Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020

Chuyên đề 1: Rèn kỹ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học

I. Mục tiêu bài dạy

1) Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lý thuyết thế nào là cảm thụ văn học, kỹ năng cần có khi viết đoạn văn cảm thụ văn học.

2) Kỹ năng: Giúp cho học sinh, có kỹ năng viết một đoạn văn về cảm thụ văn học, có năng lực cảm thụ văn học một các sâu sắc tinh tế.

3) Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn văn, kiên trì rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

* Trọng tâm: Luyện tập rèn kỹ năng

II. Chuẩn bị

+ Thầy: SGK, SGV, tài liệu liên quan, GA

+ Trò: SGK, vở ghi chép, tài liệu liên quan

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1) ổn định tổ chức

2) KTBC

3) Bài mới

 

doc 65 trang phuongnguyen 20100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn:...../.... / 2019
Ngày dạy::...../.... / 2019
Chuyên đề 1: Rèn kỹ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học 
I. Mục tiêu bài dạy
1) Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lý thuyết thế nào là cảm thụ văn học, kỹ năng cần có khi viết đoạn văn cảm thụ văn học.
2) Kỹ năng: Giúp cho học sinh, có kỹ năng viết một đoạn văn về cảm thụ văn học, có năng lực cảm thụ văn học một các sâu sắc tinh tế.
3) Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn văn, kiên trì rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
* Trọng tâm: Luyện tập rèn kỹ năng
II. Chuẩn bị
+ Thầy: SGK, SGV, tài liệu liên quan, GA
+ Trò: SGK, vở ghi chép, tài liệu liên quan
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
ổn định tổ chức
KTBC
Bài mới
Phương pháp 
Nội dung hoạt động
- GV: Gọi HS nêu cách hiểu.
- GV: Nhận xét
- GV: Chốt ý, yêu cầu học sinh ghi.
GV: nêu kỹ năng cần có khi viết văn CTVH
- GV nêu các bước khi viết đoạn văn CTVH.
- Bước 1 ?
- Bước 2 ?
- Bước 3 ?
- GV hướng dẫn cách trình bày.
+ Cách 1 ?
+ Cách 2 ?
GV: Lưu ý
- GV: Luyện cho học sinh kỹ năng làm các bài tập về cách dùng từ, đặt câu sinh động.
BT1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
? Tìm từ láy trong đoạn thơ.
? Cho biết từ láy ấy diễn tả điều gì?
? Cho biết nó hay ở chỗ nào.
- Yêu cầu HS làm bảng.
- GV nhận xét.
BT2: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề
? Tìm những từ láy tượng thanh
? Tìm những từ láy tượng hình
-> Nêu tác dụng của những từ láy đó.
? Từ láy đó góp phần diễn tả được điều gì?
- Yêu cầu học sinh làm nháp
- Yêu cầu trình bày
- GV: Bổ sung.
- GV: Cho HS đọc kỹ đề bài
- Chọn hình ảnh mà mình yêu thích
- Giải thích được vì sao mình thích
- Trình bày ra nháp
- GV chấm, nhận xét
- Cho HS hình ảnh đói lập
? Qua hình ảnh ấy, tác giả muốn diễn tả điều gì?
- HS viết ra nháp
- GV: Chấm, nhận xét
- GV cho học sinh ôn lại các biện pháp tu từ nghệ thuật đã học
- Kể tên các biện pháp tu từ nghệ thuật, nêu đặc điểm và lấy ví dụ.
? Thế nào là nghệ thuật ẩn dụ? Lấy ví dụ minh họa
? Thế nào là biện pháp nghệ thuật hoán dụ? Lấy ví dụ minh họa.
? Thế nào là biện pháp điệp ngữ.
Lấy ví dụ.
? Thế nào là biện pháp đảo ngữ?
Lấy ví dụ
GV giao bài tập về nhà
4. Củng cố dặn dò
Gv: Khái quát khắc sâu kiến thức.
- HS làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị tiếp chuyên đề 1
A. LÝ THUYẾT
I. Khái niệm: Thế nào là cảm thụ văn học
1. Cảm thụ văn học ( CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ trong văn học, thể hiện trong tác phẩm ( cuốn truyện, bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ) thậm chí là một từ ngữ trong câu văn, câu thơ.
2. Kỹ năng cần có khi viết đoạn văn CTVH
- Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ mà ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi “ Nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta viết bài văn cảm thụ tốt.
3. Các bước khi viết đoạn văn CTVH
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập ( Trả lời được điều gì? Nêu bật được ý gì?)
Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ ( câu văn) hay đoạn trích.
- Đọc: Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu ( đọc thành tiếng, đọc thầm) đọc đúng, diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa cùng với những cảm nhận ban đầu, qua việc đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ, câu văn.
Bước 3: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng, hướng vào yêu cầu của đề bài.
- Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “Mở đoạn” để dắt người đọc hoặc trả lơi thẳng vào câu hỏi chính; Tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; Cuối cùng có thể nêu “đoạn kết” bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm thụ. 
4. Cách trình bày đoạn văn cảm thụ.
a. Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát ( như nêu ý chính của một đoạn thơ, đoạn văn) Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý khái quát mà câu mở đoạn đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải ra kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ ( đoạn văn).
b. Cách 2: Mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính ( nêu tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ ( đoạn văn) Sau đó diễn giải cái hay về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (như kiểu nêu ý chính của đoạn).
* Lưu ý: Đoạn văn CTVH cần được diễn giải một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc, cần tránh hết mức mắc lỗi: Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt dài dòng.
B. LUYỆN TẬP
I. Dạng 1: Bài tập tìm hiểu về cách dùng từ đặt câu sinh động.
Bài 1: Tìm từ láy trong đoạn thơ dưới đây. Nêu tác dụng gợi từ của các từ láy đó.
“ Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”
 ( Tố Hữu)
Bài làm
- Các từ láy trong đoạn thơ trên là: Hây hây, ríu ra ríu rít
- Tác dụng: 
+ Hây hây chỉ màu da phơn phớt trên má, gợi màu sắc tươi tắn, đầy sức sống tươi trẻ.
+ Ríu ra ríu rít ( chỉ tiếng chim hay tiếng cười nói) gợi thanh trong và cao vang lên liên tiếp vui vẻ.
Bài 2: Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều đó đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?
“ Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt, tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm thêm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt”
( Ngô Tất Tố)
Bài làm
Nhà văn đã rất thành công trong việc sử dụng các từ láy tượng thanh ( eng éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng) và các từ láy tượng hình ( Kĩu kịt, vung vẩy, thoăn thoắt). Điều đó đã góp phần miêu tả sinh động một bức tranh buổi sớm thường gặp ở những vùng quê với những hình ảnh quen thuộc của các bà, các mẹ, các chị đang gồng gánh hàng họ đi chợ trong một không khí nhộn nhịp, khẩn chương.
II. Dạng 2: Bài tập tìm hiểu về cách sử dụng các hình ảnh sinh động
Bài 1: Kết thúc bài “ Đàn gà mới nở” nhà thơ Phạm Hổ viết
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con
 ( Phạm Hổ)
Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Bài làm ( tham khảo)
- Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “ Quanh đôi chân mẹ một rừng chân con”. Bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân con bé xíu non nớt ( qua cách nói phóng đại của tác giả) đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ đàn con non nớt thơ dại của mình.
Bài 2: Câu thơ sau có những hình ảnh nòa đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì?
Mồ hôi xuống, cây mọc lên
Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giầu
 ( Thanh Tịnh)
Bài làm
- Câu thơ có hình ảnh đối lập nhau là: Mồ hôi đổ xuống x cây mọc lên. Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn những thành quả lao động do sức lực của con người tạo nên giúp cho người đọc thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn do lao động mang lại, nhờ có lao động con người mới có lương thực để “ ăn no” có sức lực để “ đánh thắng” để cho “ dân yên” từ đó đất nước mới giàu mạnh.
III. Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ.
1. Lý thuyết : Các biện pháp nghệ thuật khi viết văn.
a. Biện pháp so sánh: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng có những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
 ( Võ Thanh An)
( So sánh bà sống lâu, tuổi đã cao) Như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già dặn có giá trị dinh dưỡng cao) so sánh như vậy là để người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo, đáng quý,
có lợi ích cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng)
b. Biện pháp nhân hóa: Là biến những sự vật vô tri vô giác không phải là người thành những nhân vật mang những đặc điểm tính cách giống như con người, làm cho nó trở lên sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
 ( Trần Đăng Khoa)
