Giáo án môn Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 24 - Năm 2020-2021

Tuần 24- Tiết 111- Văn bản:

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:

1- Về kiến thức.

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước

- Lẽ sống cao đẹp của 1 con người chân chính

2- Về kĩ năng.

- Đọc- hiểu 1 văn bản thơ trữ tình hiện đại

- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về 1 hình ảnh thơ, 1 khổ thơ, 1 văn bản thơ.

3- Thái độ, phẩm chất.

- Trân trọng, yêu quý thiên nhiên đất nước con người VN.

=> Định hướng năng lực:

Đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích chi tiết, bình giảng, cảm thụ thẩm mĩ.

 

doc 20 trang phuongnguyen 30/07/2022 18380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 24 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 24 - Năm 2020-2021

Giáo án môn Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 24 - Năm 2020-2021
Soạn: 16/ 4/ 2020- Dạy: 
Tuần 24- Tiết 111- Văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:
1- Về kiến thức.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước
- Lẽ sống cao đẹp của 1 con người chân chính
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu 1 văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về 1 hình ảnh thơ, 1 khổ thơ, 1 văn bản thơ.
3- Thái độ, phẩm chất.
- Trân trọng, yêu quý thiên nhiên đất nước con người VN.
=> Định hướng năng lực: 
Đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích chi tiết, bình giảng, cảm thụ thẩm mĩ...
B- Chuẩn bị
- Gv: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ
- Hs: SGK, Vở ghi, vở soạn
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi: Hộp quà bí mật.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi 1- Em biết gì về nhà thơ Thanh Hải?
 2- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết về đề tài gì? Em có hay được nghe bài hát này mỗi dịp xuân về không? Hãy hát cho cả lớp nghe. 
	 3- Em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
( HS trả lời)	
- GV dẫn vào bài: Những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước ta đang bước vào một giai đoạn xây dựng vô cùng khó khăn. Vấn đề lẽ sống chân chính được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đặt ra. Thanh Hải trước lúc vĩnh biệt cuộc đời cũng nguyện ước được đem sức lực mình đóng góp vào công việc xây dựng chung. Để hiểu được ước nguyện của nhà thơ, ta cùng đến với bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới.	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm chắc vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 10 phút.
(?) Dựa vào hợp đồng đã giao, em hãy đại diện nhóm trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Gv chốt.
- Gv hd đọc, đọc mẫu
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
? Em có nhận xét gì về thể thơ?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là gì? 
? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 25 phút.
Gv dẫn dắt: Mùa xuân đến được Thanh hải cảm nhận trên nhiều đối tượng: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của con người và cả những suy ngẫm về mùa xuân của đất nước. Đầu tiên là mùa xuân đến từ trong đất trời thiên nhiên xứ Huế.
- Đọc đoạn 1:
? Cảnh sắc Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh nào? 
? Những hình ảnh về mùa xuân được đặc tả qua những từ ngữ nào? 
? Cấu trúc của câu thơ mở đầu có gì đặc biệt? 
? Với những nét phác hoạ đó, t/ g đã vẽ nên bức tranh mùa xuân xứ Huế như thế nào ? 
? Vậy trước khung cảnh thiên nhiên tươi mới tràn ngập sức sống như thế cảm xúc của tác giả được gợi tả qua những từ ngữ, biện pháp tu từ nào ?
? Qua đó em cảm nhận được những xúc cảm gì của tác giả? 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện nhóm 3 lên bảng trình bày, các nhóm bổ sung.
- Hs đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Tác giả: Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn)-(1930-1980), quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế...
- Ông hoạt động văn nghệ tại Huế trong suốt 2 cuộc k/c.
- Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân Miền Nam trong suốt những năm KC chống Mĩ. 
 - 5 tập thơ gồm: Ánh mắt (1956); Người đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1, tập 2 1970 – 1972); Mùa xuân nho nhỏ (1980).
2- Tác phẩm.
a- Đọc- Tìm hiểu chú thích
* Đọc.
* Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung
* Xuất xứ : Bài thơ được viết vào T11/ 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và 1 tháng sau thì qua đời.
* Thể thơ: Thể thơ 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3.
 * PTBĐ: BC+ MT (khổ 1)+ Lập luận (K3)
* Mạch cảm xúc: Niềm vui say trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước con người và khát vọng sống cống hiến mãnh liệt. 
* Bố cục: 2 phần
P1: 3 khổ thơ đầu: Cảm nghĩ về mùa xuân đất nước.
P2: 3 khổ thơ sau: Cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người.
II- Phân tích:
1- Mùa xuân của thiên nhiên đất nước qua cảm nhận của nhà thơ.
* Mùa xuân của thiên nhiên đất trời
Cảnh sắc mùa xuân :
 + Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
 + Con chim chiền chiện, hót vang trời.
 + Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.
-> Nghệ thuật:
 + Tính từ: xanh, tím biếc
 + Động từ: mọc, hót, rơi 
 + NT đảo trật tự cú pháp, ĐT “ mọc” lên đầu câu.
=> Bằng vài nét phác hoạ, nhà thơ đã vẽ được: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi tắn, dịu dàng đầy màu sắc đặc trưng xứ Huế với sông xanh hoa tím mộng mơ đặc biệt bức tranh đó có cả sức sống mùa xuân đang cựa mình trong sự vươn lên của bông súng giữa dòng sông, trong tiếng hót vang của chú chim chiền chiện và cả sự chuyển dời của những giọt âm thanh hay giọt mưa giao hòa trời đất. 
- Cảm xúc của tác giả:
+ Từ gọi đáp: Ơi con chim chiền chiện
+ Nghệ thuật nhân hóa ( gọi chim như gọi người)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Từng giọt long lanh”- Chuyển từ thính giác sang thị giác. Âm thanh tiếng chim không chỉ được cảm nhân bằng âm thanh tiếng hót mà dường như âm thanh đó còn kết đọng lại thành giọt để tác giả hứng lấy chiếm lĩnh trọn vẹn những tinh túy trong âm thanh của Tiếng chim. 
=> Tình yêu tha thiết, trìu mến của tác giả dành cho chú chim chiền chiện, cũng là cho thiên nhiên đất trời. 
Niềm say sưa ngây ngất, cảm xúc thiết tha nồng nàn, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất trời vào xuân
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
 ? Đọc diễn cảm bài thơ.
 ? Trình bày những hiểu biết của em về t/ g Thanh Hải?
 ? Mùa xuân của đất trời trong thơ Thanh Hải ntn?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong đoạn thơ đầu.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc một số bài thơ của Thanh Hải.
- Học, nắm chắc nd bài
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn phần còn lại.
.............................................................................................................................................. Soạn : 16/ 4 / 2020- Dạy: 
Tiết 113- Văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Đọc những khổ thơ tiếp theo:
? Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước trước hết hướng vào đối tượng nào? 
? Phân tích cái hay trong cách thể hiện?
 ( - Về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ?
Biện pháp tu từ?
Nhịp điệu của những câu thơ? )
? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần khẳng định được điều gì?
Gv: Nét độc đáo ở chỗ: t/g đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ = h/a độc đáo: lộc non của mùa xuân gắn với người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem lộc non – mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước
? Từ mùa xuân của đất trời, mùa xuân của con người, t/g liên tưởng, suy ngẫm về điều gì?
? Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào khi nói về đất nước? Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật khi nói về mùa xuân của đất nước?
? Em hiểu gì về đất nước Việt Nam ta qua lời thơ suy tưởng ấy? Em đọc được cảm xúc nào của nhà thơ khi suy tư về đất nước?
- HS đọc “ Ta làm con chim hót” đến hết:
? Trước mùa xuân của TN, đất nước nhà thơ có ước vọng gì?
 Tổ/c hoạt động cặp đôi: 3’
? Nhận xét về nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những lời thơ thể hiện lẽ sống của tác giả?
- Gv chốt
- Hs đọc khổ cuối.
? Nêu cảm nhận của em về khổ cuối?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của t/g trong 3 khổ cuối?
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài?
? Nêu nd của văn bản?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Tạo cặp đôi
HĐ cá nhân 2’; cặp đôi 1’
HS nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( Tiếp )
2- Mùa xuân của con người, của đất nước :	
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả.xôn xao.
