Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải Đồng Bằng Bắc Bộ 2016 môn Địa lý Lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội

1. Trái đất + Thạch quyển

a. Vào ngày 22/12, hiện tượng ngày đêm ở Bán Cầu Bắc diễn ra như thế nào? Tại sao?

b. Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực, còn phong hóa hóa học lại diễn ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm?

2. Thổ nhưỡng + Sinh quyển

a. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất.

b. Tại sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi là bản sao của các đới đất theo chiều vĩ tuyến?

 

doc 7 trang quyettran 28480
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải Đồng Bằng Bắc Bộ 2016 môn Địa lý Lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải Đồng Bằng Bắc Bộ 2016 môn Địa lý Lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội

Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải Đồng Bằng Bắc Bộ 2016 môn Địa lý Lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN ANp
ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2016
Môn: Địa lý – Lớp 10
----------------------------
Câu I (4 điểm)
1. Trái đất + Thạch quyển
a. Vào ngày 22/12, hiện tượng ngày đêm ở Bán Cầu Bắc diễn ra như thế nào? Tại sao?
b. Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực, còn phong hóa hóa học lại diễn ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm?
2. Thổ nhưỡng + Sinh quyển
Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất.
b.	Tại sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi là bản sao của các đới đất theo chiều vĩ tuyến?
Câu II (4 điểm)
1. Quy luật địa lí
 Tại sao khi tác động vào tự nhiên có thể dự báo được sự thay đổi của tự nhiên. Phân tích một ví dụ để chứng minh điều đó.
2. Thủy quyển
Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới độ mặn của nước biển đại dương. Trình bày và giải thích đặc điểm độ mặn của đại dương thế giới tại vùng chí tuyến và vùng cận cực?
Câu III (4 điểm) Khí quyển
1. Chứng minh rằng sự phân bố mưa trên Trái Đất vừa mang tính địa đới vừa mang tính phi địa đới. giải thích nguyên nhân? 
2. Cho bảng số liệu:
Địa điểm
Độ cao (m)
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Tam Đảo
897
18,0
Sa Pa
1570
15,2
Bảo Lộc
850
21,5
Đà Lạt
1513
18,3
Hãy nhận xét và giải thích biểu hiện phân hoá chế độ nhiệt của các địa điểm trên.
Câu IV (3 điểm) Địa lí dân cư
1. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
2. Cho bảng số liệu: 
Tỉ suất di cư thuần ở nước ta năm 2005 và năm 2014
(Đơn vị: %)
Vùng
2005
2014
Đồng bằng sông Hồng
-0,6
-0,5
Trung du và miền núi phía Bắc
-0,4
-2,0
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
-2,6
-1,8
Tây Nguyên
-0,2
1,6
Đông Nam Bộ
7,2
11,2
Đồng bằng sông Cửu Long
-1,8
-6,7
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình di cư ở nước ta trong thời gian trên.
Câu V (3 điểm)
Cho bảng số liệu: 
Số thuê bao điện thoại nước ta trong giai đoạn 1991 - 2013
Đơn vị: nghìn thuê bao
Năm
Tổng số
Số thuê bao cố định
Số thuê bao di động
1991
126,4
126,4
0
1995
758,6
746,5
12,1
2005
15.845,0
7.126,9
8.718,1
2010
124.311,1
12.704,9
111.570,2
2012
141.229,8
9.556,1
131.673,7
2013
130.465,6
6.730,0
123.735,6
a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu số thuê bao điện thoại của nước ta trong giai đoạn 1991 - 2013.
c. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển mạng điện thoại nước ta trong thời gian trên.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