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưởng xưng hô với các sự vật: “ Ông trời”, “ Bà sân” cùng các hoạt động của con người: “ Nổi lửa”, “ vấn khăn” giúp cho người đọc cảm nhận được một bức tranh cảnh vật buổi sáng đẹp đẽ thơ mộng, nhộn nhịp và sinh động.
c. Nghệ thuật ẩn dụ: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương)
- Mặt trời đi qua “trên lăng” là mặt trời thực
- Mặt trời “trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ
d. Nghệ thuật hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật hiện tượng khác dựa vào sự gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ( Tố Hữu)
e. Điệp từ điệp ngữ: Là sự lặp đi lặp lại một từ hay một ngữ nào đó nhằm nhấn mạnh ý muốn nói, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc.
Ví dụ:
Việt Nam ơi! Việt Nam ơi
Việt Nam ta gọi tên người thiết tha
( Lê Anh Xuân)
- Từ Việt Nam, tên gọi của đất nước được nhắc lại 3 lần( điệp từ) nhằm nhấn mạnh tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương đất nước.
g. Biện pháp đảo ngữ: Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thương của câu văn nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
Ví dụ:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác trên sông chợ mấy nhà
Ví dụ:
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi.
- Đảo vị ngữ lên trên chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của tổ quốc.
BTVN: 
Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 6 – 7 câu trong dó có sử dụng biện pháp nhân hóa theo những cách khác nhau.
a. Dùng từ xưng hô của người để nói sự vật
b. Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật
c. Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi với vật.
Bài 2: Chỉ rõ điệp ngữ ( từ ngữ) được lặp lại trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó ( nhấn mạnh ý gì? cảm xúc gì?)
- Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Ngày soạn:...../.... / 2019
Ngày dạy::...../.... / 2019
BUỔI 2:
Rèn kỹ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học
I. Mục tiêu bài dạy
1) Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lý thuyết thế nào là cảm thụ văn học, kỹ năng cần có khi viết đoạn văn cảm thụ văn học.
2) Kỹ năng: Giúp cho học sinh, có kỹ năng viết một đoạn văn về cảm thụ văn học, có năng lực cảm thụ văn học một các sâu sắc tinh tế.
3) Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn văn, kiên trì rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
* Trọng tâm: Luyện tập rèn kỹ năng
II. Chuẩn bị
- Thày: SGK, vở giáo án, tài liệu liên quan
- Trò: SGK, vở ghi chép, tài liệu có liên quan 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức :
2. KTBC: Chấm chữa BTVN
3. Bài mới
Phương pháp 
Nội dung hoạt động
- Cho HS đọc, tìm hiểu kỹ đề bài
? tìm hình ảnh so sánh cho biết hình ảnh ấy sinh động, gợi cảm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về đoạn văn
- Yêu cầu học sinh viết nháp
- Yêu cầu học sinh trình bày
- Gọi học sinh nhận xét
- GV nhận xét
- Cho HS tham khảo đoạn văn mẫu
- Yêu cầu HS chỉ rõ các biện pháp điệp ngữ được dùng trong đoạn văn
- Nêu được tác dụng của biện pháp điệp ngữ.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn
-Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét
- Cho HS tham khảo đoạn văn mẫu
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ
- Dựa vào nội dung, ý nghĩa của câu thơ, viết thành đoạn văn
- Yêu cầu học sinh trình bày
- GV chấm chữa
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề
- Chỉ rõ biện pháp điệp ngữ. Nêu tác dụng của biện pháp đó.
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn 
- GV: Kiểm tra, chữa
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề.
- Yêu cầu học sinh viết nháp
- Giáo viên kiểm tra, chấm chữa, cho điểm
- Yêu cầu học sinh chỉ ra những hình ảnh nổi bật trong bài.
- Qua cách diễn đạt giầu hình ảnh đó, nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Học sinh nêu đúng cách hiểu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn.
- Giáo viên chấm chữa, sửa lỗi.
- BTVN: Hoàn thiện các bài tập vào vở
III. Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (tiếp)
1. Lý thuyết
2. Luyện tập
Bài 1: Trong khổ thơ sau hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?
Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
 Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
 (Quang Huy)
Đáp án ( tham khảo)