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
- Con người: người cầm súng
 người ra đồng.
 + 2 h/a ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho 2 nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước.
 + Điệp từ lộc mang tính đa nghĩa: là chồi non, lộc biếc của cây cỏ mùa xuân; với người chiến sĩ là cành lá ngụy trang chở che cho họ làm nên chiến thắng; với người ra đồng lộc là những mầm xuân tươi non trải dài trên đồng ruộng báo hiệu mùa vàng; lộc còn là sự sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước lí tưởng, đầy hoài bão và khát vọng cống hiến, lộc là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai 
 + Từ láy tượng hình “ hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con người VN trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 + Từ láy tượng thanh “ xôn xao”: bộc lộ tâm trạng náo nức, rộn ràng.
 + Điệp từ ngữ “ tất cả”, nhịp thơ nhanh khiến ta có cảm giác nhịp điệu mùa xuân như hối thúc, lay động vạn vật cựa mình.
-> Nhà thơ khẳng định: không phải là một cá nhân mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.
- Suy tưởng về mùa xuân đất nước:
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
 + Phương thức lập luận+ miêu tả về đất nước, về dt.
 + Biện pháp nhân hoá đất nước vất vả, gian lao nhưng cứ đi lên phía trước.
 + So sánh đất nước – vì sao gợi sự trường tồn, đẹp đẽ cao quý, thiêng liêng, sáng trong vô ngần. Đây là sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật so sánh.
-> Đó là 1 đất nước có bề dày lịch sử (4000 năm..). Tuy vất vả đau thương nhưng anh dũng quật cường. Đó là 1 đất nước đẹp đẽ với ý chí, nghị lực và niềm tin chói sáng, luôn hướng về phía trước.
Tác giả thương cảm, trân trọng và trên hết là tự hào về đất nước VN anh hùng.
2- Mùa xuân của lòng người.
- Ước vọng :
Ta làm con chim hót.
Ta làm 1 cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca, 
Một nốt trầm...
Một mùa xuân nho nhỏ.
Lặng lẽ dâng cho đời
 + Điệp từ, điệp cấu trúc câu “ta làm, ta nhập, dù là..-> ước vọng chân thành, tha thiết là được hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời hiến dâng tất cả sức lực, trí tuệ của mình.
 + H/a ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ -> 1 lẽ sống đẹp, sống như những mùa xuân
 + Những từ láy: nho nhỏ, lặng lẽ -> thể hiện sự thiêng liêng, thành kính và khiêm nhường không gân guốc, không ồn ào cao điệu mà lặng lẽ thấm thía -> Thể hiện 1 lẽ sống cao cả.
 + Lặp lại những hình ảnh ở đầu bài.
=> Hai khổ thơ là lẽ sống, là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
“Mùa xuân ta xin hát”-> niềm bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Nhà thơ cất lên tiếng hát ca ngợi quê hương hoà chung với đất nước trải dài ngàn dặm chứa chan t/y thương.
 -> T/g xưng “ta”. Ta vừa chỉ số ít, mang sắc thái riêng, vừa là số nhiều chỉ chung con người. Vì vậy vừa diễn đạt niềm riêng, vừa nói được cái chung. Đây là tâm sự của t/g nhưng cũng là của nhiều người, nhiều c/đời (từ tuổi 20 đến khi tóc bạc) của nhân loại vô danh
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca
- Kết hợp hài hoà giữa h/ a thơ tự nhiên, giản dị với những h/a giàu y/n biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng giàu h/a, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ ngữ, sử dụng đại từ xưng hô.
- Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nd từng đoạn.
2- Nội dung 
- Bài thơ thể hiện rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
 ? Đọc diễn cảm bài thơ.
 ? Vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung, nghệ thuật của bài ?
 Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc một số bài thơ của Thanh Hải.
- Học, nắm chắc nd bài
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn “ Viếng lăng Bác”.
.
Soạn: 16/ 4/ 2020- Dạy: 
Tiết 113- Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ. 
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S biết làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
2- Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận
3- Thái độ:
Tuân thủ các bước làm bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên :SGK, SGV, Giáo án .
- Học sinh: SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy - học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi ? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
	 ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?
