Giáo án Giáo dục công dân 8 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021

BÀI 12 TIẾT 19: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

 Môn học( hoạt động giáo dục).Lớp:

 Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của những quy định đó.

- Biết ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân.

2. Năng lực:

a)Các năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự chủ và tự học.

- Giao tiếp và hợp tác.

b). Các năng lực chuyên biệt.

 + Năng lực phát triển bản thân

 + Năng lực điều chỉnh hành vi

 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.

 

doc 86 trang phuongnguyen 23760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân 8 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021
BÀI 12 TIẾT 19: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
 Môn học( hoạt động giáo dục).............Lớp:
 Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của những quy định đó.
- Biết ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân.
2. Năng lực:
a)Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
 + Năng lực phát triển bản thân
 + Năng lực điều chỉnh hành vi
 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.
 3. Phẩm chất
- Yêu nước.
- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.
- Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ 
- Trách nhiệm, trung thực
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS quan sát ảnh và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, ghi câu trả lời vào giấy A0:
	1. Em có suy nghĩ gì khi đọc những dòng chữ trong bức ảnh trên?
2. Theo em, hôn nhân và gia đình có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội?
	c) Sản phẩm: 
	- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi để biết được gia đình là nơi bình yên nhất, là tổ ấm hạnh phúc của mỗi cá nhân, là tế bào sống của xã hội. Từ đó bước đầu nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
	d) Cách thức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, là kết quả của tình yêu và hôn nhân. Vậy mỗi thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Ý nghĩa của những quyền và nghĩa vụ đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 12.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
b) Nội dung: 
- GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
1. Em hiểu thế nào về bài ca dao trên? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào?
2. Kể những việc làm của Tuấn đối với ông bà? Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn?
3. Nêu những việc làm của con trai cụ Lam? Em có nhận xét gì về cách ứng xử của con trai cụ Lam?
4. Em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận chung trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
1. Bài ca dao nói về tình cảm gia đình. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái, bổn phận của con cái phải kính trọng, có hiếu với cha mẹ
thành người.
2.
- Tuấn xin mẹ về ở với ông bà nội.
- Thương ông bà Tuấn chấp nhận đi học xa nhà, xa mẹ, xa em.
- Dậy sớm nấu cơm, cho lợn ăn, cho gà ăn, đun nước cho ông bà tắm, dắt ông bà đi dạo chơi thăm bà con họ hàng
→ Đồng tình và khâm phục cách ứng xử của Tuấn với ông bà vì Tuấn biết yêu quý kính trọng ông bà, chăm sóc ông bà.
3.
- Con trai cụ Lam sử dụng tiền bán nhà, bán vườn để xây nhà. 
- Xây xong vợ chồng con cái ở tầng trên, tầng 1cho thuê.
- Cụ Lam ở dưới bếp mỗi ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn. Buồn tủi cụ về quê sống với con thứ.
→ Không đồng tình với con trai cả của cụ Lam vì anh đã có những hành vi ngược đãi, xúc phạm mẹ. Là đứa con bất hiếu...
4. Bài học qua câu chuyện: Phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Bài học qua câu chuyện: Phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Trong gia đình, dù ở bất cứ cương vị nào, trong mối quan hệ nào thì chúng ta cũng cần phải cư xử đúng mực, kính trọng mọi người.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
1. Vai trò của gia đình
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh sánh vai tình huống bài tập 3 SGK để HS tìm hiểu vai trò của gia đình. 
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được vai trò của gia đình đối với các thành viên. Từ đó tiếp cận quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh sánh vai tình huống trong bài tập 3 SGK/33 sau đó đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung:
1. Trong trường hợp này, ai đúng, ai sai? Vì sao? Nếu em là Chi e sẽ ứng xử như thế nào?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận chung và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
- Bố mẹ Chi đúng họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý, trông nom con cái.
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.
- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lý và Chi nên giải thích lý do cho bạn bè hiểu.
Như vậy, chính cách ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau sẽ tác động, hình thành nên phẩm chất, cách sống của các thành viên. Qua đó, ta thấy gia đình có vai trò vô cùng quan trọng.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
2. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
a) Mục tiêu: 
	- Giúp HS hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
