Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 1
BUỔI 1: ÔN TẬP ĐẶC ĐIỂM VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học:
1. KT: - Giúp hs ôn lại, nắm vững các kiến thức văn tự sự, bố cục của một bài văn tự sự, nắm được đặc điểm, các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh, thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự.
2. KN: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn.
3. Giáo dục: sự ham mê sáng tạo và tìm tòi học hỏi khi viết văn.
B. Chuẩn bị:
1. GV: tài liệu,soạn giáo án
2. Hs: Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự.
C. Tiến trình giờ học:
1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 1
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP BUỔI CHIỀU MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (chương trình bồi dưỡng đại trà- Thời lượng 30 buổi/năm, 03 tiết/buổi) HỌC KÌ I Buổi, số buổi Nội dung chương trình (phần văn ghi theo đề tài chủ đề và tên văn bản) Ghi chú 1 TLV: Ôn tập đặc điểm văn tự sự 2 TLV: Hướng dẫn làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích (trọng tâm nghị luận về đặc điểm nhân vật) 3 Văn+ TLV: - Đặc điểm văn học Trung đại - Ôn văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" 4 Văn: Hồi 14, trích "Hoàng Lê nhất thống chí" - Hình ảnh người anh hùng Quang Trung. 5 TLV: Hướng dẫn làm kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 6 Văn+TLV: - Truyện Kiều của Nguyễn Du; - Ôn luyện đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"( Kết hợp văn tự sự, nghị luận về đoạn trích). 7 Văn+TLV: đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Kết hợp văn tự sự, nghị luận về đoạn trích). 8 Văn+TLV: - TruyệnLục Vân Tiên; - Ôn đoạntrích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"- Hình ảnh người anh hùng nghĩa hiệp. 9 TV: Ôn luyệncác phương châm hội thoại; thuật ngữ; cách dẫn trực tiếp và gián tiếp; sự phát triển của từ vựng. 10 Văn+TLV: Ôn luyện: "Đồng chí” - Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 11 Văn+TLV: Ôn luyện: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 12 Văn+TLV: Ôn luyện: "Đoàn thuyền đánh cá” - Hình ảnh người lao động mới 13 Văn: Ôn luyện: " Bếp lửa"- tình bà cháu. 14 Văn: Ôn luyện: "Ánh trăng"- bài học nhân sinh. 15 TLV: Luyện đề tự sự có sự kết hợp các yếu tố theo các tác phẩm truyện trong chương trình (đóng vai nhân vật kể lại đoạn trích, kể chuyện sáng tạo gắn với văn bản truyện trong chương trình). HỌC KÌ II Buổi, số buổi Nội dung chương trình Ghi chú 16 TLV: Ôn tập các biện pháp tu từ các dạng bài tập phân tích tác dụng biện pháp tu từ). 17-18 TLV: ôn luyện, rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. 19-20 TLV: ôn luyện, rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 21 TLV: Ôn luyện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích (trọng tâm nghị luận về nhân vật). 22 VĂN + TLV: văn bản "Làng"- hình ảnh người nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. 23 VĂN + TLV: văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - hình ảnh người lao động mới XHCN. 24 VĂN + TLV: văn bản " Chiếc lược ngà" - tình cha con; nghị luận nhân vật bé Thu, ông Sáu. 25 VĂN + TLV: văn bản "Những ngôi sao xa xôi"- Hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. 26 TV: ôn luyện các đơn vị kiến thức tiếng Việt lớp 9 học kì II. 27 TLV: Ôn luyện kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (các dạng bài). 28 VĂN + TLV :ôn luyện "Mùa xuân nho nhỏ". 29 VĂN + TLV: ôn luyện " Viếng Lăng Bác”; “Sang thu”. 