Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tập làm văn Kì 2

PHẦN TẬP LÀM VĂN 6- KÌ 2

PHẦN 1: LÍ THUYẾT

PHẦN 2: MỘT SỐ DÀN Ý VÀ BÀI VĂN THAM KHẢO

***********************************************************

PHẦN 1: LÍ THUYẾT

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh . làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:

- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.

- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

 

doc 72 trang phuongnguyen 02/08/2022 21201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tập làm văn Kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tập làm văn Kì 2

Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tập làm văn Kì 2
 PHẦN TẬP LÀM VĂN 6- KÌ 2
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
PHẦN 2: MỘT SỐ DÀN Ý VÀ BÀI VĂN THAM KHẢO 
***********************************************************
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
I. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6:
Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói. của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết)
Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
* Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp...
Tả chi tiết: Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt). Ví dụ: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: Qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
* Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở
thực tế nào đó: Người hay cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
- Tả cảnh: Phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như:
Không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào?
Chợ diễn ra ở địa điểm nào?
Thời tiết khí hậu ra sao?.
Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
- Tả người trong tưởng tưởng: Nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết.Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
II. Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
Xác định được đối tượng miêu tả;
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần: 
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả.
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
Bầu trời âm u, nhiều mây.
Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
Cây cối rụng lá chờ cành.
Chim tróc bay đi tránh rét.
Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan).
Vầng trán.
Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
Đôi mắt, miệng
Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
Mắt đen tròn ngây thơ;
Môi đỏ như son;
Chân tay mũm mĩm;
Miệng cười toe toét;
Nước da trắng mịn;
Nói chưa sõi
d) Tả một cụ già:
Tóc trắng da mồi;
Cặp mắt tinh anh;
Dáng vẻ chậm chạp hoặc nhanh nhẹn;
Giọng nói trầm ấm
Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả.
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
Miêu tả theo không gian:
Từ xa tới gần.
Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn.
Miêu tả theo thứ tự thời gian:
Sân trường vắng lặng trong giờ học.
Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó.
Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói,hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.
PHẦN 2: MỘT SỐ DÀN Ý VÀ BÀI VĂN THAM KHẢO 
Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển mà em đã quan sát được
LẬP DÀN Ý:
1. Mở bài
Giới thiệu chung
-  Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển Đông.)
-  Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng trên bờ biển.)
2. Thân bài:
Tả cảnh mặt trời mọc :
+ Trước khi mọc:
-  Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng...
+ Lúc đang mọc:
-  Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sang màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.
+ Sau khi mọc:
-  Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.
-  Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.
-  Mặt nước mênh mông, xanh thẳm...
-  Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.
3. Kết bài:
Cảm tưởng của em :
-  Vô cùng say mê, thích thú.
-  Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.
 ** Bài viết tham khảo:
  Nhà em ở Hòn Gai, trông ra biển Đông suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên.
 Tang tảng sáng, mọi vật còn loà nhoà trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía Đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.
  Lúc mặt trời đã nhô lên. hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.
   Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.
   Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu.
Đề bài: Em hãy tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở đồng bằng.
Dàn bài: 
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về quê hương và cảnh mặt trời mọc ở nơi đây
2. Thân bài
