Giáo án Lịch sử 6 - Bài 3: Thời gian trong lại lịch sử

Bài 3: THỜI GIAN TRONG LẠI LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,.;

- Các cách tính thời gian trong lịch sử.

- Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 11 trang phuongnguyen 24241
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Bài 3: Thời gian trong lại lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Bài 3: Thời gian trong lại lịch sử

Giáo án Lịch sử 6 - Bài 3: Thời gian trong lại lịch sử
Tuần: NS: 
Tiết: ND: 
Bài 3:
THỜI GIAN TRONG LẠI LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,...; 
- Các cách tính thời gian trong lịch sử.
- Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử 
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử.
+ Biết được 1 số cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,...;
+ Giải thích vì sao vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử.
+ Giải thích vì sao vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử.
- Vận dụng: 
+ Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử; vẽ được biểu đồ thời gian, tính được các mốc thời gian.
+ Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian 1 cách hợp lí trong cuộc sống và sinh hoạt bản thân.
- Chăm chỉ: có cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, khoa học trong quá trình học tập và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học
- SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, nhận xét, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm ..
- Kĩ thuật: 321, phòng tranh, trò chơi, đóng vai, khăn trải bàn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động/ mở đầu: 
a. Mục tiêu:  Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Kĩ thuật/ phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát H1. Một tờ lịch treo tường (hoặc tờ lịch HS chuẩn bị); 
- HS đọc các thông tin trong tờ lịch và trả lời các câu hỏi:
?: Trên tờ lịch có ghi mấy ngày, đó là ngày bao nhiêu.
?: Vì sao trong cùng tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau.
?: Ngoài việc ghi số ngày thì còn có những thông tin nào khác không (HS liệt kê những thông tin đó)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả: HS trình bày cá nhân theo quan điểm và hiểu biết của từng học sinh
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Trên tờ lịch có ghi mấy ngày, đó là ngày bao nhiêu?
- Trên tờ lịch có ghi 2 ngày (ngày mùng 2 và ngày 26)
Vì sao trong cùng tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?
- Đây là cách tính thời gian và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và Công lịch (Dương lịch)
Ngoài việc ghi số ngày thì ở bên góc phải còn có những thông tin nào khác không (HS liệt kê những thông tin đó)?
- Còn có 1 số thông tin như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu
Giáo viên dẫn vào bài mới: 
Các em có thể biết được hôm nay là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trên thờ lịch. Nhưng trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải tờ lịch còn ghi thêm như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu,...Vì sao lại như vậy? Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,... Tại sao lại có nhiều cách tính thời gian khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 3: Thời gian trong lịch sử.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
a. Mục tiêu:  
- HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử.
- HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, kết hợp với tư liệu SGK, hoàn thành PHT số 1
c. Phương pháp/ kĩ thuật: cá nhân, thảo luận nhóm, thuyết trình, 321
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thời gian 3 phút, hoàn thành vào PHT số 1: Hãy lập đường thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong hai năm gần đây (Lịch sử phát triển của cá nhân trong 2 năm gần đây, sự kiện nào diễn ra trước ghi trước, sự kiện nào diễn ra sau ghi sau..)
Thời gian
Sự kiện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm: (ví dụ)
Thời gian
Sự kiện
Tháng 9 năm 2020
Học lớp 5, trường..
Tháng 5 năm 2021
Học xong bậc tiểu học
Tháng 9 năm 2021
Học lớp 6 trường
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
GV nhấn mạnh: Từ đó có thể cho HS ôn lại kiến thức cũ: Lịch sử là quá trình thay đổi của sự vật theo thời gian và trả lời câu hỏi: Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? (Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời giam. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó)
 Như vậy, việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự là 1 trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử, nhằm dựng lại lịch sử chân thực nhất. Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra theo trình tự thời gian: có sự kiện xảy ra trước, có sự kiện xảy ra sau. Vì thế, muốn phục dựng lại quá khứ theo đúng những gì đã diễn ra, phải xác định được trình tự thời gian diễn ra của các sự kiện. Đồng thời, việc xác định thời gian của các sự kiện còn giúp ta biết được sự kiện đó đã xảy ra cách đây bao lâu để thấy được giá trị và những hạn chế của nó.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các H2a,b,c hoạt động nhóm, thời gian 4 phút và trả lời câu hỏi; 
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, để xác định được thời gian các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra những cách đo thời gian nào?
