Giải pháp Sử dụng phương pháp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9

PHẦN II: NỘI DUNG

 PHẦN MỞ ĐẦU

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Thực trạng của vấn đề.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được các cấp lãnh đạo và giáo viên trong toàn ngành giáo dục tham gia hưởng ứng tích cực nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay của nước ta, đón đầu và tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Bên cạnh đó, do dịch Covid nên việc dạy học trực tuyến được tiến hành khiến cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc công tác giảng dạy cũng như quản lí học sinh trong việc học tập. Đây chính là lí do tôi viết giải pháp: “Sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9”.

 

docx 23 trang phuongnguyen 22/07/2022 13081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Sử dụng phương pháp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Sử dụng phương pháp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9

Giải pháp Sử dụng phương pháp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ÂN THI
	 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN TRÚC
 ---------------------
GIẢI PHÁP
“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC KẾT HỢP VỚI MỘT SỐ CÔNG CỤ DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở
 MÔN NGỮ VĂN 9”
 Người thực hiện: Hoàng Thị Hà
 Đơn vị: Trường THCS Xuân Trúc - Ân Thi – Hưng Yên
Hưng Yên, tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC 
Trang
Phần I: Lí lịch
3
Phần II: Nội dung
4
MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề
4
I. Thực trạng vấn đề
4
II. Ý nghĩa của giải pháp
4
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4
B. Phương pháp tiến hành 
5
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
5
II. Phương pháp tiến hành.
6
NỘI DUNG
A. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
7
B. Mô tả giải pháp của đề tài
7
I. Tính sáng tạo của đề tài
7
II. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả.
7
III. Lợi ích kinh tế - xã hội của đề tài
16
IV. Kết quả thực hiện 
16
KẾT LUẬN
I. Nhận định chung
19
II. Kinh nghiệm áp dụng
19
III. Những triển vọng và phát triển giải pháp
19
IV. Những đề xuất, kiến nghị
20
V. Tài liệu tham khảo
22
PHẦN I: LÍ LỊCH
Họ và Tên tác giả: Hoàng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Trung học Cơ sở Xuân Trúc - Ân Thi – Hưng Yên
Tên đề tài: “Sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ Văn 9”. 
Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ văn
PHẦN II: NỘI DUNG
 PHẦN MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng của vấn đề.
Trong những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được các cấp lãnh đạo và giáo viên trong toàn ngành giáo dục tham gia hưởng ứng tích cực nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay của nước ta, đón đầu và tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Bên cạnh đó, do dịch Covid nên việc dạy học trực tuyến được tiến hành khiến cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc công tác giảng dạy cũng như quản lí học sinh trong việc học tập. Đây chính là lí do tôi viết giải pháp: “Sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở môn Ngữ văn 9”. 
II. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp
Sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của việc dạy học và phát triển năng lực của người học, cụ thể là phát triển năng lực tự học, tự quản.... từ đó nâng cao kết quả dạy học.
 Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch covid đang ngày càng có những diễn biến phức tạp, trong khi cả xã hội phải có những thay đổi để phù hợp với việc phòng chống dịch covid hiệu quả thì ngành giáo dục cũng buộc phải có những thay đổi, cụ thể là sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến là một trong những xu hướng của ngành nhằm phát huy năng lực cũng như tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập để mang lại kết quả cao trong công tác dạy học trực tuyến.
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 9 trường THCS Xuân Trúc.
- Tiến hành nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2020 - 2021
- Viết và hoàn thiện đề tài vào tháng 11 năm 2021. Tiếp tục áp dụng vào những năm học kế tiếp.
B. Phương pháp tiến hành
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sở lí luận:
Những năm gần đây, sự thay đổi toàn diện giáo dục đã có những tác động tích cực đem lại nhiều kết quả đáng mừng. Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với tình hình của đất nước, phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục, phù hợp với đặc thù bộ môn và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. 