.. HẾT 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Môn: Địa lý – Lớp 10
----------------------------
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
I
4,0
1
2,0
a. Vào ngày 22/12, hiện tượng ngày đêm ở Bán Cầu Bắc diễn ra như thế nào? Tại sao?
1,0
- Nhìn chung, các địa điểm ở BCB đều có ngày ngắn, đêm dài
+ Vì: vào ngày 22/12, BCB chếch xa Mặt Trời, cực Bắc nằm phía sau đường phân chia sáng tối nên diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích nằm trong bóng tối
- Càng đi lên cực Bắc, ngày càng ngắn, đêm càng dài, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24h (đêm địa cực),
+ Vì: 
. càng đi lên phía cực, diện tích được chiếu sáng nhỏ dần, diện tích trong bóng tối tăng, thời gian chiếu sáng ngắn lại; 
. khu vực này nằm hoàn toàn phía sau đường phân chia sáng tối nên không được chiếu sáng.
- Mọi địa điểm ở BCB có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.
+ Do thời gian này ở BCB có diện tích được chiếu sáng nhỏ nhất và diện tích khuất trong bóng tối lớn nhất.
- Tại xích đạo, ngày dài bằng đêm
+ Do ở xích đạo, trục TĐ trùng với đường phân chia sáng tối, diện tích chiếu sáng luôn bằng diện tích khuất trong bóng tối.
0,25
0,25
0,25
0,25
b.Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực, còn phong hóa hóa học lại diễn ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm?
1,0
- Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật
- Tác nhân: nước, các chất khí, chất khoáng hòa tan trong nước, các axít hữu cơ do sinh vật tiết ra.
- Vùng xích đạo và vùng nhiệt đới ẩm mưa nhiều, độ ẩm lớn, có số lượng sinh vật nhiều nhất. Vì vậy ở những nơi này quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ nhất. 
0.25
0.25
0. 5
2
2,0
a. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất.
1,0
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua nhiệt độ, độ ẩm, không khí, nước và ánh sáng.
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định (ví dụ)
+ Nơi nào có nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển mạnh, nơi nào nhiệt độ không thích hợp, SV kém phát triển.
- Nước và độ ẩm không khí:
+ Nhiệt độ, độ ẩm và nước thích hợp là môi trường thuận lợi cho SV phát triển mạnh (xích đạo, nhiệt đới ẩm, ôn đới . . . - ví dụ)
+ Vùng hoang mạc khô cằn, thiếu ẩm nên sinh vật nghèo nàn (ví dụ)
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh
+ Những loài cây ưa sáng thường sống và phát triển mạnh ở nơi đầy đủ ánh sáng. Những loài cây chịu bóng thì sống trong bóng râm.
0,25
0,25
0,25
0,25
b.Tại sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi là bản sao của các đới đất theo chiều vĩ tuyến?
1,0
 Vì:
- Sự khác nhau về bản chất: Các đới đất do qui luật địa đới tạo nên, còn các vành đai đất do quy luật đai cao hình thành.
- Tính chất tác động của các nhân tố tới sự thành tạo đất là rất khác nhau (Do ảnh hưởng kết hợp của các nhân tố hình thành đất: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người), do đó tạo nên các đặc điểm của vành đai đất không giống đặc điểm của đới đất.
- Sự sắp xếp không gian không hoàn toàn giống nhau:
+ Các đới đất thay đổi theo chiều vĩ độ.
+ Các vành đai đất do sự thay đổi theo độ cao địa hình.
0,5
0,25
0,25
II
4,0
1
Tại sao khi tác động vào tự nhiên có thể dự báo được sự thay đổi của tự nhiên. Phân tích một ví dụ để chứng minh điều đó.
2,0
- Do 
+ Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ bộ phận khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thạch quyển. Các thành phần trong lớp vỏ địa lí đều dồng thời chịu tác động của cả ngoại lực và nội lực nên chúng không tồn tại một cách cô lập.
+ Các thành phần và các bộ phận luôn tác động qua lại, xâm nhập vào nhau vì vậy thay đổi 1 nhân tố sẽ dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố còn lại và của toàn bộ lãnh thổ.
- VD và phân tích:
 + VD phải là tác động của con người đến tự nhiên
 + Phân tích cần thấy được các thành phần và các bộ phân khác thay đổi theo
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới độ mặn của nước biển đại dương. Trình bày và giải thích đặc điểm độ mặn của đại dương thế giới tại vùng chí tuyến và vùng cận cực?
2,0
a
Các nhân tố ảnh hưởng tới độ mặn của nước biển đại dương: Số giờ nắng, nhiệt độ, lượng mưa, lượng nước sông đổ ra biển .
0,5
b
- Độ mặn trung bình ở vùng chí tuyến: 36,8 %, cao nhất so với các khu vực khác của đại dương.
+ Nguyên nhân ít mưa, ít dòng chảy, soo ố giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nước bốc hơi mạnh.
- Độ mặn trung bình ở vùng cận cực: 34%, thấp.
+ Nguyên nhân: do nhiệt độ thấp, nước bốc hơi ít, băng tan.
0,25
0,5
0,25
0,5
III
1
Chứng minh rằng sự phân bố mưa trên Trái Đất vừa mang tính địa đới vừa mang tính phi địa đới. giải thích nguyên nhân? 
2,0
- Tính địa đới thể hiện phân bố mưa theo vĩ độ 
+ KV xích đạo:mưa nhiều nhất.
+ KV chí tuyến: mưa ít
+ KV ôn đới: mưa nhiều 
+ Vùng cực: mưa ít nhất 
- Tính phi địa đới thể hiện:
 + Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ. ()
+ Lượng mưa thay đổi theo độ cao và hướng sườn ()
Giải thích:
 + Mưa theo quy luật địa đới chịu sự chi phối của các vành đai áp, hoàn lưu khí quyển chung trên toàn địa cầu
+ Mưa theo quy luật phi địa đới chịu sự chi phối bởi sự phân bố lục địa, đại dương, ảnh hưởng của dòng biển, độ cao, hướng sườn đón gió, khuất gió.
0.50
0.50
0.50
0.50
2
Nhận xét và giải thích biểu hiện phân hoá chế độ nhiệt của các địa điểm
2,0
* Chế độ nhiệt:
- Xét tương đối ở cùng độ cao theo chiều vĩ độ từ Bắc à Nam nhiệt độ TB năm tăng dần (d/c nhiệt độ TB năm của Bảo Lộc > Tam Đảo  Đà Lạt > Sa Pa )
- Xét trong cùng miền tự nhiên nhiệt độ TB năm giảm theo độ cao (d/c Tam Đảo – Sa Pa; Bảo Lộc – Đà Lạt)
* Giải thích:
- Sự phân hoá theo vĩ độ; càng vào Nam nhiệt độ TB năm tăng dần là do vai trò ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa mùa đông và tác động nhỏ từ độ chênh của góc nhập xạ vào các thời điểm trong năm.
- Sự phân hoá theo độ cao của chế độ nhiệt do địa hình phân bậc, tính đoạn nhiệt khi lên cao ( lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C)
0.50
0.50
0.50
0.50
IV
3,0
1
Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
1,5
- Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới.
- Thuận lợi: 
+ nếu giới nam đông hơn nữ thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nhiều sức lao động, năng suất lao động cao; 
+ nếu giới nữ đông hơn nam: thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành dịch vụ cần nhiều lao động nữ.
+ Khó khăn: ảnh hưởng tới quá trình sinh, tử, hôn nhân, tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội; nam nhiều hơn nữ dễ làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
Nhận xét và giải thích về tình hình di cư ở nước ta
1,5
Nhân xét: 
- Tỉ suất di cư thuần (tỉ suất gia tăng cơ học) có sự phân hóa rõ rệt theo vùng và có sự thay đổi theo thời gian:
- ĐNB luôn là vùng nhập cư lớn nhất (dẫn chứng), các vùng xuất cư lớn nhất là BTB, DHNTB, ĐBSCL (dẫn chứng)
- Các vùng có tỉ suất di cư giảm, tỉ suất xuất cư tăng là TDMNBB, ĐBSCL, trong đó ĐBSCL có mức độ xuất cư cao nhất, tăng nhanh nhất cả nước (dẫn chứng)
- Các vùng có tỉ lệ di cư thuần tăng (tỉ suất xuất cư giảm, nhập cư tăng là ĐBSH, BTB, DHNTB, Tây Nguyên và ĐNB, trong đó ĐNB có tỉ lện nhập cư tăng nhanh nhất (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
Giải thích:
- Tỉ suất di cư thuần nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo vùng và có sự thay đổi theo thời gian là do tình hình xuất cư và nhập cư chịu tác động của lực hút và lực đẩy đa dạng:
- TDMNBB có tỉ suất di cư thuần giảm, tỉ suất xuất cư tăng nhanh do KTXH của vùng còn chậm pt, điều kiện tự nhiên, đk KTXH khó khăn, đẩy người dân xuất cư đến các vùng có đk tốt hơn.
- ĐBSH tỉ suất DC mang giá trị (-) do dân số đông, mật độ cao, sức ép đối với vấn đề việc làm lớn. Tỉ suất di cư thuần tăng nhẹ do những chuyển biến cơ cấu kinh tế của vùng trong thời gian gần đây, sx CN, DV có nhiều bước tiến mới tạo thêm nhiều VL cho người lao động.
- BTB và DH NTB có tỉ suất di cư thuần tăng, tỉ suất xuất cư giảm do thời gian qua nền KT ở đây có nhiều khởi sắc gắn với sự phát triển du lịch, CN, hàng hải . . .
- Tây Nguyên năm 2005 là vùng xuất cư do ảnh hưởng của sự mất giá cà phê, hạn hán cùng những bất ổn về chính trị xã hội ở vùng này đầu những năm 2000. Đến nay, kinh tế, chính trị xã hội vùng này đã ổn định và tăng trưởng trở lại với sự pt của CCN, du lịch, thủy điện, khai thác bô xít . . . nên TN lại trở thành vùng nhập cư lớn thứ 2 của cả nước.
- ĐNB là vùng kinh tế pt nhất nước ta, quá trình CNH, ĐTH diễn ra mạnh, thu hút đông đảo người dân khắp các vùng trong cả nước đến đây tìm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- ĐBSCL luôn là vùng xuất cư lớn nhất do dân số đông, lại nằm kề vùng CNH HĐH mạnh nhất là ĐNB, người dân ĐBSCL bị thu hút mạnh và di cư đến ĐNB.
0,25
0,25
0,25
V
3,0
1
- Xử lí số liệu:
Bảng: cơ cấu số thuê bao điện thoại của nước ta trong giai đoạn 1991 – 2013
Đơn vị: %
Năm
Tổng số
Số thuê bao cố định
Số thuê bao di động
1991
100.0
100.0
0.0
1995
100.0
98.4
1.6
2005
100.0
45.0
55.0
2010
100.0
10.2
89.8
2012
100.0
6,7
93,2
2013
100.0
5.2
94.8
- Vẽ biểu đồ miền
0,25
1,0
* Nhận xét:
Từ năm 1991 đến năm 2012, mạng điện thoại nước ta đã có sự phát triển mạnh:
- Từ năm 1991 đến năm 2012, số thuê bao điện thoại tăng rất nhanh (dẫn chứng).
+ Số thuê bao điện thoại cố định cũng tăng (dẫn chứng).
+ Số thuê bao điện thoại di động tăng rất nhanh (dẫn chứng), tăng nhanh vượt trội so với tốc độ tăng số thuê bao cố định.
Nguyên nhân: 
+ Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Mức sống của người dân tăng lên.
+ Giá cước điện thoại, giá điện thoại ngày càng phù hợp với túi tiền của đại bộ phận nhân dân.
+ Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong ngành này.
- Từ 2012 - 2013, số thuê bao cố định và số thuê bao di động đều giảm so với năm 2013 (dẫn chứng).
Nguyên nhân: do sự thiếu tiện lợi và cơ động của ĐT cố định, số thuê bao di động giảm do các nhà mạng mạnh tay loại bỏ các thuê bao ảo.
- Cơ cấu mạng điện thoại có sự chuyển biến rõ rêt, từ chỗ số thuê bao cố định chiếm ưu thế (100% - 1991) đến 2013, tỉ trọng số thuê bao di động đã tăng ngoại mục, chiếm tới 94,8% tổng số thuê bao điện thoại.
Nguyên nhân: 
+ ĐT di động gọn nhẹ, tiện lợi, cơ động, đa dạng, ngày càng được cải tiến mẫu mã, tính năng; giá cước ngày càng giảm, dịch vụ đa dạng
+ ĐT cố định thiếu cơ động, chậm đổi mới thiết bị
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng
20,0

File đính kèm:

  • docde_xuat_de_thi_hoc_sinh_gioi_khu_vuc_duyen_hai_dong_bang_bac.doc