Bước 2: HS thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, để xác định được thời gian các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra những cách đo thời gian nào?
Đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời
Trình bày hiểu biết của em về những cách đo thời gian trên
- Đồng hồ cát là một dạng đồng hồ, dụng cụ đo thời gian gồm hai bình thủy tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối, với một tốc độ nhất định. Khi cát từ bình này đã chảy hết vào bình kia, đồng hồ cát được dốc ngược lại để cát chảy theo chiều ngược lại
- Đồng hồ nước: cũng có nguyên tắc hoạt động giống như đồng hồ cát
- Đồng hồ mặt trời: có một mâm tròn trên đó vẽ nhiều vòng tròn đồng tâm. Dùng 1 que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cây que đến vòng tròn nào thì xác định được lúc đó là mấy giờ.
Bước 4: HS nhóm các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. (HS khác nhận xét theo kĩ thuật 321: cho 3 lời khen, 2 hạn chế, 1 lời góp ý hoặc 1 câu hỏi)
- GV có thể khai thác thêm nội dung: Ngoài ra, em còn biết đến những cách đo thời gian (hiện nay) nào khác không? (Đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ treo tường)
- GV nhấn mạnh: Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như đồng hồ, đồng hồ cát (nguyên tắc cũng như đồng hồ nước), đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời ..Hiện nay, nhờ sự phát triển KH-KT thì con người đã phát minh ra rất nhiều cách đo thời gian như đồng hồ quả lắc, đồng hồ đeo tay. với nhiều chất liệu, màu sắc, kiểu dáng đa dạng.. và tính chính xác rất cao.
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời giam. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tính thời gian trong lịch sử
a. Mục tiêu:  
- HS nêu được khái niệm thế nào là thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ,.....
- Các cách tính thời gian và thực hành trong từng trường hợp cụ thể
b. Nội dung: Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống.
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động cặp đôi, Think-pair-share thuyết trình, vấn đáp
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát tư liệu SGK (Tr15) kết hợp H1; hoạt động cặp đôi, kĩ thuật Think-pair-share, hoàn thành vào PHT, thời gian 5 phút
- Think: HS làm việc cá nhân, thời gian 2 phút
- Pair: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi (bạn bên cạnh), thời gian 2 phút
- Share: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên theo STT, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác, thời gian 1 phút 
Yêu cầu
Sản phẩm
Trình bày những cách tính thời gian trong lịch sử
Theo em, có cần thiết phải thống nhất cách tính thời gian trên thế giới hay không? Vì sao?
Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng cách tính thời gian nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Trình bày những cách tính thời gian trong lịch sử
- Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc cổ đại thì tính theo âm lịch; còn người La Mã và nhiều dân tộc châu Âu thì tính theo dương lịch. 
Theo em, có cần thiết phải thống nhất cách tính thời gian trên thế giới hay không? Vì sao?
Cần thiết phải thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Vì xã hội ngày càng phát triển, việc giao lưu trao đổi giữa các dân tộc, khu vực ngày càng mở rộng 
Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng cách tính thời gian nào?
- Ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong các văn bản và cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. (Sử dụng cả hai loại lịch: lịch dương và lịch âm)
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. (HS khác nhận xét theo kĩ thuật 321: cho 3 lời khen, 2 hạn chế, 1 lời góp ý hoặc 1 câu hỏi)
- GV đăt thêm câu hỏi hoặc HS có thể đặt 1 số câu hỏi để trao đổi, phản biện (gợi ý)
Câu 1: Người Việt Nam hiện nay đón tết Nguyên đán theo loại lịch nào? Ngoài Việt Nam, còn có những nước nào trên thế giới đón tết Nguyên đán giống Việt Nam?
Câu 2: Muốn biết năm 2000 TCN cách năm 2020 bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?
Câu 3: Theo em, thế kỉ XXI bắt đầu và kết thúc vào năm nào?
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Người Việt Nam hiện nay đón tết Nguyên đán theo âm lịch. Ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ.(các nước châu Á)
Câu 2: Lấy năm 2000 cộng với 2021 là 4021 năm
Câu 3: Thế kỉ XXI bắt đầu năm 2001 và kết thúc vào năm 3000
- GV nhấn mạnh và giải thích thêm:
+ Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.