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng nghìn con mắt đang ngước nhìn lên bầu trời đêm êm dịu, cách so sánh đó làm cho bức tranh mùa thu thêm quyến rũ. Dưới khung trời rộng mở, tràn ngập tràn ngập một màu vàng tươi tắn và dịu mát của những bông hoa cúc mảnh mai.
Cái màu vàng thanh khiết ấy như một điểm nhấn vào lòng người đọc, khiến cho bất kỳ ai muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vàng tươi mát đó khiến cho bất kỳ ai dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vang tươi mát đó gợi cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu, khiến ta càng thêm yêu mến và gắn bó với mùa thu.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 – 6 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa theo từng cách sau
a. Dùng từ xưng hô của người để gọi vật
b. Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật
c. Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của vật
Bài làm ( tham khảo)
a. Nhà chị Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào chị Dế cũng ngồi kéo đàn trên bãi có trước nhà. Mấy bác Đom Đóm đi gác đêm về rất muộn vẫn thấy chị Dế say sưa kéo đàn. Một bác đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho chị Dế biểu diễn bài “ Tâm tình quê hương”
b. Châu Chấu nói với Giun Đất: “ Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt đẹp!” Giun Đất cãi lại: “ Không! trời mưa bụi và ẩm ướt mới chính là một ngày tuyệt đẹp!” Chúng kéo nhau đi tìm Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm việc, Kiến Đen nói với chúng: “ Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày tuyệt đẹp của tôi chính là ngày hôm nay đó.”
Bài 3: Chỉ rõ biện pháp điệp ngữ được dùng trong đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của nó.
- “ Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm”.
 Đáp án (Tham khảo)
- Bằng cách sử dụng điệp từ “ Thoắt cái” tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Qua sự thay đổi bất ngờ đó, không gian cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, thời gian cũng vì thế mà thoắt đến thoắt đi ... Sự thay đổi đó còn gợi cho người đọc những cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng và vỡ òa theo từng khoảnh khắc thay đổi của nhịp thu.
IV. Dạng 4: Bài tập về bộc lộ CTVH qua một đoạn viết ngắn
Bài 1: Trong bài thơ “ Con cò” nhà thơ Chế Lan Viên có viết
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con...”
Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em.
Đáp án
Tình mẫu tử – Tình mẹ con xưa nay vẫn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con...” Chỉ bằng hai câu thơ ngắn ( 16 tiếng) nhà thơ Chế Lan Viên đã giúp ta hiểu hơn sự cao cả của tình mẹ. Vâng, con dù đã lớn, đã trưởng thành nhưng con mãi mãi vẫn là con của mẹ, tình thương yêu của mẹ dành cho con vẫn luôn tràn đầy không bao giờ vơi cạn. Và dù có đi hết đời( sống trọn cả cuộc đời) thì tình của của mẹ với con vẫn còn sống mãi. “ Vẫn theo con” để quan tâm, lo lắng cho con, giúp đỡ con, dẫn đường chỉ lối và tiếp cho con thêm sức mạnh giúp con vượt qua mọi thử thách của cuộc đời. Thế mới biết tình mẹ bao la như biển Thái Bình .... Thế mới biết tình mẹ dánh cho con thật to lớn, thật vĩ đại. Có thể nói, đó là một tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến, một tình yêu thương bất tử, trường tồn mãi cùng thời gian.
Bài 2: Trong bài “ Mùa thu mới” nhà thơ Tố Hữu viết
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng nhà son
Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp gì của đất nước chúng ta.
Đoạn văn tham khảo
- Bằng cánh sử dụng điệp ngữ “Yêu biết mấy” tác giả muốn nhấn mạnh tình yêu của mình với những vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó chính là tình yêu với vẻ đẹp của những con đường rộn rã tiếng cười, tiếng hát chạy qua những công trường đang xây lên những ngôi nhà mới. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ niềm xúc động của mình trước sự thay da đổi thịt, sự trù phú của cảnh sắc quê hương và niềm vui trước cuộc sống ấm no, hành phúc của con người.
Bài 3: Trong bài thơ “ Quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
 Quê hương là cánh diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông
Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhà thơ với quê hương?
Bài làm