30 VĂN + TLV : ôn luyện "Nói với con". BGH phê duyệt Ngày 7 tháng 9 năm 2020 Tổ chuyên môn Ngày 7 tháng 9 năm 2020 Giáo viên giảng dạy Ngày 7 tháng 9 năm 2020 BÀI SOẠN CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THEO KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU MÔN NGỮ VĂN - KHỐI LỚP 9 ---------------------------------------------- Ngày soạn: 13/9/2020 Ngày dạy: 17/9/2020 BUỔI 1: ÔN TẬP ĐẶC ĐIỂM VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học: 1. KT: - Giúp hs ôn lại, nắm vững các kiến thức văn tự sự, bố cục của một bài văn tự sự, nắm được đặc điểm, các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh, thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự. 2. KN: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn. 3. Giáo dục: sự ham mê sáng tạo và tìm tòi học hỏi khi viết văn. B. Chuẩn bị: 1. GV: tài liệu,soạn giáo án 2. Hs: Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự. C. Tiến trình giờ học: 1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ôn tập ?Thế nào là văn bản tự sự? ?Cho ví dụ để minh hoạ cho một văn bản tự sự? ?Mục đích của việc viết văn bản tự sự là gì? ?Kể tên các yếu tố cơ bản của một văn bản tự sự? ?Nêu các ngôi kể trong văn tự sự và tác dụng của việc sử dụng từng ngôI kể? ?Thế nào là lời kể,lời thoại trong văn tự sự? ? Ngôn ngữ nhân vật gốm có các dạng nào? Nêu tác dụng? GV cho VD và yêu cầu HS xác định lời đối thoại và lời độc thoại? ?Có mấy thứ tự kể trong văn tự sự? Kể tên ?Nêu bố cục của một văn bản tự sự và vai trò của từng phần ?Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? Với mỗi dạng miêu tả,GV đọc cho HS nghe các VD trong sách nâng cao ngữ văn 8. ?Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự? (Phần này GV chỉ nói qua nếu chưa học đến) ?Nêu các dạng bài tự sự? GV lấy ví dụ với mỗi dạng để minh hoạ. GV cho Hs làm bài tập vận dụng để kiểm tra kiến thức. HS tự làm, trình bày. GV nhận xét, cung cấp gợi ý. GV gợi ý dàn bài - BT2 GV phân công học sinh, lập dàn ý, xác định các sự việc chính, viết các phần và trình bày GV giới thiệu bài văn tham khảo * HĐ 4: CỦNG CỐ. - GV khái quát bài, nêu yêu cầu kiểu bài tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 9. * HĐ 5: HDVN . A. Ôn tập kiến thức cơ bản về văn tự sự . I. Khái niệm văn tự sự: . Tự sự (kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. .Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương Có các sự việc chính sau: (1) - Vũ Thị Thiết lấy chồng là Trương Sinh,con nhà hào phú nhưng thất học, có tính đa nghi. (2) - Khi Trương Sinh đi lính Vũ Nương ở nhà sinh con,chăm sóc mẹ chồng chu đáo. (3) - Mẹ mất,nàng lo ma chay chu tất. (4) – Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. (5) - Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. (6) - Một đêm, Đản chỉ bóng cha nói là cha Đản, lúc ấy Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ. (7) - Phan Lang, người cùng làng, do cứu thần rùa Linh Phi nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống. (8) - Trong động rùa, Phan gặp Vũ Nương, nhân đó nàng gửi lời nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. (9) - Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang,Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt và biến mất. . II. Mục đích: . Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. VD: Chuyện người con gái Nam Xương-Qua câu chuyện về cuộc đời và chết thương tâm của Vữ Nương, tác giả bày tỏ niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. .III. Các yếu tố tạo thành văn tự sự: . - Sự việc, nhân vật, tình huống, cốt chuyện, ngôi kể, thứ tự kể và ngôn ngữ kể chuyện. . IV. Ngôi kể, lời kể và ngôn ngữ nhân vật trong văn tự sự: . - Ngôi kể gồm: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba: + Kể theo ngôi thứ nhất: người kể là một nhân vật tham gia vào câu chuyện, đứng ra kể, xưng là Tôi. + Kể theo ngôi thứ ba: người kể dấu mặt, không biết là ai kể, gọi nhân vật bằng tên của họ + Kết hợp kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ( chuyển đổi điểm nhìn để kể). (Vd: Truyện ngắn Lão Hạc , Chiến lược ngà, Cố hương..) . - Lời kể, cách kể, ngôn ngữ kể, giọng điệu cần phải phù hợp với mục đích, nội dung của truyện. . - Ngôn ngữ nhân vật: + Ngôn ngữ đối thoại. + Ngôn ngữ độc thoại. à Đối thoại và độc thoại nhằm thể hịên tâm tư,tình cảm, đặc điểm tính cách của nhân vật, thái độ,tình cảm của tác giả.... à Đối thoại góp phần làm cho lời kể, cách kể thêm sống động, diễn biến câu chuyện được tô đậm và cụ thể. à Độc thoại biểu lộ diễn biến nội tâm, suy nghĩ, cảm xúc bên trong nhân vật. . Lúc làm văn kể chuyện cần biết dùng dấu gạch ngang đặt đầu lời đối thoại trực tiếp, hoặc dùng dấu hai chấm kết hợp dấu ngoặc kép cho lời thoại. . Ví dụ: “Chị Dậu thất vọng: Thế thì con chỉ được có hai đồng đem về... Ông Nghị : Lại bao nhiêu nữa?Hai chục nữa nhé!Thôi cho thế cũng đắt lắm rồi.Bán thì đi làm văn tự.Không bán thì về.Về thẳng! “Về thì đâm đầu vào đâu”. Để chồng bị trói đến bao giờ nữa?...Thôi, trời đã bắt tội, cũngđành nhắm mắt làm liều”. Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy. Nước mắt ứa ra, chị lại đứng dậy với bộ mặt não nùng: - Vâng con xin bán hầu hai cụ. Nhờ các cụ bảo cho ông giáo làm giấy giúp con!... .V. Thứ tự kể trong văn tự sự: - Kể theo trình tự xuôi: trình tự thời gian, không gian. - Kể theo trình tự ngược: đêm kết cục kể trước sau đó quay lại kể diến biến dẫn đến kết cục ấy. - Kể theo mạch cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. . VI. Bố cục của một văn bản tự sự: Gồm 3 phần: - MB: Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục của câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. - TB: Kể các tình tiết, diễn biến sự việc làm nên câu chuyện theo một trình tự. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen theo diễn biến của câu chuyện (chú ý đan xen các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận; các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật). - KB: Câu chuyện kể đi vào kết cục, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ. Thể hiện suy nghĩ, thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật, sự việc được kể. .VII. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự: . 1. Miêu tả trong văn tự sự: . - Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn và tự sự cũng vậy. Nhờ miêu tả mà ta có thể tái hiện cảnh vật, khung cảnh, sự việc và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. - Miêu tả không chỉ làm nổi nật ngoại hình mà còn khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên dậm đà,hấp dẫn,lí thú. + Miêu tả cảnh vật - không gian và thời gian nghệ thuật. + Miêu tả nhân vật: tả chân dung, hành động cử chỉ, lời nói, nội tâm, tâm trạng nhân vật trong truyện. + Miêu tả sự vịêc . 2. Biểu cảm trong văn tự sự: . - Những yếu tố biểu cảm (vui,buồn,giận,hờn,lo âu,mong ước,hi vọng,nhớ thương.) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến. - Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua ba dạng thức sau đây: + Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lới văn, trang văn do người đọc cảm nhận được. + Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua cảm xúc của các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất. + Cảm xúc được người kể bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện. . 3. Nghị luận trong VB tự sự: . - Khi muốn người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề gì đó người kể hoặc chính nhân vật thường đưa yếu tố nghị luận vào câu chuyện. - Yếu tố nghi luận sẽ làm cho câu chuyên thêm phần triết lý, giầu giá trị tư tưởng => Các yếu tố biểu cảm,miêu tả,nghị luận tạo điều kiện cho viêc trình bày sự việc nhân vậtNhờ vậy VB tự sự trở lên đa dạng biểu đạt được nhiều mặt của đời sống. . VIII. Văn tự sự gồm các dạng bài sau: . - Kể chuyện đời thường: người thực,việc thực, những điều xẩy ra trong cuộc sống đời thường quanh ta hoặc do mình thực hiện, tham gia. VD: - Kể về người ông của em. - kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn. - Kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo: + Kể chuyện đã biết theo một kết cục mới. VD: kể lại câu chuyện “Bài học đường đời đầu tiên” theo một kết cục mới. + Kể lại một chuyện cũ theo ngôi kể mới, hoặc chuyển thể văn bản thơ thành câu chuyện. VD: Kể chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” trong vai nhân vật Trương Sinh + kể câu chuyện theo trí tưởng tượng theo yêu cầu. VD: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập. . B. Bài tập vận dụng. . 