Giáo án Địa lí 6 - Tiết 15: Ôn tập giữa học kì 1

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Nắm được các kiến thức quan trọng của bài 1đến bài 11

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh, video về các dạng địa hình và khoáng sản trên Trái đất.

- Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ KS Việt Nam.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

docx 10 trang quyettran 75238
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Tiết 15: Ôn tập giữa học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 - Tiết 15: Ôn tập giữa học kì 1

Giáo án Địa lí 6 - Tiết 15: Ôn tập giữa học kì 1
Ngày soạn: 
TIẾT 15
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử và địa lý/ địa lí 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức 
- Nắm được các kiến thức quan trọng của bài 1đến bài 11 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, video về các dạng địa hình và khoáng sản trên Trái đất.
- Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ KS Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 5 phút ) 
a. Mục tiêu: 
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Quan sát hình ảnh sau, kể tên các nội dung mà em đã được tìm hiểu
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
- HS: Trình bày kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đưa ra nhận xét, Hướng dẫn vào bài Ôn tập 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức ( 35 phút) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 2.1 Ôn tập chương 1. Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt TĐ
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức về 
+Hệ thống kinh vĩ tuyến, tọa độ địa lý 
+ Khái Niệm về bản đồ, các phương hướng trên BĐ
+Tỉ lệ Bản đồ và tính được khoảng cách 
+ Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
b. Nội dung: Dựa vào SGK và nội dung đã học.
c. Sản phẩm: Kiến thức hóa bằng trả lời các câu hỏi 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 . Chuyển giao nhiệm vụ 
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: 
- Kinh tuyến, Vĩ Tuyến là gì? Xác định các đường Kinh tuyến gốc, vi tuyến gốc, các đường chí tuyến và vòng cực?
- Thế nào là kinh độ, vĩ độ , xác định vĩ độ điểm A,B,C trên hinh 4 SGK tr 103?
- Bản đồ là gì, để xác định phương hướng trên bản đồ ta dưa vào đâu?
- Hãy xác định các phương hướng sau:
Bắc 
- Nêu khái niệm Tỉ lệ bản đồ, có mấy dạng tỉ lệ bản đồ?
- Tính khoảng cách thực tế khi 2 điểm trên bản đồ cách nhau 8cm, bản đồ có tỉ lệ 1:500000?
- Kí hiệu bản đồ là gì, có mấy loại kí hiệu. Sông được ký hiệu theo loại nào ?
Bước 2. Thực hiên nhiệm vụ:
- Các nhóm tiến hành thảo luận, tìm câu trả lời đúng
Bước 3. Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhớm khác bổ sung 
Bước 4. Đánh giá kết quả 
I. Chương 1. Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt TĐ
1. Hệ thống kinh tuyến vĩ tuyến tọa độ địa lí 
- KT là nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- VT là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với KT
- KT gốc: 00 (đi qua đài thiên văn Grin-uých, Anh)
- Đường chí tuyến bắc 23027’B, CT nam có tọa độ là 23027’N
- Đường vòng cực : 66033’ ở hai bán cầu
- Kinh độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của một điểm: nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ c
2. Bản đồ. một số lưới kinh, vĩ tuyến.
phương hướng trên bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phăng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đẩu dưới chỉ hướng nam.
- Đẩu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông
3. Tỉ lệ bản đồ. tính khoảng cách thực tế 
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu 
- Có 2 loại tỉ lệ:
+ Tỉ lệ số
+ Tỉ lệ thước
- 2 điểm trên bản đồ cách nhau 8cm, bản đồ có tỉ lệ 1:500000 khoảng cách thực tế là 40km
4. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
Ký hiệu BĐ là những dấu hiệu quy ước ( mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Các loại ký hiệu: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
Hoạt động 2.1 Ôn tập chương 2: Trái Đất trong hệ mặt trời
a. Mục đích:
 - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- HS biết được quỹ đạo chuyển động, hướng quay, thời gian của 1 vòng chuyển động, đặc điểm của trục TĐ.
- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục và quanh mặt trời của Trái Đất
b. Nội dung: HS thảo luận theo nhóm điền phiếu học tập 
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình, sản phẩm thực hiện nhiệm vụ theo nhóm của HS.
d. Cách thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động nhóm
- Cho biết Hình dạng và kích thước cuả TĐ?
- Nêu chuyên động tự quay quanh trục của TĐ?Nêu các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của TĐ?
- Nêu chuyên động quay quanh Mặt trời của TĐ?Nêu các hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt trời của TĐ?