b) Nội dung: 
- GV liên đàm thoại và tổ chức trò chơi để học sinh thảo luận chung tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Hiểu được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, bổn phận của anh, chị, em đối với nhau.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung trả lời:
Pháp luật nước ta quy định cha mẹ trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
1. Pháp luật nước ta quy định ông bà trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
2. Hãy nêu những việc làm tốt (chưa tốt) của gia đình em hoặc của người khác về giáo dục con cái.
3. Pháp luật quy định con cháu có quyền và nghĩa vụ ntn đối với ông bà, cha mẹ?
4. Nêu những việc em đã làm và chưa làm được để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình?
5. Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì và những quy định trên nhằm mục đích gì?
* Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.
 - Gv chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
- Tích cực tham gia trò chơi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp chung và trả lời câu hỏi.
- Tích cực tham gia trò chơi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét và hướng học sinh trả lời: 
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
- Có quyền nuôi dạy con thành những công dân tốt
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông om, chăm sóc, GD cháu
2. HS liên hệ, trình bày
Việc tốt:
Việc chưa tốt
- Động viên an ủi tâm sự với con cái: 
- Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần.
- Tôn trọng ý kiến của con cái.
- Quát mắng, khắt khe, nghiêm khắc.
- Nuông chiều con, can thiệp thô bạo vào tình cảm, ý thích của con cái.
- Đánh con chửi mắng con.
- Quan tâm đến con chung, hành hạ con riêng của vợ hoặc chồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nghiêm cấm hành vi ngược đãi
- HS liên hệ.
4. Bổn phận của anh chị em
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
5.
- Con dại cái mang.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Của chồng công vợ.
- Anh em hòa thuận là nhà có phúc.
- Anh em như thể tay chân.
- Con có cha mẹ đẻ chẳng lỗ nẻ chui lên.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
- Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
- Cá không ăn muối cá ươn.
- Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
- Có quyền nuôi dạy con thành những công dân tốt
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông om, chăm sóc, GD cháu
b. Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nghiêm cấm hành vi ngược đãi
- HS liên hệ.
c. Bổn phận của anh chị em
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh tham gia giải quyết các vấn đề, tình huống giáo viên đặt ra.
c) Sản phẩm: 
HS bày tỏ quan điểm cá nhân, xử lý được tình huống đúng với nội dung bài học.
d) Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt câu hỏi:
1. Khi em ốm, bố mẹ em đã làm gì? Kể cho các bạn nghe và nêu suy nghĩ của em?
2. Theo em, con cái trong gia đình phải có trách nhiệm gì? Em đã làm được những gì để thể hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 
3. Kể câu chuyện “ Bó đũa”?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà già yếu, ốm đau. Anh chị em phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: : 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 20 BÀI 13: PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là TNXH, tác hại, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh. Nêu được một số quy định của PL về phòng, chống tệ nạn xã hội. Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc phòng tránh TNXH.
- Thực hiện tốt các quy định của PL về phòng, chống TNXH.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống TNXH do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng chống các TNXH	
2. Năng lực:
a)Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
 + Năng lực phát triển bản thân
 + Năng lực điều chỉnh hành vi
 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.
 3. Phẩm chất
- Yêu nước.
- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.
- Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ 
- Trách nhiệm, trung thực
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS quan sát ảnh và thảo luận chung để trả lời các câu hỏi về tệ nạn xã hội.
1. Nhận biết về hành vi của những người trong ảnh?
2. Những biểu hiện đó là tốt hay xấu cho cộng đồng xã hội? Vì sao?
c) Sản phẩm: 
	- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi để biết các loại tệ nạn xã hội trong đời sống và tác hại của nó. Từ đó bước đầu nhận thức về tệ nạn xã hội.
	d) Cách thức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận chung.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Các tệ nạn xã hội ngày càng phát triển với mức độ tinh vi, nguy hiển hơn. Vậy làm thế nào để phòng chống các tệ nạn xã hội, bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng trao đổi, chia sẻ để làm rõ điều đó nhé! 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận nhóm để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội.
b) Nội dung: 
- GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và tiến hành thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào trong giấy A0 để trình bày cho cả lớp cùng xem.