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, học sinh tiếp cận với mạng internet vô cùng nhanh nhạy cho nên việc sử dụng một số phần mềm vào giảng dạy trực tuyến là điều hết sức cần thiết và hữu ích. Điều này không những phát triển năng lực CNTT, phát triển năng lực tự học, tự quản cho học sinh mà còn tạo hứng thú cho các em trong học tập, mang lại kết quả học tập cao trong công việc giảng dạy, đáp ứng tinh thần đổi mới trong công tác của ngành.
2. Cơ sở thực tiễn.
Từ thực tế của việc dạy học trực tuyến của bản thân cũng như của đồng nghiệp đó là giáo viên gặp khó khăn trong việc tương tác với học sinh do học trên lớp học ảo, điều này đã gây ra một trở ngại rất lớn trong việc quản lí việc học tập của các em dẫn đến kết quả học tập không cao.
Mạng internet chập chờn, đây chính là lí do khiến cho học sinh dựa vào yếu tố này để đưa ra lí do không hoàn thành bài tập, không trả lời câu hỏi khi giáo viên yêu cầu.
 Ý thức tự học của học sinh chưa cao, các em mải chơi hơn mải học. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh covid ngày càng có diễn biến phức tạp nên việc dạy học trực tuyến khả năng lớn sẽ duy trì lâu dài và đây chính là điều kiện để các em vốn lười học nay càng có cơ hội trốn tránh việc học tập hơn bao giờ hết.
 Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi thực hiện biện pháp này với mong muốn giúp cho việc dạy học trực tuyến có hiệu quả hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn Ngữ văn nhất là đối với khối lớp 9.
II. Phương pháp tiến hành.
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp:
Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu
NỘI DUNG
A. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nâng cao năng lực công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng một số phần mềm trực tuyến để học tập.
- Áp dụng hiệu quả một số phần mềm vào việc giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực tự học và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
 - Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.
- Trao đổi với đồng nghiệp để biện pháp ngày càng hoàn thiện hơn.
B. Mô tả giải pháp của đề tài
I. Tính sáng tạo của đề tài
Điểm mới của biện pháp là đề cập đến vấn đề áp dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho người học. Từ đó tạo hứng thú cho các em yêu thích và học tốt bộ môn Ngữ văn ở cấp THCS, đồng thời giúp các em có được những phương pháp học tốt nhất, hiệu quả nhất. Giải pháp có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng. 
II. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả.
1. Giới thiệu về phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược, phầm mềm Kahoot và Padlet.
a. Khái niệm Mô hình lớp học đảo ngược và dạy học theo Mô hình lớp học đảo ngược.
a.1. Khái niệm lớp học đảo ngược (lớp học lật ngược) 
Lớp học lật ngược hay lớp học đảo ngược là một chiến lược hướng dẫn học tập, và là một kiểu học tập kết hợp đảo ngược môi trường học tập truyền thống bằng cách cung cấp nội dung hướng dẫn học tập, thường là trực tuyến, cho học sinh học tập ngoài giờ học trên lớp.
a.2. Dạy học theo Mô hình lớp học đảo ngược 
 Mô hình lớp học đảo ngược là một phương thức dạy học theo mô hình kết hợp. Mô hình này đã khai thác triệt để những ưu điểm của công nghệ thông tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mô hình dạy học truyền thống bằng cách “đảo ngược” quá trình dạy học so với mô hình dạy học truyền thống. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học [5]. 
Hình 1: Mô hình lớp học truyền thống và Mô hình lớp học đảo ngược
 Trong mô hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” (trong mô hình lớp học truyền thống) được chuyển thành các hoạt động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các clip, bản trình chiếu cũng như tìm kiếm, khai thác các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu bài học. Khi so sánh giữa hai mô hình, có thể nhận thấy sự khác biệt cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động trong và ngoài lớp học giữa mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống. 
b. Phần mềm Kahoot và Padlet
b.1 Phần mềm Kahoot
 Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học, dùng để thiết kế những bài trắc nghiệm trực tuyến và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác. Về bản chất Kahoot là một website ứng dụng trực tuyến, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được.
Ưu điểm
 - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video  được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn.
 - Mọi người học độc lập tham gia trả lời các câu hỏi. Giúp người học chủ động tương tác hơn. Tất cả học sinh đều được tham gia trả lời các câu hỏi.