a. Tả khái quát về khung cảnh quê hương khi mặt trời chưa mọc
- Màn sương đêm vẫn còn bủa vây quanh xóm làng
- Trời chưa sáng hẳn
- Một số ngôi nhà đã bắt đầu đỏ điện, khói bếp tỏa ra trên những mái nhà
- Yên tĩnh, chỉ thoáng nghe tiếng chim tỉnh giấc và lác đác tiếng gà gáy sớm
b. Tả cảnh mặt trời mọc
- Thiên nhiên:
+ Bầu trời sáng dần lên
+ Mặt trời từ từ nhô lên sau đám mây dày đặc
+ Từng đàn chim bay đi kiếm ăn trên nền trời xanh
+ Cây cối, hoa lá thức giấc đón ánh bình minh, chào đón ngày mới
+ Chim chóc hót líu lo trên cành cây cao
+ Từng đàn trâu, đàn bò đi ra đồng
- Con người
+ Mọi người ra đồng làm việc
+ Những cô cậu học trò vừa đi học vừa ríu rít chuyện trò rất vui vẻ
3. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân khi được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên quê hương của mình
 ** Bài viết tham khảo:
Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.
   Trời mới tang tảng sáng, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành ồn ào, bụi bặm.
Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.
 Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hoà mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
   Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững ln hình trên nền trời biếc. Dòng sông Đáy như một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích.
   Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hoà trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc.
   Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một hoạ sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhoà.
Đề bài: Hãy tả cảnh một buổi sáng ở thành phố nơi em ở
Dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh buổi sáng trên đường phố nơi em ở
- Ấn tượng ban đầu của em đối với cảnh đó
2. Thân bài
* Tả khái quát khung cảnh:
- Cảnh vật buổi sáng sớm yên bình, tĩnh lặng
- Đường phố vắng vẻ, xe cộ thưa thớt
* Tả cụ thể từng bộ phận của cảnh:
- Khi trời chưa sáng rõ: 
+ Mặt đường chỉ mới ánh lên thứ ánh sáng nhàn nhạt
+ Trên cao, ông mặt trời đỏ ứng bắt đầu mới ló rạng ở phía chân trời đằng Đông
+ Hàng cây bên đường tỏa bóng mát, đung đưa lắc lư
+ Những làn gió nhè nhẹ thổi hương hoa bay khắp không gian, không khí trong lành khiến lòng người thêm khoan khoái, dễ chịu
+ Tả cảnh sinh hoạt của con người: Trong công viên, vài ba cụ già tập dưỡng sinh; các anh chị thanh niên chạy bộ; một vài bác lớn tuổi đi bộ, đánh cầu lông,...; bên hè phố, những người mẹ tất bật mua đồ ăn sáng cho cả nhà,...
- Khi trời sáng rõ: 
+ Mặt trời lúc này đã "tỉnh ngủ", bừng tỉnh rẽ mây xuất hiện, sáng sừng sững trên bầu trời trong xanh, cao vời vợi 
+ Đường phố tấp nập xe cộ đi lại, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng cười nói làm rộn vang cả một góc phố
+ Các hàng ăn, quán xá tấp nập kẻ bán người mua...
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về khung cảnh buổi sáng trên đường phố nơi em ở. 
** Bài viết tham khảo: 
Trời đã tang tảng sáng. Trước mắt em, không gian biến màu dần trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng lan toả khắp không gian như thoa phấn lên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, diễm lệ. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố mang tên Bác như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.
 Giây phút kì diệu đã đến. Mặt trời đang mọc. Bầu trời lúc rạng sáng chuyển biến rất nhanh, có thể nhận rõ từng bước một. Phía Đông, sắc trắng đổi dần sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên thủng lớp mây dày xốp. Ánh sáng ban mai lan toả khắp nơi, cảnh vật bừng thức dậy trong làn gió trong lành, mát rượi. Hàng vạn ngôi nhà to nhỏ, cao thấp nhấp nhô dần dần hiện rõ đường nét, sắc màu. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. Hàng cây ven đường ướt sương, lấp lánh dưới ánh bình minh.
   Đường phố bắt đầu huyên náo. Một ngày mới bắt đầu.
  Trên đường, từng đoàn xe tải, xe lam, ba gác máy, hon đa, xe đạp... chở hàng hoá, thực phẩm toả về các chợ. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xin đường lanh lảnh khuấy động không gian.
   Tiếng rao lảnh lót của những hàng quà sáng ngân dài dọc phố: "Ai xôi nóng đây! Bánh mì nóng mới ra lò đây! Bánh tiêu, bánh bò đây... " hoà quyện vào nhau, tạo thành một thứ âm thanh vô cùng quen thuộc.
   Trong dòng người ngược xuôi, giữa muôn màu áo của cán bộ, công nhân tới cơ quan, nhà máy, nổi bật lên sắc trắng của đồng phục học sinh đang tấp nập tới trường.
   Nhịp điệu thôi thúc, hối hả của cuộc sống công nghiệp hoá ở một thành phố lớn đã cuốn hút mọi người. Gương mặt ai cũng tràn đầy một niềm phấn chấn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu.
   Em yêu mến và tự hào biết mấy về thành phố Hồ Chí Minh của em!
Đề bài: Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi
Lập dàn bài: 