1. BT 1: Đọc lại văn bản “Lão Hạc ”- Nam Cao (Ngữ văn 8 – tập 1) nêu các sự việc chính và cho biết các sự việc ấy được bố trí theo trình tự nào? .Gợi ý: Các sự viêc chính: - Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. - Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu vàng”. - Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. - Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. - Cuộc sống mỗi ngày một khó khan, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. - Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. - Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. - Lão Hạc bỗng nhiên chết – một cái chết thật dữ dội. - Không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. b. Nhận xét trình tự các sự việc: - các sự việc được sắp xếp, kể theo trình tự xuôi: trình tự thời gian (sự việc xẩy ra trước kể trước, sự việc xẩy ra sau kể sau). . 2. BT 2: Kể về một kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ của em. . Gợi ý: a. MỞ BÀI Kỉ niệm ấy là kỉ niệm gì? Gắn với ai? Khi nào? Ấn tượng của em về là kỉ niệm đó. b. THÂN BÀI - Dẫn dắt kỉ niệm - Kỉ niệm diễn ra khi nào? - Diễn biến chính của câu chuyện, các sự việc nổi bật - Bài học rút ra c. KẾT BÀI Nêu cảm xúc của bản thân. . Bài làm gợi ý: Mỗi khi nhắc về thời thơ ấu, con tim tôi lại bồi hồi xốn xang. Ôi cái thời sao mà hồn nhiên, vô tư, trong sáng đến thế. Thời thơ ấu cũng để lại trong tôi nhiều kỉ niệm thật đẹp, buồn có mà vui cũng có. Nhưng hằn sâu trong trái tim tôi đó vẫn là kí ưc về lần tắm sông cùng đám bạn và bị đuối nước. Tuổi thơ của tôi gắn với con sông uốn khúc quanh xóm làng, nằm bên bờ đê cạnh những bãi chuối, nương ngô. Hàng chiều, bọn trẻ con trong xóm lại tụ tập ở bờ sông bày ra biết bao trò chơi thú vị. Cũng chính tại con sông này, tôi đã có một kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên. Hồi đó, tôi mới lên 10, vừa bắt đầu biết đi xe đạp. Lần đầu tiên đạp được tròn vòng, tôi làm một chuyến đua xe ra bờ sông. Con sông đang mùa nước cạn, nước sông nông và trong vắt. Nhìn những anh lớn tuổi đang nô đùa thỏa thích dưới sông, tôi trông mà thèm thuồng quá, cũng muốn được xuống dưới đó để hòa mình trong dòng nước trong mát của con song quê. Mặc dù mẹ luôn dặn rằng không được xuống sông tắm, nhưng vì ham vui và nghĩ rằng nước cạn thế này chắc sẽ không làm sao đâu và mẹ cũng chẳng thể biết được. Tôi bỏ xe lại trên bờ, nhảy xuống sông tắm cùng các anh. Nước sông mới trong và mát làm sao, nó như cuốn bay tất cả cái nắng, cái gió của mùa hè oi nồng. Tôi thỏa thích vùng vẫy trong làn nước. Nhưng tắm mãi cũng chán, một anh bày ra ý kiến: - Hay là mình chơi trò gì đi. Tất cả hò reo hưởng ứng nồng nhiệt. Mọi người thống nhất sẽ thi bơi, ai bơi xa nhất người đó sẽ thắng. Những người dự thi vào vị trí, sau tiếng hô “Bơi”, những con kình ngư vươn sải tay dài rẽ nước tiến về phía trước. Trận đấu diễn ra rất căng thẳng và hồi hộp, không ai chịu kém cạnh ai. Ban đầu tuy có hơi sợ nhưng bị cuộc thi cuốn hút, tôi cũng muốn thử một lần xem sao. Vừa xuất phát, tôi bơi rất hăng, thể hiện hết sức lực của mình. Bơi được nửa đường, tôi bỗng thấy chân mình khựng lại, không thể bơi được nữa, chết rồi, là chuột rút. Dòng nước xoáy giữa sông nhanh chóng kéo tôi chìm xuống dưới, tôi cố gắng kêu cứu, vùng vẫy nhưng ở miệng chỉ là vài tiếng ú ớ phát ra. Lúc này, tôi mới hoảng thật sự, nhỡ đâu mọi người không đến cứu tôi kịp thời thì sao. Và sự thật tôi đang