Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

 Bài 1: Lịch sử và cuộc sống

Câu hỏi mở đầu trang 9 Bài 1 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em, sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

Lời giải:

* Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử:

- Máy tính đầu tiên trên thế giới:

+ Có kích thước khổng lồ: dài khoảng 24 mét, bao phủ diện trích khoảng 160 mét vuông và nặng tổng cộng khoảng 27 tấn.

+ Cổ máy này cần lượng điện tới 150 KW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.

 

docx 128 trang phuongnguyen 25840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Lịch Sử lớp 6- Kết nối tri thức với cuộc sống
 Bài 1: Lịch sử và cuộc sống 
Câu hỏi mở đầu trang 9 Bài 1 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em, sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Lời giải:
* Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử:
- Máy tính đầu tiên trên thế giới:
+ Có kích thước khổng lồ: dài khoảng 24 mét, bao phủ diện trích khoảng 160 mét vuông và nặng tổng cộng khoảng 27 tấn.
+ Cổ máy này cần lượng điện tới 150 KW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.
- Máy tính thế hệ thứ tư:
+ Kích thước nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn so với chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới.
+ Bước đầu có sự kết nối mạng giữa các máy tính (Internet).
+ Hạn chế: người dùng không thể mang máy tính theo bên mình.
- Máy tích xách tay hiện nay: 
+ Thiết kế đẹp, gọn nhẹ (chỉ khoảng 1 – 3 kg), tiêu tốn ít điện năng.
+ Phổ biến sự kết nối mạng máy tính (Internet).
 + Người dùng có thể mang máy tính theo mình, vì vậy rất thuận tiện trong quá trình sử dụng.
* Nhận xét: sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử được hiểu là lịch sử hình thành và phát triển của chiếc máy tính điện tử.
Câu hỏi 1 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khái niệm Lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể?
Lời giải:
* Khái niệm “Lịch sử”:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
* Ví dụ cụ thể:
- Sự kiện: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43).
- Sự kiện: ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Câu hỏi 2 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời giải:
- “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là 2 câu đầu của bài thơ lục bát “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1942.
- Qua 2 câu thơ trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trận trọng, học và hiểu về lịch sử nước nhà để:
+ Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.
....................................
....................................
....................................
Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu hỏi mở đầu trang 11 Bài 2 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trống miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ?
Lời giải:
- Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ miêu tả một phần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, ví dụ như:
+ Lương thực chính của người Việt cổ là lúa gạo (hình ảnh giã gạo).
+ Thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Việt cổ trên sông.
+ Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, thích múa hát.
- Qua các hình ảnh trên mặt trống đồng chúng ta có thể suy đoán một phần về cuộc sống của người Việt cổ. Đây cũng là nguồn tư liệu quý khi tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc sống của cư dân Việt cổ và nền văn minh Việt cổ.
Câu hỏi 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.
Lời giải:
- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Một số ví dụ về tư liệu hiện vật:
+ Khu di tích: Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Huế; thành nhà Hồ
+ Thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ
Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương?
Lời giải:
- Các thông tin về thời đại Hùng Vương có thể khai thác được từ đoạn tư liệu trên:
+ Tên gọi của một số chức vụ trong bộ máy nhà nước thời Văn Lang:
“Tướng văn gọi là Lạc hầu”.
“Tướng võ gọi là Lạc tướng”.
“Quan coi việc gọi là Bồ chính”.
+ Danh xưng của con trai/ con gái vua Hùng:
“Con trai vua gọi là Quan lang.
Con giái vua gọi là Mị Nương”.
+ Thông tin sơ lược về tổ chức hành chính thời Văn Lang: “cả nước chia là 15 bộ”
Lịch Sử lớp 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử
Câu hỏi mở đầu trang 14 Bài 3 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:
Hãy quan sát tờ lịch bên cạnh và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?
Lời giải:
- Trên tờ lịch trong hình 1 ghi 2 ngày khác nhau: 1 ngày được tính theo dương lịch và 1 ngày được tính theo âm lịch tương ứng với ngày dương lịch (ngày Đinh Mão, tháng Ất Sửu, năm Mậu Tuất).
- Ghi 2 ngày (dương lịch và âm lịch) trên cùng một tờ lịch, vì: 
+ Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.
+ Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.