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh.
Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành.
Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
Tiếng trống “TùngTùngTùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ.
Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới.
Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi.
Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên.
Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá.
Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò.
Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh.
Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.
Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt.
Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi.
Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
** Bài viết tham khảo:
Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.
   Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.
 "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.
   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.
   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.
Đề bài: Em hãy tả lại cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
Lập dàn bài: 
I. Mở bài: giới thiệu khu vườn
Ví dụ: Mùa xuân đến rồi,khu vườn bỗng trở nên khoác một màu áo mới, tươi đẹp và đầy sức hút không chỉ là chim muông mà cả con người.
II. Thân bài:
1. Miêu tả bao quát khu vườn
- Khu vườn rộng, rất nhiều loài cây kiểng và hoa
- Bầu trời trong xanh, những đám mây xanh ngắt
- Mặt trời bắt đầu chiếu sang chói chang
- Những chú chim kêu rả rích
2. Miêu tả chi tiết khu vườn
Ông chia khu vườn ra làm 3 khu rất riêng biệt và hữu ích đó là: khu cây kiểng và hoa, khu cây ăn quả và khu trồng rau.
a. Khu cây kiểng và hoa
- Ông là người hoài cổ nên nhưng loài cây và hoa ông trồng đều rất trang trọng, cổ kính cũng chính vì thế mà khu cây kiểng và hoa là khu rộng nhất.
- Ông trồng rất nhiều cây kiểng và hoa
- Có rất nhiều loài cây kiểng như: si, tùng, mai, lộc vừng,. Cây mà tôi thích nhất là si vì ông uốn nó thành nhiều hình dạng rất thú vị.
- Những cây hoa như: hoa tigon, hoa hồng, hoa giấy,
b. Khu cây ăn quả:
- Trong 3 khu tôi thích nhất là khu này
- Có rất nhiều cây ăn quả như: mít, xoài, ổi, vú sữa,.
c. Khu trồng rau:
- Đây là khu rất quan trọng và cần thiết cho nhà tôi
- Nhà tôi luôn ăn trong vườn mà ông trồng
- Có nhiều loại rau như: xà lách, cải, rau má,.
- Mỗi sáng tôi đều tưới nước để cho khu vườn thêm xanh mát hơn.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
- Nêu tình cảm đối với khu vườn
- Em sẽ làm như thế nào để khu vườn ngày càng tốt hơn và phát triển nó đa dạng hơn
** Bài viết tham khảo:
Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy. Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.
   Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hoà Lộc đã ra trái bói, từng chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy. Ông em bảo rằng thời tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.
Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa đứng một mình có thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùngchiếc sào đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa rất hấp dẫn, khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của cây trái vườn nhà.
Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm... tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.
   Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.
Đề bài: Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa rào theo quan sát và tưởng tượng của em.
Lập dàn bài: 
1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
- Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
- Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
+ Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
+ Cây cối ngả nghiêng theo gió.
+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối 
- Lúc bắt đầu mưa:
+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
+ Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
+ Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
+ Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
+ Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt.
+ Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
+ Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
+ Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
- Lúc mưa tạnh:
+ Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
+ Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
+ Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
+ Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
+ Mọi người tiếp tục công việc của mình.
3. Kết bài:
- Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
- Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
** Bài viết tham khảo:
 Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.
   Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu nay cũng tới.
Giữa trưa, trời đang nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xé rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh, cây cối ngả nghiêng, vật vã. Lá mía như muôn ngàn lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ ổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.
 Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa rào rào tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ nối đuôi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi tìm kiếm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.
   Cơn mưa kéo dài dễ đến hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Đồng ruộng, ao đầm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng. Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõtrên nét mặt.
   Cơn mưa đến thật đúng lúc. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
Đề bài: Con đường từ nhà đến trường rất quen thuộc đối với em. Hãy tả con đường đó vào buổi sáng, khi em đi học.
Lập dàn bài: 
I. Mở bài: Giới thiệu con đường  định tả:
 +  Đó là con đường nào ?  Ở  đâu
+ Nét khái quát về con đường  đó
+ Nó thân thiết với . Vì sao em tả ?
II. Thân bài
a) Đoạn Tả bao quát
+ Con đường vắt qua làng... trông như...
+ Làm lâu lắm rồi..... Mới sửa lại... Góp công của nhân dân
+ Trải bê tông phẳng lì.
+ Mặt đường phẳng và rộng đủ cho hai xe ô tô đi vừa.
+ Dốc nhẹ hai bên cho dễ thoát nước
+ Cắt thành những rãnh nhỏ để cho khỏi vỡ nứt đường.
+ Hàng cột điện bên đường dang tay...
+ Hàng cây...vệ cỏ xanh...  rãnh thoát nước chạy dài theo đường
b.  Tả chi tiết
+ Đầu đường là cây đa già, lá che mát....
+ Cuối đường là bến nước, nơi đó những buổi chiều
+ Chạy qua cành đồng rộng. Ngày mùa hương lúa ngan ngát
+ Ngang qua ngôi đình cổ kính.
+ Trườn qua cái cống khá rộng.
+ Vắt qua ao sen đẹp
c) Tả buổi sáng
+  Thức dậy từ sớm, tiếng người....
+ Sáng , rộn bước chân chúng em tới trường 
+ Gió thu mát lành
+ Nắng nhẹ trải vàng
d) Tả buổi trưa
+  Bóng cây bên đường tỏa mát
+ Trong lùm cây chim hót véo von
+ Chùm hoa nắng nhảy nhót trên đường
+ Hoa sen thơm.
+  Những tiếng cười giòn tan, câu chuyện nảy nở tuổi học trò.
e) Tả đường về đêm
+  Điện bên đường
+ Những tối trăng đẹp, chúng em chơi
+ Nhớ nhất là đêm rằm trung thu
+ Rước đèn, múa lân, đường vui nhộn
+  Đường thức đến tận khuya. Khuya đường  ngủ say . Chỉ còn.. tiếng côn trùng rả rích.
III. Kết bài
+  Yêu biết mấy con đường
+ Giữ lại cho em những kỉ niệm tuổi thơ
+ Mai này vẫn nhớ về con đường.
+ Mong mọi người giữ sạch .
+  Tự hào về con đường đẹp và  đầy thân quen.
** Bài viết tham khảo: 
 Mùa khô năm ngoái, nhân dân địa phương em đã góp tiền, góp sức làm lại con đường nối xã Tân Long với các xã lân cận. Trường em nằm bên cạnh đường đi, cách nhà khoảng gần cây số. Sáng sáng, em cùng các bạn tung tăng cắp sách đến trường trên con đường giống như dải lụa hồng mềm mại uốn quanh thôn xóm.
 Đường trải đất đỏ, được san ủi kĩ nên rất phẳng phiu, đủ rộng để hai ô-tô có thể tránh nhau. Mặt đường cao ở giữa và thoải dần sang hai bên cho dễ thoát nước. Hàng cây bạch đàn trồng ven đường dạo nào giờ đã vươn cao, thân thẳng tắp, cành lá sum suê toả bóng mát. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, lá cây lao xao, cành cây đung đưa như những cánh tay chào đón.
Lúc chúng em đi học cũng là lúc con đường nhộn nhịp, đông vui nhất. Dân trong vùng họp chợ cạnh đường, tíu tít bên những gánh rau tươi, những đống trái cây hay những bu gà vịt. Các cửa hàng ăn uống mở cửa, phục vụ mọi người. Trên đường, tiếng xe lam, xe ba gác máy làm náo động không gian của một vùng quê yên tĩnh. Các loại xe tấp nập chở hàng hoá lên chợ huyện.
   Ra khỏi ngã tư với cảnh họp chợ tấp nập, con đường chạy giữa cánh đồng lúa và rau màu xanh tốt. Gần Tết, khí trời buổi sáng se se lạnh. Nắng sớm vàng rực trải trên màu xanh mỡ màng, non tươi của những liếp rau cải, cà chua, xà lách... Dăm ba cánh bướm trắng chập chờn trên vồng cải đơm hoa vàng tươi.
   Gần hết cánh đồng, con đường cao dần rồi nối với một cây cầu gỗ bắc ngang dòng kinh trong mát, cung cấp nước ngọt quanh năm cho đồng ruộng. Từ đầu cầu bên kia, con đường đổ dốc một đoạn chừng hơn trăm mét là tới trường em. Ngôi trường nằm cách mặt đường khoảng vài chục thước, giữa một vườn cây um tùm suốt ngày ríu rít tiếng chim... Băng ngang qua cổng trường, con đường tiếp tục chạy dài qua hai xã nữa rồi thông ra quốc lộ.
   Con đường đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người. Ngày hai lần đi về trên con đường này, chúng em đã khắc sâu hình ảnh của nó trong lòng.
Đề bài: Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?
Gợi ý miêu tả ngôi nhà của em:
Là một căn nhà hai tầng được ph

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_on_tap_tap_lam_van_ki_2.doc