chìm dần. Nước xộc vào mồm, vào mũi tôi cay sè. Một lát sau, cảm giác mình bị một cánh tay lôi đi, tôi đoán rằng các anh không thấy tôi đâu nên đã quay lại kiểm tra. Lên được đến bờ, tôi đã uống một bụng no nước. Tôi hối hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ và ham vui nên suýt nữa đã mất mạng nằm lại dưới đáy sông. Về nhà tôi dấu biệt mẹ không dám hé răng. Nhưng vài hôm sau mẹ tôi cũng biết chuyện. Một thời gian dài sau đó tôi không còn được bén mảng ra sông nữa. Kỉ niệm ấy đã cho tôi học được bài học sâu sắc. Mãi sau này khi đã lớn tôi mới lại được tắm sông nhưng tôi đã cẩn thận hơn, không vì nước nông mà dám bơi xa bờ nữa. Giờ đây mỗi khi về thăm quê, tôi vẫn thường ra sông, đi dọc bờ đê mà ngắm nhìn vẻ đẹp của con sông quê hương, nhớ về kỉ niệm mà tôi đã để lại nơi khúc sông này. Bùi ngùi nhớ về tuổi thơ. C. Củng cố: - GV khắc sâu kiến thức bài học những đặc điểm văn bản tự sự. . D. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học thuộc toàn bộ phần lí thuyết. - Đọc các văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để củng cố các kiến thức lý thuyết đã học. -------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 20/9/2020 Ngày dạy : 24/9/2020 BUỔI 2: HƯỚNG DẪN LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH (Trọng tâm nghị luận về đặc điểm nhân vật) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức trọng tâm * Kiến thức đại trà - Hiểu rõ khái niện về nhân vật trong tác phẩm truyện, đoạn trích -Nắm vững khái niệm và yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích - Biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích. Đặc biệt là về đặc điểm của nhân vật * Kiến thức nâng cao - Thấy được ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tự sự.Từ đó nhận ra thông điệp của nhà văn khi xây dựng nhân vật - Biết phân loại các nhân vật trong tác phẩm tự sự.Từ đó có phương pháp làm bài phù hợp, đạt hiệu quả cao. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận các nhân vật tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 - Rèn các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện , đoạn trích ( chủ yếu về các đặc điểm của nhân vật tự sự) - Rèn kĩ năng viết đoạn văn * Định hướng năng lực - Cảm nhận ,phân tích vẻ của nhân vật trong văn bản tự sự đã học - Năng lực tích hợp Văn- Tiếng Việt- Tập Làm Văn B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, sách tham khảo,SGK 2. Học sinh : soạn bài, SGK,SBT C. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích? Lấy ví dụ minh họa? 2. Bài mới a. Vào bài: Để giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức về phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện , đoạn trích. Đặc biệt là nghị luận về các đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm văn học... chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. b. Nội dung cụ thể: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG ÔN TẬP HĐ1: Ôn luyện, củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao - GV cung cấp văn bản cho học sinh. -Theo em, vấn đề nghị luận của văn bản trên là gì ? -Học sinh trình bày -Học sinh khác nhận xét -Gv nhận xét, kết luận Em hãy tìm những câu văn nêu luận điểm trong văn bản trên? Hãy nhận xét các luận điểm trong bai văn trên? -Thế nào là nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự? Khi phân tích nhân vật cần lưu ý những điểm nào? Nêu các đề bài thường gặp khi phân tích nhân vật? Nêu những yêu cầu cụ thể của bài nghị luận về nhân vật? Theo em, bố cục của bài văn nghị luận về nhân vật tự sự có mấy phần? -Học sinh trả lời -GV chốt Nêu nhiệm vụ của phần Mở bài? GV: Dẫn dắt vấn đề Nghị luận về nhân vật theo từng luận điểm. Mỗi luận điểm có thể là một đặc điểm, một khía cạnh nào đó về hình tượng nhân vật ( cách chia luận điểm phụ thuộc vào từng yêu cầu của đề). Mỗi luận điểm cần đưa ra những luận cứ, luận