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Không chơi bài ăn tiền (dù là ít) không ham mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu rủ rê để nghiện hút. Ba tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan với nhau, là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/ADIS.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nhóm 1, 3: Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy?
Nhóm 2, 4: Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? Và phạm tội gì? (P, H chỉ vi phạm đạo đức đúng hay sai?) Họ sẽ bị xử lý như thế nào?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và ghi câu trả lời vào giấy.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
Nhóm 1, 3: 
- Ý kiến của An là đúng vì lúc đầu các em chơi tiền ít sau quen ham mê sẽ chơi nhiều 
- Hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc đó là hành vi vi phạm pháp luật
- Nếu các bạn chơi: Ngăn cản nếu không được nhờ thầy cô can thiệp
Nhóm 2, 4: 
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút (chứ không phải chỉ vi phạm đạo đức).
- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì tội tổ chức bán ma tuý.
- Pháp luật sẽ xử P, H và bà Tâm theo quy định của pháp luật( Riêng P và H xử theo tội của vị thành niên).
Bài học qua câu chuyện: Phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu được thế nào là TNXH, tác hại của TNXH, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong phòng chống TNXH. 
b) Nội dung: 
- GV đặt câu hỏi đàm thoại để học sinh thảo luận cặp đôi trả lời từ đó rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được thế nào là TNXH, tác hại của TNXH, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong phòng chống TNXH. Từ đó liên hệ bản thân để có được bài học riêng nhằm tránh xa TNXH.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đặt câu hỏi và lần lượt gọi học sinh lên trả lời:
1. Em hiểu tệ nạn XH là gì? Nêu một số TNXH mà em biết và cho biết trong những tệ nạn ấy, tệ nạn nào nguy hiểm nhất?
2. Tác hại của TNXH?
3. Để phòng chống TNXH, pháp luật nước ta quy định gì?
- Giáo viên cho HS liên hệ thêm về phần Tư liệu tham khảo về Luật Phòng, chống ma túy (SGK/35) và Bộ luật Hình sự năm 1999 (SGK/36) (Giáo viên có thể cập nhật quy định của Luật mới).
4. Chúng ta cần làm gì để phòng chống TNXH?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
1. Khái niệm
- TNXH là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật
2.Tác hại
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội.
3. Quy định của PL về phòng, chống TNXH
- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào
- Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy,
- Cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm
- Trẻ em không được đánh bạc, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
4. Biện pháp rèn luyện
- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào TNXH
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh tham gia vẽ tranh cổ động tuyên truyền phòng chống TNXH.
c) Sản phẩm: 
- 4 nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành một bức tranh nhằm tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tham gia phòng chống TNXH. 
d) Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và vẽ tranh.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và hoàn thành tranh cổ động.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Đất nước ta đang có những thay đổi kỳ diệu và đạt được thành tựu đáng tự hào. Trước những thay đổi đó, chúng ta còn gặp những khó khăn đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta. Những TNXH như những liều thuốc độc đang tàn phá những cái tốt đẹp mà chúng ta xây dựng nên. Nó gặm nhấm làm huỷ hoại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Thế hệ trẻ chúng ta cần có nghị lực, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền, ma tuý. Hãy biết sống lành mạnh, tốt đẹp góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình, XH.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 21 BÀI 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, các biện pháp phòng tránh, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS.
	- Biết tự phòng, chống HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.	
	2. Năng lực:
	- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi: nhận thức được tác hại của HIV/AIDS để chủ sđộng phong, chống.
	- Thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng trong việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS; Năng lực hợp tác.	
	3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- Giúp học sinh hiểu được những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS.
c) Sản phẩm: 
	- HS xem video và trả lời câu hỏi để biết thế nào là HIV/AIDS trong đời sống thực tế,
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu video/hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận chung trả lời câu hỏi.
https://www.youtube.com/watch?v=mQEjCs7x0FM