	 ? Em hiểu gì về cách làm kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
( HS trả lời)	
- Gv dẫn vào bài: Sự cần thiết của việc bày tỏ ý kiến cá nhân, bàn bạc, nhận định đánh giá, về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người trong cuộc sống xã hội. Cách làm cụ thể ntn, bài hôm nay ta đi trả lời câu hỏi đó?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐcủa HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và các dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
- Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
? Yêu cầu chung cần làm ở những đề bài này là gì?
? Hãy tự đặt 1 số đề bài tương tự ?
Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 20 phút
- Đọc đề bài:
Đọc kĩ đề bài, cho biết những từ ngữ quan trọng có trong đề bài. Từ đó:
? Xác định kiểu bài (tính chất) của đề?
? Vấn đề nghị luận của đề bài là gì?
? Thao tác lập luận cho đề bài là thao tác gì?
? Giới hạn, phạm vi kiến thức cần có để làm bài này là gì?
- Gvdg: Để tìm ý cần đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi. Chú ý 4 câu hỏi: Đó là truyền thống gì? Mặt đúng đắn của đạo lí đó ntn? Mặt còn hạn chế của đạo lí là gì? Bài học rút ra từ đạo lí đối với bản thân và phương hướng hành động ntn?
Câu hỏi 1: Đó là truyền thống gì? ( Phải giải thích vấn đề)
? Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ?
? Nghĩa bóng của câu tục ngữ?
? Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
Câu hỏi 2: Mặt đúng đắn của đạo lí đó được thể hiện như thế nào? 
? Hạn chế của đạo lí được thể hiện ntn trong thực tế? ( vì sao?) - nghĩa là phải bàn luận, đánh giá mặt tích cực, hạn chế thông qua lí lẽ, dẫn chứng, đồng thời mở rộng nâng cao vấn đề) 
Câu hỏi 3: Ngày nay đạo lí này có ý nghĩa gì với con người ? Chúng ta cần làm gì để phát huy đạo lí đó?
? Hãy rút ra những kĩ năng cần thiết cho việc tìm hiểu đề, tìm ý cho kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
* Giống : Các đề đều có 2 phần:
 + Phần nêu yêu cầu nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.
 + Phần nêu mệnh lệnh nghị luận.
* Khác : Về dạng đề.
+ Dạng đề có kèm mệnh lệnh : Đ1, 3,10.
+ Dạng đề không kèm mệnh lệnh : Đề 2,4,5,6,7,8,9.
-> Phải vận dụng các thao tác gt, CM hoặc bình luận tư tưởng đạo lí nêu trong đề bài, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng đạo lí đó.
* Một số đề bài.
- Dạng đề không kèm mệnh lệnh.
 VD : Tiên học lễ, hậu học văn
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Dạng đề có kèm mệnh lệnh:
Vd : Suy nghĩ về câu nói của Bác : 
‘’ Một năm khởi đầu bằng mùa xuân
 Cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ
 Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội’’
II- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Đề bài:
 Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
1- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài : Nghị luận về một đạo lí.
- Vấn đề nghị luận: đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.
- Thao tác lập luận : Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ (Thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học đạo lí rút ra từ câu tục ngữ 1 cách có sức thuyết phục).
- Tri thức cần có : 
 + Vốn sống trực tiếp : Các tri thức về đời sống.
 + Vốn sống gián tiếp : Những hiểu biết về tục ngữ VN, tập quán, VH, lối sống của dân tộc.
* Tìm ý:
1- Giải thích vấn đề:
- Nghĩa đen : 
+ “Nước” là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mát, linh hoạt ở mọi địa hình, có vai trò đặc biệt trong đời sống.
+ Nguồn là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng:
+ Nước : Những thành quả con người được hưởng thụ bao gồm giá trị vật chất, giá trị tinh thần
+ Nguồn : Tổ tiên, tiền nhânnhững người đi trước, những người vô danh, hữu danh có công tạo dựng lên đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôi, LĐ và xương máu chiến đấu trong trường kì LS của dt.
- Truyền thống đạo lí: Lòng biết ơn của con người.
2- Bàn luận vấn đề:
- Mặt đúng đắn của vấn đề: vai trò, ý nghĩa quan trọng hoặc to lớn của tư tưởng, đạo lí bằng cách đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng: Những người hôm nay được thừa hưởng thành quả ( vật chất, tinh thần) phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dt và nhân loại.
- Mặt còn hạn chế của đạo lí:
Còn có nhiều người được hưởng thụ mà chưa có hành động biết ơn, thậm chí đi ngược lại với biết ơn ( nêu dẫn chứng): Khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván, khỏi rên quên thầy, có mới nới cũ, bạc đãi cha mẹ, phản bội Tổ quốc, nói xấu lãnh tụ,... .
- Mở rộng, nâng cao:
 Nhớ nguồn vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm của mỗi con người.
3- Bài học từ đạo lí và giải pháp thực hiện.
- Ý nghĩa bài học:
+ Là 1 trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dt.
+ Là 1 trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc.
- Giải pháp thực hiện: 
 + Nhớ nguồn là biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng thụ.
 + Nhớ nguồn là biết trân trọng, giữ gìn bảo vệ, phát huy những thành quả đã có.
 + Nhớ nguồn là đồng thời với hưởng thụ phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.
=> Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tìm hiểu đề: 
 + Đọc kĩ đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 + Xác định kiểu bài, yêu cầu (đối tượng) nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi kiến thức.
- Tìm ý: Đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi để tìm ý. Chẳng hạn:
 Đó là đạo lí gì? Mặt đúng đắn của đạo lí đó ntn? Mặt còn hạn chế của đạo lí là gì? Bài học rút ra từ đạo lí đối với bản thân và phương hướng hành động ntn?
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
? Nêu rõ kĩ năng tìm hiểu đề và tìm ý cho dạng bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí? 
? Hãy tìm hiểu đề, và tìm ý cho đề bài sau đây:
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Suy nghĩ của em về đạo lí trên.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
? Viết đoạn văn giải thích cho đề văn ở HĐ 3. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Đọc thêm những bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Đọc tiếp SGK trang 53, 54 chuẩn bị cho tiết 2 .
- Ra các đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
..................................................................................................................................
Soạn: 16/ 4 / 2020- Dạy: / 4/ 2020.
Tiết 114- Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Đọc VD phần mở bài trang 53 (SGK).
? Dàn bài phần mở bài cần đạt yêu cầu gì?
? Phần thân bài cần đạt yêu cầu gì ?
? Phần kết bài cần đạt yêu cầu gì ?
? Từ việc lập dàn bài, hãy rút ra kĩ năng lập dàn bài ?
- Hs lần lượt viết từng phần: MB, TB, KB 
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV NX bổ sung.
? Hãy cho biết kinh nghiệm tạo lập văn bản ?
? Vận dụng kĩ năng tổng hợp, hãy cho biết cách làm một bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí
 “Uống nước nhớ nguồn”
2- Bước 2 : Lập dàn bài
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ - Nghĩa đen
 - Nghĩa bóng
- Bàn luận, đánh giá về tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống.
* Kết bài:
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
=> Kĩ năng lập dàn bài :
Trên cơ sở những ý đã tìm được, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, phù hợp với bố cục bài nghị luận.
3- Bước 3 : Viết bài.
=> Kĩ năng tạo lập văn bản:
 + Lần lượt triển khai dàn ý thành đoạn văn, bài văn.
 + Dùng các phép lập luận phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp,...để viết các đoạn văn.
+ Sử dụng các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản.
4- Đọc lại bài viết và sửa chữa.
+ Kiểm tra sửa chữa nên tiến hành đồng thời với các bước trên (Thực hiện đến đâu, KT đến đó). Chú ý việc xây dựng và liên kết các đoạn văn.
 + Chỉ nên sửa thêm: lỗi chính tả, từ.
* GHI NHỚ:
- Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này.
- Yêu cầu về dàn bài cho bài văn.
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
- HS đọc yêu cầu đề bài:
 Tổ/c HĐ nhóm
 ( KT khăn phủ bàn):
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài trên.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + HS thực hiện việc thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + HS nhóm khác nhận xét	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
II- Luyện tập: 
Đề bài: Tinh thần tự học.
* MB: Nhận thức thực tế về vấn đề học tập-> Nêu những nhận định chung và vai trò của tinh thần tự học.
* TB: 
- Giải thích : Học là gì?
 + Học là hành động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của 1 chủ thể học tập.
- Có 2 hình thức học tập.
 + Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo có không gian, thời gian, những điều kiện và quy tắc cụ thể.