+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất
+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su (người sáng tạo ra Thiên Chúa, là năm đầu tiên của Công nguyên). Trước năm đó là 1 năm trước Công nguyên (TCN)
+ Ngoài cách tính thời gian theo giờ, ngày, tháng, năm thì còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm), tính từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó. (H3-Tr15).
2. Các cách tính thời gian trong lịch sử.
- Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Có hai loại lịch: âm lịch và dương lịch.
- Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng đó là Công lịch.
- Ngoài ra, còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tính từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.
3. Hoạt động luyện tập và củng cố:
a. Mục tiêu:  Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động nhóm, trò chơi “Ai nhanh hơn”
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn”, GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, thời gian 3 phút; GV mời 2 nhóm thi bằng cách mỗi thành viên của 2 nhóm sẽ ghi lên bảng 1 ngày nghỉ lễ dương lịch hoặc âm lịch ở nước ta; trong thời gian 2 phút; sau thời gian đó, nhóm nào ghi được nhiều và chính xác hơn thì giành chiến thắng; các nhóm khác nhận xét và bổ sung (GV có thể lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu sau)
Câu 1: Hãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta
Câu 2: Em hãy nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về cách tính thời gian của người xưa theo âm lịch ở Việt Nam mà em biết ?
Bước 2: HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Ngày lễ, tết dương lịch
Thời gian
Tên ngày lễ, tết
1 tháng 1
Tết Dương Lịch
14 tháng 2
Lễ tình nhân (Valentine)
3 tháng 2
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
27 tháng 2
Ngày Thầy thuốc Việt Nam
8 tháng 3
Ngày Quốc tế Phụ nữ
20 tháng 3
Ngày Quốc tế Hạnh phúc
26 tháng 3
Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
22 tháng 4
Ngày Trái đất
30 tháng 4
Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước
1 tháng 5
Quốc tế lao động
19 tháng 5
Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1 tháng 6
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
28 tháng 6
Ngày Gia đình Việt Nam
27 tháng 7
Ngày Thương binh Liệt sĩ
19 tháng 8
Ngày Cách mạng tháng Tám thành công
2 tháng 9
Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
7 tháng 9
Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
13 tháng 10
Ngày Doanh nhân Việt Nam
14 tháng 10
Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
20 tháng 10
Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam
20 tháng 11
Ngày Nhà giáo Việt Nam
22 tháng 12
Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
25 tháng 12
Lễ Giáng Sinh
Ngày lễ, tết âm lịch
Thời gian
Tên ngày lễ, tết
15 tháng 1
Tết Nguyên Tiêu
3 tháng 3
Tết Hàn Thực
15 tháng 4
Lễ Phật Đản
5 tháng 5
Tết Đoan Ngọ
15 tháng 7
Lễ Vu Lan
15 tháng 8
Tết Trung Thu
23 tháng 12
Lễ cúng Ông Táo
Câu 2: Một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về cách tính thời gian của người xưa theo âm lịch ở Việt Nam:
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 - Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
 - Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
 - Rét tháng ba, bà già chết cóng.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:  Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ 
c. Phương pháp/ kĩ thuật:  Cá nhân; động não
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (HS có thể lựa chọn 1 trong 3 câu sau ); thời gian 3 phút
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến 2021 là bao nhiêu năm?
Câu 2: Sinh nhật của em là ngày nào? Nó được tính theo âm lịch hay dương lịch
Câu 3: Theo em, thời gian có quan trọng không? Vì sao? Em sẽ làm gì để không lãng phí thời gian?
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến 2021 là bao nhiêu năm?
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng cách đây 1981 năm (Lấy năm 2021 trừ 40 là 1981 năm)
Câu 2: Sinh nhật của em là ngày nào? Nó được tính theo âm lịch hay dương lịch
- HS trả lời theo cá nhân
Câu 3: Theo em, thời gian có quan trọng không? Vì sao? Em sẽ làm gì để không lãng phí thời gian?
Câu 3: (gợi ý) Thời gian rất quan trọng. Vì thời gian là hữu hạn, khi đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại. 
- Em sẽ sắp xếp thời gian trong học tập và cuộc sống 1 cách khoa học (có thể lên lịch cho từng công việc trong ngày); sử dụng thời gian vào những việc có ích như học tập, đọc sách, giúp đỡ bạn bè, mọi người; không lãng phí thời gian vào những việc vô ích như chơi game, fb.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_bai_3_thoi_gian_trong_lai_lich_su.docx