Các em có suy nghĩ gì về căn bệnh HIV/AIDS qua đoạn video vừa xem?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận chung.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Như các em đã biết, HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã gây bao đau thương cho người mắc và người thân của họ, cũng như để lại những hậu quả nặng nề đối với xã hội. Vì vậy pháp luật nước ta đã có những quy định để phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn về AIDS và những quy định của pháp luật về phòng chống AIDS, cũng như hiểu rõ hơn trách nhiệm của mỗi người trong việc phòng chống AIDS hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận nhóm để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.
b) Nội dung: 
- GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và tiến hành thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào trong giấy A0 để trình bày cho cả lớp cùng xem.
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ HIV/AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu biết để không rơi vào hoàn cảnh đau thương.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nhóm 1: Tai hoạ giáng xuống gia đình bạn của Mai là gì?
Nhóm 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai bạn của Mai?
Nhóm 3: Cảm nhận riêng của em về nỗi đau mà HIV/AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ?
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên?
GV giảng và hướng học sinh rút ra bài học.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và ghi câu trả lời vào giấy.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
Nhóm 1: Anh trai bạn của Mai đã chết vì bệnh AIDS.
Nhóm 2: Do bạn bè xấu lôi kéo, tiêm chích ma tuý mà bị lây HIV/AIDS.
Nhóm 3: Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là nỗi bi quan hoảng sợ cái chết đến gần. Mặc cảm tự ti trước người thân, bạn bè. Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân...
Nhóm 4: Lời Nhắn nhủ bạn của Mai là bài học cho gia đình bạn của Mai cũng là bài học cho mỗi chúng ta. Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ HIV/AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu biết để không rơi vào hoàn cảnh đau thương như gia đình bạn của Mai.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
Bài học qua câu chuyện: Phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu HIV/AIDS là gì, các biện pháp phòng tránh, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS. 
b) Nội dung: 
- GV cho học sinh xem video và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận cặp nhóm trả lời từ đó rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, các biện pháp phòng tránh, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS. Biết tự phòng, chống HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh xem video và đặt câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=f8W8ndf-qn0
Nhóm 1: Qua những thông tin trên em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay? Em hiểu HIV/AIDS là gì?
Nhóm 2: Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm AIDS? Em hiểu câu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS” như thế nào? Những con đường lây truyền HIV/AIDS?
Nhóm 3: Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Pháp luật nhà nước ta cấm những hành vi nào? Tính nhân đạo của nhà nước ta được thể hiện như thế nào?
Nhóm 4: Mỗi chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh nhiễm HIV/AIDS?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
Nhóm 1:
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay tăng. Nó có thể lây truyền bất kỳ ai, bất kỳ dân tộc nào, màu da nào, nước giàu hay nước nghèo, người giàu hay người nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ
- HIV/AIDS là vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải.
Nhóm 2: 
- Tính chất nguy hiểm: 
Vì bệnh AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của VN. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người ảnh hưởng tới kinh tế - XH, nòi giống, sức khoẻ, gia đình tan nát, tù tội, chết chóc
- Câu nói “Đừng chếtAIDS” nghĩa là muốn nhắc nhở mọi người cần tìm hiểu về căn bệnh này để từ đó biết tự bảo vệ mình. 
- Đường lây truyền: Máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con.
Nhóm 3: Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp.
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm.
- Người lây nhiễm HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm.
Nhóm 4: Trách nhiệm của công dân
- Cần phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
1. HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay tăng. Nó có thể lây truyền bất kỳ ai, bất kỳ dân tộc nào, màu da nào, nước giàu hay nước nghèo, người giàu hay người nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ
- HIV/AIDS là vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Tính chất nguy hiểm: 
Vì bệnh AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của VN. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người ảnh hưởng tới kinh tế - XH, nòi giống, sức khoẻ, gia đình tan nát, tù tội, chết chóc.
2. Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp...
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm...
- Người lây nhiễm HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm...
3. Trách nhiệm của công dân
- Cần phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống.
- Liên hệ bản thân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_cong_van_5512_nam_hoc_2020_2021.doc