chứng cụ thể, xác đáng, làm bật lên nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, nội dung tư tưởng của tác phẩm và thái độ của tác giả với nhân vật. - Theo em, phần kết bài của bài nghị luận về nhân vật thường tập trung đánh giá, khái quát về điều gì? HĐ 3: Luyện tập thực hành - Nêu các nhân vật chính đã học trong chương trình Ngữ Văn 9( nhân vật trong các tác phẩm truyện) -Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên? -HS trao đổi thảo luận -Trình bày sản phẩm.HS khác nhận xét, bổ sung. -GV chốt vấn đề Phần thân bài cần nêu những ý chính nào? Nêu ý nghĩa của các yếu tố truyền kì ? Nêu nhiệm vụ của phần kết bài? -HS thảo luận nhóm -Các nhóm trình bày ,nhận xét -GV nhận xét, kết luận ( Máy chiếu) Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.Ông sống ở thế kỉ XVI khi xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành quyền lực , gây ra các cuộc nội chiến kéo dàikhiến đời sống của nhân dân khổ cựcVới trái tim giàu yêu thương, nhà văn cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Vũ Nương- nhân vật chính của “ Chuyện Nam Xương” mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến . ( Bài làm của học sinh có sửa chữa) GV yêu cầu học sinh viết mở bài theo cách nêu trực tiếp cảm xúc của người viết -HS trình bày -GV nhận xét, kết luận. GV yêu cầu học sinh viết từng phần của thân bàGV yêu cầu học sinh viết phần kết bài tương ứng với cách mở bài ở phần trên. ( Máy chiếu) Vũ Nương trong “ Chuyện ..Nam Xương” là nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc. Qua truyện truyền kì này, bằng những yếu tố truyền kì,cách miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tìnhNguyễn Dữ đã mang đến cho người đọc một hình tượng độc đáo về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Phẩm chất tốt đẹp và số phận bất hạnh của Vũ Nương luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc. GV yêu cầu học sinh đọc lại bài viết, sửa chữa. * HĐ 4: HDVN - HS nắm vững khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự - Nắm vững phương pháp nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện. - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về nhân vật( cách viết phần Mở bài- Thân bài- Kết bài) .A. Lý thuyết ( Kiến thức cần nhớ) . I. Tìm hiểu bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện. .1. Bài văn . Văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 là nơi hội tụ của nhiều cây bút văn xuôi xuất sắc . Mỗi người một đề tài, một phong cách sáng tác riêng song đều tập trung phản ánh tính cách, số phận của nhiều tầng lớp nhân dân thời kì đó. Khi nhân dân ta rơi vào cảnh nước mất nhà tan, bản thân là kiếp nô lệ thì cuộc sống không thể khác là sự đày đọa, khổ đau. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Trước hết, ông là người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng rất chất phác, đôn hậu và giàu lòng yêu thương con.Trong cảnh làng mất nghề, thì những người già như Lão Hạc là khổ hơn cả. Lão sức yếu mà không có người đỡ đần, chăm sóc khi tuổi già. Đau khổ hơn cho Lão Hạc là người con trai đi bặt vô âm tín mấy năm liền. Bản thân lão ốm yếu luôn mà không có tiền chữa bệnh, lão sống cô đơn trong những ngày tháng cuối đời.Mòn mỏi về bệnh tật và chờ đợi đứa con ngày cũng như đêm, đó là nỗi bất hạnh và khổ tâm lớn nhất của lão. Cô đơn về tinh thần, về vật chất lão cũng chẳng sung sướng gì. Đói khổ, ban đầu lão còn ăn củ khoai, củ sắn, sau thì thức ăn tự tạo lấy “ hôm thì ăn củ chuối, hôm thì ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, củ khoai hay bữa trai, bữa ốc”. Lão đã ngã quỵ vì bệnh tật, vì nhớ mong con khắc khoải. Tuổi lão đã cao lại thêm lo toan cho cuộc sống, thời gian cứ thế đánh gục dần lão. Chính cái xã hội thực dân phong kiến ấy đã bần cùng hóa lão, dồn lão đến trước bước đường của Binh Tư: con đường bất lương, trộm cắp, đánh bả chó.Mặc dù