Vâng! Nói đến quê hương là nói đến những gì gần gũi, thân quen nhất. Quê hương chính là mảnh đất nuôi dưỡng ta từ thuả ấu thơ và cũng là nơi để lại những dấu ấn đẹp đẽ nhất trong tâm hồn ta. Đối với nhà thơ Đỗ Trung Quân, quê hương không chỉ là cha mẹ, là họ hàng, làng xóm mà quê hương còn là những “ Cánh diều biếc”từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp đẽ của tác giả trên những cánh đồng “ Là con đò nhỏ” khua nước ven sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói những vật đơn sơ mà giản dị như vậy chứng tỏ tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật là đẹp đẽ, sâu sắc.
Bài 4: Trong bài thơ “ Tiếng ru” nhà thơ Tố Hữu viết
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đống lửa tàn mà thôi!
Từ cách diễn đạt giầu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
Đoạn văn tham khảo
Ở đoạn thơ trên, tác giả sử dụng cách diễn đạt mang ý nghĩa tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một “màn đêm” ( một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được một bầu trời đêm) “ Một thân lúa chín” với “ Mùa vàng” ( Một bông lúa chín thật nhỏ bé, không thể làm lên một vụ mùa bội thu), “ Một người” và cả “ Nhân gian”( một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống. Vì vậy nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa tàn sắp lụi tắt mà thôi.
Qua cách diễn đạt giầu hình ảnh trên, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc một triết lý sâu sắc. Con người chỉ thực sự trở lên hữu ích khi biết sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng.Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó trở lên vô vị.
Bài 5: Trong bài “ Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
“ Ngôi nhà thủa Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè
Đoạn thơ trên giúp ra cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác Hồ đã sống thủa niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của làng quê Việt Nam, ngôi nhà của Bác cũng nghiêng nghiêng mái lợp ( mái được lợp bằng lá) cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc võng gai ru mát những trưa hè. Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã lớn lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói ngôi nhà đơn sơ mà đầy ắp tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác. Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác. Một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên ra đề cho học sinh luyện viết
- Giáo viên kiểm tra, chấm chữa.
- Giáo viên gợi ý
? Đoạn thơ được sử dụng nghệ thuật gì?
? Qua nghệ thuật ấy em thấy được điều gì
? Em hãy tìm ý và lập ý cho phần viết
Yêu cầu trình bày dưới dạng đoạn văn cảm thụ từ nghệ thuật đi đến nội dung biểu đạt theo một trình tự
a. Mở đoạn
b. Thân đoạn
c. Kết đoạn
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết
- Học sinh trình bày
- Giáo viên nhận xét
- Sửa lỗi
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn tham khảo
- Giáo viên hướng dẫn
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật
- Nêu được tác dụng
- Viết thành đoạn văn
- Yêu cầu học sinh làm nháp
- Yêu cầu học sinh trình bày
- Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi, bổ sung.
- Giáo viên đoạn đoạn văn tham khảo.
- Yêu cầu học sinh chỉ rõ biện pháp nghệ thuật bằng một đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh làm nháp
- Yêu cầu học sinh trình bày
- Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, sửa, bổ sung
V. Dạng bài: Phát hiện biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng viết dưới dạng một đoạn văn.
Dạng câu hỏi.
1. Hãy chỉ rõ nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ sau và phân tích giá trị biểu đạt của nó.
3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn ( đoạn thơ) sau và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng.
Bài 1: Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.
“ Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn”
( Mầm non – Võ Quảng)
Bài làm ( tham khảo)
a. Nghệ thuật được sử dụng
- Đoạn thơ được sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
- Hình ảnh nhân hóa “Mầm non mắt lim dim” nằm ép lặng im
Mầm non “Mắt lim dim”, “cố nhìn qua kẽ lá”
b. Hiệu quả