 + Tự học: Dựa trên những kiến thức và kĩ năng đã học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức, kĩ năng.
- Tinh thần tự học là gì?
 + Là có ý thức tự học, trở thành 1 nhu cầu thường trực
 + Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn
 + Là có phương pháp tự học phù hợp.
 + Là luôn luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người khác
- Dẫn chứng: Các tấm gương trong sách báo và những người ở xung quanh.
* KB: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phân tích nhân cách và hoàn thiện mỗi con người
* Củng cố:
 ? Nêu rõ yêu cầu của các bước làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí?
 	 ? Cần vận dụng các phép lập luận nào để làm dạng bài văn nghị luận này?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng làm bài văn NL về tư tưởng, đạo lí để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
? Viết một đoạn văn ở phần thân bài cho đề văn trên. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 	
- Đọc thêm những bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Viết bài cho đề đã luyện tập.
- Viết bài đề 9 SGK trang 52.
Soạn: 16/ 4/ 2020- Dạy: 	 
Tiết 115- Tập làm văn: 	
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS có được:
1- Kiến thức
 H/s nhận được kết quả bài viết số 5, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết
2- Kĩ năng
- Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.	
3- Thái độ: 
 Có ý thức phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại của bản thân cố gắng nâng cao kĩ năng viết bài.
=> Năng lực hình thành, phẩm chất:
Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
B- Chuẩn bị của thầy và trò : 
1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 
2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết 104 + 105, tìm hiểu yêu cầu, lập dàn ý và viết lại bài văn . 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.	
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực: Tư duy sáng tạo.
- 	
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài.
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
? Đề bài thuộc thể loại gì?
- GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý cho bài viết.
- Gv trả bài cho Hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC:
 + Tự học.	
 + PC: trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút. 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS :
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
- Hs đọc 
- Hs phân tích đề
- Hs trả lời 
- Hs lập dàn ý
-Hs tự nhận xét
- HS nghe và đưa ra những nhận xét, tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài của mình.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là gì? 
 Hãy nêu dàn ý kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
Câu 2: Đoạn văn sau lập luận cho vấn đề gì?
Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đới với đời sống con người. Trước hết, nó hủy hoại sức khỏe của người trực tiếp hút. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người, gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi,... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc đều mắc ít nhất một số bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc, đầu thuốc, tàn thuốc góp phần cùng với rác rưởi làm nên sự ô nhiễm môi trường sống. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút. Bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh hít phải khói thuốc và chính khói thuốc khiến họ chịu độc gấp bốn lần người trực tiếp hút. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người xung quanh mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.
Câu 3: 	
Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
YÊU CẦU:
Câu 1(2đ): 
* Về hình thức:
Không yêu cầu Hs viết thành đoạn văn. HS có thể trả lời theo ý.
* Về nội dung:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
 Dàn ý : 3 phần 
 + Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
 + Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
 + Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Câu 2: 
* Về hình thức:
Không yêu cầu Hs viết thành đoạn văn. HS có thể trả lời theo ý.
* Về nội dung:
Đoạn văn lập luận về tác hại của thuốc lá với con người.
Câu 3:
1- Tìm hiểu đề :
- Yêu cầu :
 + Thể loại : Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
 + Vấn đề nghị luận: hiện tượng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_24_nam_2020_2021.doc