của nhà văn
Nguyên Hồng.
MB:
Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và
nhi đồng”. Nguyên Hồng có một điều gì đó rất giống với V.Huy-gô và
M.Gorki. Vẻ đẹp ở các nhân vật của Nguyên Hồng không phải ở trí tuệ
sáng suốt mà nó nằm trong trái tim sôi nổi yêu thương. Các nhân vật của
Nguyên Hồng phần lớn là những người phụ nữ nghèo khổ dưới đáy của
xã hội thành thị như Tám Bính trong “Bỉ vỏ”, bà mẹ trong “Những ngày
thơ ấu”... Nguyên Hồng là nhà văn có tuổi thơ đầy cay đắng. Trong tập
hồi kí “Những ngày thơ ấu” có đoạn trích “Trong lòng mẹ” viết về tình
yêu thương mẹ hết sức cảm động.
(Bài của Phạm Thu Hiền trong “50 bài văn
hay nhất lớp”,
Tủ sách Mực Tím, NXB
Trẻ, 2000)
c. MBNL xã hội kết hợp với NL văn học (NL về một vấn đề xã hội
đặt ra trong tác phẩm văn học).
Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi HS kiến thức về cả hai mảng văn học
và đời sống, cũng đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích,
đánh giá các vấn đề xã hội. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội
giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm nào đó để yêu cầu HS bàn bạc mở
rộng ra vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một
tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng có thể từ một
câu chuyện chưa được học (thường là một câu chuyện ngắn gọn, giàu ý
nghĩa, ví dụ đề 4 trong SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 22 – câu chuyện về
Nguyễn Hiền ).
Dàn ý chung của MB:
-Dẫn dắt vào đề.
-Nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Ví dụ:
Đề bài: Từ ý kiến dưới đây, em suy nghĩ gì về việc “chuẩn bị hành
trang vào thế kỉ mới”?
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà
cả thế giới đều thừa nhận là thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất
trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu
cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái
yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo
những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo
bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.” (Theo Vũ Khoan, “Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới”).
Dàn ý:
Có thể MB theo nhiều cách, nhưng cần dẫn nhập đề bài theo định
hướng sau:
-Đất nước ta gia nhập WTO, hội nhập nền kinh tế thế giới đã được mấy
năm rồi song còn nhiều “bất cập”, lại đang phải đối phó với khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải được chuẩn bị lại đầy đủ
hơn, kĩ lưỡng hơn hành trang cho thế kỉ mới.
-Trong thời đại toàn cầu hoá, tiếp xúc và đối mặt với thế giới, người
Việt Nam càng nhận rõ hơn những nhược điểm “dân tộc tính” của mình.
Nhanh chóng khắc phục nhược điểm là một điều kiện tiên quyết để chúng
ta hội nhập với thế giới.
-Trích dẫn ý kiến của Vũ Khoan.
MB tham khảo:
Đất nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nhưng
thực sự hội nhập với kinh tế toàn cầu thì có lẽ còn cả chặng đường dài
phía trước. Bởi nhiều vấn đề kinh tế xã hội của chúng ta đang là những
bài toán nan giải: kinh tế lạm phát, giá cả tăng cao, đời sống người dân
khó khăn, trình độ dân trí thấp. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, tình trạng
thừa thầy thiếu thợ, chạy theo thành tích, bằng cấp chưa đạt chuẩn quốc
tế, tệ nạn gian lận trong thi cử, mua bán học vị xuất hiện từ phổ thông
đến đại học, trên đại học... đó là những cản trở căn bản khiến chúng ta
rất khó khăn để hội nhập quốc tế. Nguyên nhân của những cản trở đó là
gì? Trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan có
đoạn viết :
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà
cả thế giới đều thừa nhận là thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất
trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu
cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái
yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo
những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo
bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.”
Chúng ta cần nhận rõ những nhược điểm của mình. Nhanh chóng khắc
phục nhược điểm là một điều kiện tiên quyết để chúng ta hội nhập với thế
giới.
