Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Ma Thị Năm

HĐ2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay.

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:

+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?

- GV gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3.

 

docx 11 trang Bảo Anh 08/07/2023 22520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Ma Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Ma Thị Năm

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Ma Thị Năm
ĐẠO ĐỨC KHỐI 1
Tuần 1
Từ 07/09/2020 – 11/09/2021
Tiết 1: CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
BÀI 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY
I. Mục tiêu
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay.
+ Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay.
+ Tự thực hiện giữ sạch đôi bàn tay đúng cách.
II. Đồ dùng
- GV: - SGK, SGV, vở bài tập Đạo đức 1.
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo).
- Máy tính, bài giảng PP. 
- HS: SGK, vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát - GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”. 
2. GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
+ Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?
+ Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- GTB: - Em giữ sạch đôi tay. 
* Khám phá:
HĐ1: - Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh.
+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?
+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV lắng nghe, biểu dương nhóm trình bày tốt.
Kết luận:
- Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khỏe, luôn khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
- Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau ốm yếu...
HĐ2: - Em giữ sạch đôi tay.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
- GV gợi ý:
+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?
- GV gợi ý:
1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước.
2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay.
3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay.
4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay.
5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước.
6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.
Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.
Luyện tập: 
HĐ1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay. 
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK
- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.
- GV gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay:
+Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ
+Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ 
Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:
+Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo
+Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi
Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.
HĐ2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:
+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?
- GV gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3.
Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.
HĐ3: Chia sẻ cùng bạn. 
- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay
- GV nhận xét và điều chỉnh cho HS. 
Vận dụng:
HĐ1: Đưa ra lời khuyên cho bạn .
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: 
+ Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất
Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân
HĐ2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày
- GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ
Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới. 
- HS hát.
- HS trả lời.
+ ...
+ ...
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
+ 
+ 
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
- HS lắng nghe..
- HS quan sát tranh.
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
+ 
- HS theo dõi.
...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS chia nhóm và nhận nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm lắng nghe, chọn những bạn biết giữ đôi tay.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
+ HS thảo luận.
- HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẽ cách em giữ sạch đôi tay.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
+ ....
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 2
Tuần 1
Từ 07/09/2020 – 11/09/2021
Tiết 1:
HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập Đạo đức 2.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- GV nêu mục đích yêu cầu của môn Đạo đức trong năm học.
3. Bài mới:
- GTB:Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
HĐ1:Bày tỏ ý kiến.
- Chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm (Nội dung ở bảng phụ).
Kết luận: Làm việc, học tập và sinh hoạt phải đúng giờ.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2:Xử lí tình huống.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy nhỏ có ghi tình huống cần xử lý.
- Yêu cầu HS nhận xét về cách xử lý của từng nhóm và giải thích vì sao.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
Kết luận: Sinh hoạt, học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không ảnh hưởng đến người khác.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ3:Lập kế hoạch, thời gian biểu học tập và sinh hoạt.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV đưa ra mẫu để HS tham khảo.
- GV lấy ví dụ minh hoạ.
Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. (tiết 2).
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- Chia nhóm, nhận tình huống và thảo luận.
- HS nhận xét và giải thích cách xử lý.
- Đại diện trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm và ghi thời gian biểu lên giấy khổ lớn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 3
Tuần 1
Từ 07/09/2020 – 11/09/2021
Tiết 1:
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
. Học sinh hiểu, ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Ktbc:
3. Bài mới:Kính yêu Bác Hồ.
a) Khởi động: - Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó. 
* Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
*Hoạt động 1:
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát từng bức ảnh? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu. 
- Cả lớp trao đổi: 
+ Bác sinh ngày tháng nào? 
+ Quê Bác ở đâu? Bác còn có những tên gọi nào khác?
*Hoạt động 2:
- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác“
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào? 
+ Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Kết luận: - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
*Hoạt động 3: 
- Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng:
- GV yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy.
* GV chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy?
b) Hướng dẫn thực hành:
* Củng cố nội dung 5 điều bác dạy
- Giáo dục HS ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Sưu tầm các bài hát, bài thơ, chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Rút ra ghi nhớ và ghi lên bảng, sgk.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Kính yêu Bác Hồ (tiết 2).
- HS hát.
- HS hát tập thể bài “Ai yêu nhi đồng“ nhạc và lời: Phong Nhã 
- Lớp lắng nghe GV và trả lời câu hỏi .
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp chia thành các nhóm theo yêu cầu GV.
- Ảnh1:BácHồ đọc: Tuyên ngôn độc lập. 
- Ảnh2: Chụp về các cháu thiếu nhi đến thăm phủ chủ tịch. 
- Ảnh3: Bác Hồ vui múa với thiếu nhi. 
- Ảnh4: Bác Hồ ôm hôn em bé. 
- Ảnh5: Bác đang chia quà cho thiếu nhi.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét.
+ Bác Hồ sinh ngày 19 - 5 - 1890 
+ Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Bác còn có tên khác như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
+ Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi.
+ Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Lần lượt từng HS đứng lên đọc một điều trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Lớp tiến hành chia nhóm thảo luận về nội dung của từng điều trong 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hết thời gian thảo luận đại diện từng nhóm đứng lên báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến. 
- HS đọc các câu chuyện, bài thơ hoặc các bài hát có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu nhi.
- HS lắng nghe.
- Nhiều HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 4
Tuần 1
Từ 07/09/2020 – 11/09/2021
Tiết 1:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết: Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
KNS: - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập cảu bản thân.
 - Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
 - Làm chủ bản thân trong học tập.
	- Thảo luận, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- GV nêu mục đích yêu cầu của môn Đạo đức trong năm học.
3. Bài mới:
- GTB:Trung thực trong học tập.
HĐ1:Thảo luận tình huống.
- Tóm tắt các cách giải quyết chính:
+ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà.
+ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sao 
+ Nếu em là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao lại chọn cách giải quyết đó?
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, trao đổi, chất vấn.
Kết luận: 
+ Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
+ Trung thực trong học tập sẽ giúp em học mau tiến bộ và được bạn bè thầy cô yêu mến, tôn trọng.
HĐ2:Làm việc cá nhân (BT1SGK)
- Gọi 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- Mời HS nêu ý kiến trước lớp, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
Kết luận:
+ Các việc (c) là trung thực trong học tập.
+ Các việc (a), (b), (đ) là thiếu trung thực trong học tập.
HĐ3: Thảo luận nhóm (BT 2 SGK).
 KNS: - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập cảu bản thân.
 - Bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trong học tập.
 - Làm chủ bản thân trong học tập.
- Các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do sự lựa chọn của mình.
Kết luận:
+ Ý kiến (b), (c) là đúng.
+ Ý kiến (a) là sai.
+ Tại sao phải trung thực trong học tập?
- Gọi 2HS đọc lại phần Ghi nhớ.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Tự liên hệ (bài tập 6, SGK).
5. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài: Trung thực trong học tập (tiết 2).
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- Cả lớp theo dõi:
+ Xem tranh và đọc mội dung tình huống. Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Chia 3 nhóm theo 3 cách giải quyết và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp trao đổi, chất vấn, bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm cá nhân.
- HS nêu ý kiến trước lớp, trao đổi, chất vấn.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Tự lựa chọn đứng vào các vị trí quy ước theo 3 thái độ: 
+ Tán thành.
+ Phân vân.
+ Không tán thành.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
+ HS trả lời trước lớp.
 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp chú ý theo dõi.
- HS sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 5
Tuần 1
Từ 07/09/2020 – 11/09/2021
Tiết 1:
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: - HS biết: 
- Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
KNS: 
- Kĩ năng tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là HS lớp 5).
- Kĩ năng xác định giá trị (Xác định được giá trị của HS lớp 5).
- Kĩ năng ra quyết định (Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các tình huống. - Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
- GTB:Em là học sinh lớp 5.
HĐ1:Vị thế của HS lớp 5.
- GV treo tranh ảnh minh hoạ các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhómđể tìm hiểu nội dung của từng tình huống.
+ Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì?
+ Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
+ Bức tranh thứ hai vẽ gì?
+ Cô giáo đã nói gì với các bạn?
+ Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
HĐ2:Em tự hào là HS lớp 5.
- Mời HS nêu yêu cầu bài tập 2, 3.
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời:
+ Nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
+ Nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
HĐ3: Trò chơi "MC & HS lớp 5".
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. HS trong nhóm sẽ thay phiên nhau đóng vai MC.
- Yêu cầu HS đọc lại phần Ghi nhớ.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Em là học sinh lớp 5 (tiết 2).
- HS hát.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- HS nhắc lại.
- HS chia nhóm quan sát tranh và thảo luận.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
+ Các bạn HS lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1.
+ Ai cũng vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.
+ Cô giáo và HS lớp 5....
+ Cô giáo nói với các bạn: "Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5".
+Các bạn vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.
- HS nhận xét, bổ sung.
 2 HS nêu yêu cầu bài tập 2, 3.
- HS làm cá nhân.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
+...
+...
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS tiến hành chia nhóm và thực hiện.
- Nhiều HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp chú ý theo dõi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
&

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_chu_de_1_tu_cham_soc_ban_than_ma_thi_n.docx