- Đoạn thơ trên được trích trong bài “Mầm non” của Võ Quảng. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp qua cái nhìn của cô bé mầm non. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã giúp ta hình dung và cẩm nhận được thiên nhiên đất trời khi vào xuân với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và vô cùng sinh động. Mầm non y như một đứa trẻ mới chào đời, còn rụt rè, bỡ ngỡ, e thẹn lấp sau chiếc lá bàng đỏ rồi tò mò thích thú chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cảnh vật trong khung cảnh mùa xuân. Mầm non cố nhìn những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ “ Thấy mây bay hối hả, thấy lất phất mưa phùn” Với sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên pha lẫn niêm sung sướng. Thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Tác giả đã làm cho thế giới sự vật trở lên vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu, những vật vô tri vô giác trở lên có tình người, hồn người. Qua nghệ thuật nhân hóa này đã thể hiện được tài quan sát và miêu tả cảnh vật thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của tác giả.
Bài 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu lên tác dụng của nó.
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
( Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Bài làm ( tham khảo)
a. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Hình ảnh nhân hóa là “ Gió nâng tiếng hát” , lưới hái “ Liếm ngang chân trời”
b. Tác dụng
Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “ Tiếng hát mùa gặt” của tác giả Nguyễn Duy. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa thật tài tình và tinh tế “ Gió nâng tiếng hát chói chang” “ Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” Nhờ nghệ thuật nhân hóa mà chỉ với hai câu thơ, nhà thơ đã làm nổi bật cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam được mở ra thật tươi vui, náo nức. Cảnh cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một mùa bội thu và một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tất cả hình ảnh mà nhà thơ đã đưa vào thơ đã tạo nên một bầu không khí ấm áp thanh bình nơi chốn thôn quê khi mùa gặt đến.
Với hiệu quả của biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nguyễn Duy đã khắc họa được một bức tranh tươi vui náo nhiệt và rất lên thơ nơi chốn đồng quê vào mùa gặt mới.
Bài 3: Hãy chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng.
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
b. Thuyền về có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Bài làm
a. Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên là nghệ thuật ẩn dụ. Mặt trời ( trong lăng) là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ.
Tác dụng: Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ “ Viễn Phương. Nhà thơ đã rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để ca ngợi công lao của Bác Hồ. Hình ảnh trong lăng chính là hình ảnh ẩn dụng chỉ Bác Hồ. Nếu mặt trời thực ở câu thơ thứ nhất đem lại ánh sáng, đem lại sự sống cho vạn vật thì Bác là người soi đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi đêm đen nô lệ để có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng cho ta thấy được sự vĩ đại của Bác, công lao to lớn của Bác đối với non sông đất nước ta, đồng thời qua hình ảnh ẩn dụ đó cũng cho ta thấy niềm tôn kính, lòng biết ơn.
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là nghệ thuật ẩn dụ
Thuyền ( chỉ người con trai) bến ( chỉ người con gái) và nghệ thuật nhân hóa ( thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền)
Tác dụng: Các biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh trong câu ca dao trên đã tạo nên hình ảnh đẹp gợi cảm nói về tình thương nhớ đợi chờ của lứa đôi. Với từ “ ơi” với cự cổng hưởng của các vần thơ “ chăng” “ khăng” âm điệu của câu ca dao vang lên ngọt ngào tình yêu thắm thiết thủy chung của người con gái được diễn tả một cách sâu sắc cảm động. Thuyền và bến là hình ảnh tuyệt đẹp nói về tình yêu đôi lứa ta thường bắt gặp trong ca dao, dân ca.
BTVN: 
Bài 1: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ví dụ sau và nêu tác dụng của chúng.
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
b. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên khái quát nội dung yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện các bài tập vào vở
- Yêu cầu chuẩn bị chuyên đề “ Văn biểu cảm”
- Giáo viên ra BTVN
Ngày soạn:...../.... / 2019
Ngày dạy::...../.... / 2019
BUỔI 3:
Chuyên đề 2: Phương pháp viết văn biểu cảm về sự vật, con người 
I. Mục tiêu bài dạy