2. Căn cứ vào cách thức NL
MBNL được chia thành các kiểu sau:
a. MBNL về một sự việc, hiện tượng đời sống
Cách MB là giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Ví dụ:
Đề: Suy nghĩ của em về tác hại của rượu, ma tuý, thuốc lá đối với con
người.
Dàn ý MB:
Có thể dẫn nhập đề bài theo định hướng sau:
-Dẫn dắt vào đề.
-Nêu vấn đề cần NL: Vấn đề nhận thức tác hại của ba loại chất kích
thích: rượu, ma tuý, thuốc lá tuy không phải là mới nhưng luôn có tính
thời sự bởi người ta chưa bao giờ từ bỏ được những mối nguy hiểm chết
người này.
MB tham khảo:
Trên vỏ bao thuốc lá bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đều có in dòng chữ
“Thuốc lá có hại cho sức khoẻ”, “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”.
Các phương tiện truyền thông và truyền miệng luôn đưa ra lời khuyên
“xưa như trái đất”: các quý ông hãy chừa rượu! Còn ma tuý thì được
hình dung như một “tử thần” với con người. Thế nhưng tại sao con người
vẫn hằng ngày tìm đến rượu, ma tuý, thuốc lá như tìm đến người bạn
đồng hành không thể thiếu trong cuộc viễn du và chưa bao giờ từ bỏ
được những mối nguy hiểm chết người này?
b. MBNL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Cách MB là giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Ví dụ: MB cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Dàn ý:
-Dẫn dắt vào đề.
-Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó: Lòng biết ơn đối
với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
MB tham khảo:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể
hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Một trong những câu đó là
câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn với
những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
c. MBNL về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Cách MB này là giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề)
và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
Ví dụ: MB cho đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
“Làng” của Kim Lân.
Dàn ý:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Kim Lân, “Làng” sáng tác 1948.
-Đánh giá khái quát: Truyện đã dựng lên một chân dung độc đáo: một
nông dân yêu làng.
MB tham khảo:
Sinh ra trong một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, tại một cái làng
vừa đẹp vừa thơ mộng là làng Phù Lưu thuộc Bắc Ninh xưa, Kim Lân
sớm hiểu làng, yêu làng và viết về làng quê bằng một cái nhìn tinh tế, sắc
sảo. Trong số những trang viết của Kim Lân, truyện ngắn “Làng” (in
trên tờ “Văn nghệ” năm 1948) là một truyện ngắn có vị trí nổi bật.
Truyện đã khắc dựng được chân dung của một người nông dân yêu làng,
một con người hay khoe nhưng bên trong cái “tật” khoe ấy lại là một tâm
hồn chan thực, dễ mến.
(Trần Đình Sử (chủ biên), Luyện
viết bài văn hay,
NXB
Giáo dục, 2006)
d. MBNL về một đoạn thơ, bài thơ
MBNL này là giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét,
đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của
đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
Ví dụ: MB cho đề bài: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của
Huy Cận.
Dàn ý:
-Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ: Huy Cận, bài thơ là kết
quả của chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh, giữa năm
1958.
-Khái quát bước đầu về bài thơ: Một khúc tráng ca, ca ngợi con người
lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui trước cuộc sống mới.
MB tham khảo:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận được sáng tác
trong chuyến đi thực tế tại Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, giữa năm 1958, in
trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958). Đó là những năm tháng
đất nước đã được hồi sinh sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Theo nhà thơ nhớ lại: “Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi,
nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả vùng biển, vùng than đang lao động hăng
say từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình
minh”. Nhà thơ muốn sáng tạo một khúc tráng ca, ca ngợi con người lao
động với tinh thần làm chủ, với niềm vui trước cuộc sống

File đính kèm:

  • pdfren_luyen_ki_nang_mo_bai_nghi_luan_cho_hoc_sinh_thcs.pdf