Giáo án Địa lí 6 - Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của trái đất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được vi trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.

 

docx 7 trang phuongnguyen 23700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của trái đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 - Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của trái đất

Giáo án Địa lí 6 - Bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của trái đất
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chương 2
TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
Bài 5: 
VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vi trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. 
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Mở đầu
Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: HS trình bày ý kiến của bản thân bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
(?) Chúng ta đang sống trên Trái Đất, vậy theo em Trái Đất nằm ở đâu trong Vũ Trụ? Trái Đất có hình dạng như thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời của bản thân.
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời của mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Vị trí cùa Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Mục tiêu: HS biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và ý nghĩa của khoảng cách đó.
Nội dung: HS quan sát hình 5.1 và khai thác kênh chữ SGK tr.126, làm việc nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu khái quát cho HS về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời,giúp HS có cái nhìn khái quát trước khi nhận nhiệm vụ.
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS khai thác kênh chữ và kênh hình SGK tr.126 để hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập 
Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Kể tên các hành tinh đó theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trong hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh:
Thủy tinh.
Kim tinh.
Trái Đất.
Hỏa tinh.
Mộc tinh.
Thổ tinh.
Thiên Vương tinh.
Hải Vương tinh
Theo thứ tự xa dần Mặt Trời thì Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy? Vị trí này có ý nghĩa gì với Trái Đất.
Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Vị trí này cùng sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá, chốt kiến thức chuẩn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hình dạng, kích thước cùa Trái Đất
Mục tiêu: HS biết được hình dạng, kích thước của Trái Đất.
Nội dung: HS khai thác kênh chữ, kênh hình 5.2, hình 5.3 và mục “Em có biết?” SGK tr.127 để hoàn thành phiếu học tập.
Sản phẩm: Phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS khai thác kênh hình, kênh chữ SGK tr.127 và hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập 
Trái Đất có hình dạng gì?
Trái Đất có hình cầu.
Em hãy cho biết độ dài của bán kính Trái Đất tại Xích Đạo.
Diện tích bề mặt của Trái Đất là bao nhiêu?.
Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km.
Diện tích bề mặt là 510 triệu km2.
Em có nhận xét gì về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?
Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khi làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ sản phẩm của mình.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại quan sát, nhận xét cho bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá, chốt kiến thức chuẩn.
Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bài học để hoàn thành phiếu trắc nghiệm.
Sản phẩm: Phiếu trắc nghiệm.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Phiếu trắc nghiệm
Câu 1: Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?
6
7
8
9
Câu 2: Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?
3
4
5
6
Câu 3: Trái Đất có hình gì?
Elip
Tròn
Vuông 
Cầu
Câu 4: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống.
Trong hệ Mặt Trời có . hành tinh. Tính từ Mặt Trời trở ra, Trái Đất đứng vị trí thứ . Vị trí này cùng sự tự quay giúp Trái Đất nhận được .. và  phù hợp cho sự sống.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và làm bài.
GV quan sát, đánh giá khả năng hoàn thành bài tập của HS.
Báo cáo kết quả: HS chia sẻ đáp án.
Đánh giá kết quả:
HS nhận xét câu trả lời của bạn.
GV đánh giá khả năng nắm kiến thức của bài học thông qua phiếu trắc nghiệm của HS.
Vận dụng
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã đọc để giải quyết vấn đề.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức vừa học cùng thông tin GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS khai thác bảng thông tin và trả lời các câu sau: 
Câu 1: Hãy cho biết thứ hạng của Trái Đất theo các tiêu chí sau:
Yếu tố
Vị trí (xa dần Mặt Trời)
Nhiệt độ (tăng dần)
Kích thước (tăng dần)
Thứ hạng của Trái Đất
3
6
3
Câu 2: Dựa vào các yếu tố của bảng thông tin, theo em con người có thể sinh sống trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời được không? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn, gợi ý hướng giải quyết cho HS hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
HS quan sát GV hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo kết quả: HS làm bài tập vào phiếu học tập và nộp lại cho GV vào tuần kế tiếp. 
Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và tư duy của HS thông qua sản phẩm của HS, cho điểm HS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_bai_5_vi_tri_trai_dat_trong_he_mat_troi_hin.docx