Qua chuyên đề giúp các em nắm chắc hơn về phương pháp viết văn biểu cảm. Biểu cảm về đồ vật, loài vật, cây cối, biểu cảm về con người, biểu cảm về tác phẩm văn học. Giúp các em nắm chắc phần kiến thức để ứng dụng làm các bài tập để rèn kỹ năng.
- Giúp các em nắm tốt quy trình và viết thành thạo kiểu bài, yêu thích thể loại
II. Chuẩn bị
- Thày: SGK, vở giáo án, tài liệu liên quan
- Trò: SGK, vở ghi chép, tài liệu có liên quan 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: Chấm chữa BTVN
3. Bài mới.
 Phương pháp 
Nội dung hoạt động
Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm
? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm
? Đặc điểm của đề văn biểu cảm
? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm.
1. Xác định yêu cầu
2. Xây dựng bố cục
3. Hoàn thành văn bản
- GV nêu yêu cầu đối với kiểu bài
- Yêu cầu các phần mở bài? Thân bài? Kết bài.
- Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu
Nêu yêu cầu của kiểu bài
- GV hướng dẫn cách lập ý
- Cho học sinh đọc bài văn mẫu
? Nêu yêu cầu của kiểu bài.
- GV đưa ra gợi ý
Giáo viên hướng dẫn cách lập dàn bài
- Nêu yêu cầu của mỗi phần
- MB biết như thế nào
- Thân bài gồm những ý gì?
? Kết bài viết như thế nào
- Cho học sinh đọc bài mẫu
? Nêu yêu cầu của kiểu bài 4
- Giáo viên gợi ý
Nêu cách viết 3 phần
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
- Giáo viên cho học sinh đọc bài văn mẫu
4. Củng cố dặn dò
Về nhà học bài, hoàn thành bài tập vào vở.
I. Lý thuyết
1. Khái niệm: Văn biểu cảm là loại văn dùng để biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết nhằm khêu gợi sự đồng cảm của người đọc.
2. Đặc điểm: Có 2 cách biểu cảm
- Biểu cảm trực tiếp: Bằng lời kêu, tiếng than
- Biểu cảm gián tiếp: Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, phương thức tự sự, miêu tả)
- Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực, phải thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Mỗi bài văn biểu cảm phải biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
3. Đề văn biểu cảm: Ngắn gọn, nêu rõ đối tượng biểu cảm định hướng tình cảm cho bài văn.
4. Những kiểu bài tập thường gặp
a. Biểu cảm về sự vật con người: Các nhóm bài thường gặp
Nhóm 1: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình.
Nhóm 2: Cảm nghĩ về thầy, về bạn.
Nhóm 3: Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
Nhóm 4: Cảm nghĩ về một cảnh đẹp.
Nhóm 5: Cảm nghĩ về một món quà được nhận.
II. Luyện tập
Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản.
1. Nhóm 1: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình
a. Yêu cầu: Bài viết phải thể hiện được một cách chân thành, sâu sắc, tình cảm của mình với người thân cũng như của người thân đối với mình.
- Bố cục hợp lý
- Dẫn dắt tự nhiên
b. Gợi ý
- Chọn đối tượng: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em
- Trước khi làm bài, cần nhớ lại những kỷ niệm về người thân đó.
- Nên tìm cách tạo tình huống để cảm xúc nảy sinh chân thực, dễ dàng.
- Nên kết hợp biểu cảm trực tiếp với gián tiếp.
- Lập ý theo các cách sau:
+ Hồi tưởng kỷ niệm trong quá khứ, suy nghĩ hiện tại
+ Hiện tại, quá khứ, tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong
c. Lập dàn bài
A. Mở bài: Cảm xúc chung về người thân
Cách 1: Nên chọn một tình huống nào đó để gợi nhớ người thân. Chẳng hạn nếu đi xa ( lập dàn ý theo cách hồi tưởng quá khứ – Suy nghĩ hiện tại)
Cách 2: Có thể từ một công việc, một hoàn cảnh nào đó để người thân xuất hiện, từ đó bộc lộ suy nghĩ ( quan sát – Suy nghĩ)
B. Thân bài
* Hồi tưởng quá khứ
- Kỉ niệm khơi dậy từ tấm ảnh, món quà kỷ niệm hoặc một vật dụng nào đó.
- Nỗi nhớ
+ Nhớ lại hoàn cảnh có món quà hoặc tấm ảnh của người thân
+ Gợi tả hinh ảnh, tình cảm của người thân
Ví dụ: Công việc người đó thường làm, món ăn người đó thích, một sự việc đặc biệt xảy ra có liên quan đến mình và người thân đó.
* Suy nghĩ về hiện tại
- Hình ảnh người thân đó hiện nay trong tâm trí mình ra sao? Trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình.
C. Kết bài
Niềm mong ước
Những suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm đó trong cuộc sống
2. Nhóm 2: Cảm nghĩ về thầy, về bạn
- Cảm nghĩ về thầy, cô giáo – Những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
a. Yêu cầu
- ND biểu cảm là cảm nghĩ về thầy, cô giáo
- X

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_mon_ngu_van_7_hoc_ki_1_nam_hoc_2019_2020.doc