 - Giúp GV ôn tập và nắm bắt kết quả nhanh, đặc biệt với những môn thi trắc nghiệm. Do đó phần mềm này rất thích hợp khi giáo viên sử dụng trong phần luyện tập hặc củng cố bài học.
Hạn chế
 - Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm
 - Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm.
 - Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên	
 - Một số học sinh chưa biết cách truy cập vào ứng dụng: chưa biết đăng kí tài khoản để truy cập, hoặc còn lúng túng, chậm chạp.
b.2 Phần mềm Padlet
 Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, giáo viên thường sử dụng nó để tương tác trong dạy học.
Ưu điểm
 - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video  được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn.
 - Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy rồi sau đó chụp ảnh để đăng lên.
 - Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp. Cho phép tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm.
-> Phần mềm này được sử dụng thường xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Hạn chế
 - Bản miễn phí chỉ được sử dụng 5 Padlet/tài khoản email đăng kí.
 - Các học sinh dễ chép bài của nhau.
 - Học sinh bình luận những điều không phù hợp trên Padlet.
 - Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ.
b.3 Phầm mềm Linoit
 Linoit là một bức tường ảo cho phép người dùng trình bày ý kiến, nhận xét, sản phẩm qua giấy màu ảo có sẵn trên phần mềm. Ngoài ra, Linoit còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, giáo viên thường sử dụng nó để tương tác trong dạy học.
Ưu điểm
 - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video  được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn.
 - Mọi người học độc lập tham gia trả lời các câu hỏi. Giúp người học chủ động tương tác hơn. Tất cả học sinh đều được tham gia trả lời các câu hỏi.
 - Giúp GV ôn tập và nắm bắt kết quả nhanh, đặc biệt với những môn thi trắc nghiệm.
-> Thích hợp sử dụng khi học sinh thảo luận, chia sẻ ý kiến trong tổ nhóm.
Hạn chế
 - Chỉ phù hợp với chế độ làm việc online.
 - Một số học sinh chưa biết cách truy cập vào ứng dụng: chưa biết đăng kí tài khoản để truy cập, hoặc còn lúng túng, chậm chạp.
b. Các bước tiến hành của dạy học theo Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với Kahoot và Padlet trong dạy học trực tuyến.
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược được tiến hành qua 2 giai đoạn: 
* Giai đoạn 1: Học ở nhà
Bước 1: Hoạt động của giáo viiên
Thiết kế Padlet và ghi tên học sinh trên từng sheet.
Chuẩn bị tư liệu bài giảng (video, bài giảng E-Learning xuất bản html5, bài giảng Power point, bài giảng Word) có liên quan đến nội dung bài học.
Đưa tư liệu bài giảng và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên Padlet.
Chia sẻ đường link Padlet lên zalo nhóm cho học sinh và yêu cầu hạn thời gian nộp bài.
Hình 1: Hình ảnh bài giảng và tư liệu giáo viên đưa lên Padlet
Bước 2: Hoạt động của học sinh
Truy cập Padlet bằng đường link của giáo viên đã gửi để tự học từ những tư liệu có trên Padlet.
Hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho: hoàn thành trực tiếp trên Padlet hoặc viết trên phiếu học tập/vở.
Đưa sản phẩm lên Padlet đúng giờ qui định.
Bước 3: Kiểm tra kết quả tự học của học sinh trên Padldet và thiết kế trò chơi trên Kahoot
Giáo viên truy cập vào Padlet để kiểm tra kết quả và thái độ tự học của học sinh.
Giáo viên nhắc nhở, đôn đốc những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ trên zalo lớp.
Giáo viên dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học tập của học sinh để thiết kế trò chơi trên Kahoot (nội dung của câu hỏi xoay quanh nội dung của bài học).
Hình 2: Hình ảnh giáo viên thiết kế câu hỏi trên Kahoot
Hình 3: Hình ảnh giáo viên thiết kế câu hỏi trên Kahoot
Giai đoạn 2: Học trên lớp
Sử dụng kĩ thuật KWL và phần mềm Linoit cho học sinh thảo luận nhóm về nội dung học tập của các em.