Câu hỏi 1 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?
Lời giải:
- Cần phải xác định chính xác thời gian trong lịch sử, vì: lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian; muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng cách:
+ Sáng tạo ra những dụng dụ đo thời gian, ví dụ: đồng hồ cát; đồng hồ nước; đồng hồ mặt trời.
+ Sáng tạo ra lịch (âm lịch và dương lịch).
Câu hỏi 2 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Muốn biết năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?
Lời giải:
- Năm 2000 TCN cách hiện tại (năm 2021): 4021 năm.
- Cách tính: 
Câu hỏi 3 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử.
Lời giải:
- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch. Có 2 loại lịch:
+ Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
+ Dương lịch: là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm; về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là công lịch.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40.
Lời giải:
Sự kiện
Thời gian cách ngày nay (2021)
Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm ra lịch.
3000 + 2021 = 5021 năm
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40.
2021 – 40 = 1981 năm
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các năm sau đây thuộc thế kỉ nào: 1792 TCN, 179 TCN, 40, 248, 542?
Lời giải:
- Năm 1792 TCN - thuộc thế kỉ XVIII TCN
- Năm 179 TCN – thuộc thế kỉ II TCN
- Năm 40 – thuộc thế kỉ I
- Năm 248 – thuộc thế kỉ III
- Năm 542 – thuộc thế kỉ VI
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy kể tên những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.
Lời giải:
- Các ngày nghỉ lễ theo âm lịch ở Việt Nam: 
+ Tết Nguyên Đán; 
+ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3).
-  Các ngày nghỉ lễ theo dương lịch ở Việt Nam: 
+ Tết Dương lịch (1/1); 
+ Ngày Giải phóng (30/4); 
+ Quốc tế lao động (1/5); 
+ Quốc khánh (2/9).
Luyện tập và Vận dụng 4 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng 5 năm gần đây theo đúng trình tự (có thể thể hiện trên trục thời gian).
Lời giải:
- Học sinh tự lựa chọn và sắp xếp các sự kiện quan trọng của cá nhân.
- Có thể tham khảo mẫu dưới đây:
Bài 4: Nguồn gốc loài người
Câu hỏi mở đầu trang 17 Bài 4 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các em có biết tại sao người châu Phi có làn da đen, người châu Á da vàng, người châu Âu lại da trắng? Liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?
Lời giải:
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa người châu Phi và châu Âu:
- Độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định. 
+ Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt.
+ Người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. 
- Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.
+ Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng, cường độ nắng gay gắt => tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương, khi đó cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ tế bào da => lượng hắc tố cao khiến da đen sạm đi. 
+ Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu không mạnh nên da họ có ít hắc tố hơn => da của họ sáng hơn.
* Người châu Phi và Châu Âu đều có chung một nguồn gốc (được tiến hóa qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ).
âu hỏi 1 trang 17 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào hình trên trục thời gian (trang 16), em hãy cho bết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.
Lời giải:
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn là: Vượn người; Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Niên đại tương ứng với các giai đoạn:
+ Loài Vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm.
+ Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh của loài Vượn cổ đã phát triển lên thành Người tối cổ.
+ Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, người Tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn.
Câu hỏi 2 trang 19 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ tìm thấy được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ (hình 2 – trang 18). Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
- Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam:
+ Ở Việt Nam:
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Núi Đọ (Thanh Hóa).
An Khê (Gia Lai).
Xuân Lộc (Đồng Nai).
+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á:
Lang Xpen (Campuchia).
Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).
Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).
Tri-nin (In-đô-nê-xia).
- Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Nam Á đã chứng tỏ tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 19 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hóa từ Vượn thành người?
Lời giải:
- Tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Dấu tích của người tối cổ (bao gồm: di cốt hóa thạch và công cụ đồ đá) được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và cả ở Việt Nam:
+ Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Núi Đọ (Thanh Hóa).
An Khê (Gia Lai).
Xuân Lộc (Đồng Nai).
+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:
Lang Xpen (Campuchia).
Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).
Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).
Tri-nin (In-đô-nê-xia).
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 19 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 2 (trang 17), em thấy vượn người, người tinh khôn và người tối cổ có điểm gì khác nhau?
Lời giải:
- Điểm khác biệt giữa Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
Vượn người
Người tối cổ
Người tinh khôn
- Có khả năng đi, đứng bằng 2 chi sau.
- Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chân.
- Chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình, ví dụ:
+ Trán còn thấp, bợt ra sau.
+ U mày nổi cao.
+ Trên cơ thể vẫn còn lớp lông dày.
- Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay:
+ Cương cốt nhỏ.
+ Cơ thể gọn và linh hoạt.
+ Bàn tay nhỏ, khéo léo.
+ Trán cao, mặt phẳng.
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 19 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Làm việc theo nhóm: hãy sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài giới thiệu bằng hình ảnh kèm chú thích thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thủy trên thế giới hoặc ở Việt Nam.
Lời giải:
- Học sinh có thể tham khảo hình ảnh và những thông tin dưới đây về quá trình tiến hóa từ vượn thành người (trên thế giới):
Bài 5: Xã hội nguyên thủy 
Câu hỏi mở đầu trang 20 Bài 5 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Có một bức tranh được cho là của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn trên vạch hang Lôt Ca-ba-lôt (Tây Ban Nha), với niên đại khoảng 10.000 năm trước. Một số người cho rằng, người nguyên thủy sống như bầy động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi Liệu trong thực tế có đúng như vậy không?
Lời giải:
- Mô tả bức tranh của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn (hình 1):
+ Người nguyên thủy dùng những mảnh đá nhọn khắc sâu vào vách hang đá để vẽ hình.
+ Trong hình vẽ những người cầm cung tên, mũi lao nhắm bắn vào một đàn hưu đang chạy.
- Hình 1 gợi cho chúng ta một phần đời sống của người nguyên thủy, cụ thể là:
+ Hoạt động săn bắt động vật là một trong những phương thức kiếm sống của người nguyên thủy.
+ Trong quá trình tìm kiếm thức ăn hoặc xua đuổi thú dữ, người nguyên thủy có sự hợp tác, “chung lưng đấu cật” với nhau.
+ Người nguyên thủy đã biết chế tạo ra cung tên, mũi lao phóng để việc săn bắt động vật được hiệu quả hơn và an toàn hơn
Câu hỏi 1 trang 21 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
Lời giải:
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua các giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
Câu hỏi 2 trang 21 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào bảng (tr.20), hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn.
Lời giải:
Người tối cổ
Người tinh khôn
Đời sống
vật chất
- Biết ghè đẽo đá để làm công cụ.
- Biết giữ lửa và tạo ra lửa.
- Lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.
- Sống trong các hang động, mái đá.
- Biết mài đá để tạo ra cộng cụ sắc bén.
- Biết chế tạo cung tên, gốm, dệt vải.
- Biết trồng trọt và chăn nuôi.
- Biết dựng lều bằng cành cây và xương thú để ở.
Đời sống
tinh thần
- Làm đồ trang sức.
- Vẽ tranh trên vách đá.
- Làm đồ trang sức.
- Vẽ tranh trên vách đá.
- Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.
Tổ chức
xã hội
- Sống thành từng bầy.
- Trong mỗi bầy đã có người đứng đầu, có sự phân công lao động.
- Sống quần thụ trong các thị tộc.
- Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc
Câu hỏi 3 trang 23 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn so với Núi Đọ?
Lời giải:
- Quan sát 2 hình ảnh trên có thể thấy:
+ Công cụ đá ở Núi Đọ : được ghè đẽo thô sơ; hình dáng công cụ còn tùy thuộc vào sự nứt vỡ tự nhiên của khối đá qua quá trình ghè 2 mảnh đá vào nhau.
+ Rìu mài lưỡi Bắc Sơn : đã được ghè đẽo và mài nhẵn toàn thân; có hình thù tương đối rõ ràng, vừa với tay cầm, phần lưỡi mỏng và sắc bén hơn.
=> Như vậy, có thể thấy kĩ thuật chế tác công cụ lao động của cư dân văn hóa Bắc Sơn đã cao hơn, tinh xảo hơn so với cư dân văn hóa Núi Đọ. Ngoài kĩ thuật ghè đẽo, người Bắc Sơn đã sử dụng thêm kĩ thuật mài 2 mặt, mài nhẵn để tạo nên những công cụ lao động nhỏ gọn, sắc bén hơn.
Câu hỏi 4 trang 23 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
Lời giải:
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam:
+ Công cụ lao động từng bước được cải tiến.
+ Sinh sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây.
+ Phương thức lao động dần có sự chuyển biến từ: săn bắt – hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam:
+ Làm đồ trang sức bằng: đất nung, vỏ ốc biển.
+ Chế tạo nhạc cụ (đàn đá).
+ Vẽ tranh trên vách hang.
+ Có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 23 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thủy.