bị dồn đến con đường cùng ấy nhưng lão vẫn không chịu cúi đầu chui qua cái lỗ nhỏ mà số phận đã chỉ cho, lão không chịu bán đi hai chữ “lương thiện” mà chấp nhận kết thúc cuộc đời, kết thúc số phận theo cách của mình. Cái chết của lão thật khốc liệt, thảm thương “ lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”. Như vậy,cuộc đời của người nông dân trước Cách mạng khổ từ khi mới sinh ra cho đến lúc chết, mà hình ảnh điển hình là nhân vật Lão Hạc. Mặc dù,đời sống bị bần cùng hóa đến cùng cực như vậy nhưng lão Hạc vẫn không mất đi phẩm chất vốn có của người nông dân Việt Nam. Từ lời nói, đến việc làm, suy nghĩ của lão đều toát lên vẻ thật thà, chất phác. Lão nói với ông Giáo “ Tôi cắn rơm, cắn cỏ lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ đến cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì cho tôi gửi”. Nghe lão nói thật hiền từ, chất phác quá! Đó là việc “ chọn mặt gửi vàng” ,tin tưởng vào những người có học của lão Hạc. Cao hơn cả chất phác, lão còn là người có tấm lòng đôn hậu. Ông lão rất thương con, nhất định không dùng đến tiền bán vườn của con. Yêu con nên thấy con không cưới được vợ, lão rất đau khổ. Sống cô đơn, nghèo khổ, nhưng ngày cũng như đêm, lão đều nghĩ, đều thương đến con. Vì thương con và bất lực trước cuộc sống, lão mới kết thúc cuộc đời để khỏi xâm phạm đến mảnh vườn của con. Tình yêu thương con của lão cũng thể hiện ở sự yêu thương, trân trọng kỉ vật của con để lại: một con chó “ lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự .” Những lúc rỗi rãi, lão tắm cho nó, bất rận cho nó đầy yêu thương. Lão cho nó ăn trong một cái bát, lúc nào cũng tâm sự với nó. Khi phải bán nó, lão không thể nén được dòng nước mắt như cái lần lão tạm biệt con trai.Có thể hiểu rằng bán con chó vàng là lão vĩnh viễn không thấy được hình ảnh người con trai. Qua truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta biết thêm được về số phận, cảnh đời của những người nông dân trong xã hội xưa nói chung và lão Hạc nói riêng. Lão Hạc chính là hiện thân cho một nhân cách cao đẹp trong cái bóng đêm bao trùm lên những người khốn khổ xưa. ( Bùi Bình Giang-lớp 9C2- Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) . 2. Nhận xét . - Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc . - Những câu văn nêu luận điểm (4 đoạn- 4 câu) + Đoạn 1: Câu cuối (Luận điểm xuất phát) + Đoạn 2: Câu đầu (Trước hết, người nông dânyêu thương con) + Đoạn 3:Câu đầu (Mặc dù cuộc sống bị bần cùng hóanông dân Việt Nam) + Đoạn 4: Câu cuối ( Luận điểm kết thúc) . - Các luận điểm được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm, đúng đắn gây được sự chú ý. + Hai luận điểm trong phần thân bài được làm rõ bằng các phép phân tích, chứng minh rất thuyết phục dựa vào các chi tiết trong tác phẩm. + Bài văn dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ: Từ nêu vấn đề đến phân tích, chứng minh làm rõ rồi tổng hợp ,nâng cao ở cuối bài. . 3. Kết luận ->Phân tích nhân vật là nêu lên các đặc điểm của nhân vật dùng dẫn chứng lấy trong tác phẩm và các lí lẽ để phân tích làm rõ cho các đặc điểm đó, đánh giá nhân vật hoặc phát biểu cảm tưởng, suy nghĩ của bản thân về nhân vật. . - Khi phân tích nhân vật, các luận điểm phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm, thuyết phục. Bài văn phải có bố cục mạch lạc, cách dẫn dắt tự nhiên, hợp lí. .II/ Cách làm bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự . 1/ Đề bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự - Có nhiều dạng đề: + Phân tích số phận nhân vật + Phân tích tâm trạng nhân vật + Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật . 2/ Yêu cầu của bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Những nhận xét đánh giá về nhân vật phải xuất phát từ các phương diện: + Vai trò của nhân vật trong tác phẩm +Nhân vật thuộc kiểu loại nào +Ngoại hình, nội tâm, hành động, cử chỉ điệu bộ, biến cố, ngôn ngữ (tất cả đều là những thông tin về tính cách, số phận của nhân vật) + Mối quan hệ giữa nhân vật và nhân vật với hoàn cảnh >Các nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài văn phải rõ ràng, đúng đắn , có luận cứ và lập luận thuyết phục .3.Bố cục của bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự . *Mở bài: - Xuất xứ của nhân vật( Tên nhân vât? Ở tác phẩm nào? Ai là tác giả? Viết vài lúc nào? - Nêu các đặc điểm của nhân vật cần phân tich. * Thân bài Lần lượt phân tích, chứng minh các đặc điểm của nhân vật. Đặc điểm 1 Nêu đặc điểm Phân tích các khía cạnh + Khía cạnh 1(Lí lẽ và dẫn chứng) + Khía cạnh 2(Lí lẽ và dẫn chứng) + Khía cạnh 3(Lí lẽ và dẫn chứng) -(tiểu kết) (Chuyển đoạn) 2. Đặc điểm 2 (cách làm như đặc điểm 1) 3. Đặc điểm 3 (cách làm như đặc điểm 1) * Kết bài - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật. . B/ Bài tập luyện đề * Nhận biết . 1. Bài tập 1. *Các nhân vật chính (hoặc trung tâm) trong chương trình Ngữ Văn 9 .- Vũ Thị Thiết ( Chuyện người con gái NX)- Nguyễn Dữ - Quang Trung- Nguyễn Huệ ( Hoàng Lê nhất thống chí)- Ngô Gia Văn Phái - Ông Hai (Làng)- Kim Lân - Anh thanh niên ( Lặng lẽ Sa Pa)- Nguyễn Thành Long -Bé Thu và ông Sáu ( Chiếc lược ngà)- Nguyễn Quang Sáng. - Phương Định( Những ngôi sao xa xôi)- Lê Minh Khuê * Vận dụng, thông hiểu .2.Bài tập 2:Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ. Nhận xét về ý nghĩa của các yếu tố truyền kì? . *Gợi ý MB: -Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ ,và nhân vật Vũ Thị Thiết trong “ Chuyện NX” - nhân vật chính của tác phẩm, một nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. TB: Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật Vũ Thị Thiết và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn -Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Thị Thiết. + Là người vợ thủy chung +Là người mẹ hiền thục +Là người con dâu hiếu thảo -Số phận bất hạnh + Bị nghi oan, đánh đập,đuổi đi +Thanh minh không được, phải ra bến Hoàng Giang tự tử. -Ý nghĩa các yếu tố truyền kì +Hoàn thiện tính cách của Vũ Nương +Thể hiện triết lí dân gian “ Ở hiền gặp lành” +Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Dữ *KB - Khái quát về sức hấp dẫn của nhân vật Vũ Nương.Thành công khi xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ. *Vận dụng cao . 3.Bài tập 3 . a.Viết phần mở bài cho dàn ý trên? * Đi từ khái quát đến cụ thể ( từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật) . b.Viết phần thân bài Lần lượt trình bày các luận điểm phần thân bài. Khi viết phần thân bài cần chú ý: + Nêu rõ các ý kiến, nhận xét của mình về phẩm chất tốt đẹp, số phận bất hạnh của Vũ Nương. + Ở từng luận điểm, cần có sự phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng trong tác phẩm. + Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp. . c. Viết phần kết bài D. Củng cố-HDVN ............................................................................................................................ Ngày soạn : 27/9/2020 Ngày dạy :1/10/2020 Buổi 03: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI; ÔN TẬP VĂN BẢN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh : - Nắm được những nét cơ bản, đặc trưng của truyện trung đại - Nắm được những nét chính của các tác phẩm tự sự thời trung đại Nắm được nội dung biểu hiện của tư tưởng nhân đạo và hiện thực của tác phẩn văn học nói chung và “Chuyện người con gái Nam Xương” 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng đánh giá giá trị nội dung của một tác phẩm văn học * Trọng tâm : phần 2, 3 / I Chuẩn bị 1. Giáo viên: giáo án, nghiên cứu tư liệu về đặc trưng văn học Trung đại Việt Nam. 2. Học sinh: xem lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, chỉ ra
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_buoi_chieu_mon_ngu_van_lop_9.doc