Bước 2. Thực hiên nhiệm vụ:
- Các nhóm tiến hành thảo luận, tìm câu trả lời đúng
Bước 3. Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhớm khác bổ sung 
Bước 4. Đánh giá kết quả
* Hình dạng kích thước của TĐ
- Trái Đất có hình cầu.
- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. 
à Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.
* Chuyển động tự quay quanh trục của TĐ và hệ quả
- Hướng quay từ Tây sang Đông.
- Góc nghiêng trục của Trái Đất không thay đổi: nghiêng góc 66033’.
- Thời gian chuyển động 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
Hệ quả:
+Ngày đêm luân phiên
+ Giờ trên Trái Đất
+ Sự lệch hướng chuyển động của vật thể.
* Chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả
+ Quỹ đạo: hình elip gần tròn
+ Hướng: từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ).
+ Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (≈ 1 năm).
+ Trục TĐ: nghiêng 66o33’so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.
- Hệ quả: 
+ Các mùa luân phiên
+ Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ 
Hoạt động 2.3. cấu tạo của trái đất. vỏ Trái Đất
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được cấu tạo của Trái Đất.
- Phân biệt được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.
- Đánh giá được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
b. Nội dung: Quan sát hình ,kết hợp kênh chữ SGK , suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nêu đặc điểm,cấu tạo caurvor trái đât
- Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh,Hai quá trình này có tác động khác nhau như thế nào tới sự hình thành địa hình trên Trái Đất?
* Cấu tạo của trái đất. các mảng kiến tạo
Đặc điểm
Lớp vỏ
Lớp manti
Lớp nhân
Độ dày
dày từ 5-70km
dày 2900km
dày khoảng 3400km
Trạng thái
trạng thái rắn chắc
trạng thái từ quánh dẻo đến Rắn
trạng thái lỏng đến rắn
Nhiệt độ.
nhiệt độ tối đa 10000C.
nhiệt độ khoảng 1500-47000C.
nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
2. Quá trình nội sinh và trình ngoại sinh hiện tượng tạo núi 
- Nội sinh là Quá trình sảy ra trong lòng đất ,Xu hướng tạo nên sự gồ ghề của bề mặt đất
- Quá trình sảy ra bên ngoài mặt đất, Xu hướng san bằng địa hình, làm bề mặt bằng phẳng hơn
3. Hoạt động 3. Luyện tập (7 phút)
a. Mục đích: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học, Hs quan sát bài tập, trao đổi cặp/nhóm và hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Tham gia trò chơi/ Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Hs chọn câu trả lời đúng
Câu 1 . Chiều dài các đường vĩ tuyến như thế nào?
Chiều dài nhỏ dần từ xích đạo về hai cực
Các đường vĩ tuyến có chiều dài bằng nhau
Chiều dài lớn dần từ xích đạo về hai cực
Có chiều dài lớn nhất tại hai đường chí tuyến
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng theo quy ước cách xác định phương hướng trên bản đồ?
	A. đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc. 
	B. đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
C. đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam.
D. đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông.
Câu 3: Hằng ngày Mặt Trời mọc ở hướng nào?
A. Bắc.	B. Nam.
C. Đông.	D. Tây.
Câu 4: Tỉ lệ bản đồ là gì?
A. Là con số qui ước trên mỗi bản đồ
B. Cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu
C. Cho biết mức độ phóng to độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu
D. Là một yếu tố giúp học sinh khai thác tri thức địa lí trên bản đồ
Câu 5: Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1:300 000, khoảng cách giữa hai địa điềm đó là bao nhiêu?
A. 6,3 cm
B. 7,3 cm
C. 8,3 cm
D. 9,3 cm
Câu 6: Bán kính của Trái Đất là:
A. 6378 km. C. 510 triệu km2.
B. 40 076 km. D. 149,6 triệu km.
Câu 7. Trái Đất quay một vòng quanh mặt trời hết bao lâu
356 ngày 
356 ngày 6 giờ
365 ngày
365 ngày 6 giờ
Câu 8. Lớp manti có tính chất là : 
Rắn 
Dẻo
Quánh dẻo và Rắn 
Lỏng và Rắn 
Câu 9. Nội sinh là quá trình diễn ra ở :
Trong bầu khí quyển 
Trong lòng đất 
Trên bề mặt Trái Đất 
Trong vũ trụ. 
Câu 10: Vật chất nóng chảy trong lớp man ti được gọi là:
A. Mác ma
B. Dung nham
C. Ba dan
D. Núi lửa
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo, trao đổi:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình
- HS khác bổ sung
Bước 4. Đánh giá, nhận định:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động 4. Vận dụng ( 3 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau: 1:400.000 và 1: 40.000 cho biết:
+ Bản đồ nào tỉ lệ lớn hơn
+ Tính khoảng cách thực tế khi trên bản đồ khoảng cách hai điểm là 8cm 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo, trao đổi:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá, nhận định:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_tiet_15_on_tap_giua_hoc_ki_1.docx