Lời giải:
- Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy:
+ Lao động giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển. Ví dụ: 
Thông qua quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi tay của con người dần trở nên khéo léo, linh hoạt hơn.
Con người luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động để tăng năng suất, kiếm được nhiều thức ăn hơn => nhu cầu cải tiến công cụ đã góp phần quan trọng khích thích sự phát triển của tư duy sáng tạo ở con người.
- Thông qua lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 23 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đời sống vật chất, tinh thần của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?
Lời giải:
- Những điểm tiến bộ trong đời sống vật chất và tinh thần của Người tinh khôn so với Người tối cổ:
Người tối cổ
Người tinh khôn
Đời
 sống
vật 
chất
Nguyên liệu chủ yếu
để chế tác công cụ
- Đá cuội.
- Đá cuội.
- Xương thú.
Kĩ thuật chế tác
công cụ lao động
- Ghè đẽo thô sơ.
- Ghè đẽo.
- Mài 2 mặt, mài nhẵn; đục lỗ
- Làm gốm.
Phương thức
kiếm sống
- Săn bắt – hái lượm (đời sống con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên).
- Trồng trọt – chăn nuôi (đời sống của con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên).
Nơi cư trú
- Sinh sống trong các hang động, mái đá.
- Dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.
Đời sống tinh thần
- Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, xương thú.
- Vẽ trang trên vách đá.
- Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, đất nung, xương thú
- Vẽ tranh trên vách đá.
- Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 23 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và Internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì?
Lời giải:
- Ở Việt Nam, những di tích thời đồ đá được phân bố ở các tỉnh: 
+ Lạng Sơn (các di tích: Bắc Sơn; Thẩm Hai, Thẩm Khuyên)
+ Phú Thọ (di tích: Sơn Vi).
+ Hòa Bình (di tích Hòa Bình).
+ Quảng Ninh (di tích Hạ Long).
+ Thanh Hóa (di tích Núi Đọ)
+ Nghệ An (di tích Quỳnh Văn).
+ Quảng Bình (di tích Bàu Tró).
+ Kon Tum (di tích Lung Leng).
+ Gia Lai (di tích An Khê).
+ Xuân Lộc (Đồng Nai).
- Nhận xét: các di tích đồ đá được phân bố tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam, điều này chứng tỏ: ngay từ sớm, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Câu hỏi mở đầu trang 24 Bài 6 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong đời sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều các vật dụng được làm từ đồng và sắt, bởi các nguyên liệu này đã trở nên rất quen thuộc và cần thiết đối với con người từ rất lâu đời. Em hãy kể tên một số vật dụng đó. Em có biết các nguyên liệu đồng và sắt được phát hiện như thế nào, từ bao giờ và chúng đã làm thay đổi đời sống xã hội ra sao?
Lời giải:
* Một số vật dụng được làm từ đồng, sắt:
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: xoong, chảo, thìa, nĩa, dao
- Các công cụ sản xuất (thủ công): liềm, cuốc, xẻng, cày
- Các loại máy móc/ thiết bị được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác.
* Sự xuất hiện của kim loại và tác động của chúng tời đời sống của người nguyên thủ:
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.
- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
- Sự xuất hiện của kim loại có nhiều tác động quan trọng tới đời sống kinh tế - xã hội của con người.
+ Tác động tới đời sống kinh tế:
Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.
Nhờ sử dụng công cụ kim khí, con người có thể khai phá những vùng đất đai mới.
Xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,...
Con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
+ Tác động tới đời sống xã hội:
Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến quan hệ “công bằng và bình đẳng” bị phá vỡ.
Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã
Câu hỏi 1 trang 25 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại.
Lời giải:
- Khoảng 3500 năm TCN, cư dân Tây Á và Ai cập đã biết sử dụng đồng đỏ để chế tác công cụ lao động.
- Khoảng 2000 năm TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng đồng thau.
- Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động.
Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện.
Lời giải:
- Những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện:
+ Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
+ Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu hỏi 3 trang 25 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao xã hội nguyên thủy ở các nước phương Đông phân hóa nhưng lại không triệt để?
Lời giải:
- Ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc), do sinh sống ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau trong các cộng đồng (vốn là các công xã thị tộc) để làm thủy lợi và chống ngoại xâm. Tính cố kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu. Do đó, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm hơn co với các nơi khác nhưng không triệt để.
