Giáo án Ngữ văn 7 - Bài học: Thơ Nôm đường luật (Ngữ liệu: Bánh trôi nước)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
1.Mục tiêu: (1)
2.Tổ chức hoạt động học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS xem video và nêu tình huống: bài hát được phổ nhạc từ bài thơ nào?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghe, quan sát và trả lời
- GV gợi mở (HS không trả lời được )
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi 1- 2 HS nêu ý kiến.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau
- HDHS chốt: bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài học: Thơ Nôm đường luật (Ngữ liệu: Bánh trôi nước)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Bài học: Thơ Nôm đường luật (Ngữ liệu: Bánh trôi nước)
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT (Ngữ liệu: Bánh trôi nước) Thời lượng: 02 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt STT của YCCĐ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC) NĂNG LỰC ĐỌC Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết các chi tiết tiêu biểu về tác giả và thơ nôm đường luật. 1 Nhận biết chủ đề bài thơ vịnh vật. Và ý nghĩa của chiếc bánh trôi trong tiết thanh minh. 2 Nhận biết đặc trưng thể loại, tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 3 Nhận biết được vẻ đẹp thân phận người phụ nữ qua bài thơ. 4 So sánh vẻ đẹp thân phận người phụ nữ xưa và nay. Nêu bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. 5 Đọc mở rộng 1- 3 bài thơ cùng chủ đề vịnh vật với văn bản đã học. Đọc diễn cảm bài thơ. 6 Tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ với các bài ca dao than thân bắt đầu bằng cụm từ “thân em” 7 NĂNG LỰC CHUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ TỰ HỌC - Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ quyền bình đảng giới và lên án tố cáo xã hội phong kiến phân quyền trọng nam khinh nữ. - Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. 8 PHẨM CHẤT CHỦ YẾU NHÂN ÁI Yêu thương con người, trân trọng vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của người phụ nữ xưa và nay. 9 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, bút lông, phiếu học tập - giấy A0, 2. Học liệu: Ngữ liệu học; hình ảnh, các tập thơ, tiểu sử con người, cuộc đời Hồ Xuân Hương... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (Số thứ tự YCCD) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá động 1 Khởi động (5p) (1) video bài hát: “Bánh trôi nước” Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Đàm thoại - gợi mở, động não. - Dạy học nêu vấn đề, Trò chơi Sử dụng rubric đánh giá câu trả lời của học sinh Hoạt động 2 Khám phá kiến thức (45p) (1) (2) (3) (4) - Tác giả, tác phẩm - Đọc – hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản Dạy học hợp tác, đàm thoại gợi mở Thảo luận cặp đôi. Sử dụng rubric đánh giá câu trả lời của học sinh Hoạt động 3 Luyện tập (15p) (4) (5)(8) Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn PP dạy học thuyết trình, vấn đáp, động não - HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau - GV đánh giá Hoạt động 4 Vận dụng (15 p) (8) (9) Các quy định về bình đẳng giới được quy định trong hiến pháp năm 2014 Dạy học hợp Tác, Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học kỹ thuật phòng tranh, khăn trải bàn, Kĩ thuật “Viết tích cực” HS Tự đánh giá lẫn nhau. GV đánh giá Hoạt động 5 Mở rộng (10p) (7) - Thi giữa các nhóm Trò chơi Kĩ thuật mảnh ghép. Kĩ thuật “Trình bày một phút” Sử dụng rubric đánh giá câu trả lời của học sinh B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5p) 1.Mục tiêu: (1) 2.Tổ chức hoạt động học tập - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS xem video và nêu tình huống: bài hát được phổ nhạc từ bài thơ nào? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS nghe, quan sát và trả lời - GV gợi mở (HS không trả lời được ) 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi 1- 2 HS nêu ý kiến. - GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau - HDHS chốt: bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Bánh trôi nước”. - Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc. - GV dẫn dắt: mỗi vùng quê, mỗi dân tộc trên mọi miền Tổ quốc có những loại bánh khác nhau thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực và cả nét đẹp văn hóa trong tâm hồn. Bánh trôi nước là một món ăn không thể thiếu trong tiết thanh minh đã được nữ sĩ HXH mượn để gửi gắm tâm tư, tình cảm. Vậy tại sao bà lại mượn hình ảnh bánh trôi mà không mượn loại bánh khác chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 4. Phương án đánh giá: Sử dụng rubric đánh giá câu trả lời của học sinh Hoạt động 2: Khám phá kiến thức (45p) 1. Mục tiêu: (1) (2) (3) (4) 2. Tổ chức hoạt động học tập Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải quyết vấn đề. Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Xuân Hương? Tại sao bà được mệnh danh là bà Chúa thơ Nôm? Nêu những tác phẩm tiêu biểu của bà? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thể nào? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ? Em hãy cho biết đề tài bài thơ? Câu 3: Kể tên những bài thơ cùng thể loại mà em đã học? Em hãy so sánh ngôn ngữ bài thơ này với bài Bánh trôi nước? Câu 4: Chiếc bánh trôi nước được tác giả miêu tả như thế nào? Có giống thực tế không? Câu 5: Ngoài lớp nghĩa tả thực chiếc bánh trôi bài thơ còn có lớp nghĩa nào khác? Dựa vào từ ngữ nào để biết điều đó? (Thảo luận cặp đôi vào phiếu học tập) Câu 6: Hình ảnh bánh trôi nước khiến em liên tưởng đến vẻ đẹp hình thức, phẩm chất nào của người phụ nữ? Câu 7: Em hãy nêu nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của bài thơ? Câu 8: Bài thơ có mấy nét nghĩa? Nét nghĩa nào làm nên giá trị bài thơ? - Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Mỗi nội dung 1 – 2 HS trình bày . - GV tổ chức cho học sinh nhận xét - GV bổ sung hướng dẫn HS chốt những nội dung sau: * Tác giả, tác phẩm: Hồ Xuân Hương (?,?) Sống ở thế kỉ XVIII - Quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An - Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm - Tác phẩm tiêu biểu: Làm lẽ, Khóc Tổng Cóc, Vịnh cái quạt, Vịnh quả mít - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật. (Không sử dụng một từ Hán Việt nào mà thuần túy chỉ sử dụng từ Thuần Việt. – Nét độc đáo trong thơ HXH). - Đề tài: vịnh vật (cái bánh trôi nước) * Miêu tả bánh trôi nước: - Hình dáng, màu sắc: Trắng, tròn. - Cách làm: Nặn tạo thành bánh. - Cách luộc: Cho vào nước sôi, chưa chín thì chìm, chín thì nổi. - Thành phẩm: Rắn, nát phụ thuộc vào tay người làm bánh nhưng màu sắc nhân bánh vẫn không hề thay đổi => Hình ảnh bánh trôi được miêu tả đúng thực tế. * Bài thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả chiếc bánh trôi, mà còn đề cập đến vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ. - Thể hiện qua từ, cụm từ: “Thân em”, “Giữ tấm lòng son” * Vẻ đẹp hình thức và phẩm chất người phụ nữ: - Hình thức: Xinh đẹp, phúc hậu. - Phẩm chất: Son sắc, thủy chung, tình nghĩa. => HXH quả là biết miêu tả sự vật. Từ vật vô tri vô giác trở nên có vẻ đẹp, tâm hồn hay chính HXH đã thổi hồn vào hình ảnh ngôn ngữ thơ ca. * Nghệ thuật: Ẩn dụ, thành ngữ, Xưng hô nhẹ nhàng, duyên dáng giống mô típ xưng hô trong ca dao. Bài thơ mang tính đa nghĩa..... - Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm 3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập, câu trả lời của HS 4. Phương án đánh giá: Sử dụng rubric đánh giá câu trả lời của học sinh Hoạt động 3: Luyện tập (15 p) 1. Mục tiêu: (4) (5) (8) 2. Tổ chức hoạt động học tập - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết đoạn văn so sánh về vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ xưa và nay. - Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài cá nhân - GV quan sát, nhắc nhở hướng dẫn HS viết đoạn văn biểu cảm. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV gọi từ 1 – 2 HS trình bày kết quả. + GV tổ chức cho các HS nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. + GV bổ sung hướng dẫn HS chốt những nội dung sau: HS viết đúng chủ đề (vẻ đẹp, thân phận,trang phục, công việc người phụ nữ), có sự so sánh, liên kết trong đoạn văn. + So sánh hình ảnh người phụ nữ truyền thống và hiện đại Giống: Luôn mang vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn. Khác: Phụ nữ xưa Phụ nữ hiện đại - Sống lệ thuộc, không được quyết định số phận, hạn chế tham gia vào các hoạt - Được quyền quyết định cuộc sống. Được quyền tự do và bình đẳng. Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. 3. Sản phẩm học tập: đoạn văn. 4. Phương án đánh giá: HS so sánh, đánh giá đoạn văn dựa trên sự hướng dẫn của GV Hoạt động 4: VẬN DỤNG (15p) 1. Mục tiêu: (8) (9) 2. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Em hãy nêu trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng giới? Qua văn bản em thấy mình cần phải làm gì để trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ? GV YC HS làm việc theo nhóm trên phiếu học tập (Giấy A0) Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi - GVHD HS tự nhận xét, nhận xét các bạn khác, hướng dẫn học sinh chốt những nội dung cơ bản: + HS liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng giới... + HS liệt kê những việc làm để thể hiện sự trân trọng đối với người phụ nữ........ Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm và cá nhân. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. Em hãy nêu trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng giới? Qua văn bản em thấy mình cần phải làm gì để trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ? 4. Phương án đánh giá: GV sử dụng đánh giá trực tiếp kết quả thảo luận của nhóm, cá nhân HS. Hoạt động 5: MỞ RỘNG (10p) 1. Mục tiêu: (7) 2. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc mở rộng một số văn bản cùng chủ đề với văn bản được học như Vịnh quả mít, Vịnh cái quạt. Tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ với ca dao. YC HS tạo nhóm tham gia chơi trò chơi - Liệt kê câu thơ, câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em” Thực hiện nhiệm vụ học tập: Đánh giá kết quả và nhiệm vụ học tập - Học sinh tự nhận xét phần thi của mình, - Học sinh nhận xét phần thi của nhóm bạn - GV nhận xét, đánh giá, chốt. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 4. Phương án đánh giá: GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh. B. CÁC HỒ SƠ KHÁC Phiếu học tập 01 Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Xuân Hương? Tại sao bà được mệnh danh là bà Chúa thơ Nôm? Nêu những tác phẩm tiêu biểu của bà? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thể nào? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ? Em hãy cho biết đề tài bài thơ? Câu 3: Kể tên những bài thơ cùng thể loại mà em đã học? Em hãy so sánh ngôn ngữ bài thơ này với bài Bánh trôi nước? Câu 4: Chiếc bánh trôi nước được tác giả miêu tả như thế nào? Có giống thực tế không? Câu 5: Ngoài lớp nghĩa tả thực chiếc bánh trôi bài thơ còn có lớp nghĩa nào khác? Dựa vào từ ngữ nào để biết điều đó? Câu 6: Hình ảnh bánh trôi nước khiến em liên tưởng đến vẻ đẹp hình thức, phẩm chất nào của người phụ nữ? Câu 7: Em hãy nêu nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của bài thơ? Câu 8: Bài thơ có mấy nét nghĩa? Nét nghĩa nào làm nên giá trị bài thơ? Rubric đánh giá kết quả học tập của học sinh Rubric 1 Nội dung yêu cầu Mức đánh giá (1) (2) (3) Phần thông tin HS chỉ nêu 1/3 đặc điểm của bài thơ Nôm đường luật HXH qua tác phẩm. HS chỉ nêu 2/3 đặc điểm của bài thơ Nôm đương luật HXH thể hiện qua tác phẩm. HS nêu được các đặc điểm thơ Nôm đường luật HXH thể hiện qua tác phẩm. Phần hình thức Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ, chưa biết dùng từ khóa, hình ảnh Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Vài từ khóa, hình ảnh chưa phù hợp. Sơ đồ của HS nhỏ. Từ khóa, hình ảnh phù hợp. HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm. Rubric 2 Nội dung yêu cầu Mức đánh giá (1) (2) (3) Nội dung yêu cầu Yêu cầu chung HS thể hiện những hiểu biết của bản thân về bà chúa thơ nôm, chủ đề bài thơ vịnh vật, tính đa nghĩa của bài thơ. Nét nghĩa làm nên giá trị của bài thơ và liên hệ với thực tế cuộc sống. Mức đánh giá Câu hỏi HS nêu được một trong 4 ý nghĩa. HS nêu được 3 trong 4 ý nghĩa. HS nêu được ba ý nghĩa. Khuyến khích HS sáng tạo, chấp nhận các ý nghĩa mới hợp
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_bai_hoc_tho_nom_duong_luat_ngu_lieu_banh_t.doc