Giáo viên chia nhóm lớp trên Teams và giao nhiệm vụ, nhiệm vụ trên phiếu học tập đã đưa ở Padlet.
Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm.
Ví dụ: Nhiệm vụ được giao trên phần mềm Linoit
Hình 4: Hình ảnh giáo viên giao nhiệm vụ học tập trên Linoit
Ví dụ: Về sản phẩm của học sinh làm việc trên Linoit
Hình 5: Sản phẩm học tập của học sinh trên Linoit
Sử dụng Kahoot để kiểm tra kết quả học tập của học sinh
Bước 1: Giáo viên sử dụng phần mềm Kahoot để cho học sinh chơi trò chơi nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em.
Bước 2: Học sinh chơi trò chơi trên Kahoot, giáo viên điều khiển trò chơi và dựa vào kết quả chơi trò chơi của học sinh để đánh dấu những nội dung đơn vị kiến thức còn thiếu hụt của các em trong việc tự học.
Hình 6: Hình ảnh giáo viên tổ chức trò chơi trên Kahoot
Hình 7: Hình ảnh kết quả thống kê trả lời câu hỏi trên Kahoot
Hình 8: Hình ảnh kết quả học sinh trả lời đúng và nhanh trên Kahoot
Hình 9: Hình ảnh kết quả cuối cùng của trò chơi trên Kahoot
III. Lợi ích kinh tế - xã hội của đề tài
- Giáo viên và học sinh sử dụng miễn phí các phần mềm hỗ trợ trực tuyến trong công tác giảng dạy trực tuyến nhằm đem lại hứng thú học tập cho học sinh cũng như nâng cao kết quả dạy học trực tuyến.
- Giáo viên và học sinh có thể khai thác nguồn tài liệu học tập trên mạng internet phong phú và đa dạng.
- Học sinh được phát triển năng lực: tự chủ và tự học (tự tìm học tập dựa trên nguồn tài liệu bài giảng trên mạng internet ), giao tiếp và hợp tác ( các em sẽ được thảo luận, trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp khi các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau trên không gian lớp học ảo ).
IV. Kết quả thực hiện
Sau thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá mức độ hứng thú của học sinh bằng các phiếu điều tra để thăm dò tâm lý của học sinh sau khi tự học trên Padlet, tham gia trò chơi trên Kahoot và thảo luận nhóm trên Linoit. 
- Giáo viên và học sinh thực hiện thành thục trên các phần mềm trực tuyến.
- Tăng độ hứng thú học tập cho các em, các em cảm thấy tự do, chủ động trong việc học tập. Không khí lớp học vui hơn, khả năng tương tác của các em tốt hơn.
- Kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể
- Dùng phiếu điều tra độ hứng thú trong học tập khi sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự cho người học. 
 - Năm học 2019 - 2020 ở lớp 9A (lớp thực nghiệm) so với các phương pháp dạy học khác như Thuyết trình, Nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác ở lớp 9B ( Lớp đối chứng. Kết quả đạt được như sau:
* Trước tác động
- Kết quả khảo sát về hứng thú học tập
 Lớp
Phương diện 
9A
(Lớp thực nghiệm)
9B
(Lớp đối chứng)
Sĩ số
42
41
Rất thích
9
9
Thích
10
11
Bình thường
12
11
Không thích lắm
9
7
Không thích
3
3
- Kết quả khảo sát về kết quả học tập:
 Lớp
Phương diện 
9A
(Lớp thực nghiệm)
9B
(Lớp đối chứng)
8 – 9 điểm
3
3
7 điểm
5
6
5 - 6 điểm
17
16
3 – 4 điểm
11
9
Dưới 3 điểm
6
7
* Sau tác động
- Kết quả khảo sát về hứng thú học tập
 Lớp
Phương diện 
9A
(Lớp thực nghiệm)
9B
(Lớp đối chứng)
Sĩ số
42
41
Rất thích
20
9
Thích
10
11
Bình thường
12
11
Không thích lắm
0
7
Không thích
0
3
- Kết quả khảo sát về kết quả học tập
+ Tôi tiến hành kiểm tra trên 3 bài kiểm tra ở 3 thời điểm khác nhau, dưới dây là điểm cộng trung bình ở các mức điểm như sau:
 Lớp
Phương diện 
9A
(Lớp thực nghiệm)
9B
(Lớp đối chứng)
8 – 9 điểm
7
3
7 điểm
9
5
5 - 6 điểm
18
15
3 – 4 điểm
7
10
Dưới 3 điểm
1
8
KẾT LUẬN
I. Nhận định chung
 Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em học sinh, đề tài đã hoàn thành và đạt được một số triển vọng: 
- Về lí luận: Đề tài đã hệ thống và khái quát hóa những lí luận cơ bản của việc sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong học tập nói chung và đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng.
- Về thực tiễn: Bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh có thể sử dụng ở hầu hết các đơn vị nội dung kiến thức bài học và mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
II. Kinh nghiệm áp dụng
 Để sử dụng tốt phương pháp này theo tôi :
- Giáo viên biết thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học (Padlet, Kahoot, Linoit). 
- Phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài dạy, thường là các nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống. 
- Phải phù hợp với thực tế trình độ của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS.
III. Những triển vọng và phát triển giải pháp
Giải pháp có thể áp dụng cho hầu hết các môn học nói chung và cho bộ môn Ngữ văn nói riêng.
Giải pháp không chỉ sử dụng hiệu quả trong công tác dạy học trực tuyến mà còn có thể sử dụng trong cả công tác giảng dạy trực tiếp trên lớp học (nếu thay việc sử dụng phần mềm Linoit bằng phiếu học tập bằng giấy A0, bảng phụ).
IV. Những đề xuất, kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, tôi xin đề xuất một số ý kiến chủ quan như sau:
1. Đối với giáo viên
- Cần tích cực và chủ động trong việc số hóa bài giảng.
 - Cần học hỏi việc thiết kế và sử dụng các phần mềm (công cụ dạy học) trong dạy học.
 - Cần trau dồi về trình độ CNTT cho bản thân cũng như việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến.
2. Đối với nhà trường và Phòng Giáo dục .
* Về phía nhà trường:
 - Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như việc khai thác các phần mềm (công cụ hỗ trợ dạy học) vào giảng dạy.
 - Thay đổi hình thức họp chuyên môn không đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể về việc khai thác, sử dụng các phần mềm trực tuyến trong giảng dạy.
*Về phía lãnh đạo Phòng Giáo dục:
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về việc sử các phần mềm (công cụ dạy học) vào dạy học trực tuyến.
- Tổ chức các chuyên đề cụm theo hướng nghiên cứu bài học ở hình thức trực tuyến.
 Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của tôi đưa ra để cùng Hội đồng khoa học của trường, cùng các đồng nghiệp trao đổi góp ý kiến bổ sung nhằm nâng dần chất lượng dạy học trực tuyến nói chung và giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nói riêng. Bởi kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng được chủ yếu là ở phân môn Tiếng Việt trong Ngữ văn 9. Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp để gúp một chút sức mình vào công tác đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học trực tuyến trong nhà trường. Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tôi mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học trường và các đồng nghiệp để bản thân tôi làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “ trồng người”. 
 Đây là giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Trúc, ngày 09 tháng 10 năm 2021.
Người viết
 Hoàng Thị Hà
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa – giáo viên Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2012
Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (2019): Tài liệu tập huấn GV & CBQL trường THPT về NCKHSPƯD.
Nguyen Van Cuong (2020): Kế hoạch phát triển chiến lược Trường Olympia (2020 – 2025).
Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình “lớp học đảo ngược” ở trường đại học. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, 61 (3), 20-27.
Lê Thị Phượng & Bùi Phương Anh (2017). Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, 10, 1-8.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS XUÂN TRÚC
Tổng điểm:.Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
( Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ÂN THI
Tổng điểm:.Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH - TRƯỞNG PHÒNG
( Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxgiai_phap_su_dung_phuong_phap_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_ket.docx