Câu hỏi 4 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hóa khảo cổ nào?
Lời giải:
- Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua 5 nền văm hóa khảo cổ, là:
+ Văn hóa Phùng Nguyên (khu vực Bắc Bộ), có niên đại khoảng 2000 năm TCN.
+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ), tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ), có niên đại khoảng 1500 năm TCN.
+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ) và Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ), có niên đại khoảng 1000 năm TCN.
Câu hỏi 5 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 4, hãy kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hóa Gò Mun.
Lời giải:
- Một số công cụ, vũ khí bằng đồng thuộc văn hóa Gò Mun:
+ Công cụ: rìu.
+ Vũ khí: mũi tên, dao, giáo
Câu hỏi 6 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thời kì này, đời sống kinh tế - xã hội của cư dân có những biến đổi gì?
Lời giải:
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của người nguyên thủy ở Việt Nam khi công cụ kim loại xuất hiện:
- Chuyển biến về kinh tế:
+ Địa bàn cư trú được mở rộng.
+ Con người đã biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
- Chuyển biến về xã hội:
+ Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định.
+ Hình thành những khu vực đông dân cư (ở lưu vực các dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai), chuẩn bị cho sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước Việt Nam.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào đến đời sống của con người?
Lời giải:
- Sự xuất hiện của kim loại có nhiều tác động quan trọng tới đời sống kinh tế - xã hội của con người.
+ Tác động tới đời sống kinh tế:
Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.
Nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi.
Đưa tới sự xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,...
Nhờ năng suất lao động tăng lên, con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
+ Tác động tới đời sống xã hội:
Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp
Nền văn hóa
Niên đại
Công cụ tìm thấy
Phùng Nguyên
Đồng Đậu
Gò Mun
Tiền Sa Huỳnh
Đồng Nai
Lời giải:
Nền văn hóa
Niên đại
Công cụ tìm thấy
Phùng Nguyên
2000 năm TCN
- Những mẩu gỉ đồng; mẩu đồng thau nhỏ; mảnh vòng hay đoạn dây chỉ.
Đồng Đậu
1500 năm TCN
- Đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu
Gò Mun
1000 năm TCN
- Vũ khí (mũi tên, dao, giáo), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt là rìu lưỡi xéo), đục
Tiền Sa Huỳnh
1500 năm TCN
- Đục, lao, mũi tên, lưỡi câu
Đồng Nai
1000 năm TCN
- Rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 27 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì? Tại sao các công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?
Lời giải:
- Hiện nay, nguyên liệu đồng còn được sử dụng trong việc:
+ Sản xuất (lõi) dây điện; que hàn đồng
+ Sản xuất một số vật dụng, đồ dùng trong gia đình, như: mâm, nồi
+ Sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho việc thờ cúng: tượng (bằng đồng), lư hương
+ Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... 
- Các công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống hiện nay, vì:
+ Tính chất vật lí của đồng là nguyên liệu mềm, dẻo (so với sắt, thép), dễ nóng chảy ở nhiệt độ cao => bất tiện trong việc chế tạo các vật dụng hoặc công cụ sản xuất đòi hỏi độ cứng, chịu nhiệt tốt.
+ Các vật dụng/ công cụ bằng đồng khi để trong không khí hoặc nơi có độ ẩm cao thì rất dễ bị ô-xi hóa, dẫn tới gỉ sét hoặc bị biến đổi về màu sắc => mất thẩm mĩ; khó bảo quản
+ Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ => con người đã chế tạo/ tìm ra nhiều vật liệu mới có ưu điểm vượt trội hơn so với đồng, ví dụ: nhẹ hơn nhưng cứng hơn và không bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 
Câu hỏi mở đầu trang 29 Bài 7 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dưới đây là những hình ảnh mô tả chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em có biết người Ai Cập, Lưỡng Hà đã sáng tạo ra loại chữ viết này thế nào không? Họ đã xây dựng nền văn minh của mình trong điều kiện ra sao?
Lời giải:
* Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:
- Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng).
- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bít viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở Ai Cập và Lưỡng Hà
- Đặc điểm của điều kiện tự nhiên. Ví dụ: Đất đai thống nhất, rộng lớn và nhu cầu trị thuỷ đã góp phần tạo điều kiện cho việc tập trung quyền lực, hình thành thể chế quân chủ chuyên chế ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Đặc điểm về kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa – tinh thần của cư dân nơi đây, ví dụ:
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, do đó, con người có tâm lý sùng bái các lực lượng siêu nhiên (thần Mặt Trời, Thần sông Nin).
+ Con người sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx