Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22

Tuần 22 - Tiết 81

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

(Hồ Chí Minh)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta .

- Biết được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ CHí Minh qua văn bản.

2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước.

 - Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.

- Phẩm chất: sống yêu thương, trách nhiệm,trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

- Tích hợp giáo dục quốc phòng: kể chuện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc.

 

docx 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22
Tuần 22 - Tiết 81 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta .
- Biết được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ CHí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước.
 - Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
4. Năng lực, phẩm chất: 
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.
- Phẩm chất: sống yêu thương, trách nhiệm,trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
- Tích hợp giáo dục quốc phòng: kể chuện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: dạy học nhóm,vấn đáp- gợi mở, phân tích, giảng bình
- KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc ta mà em biết?
- Nêu suy nghĩ của em về dân tộc ta qua các cuộc khởi nghĩa đó?
- Gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.TÌM HIỂU CHUNG
- Cho hs thuyết trình về tác giả Hồ Chí Minh?
- Hoàn cảnh ra đời của văn bản? 
- GV tổng hợp ý kiến
1. Tác giả (sgk)
Hồ Chí Minh(1890-1969)
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: Vb là 1 đoạn trích trong “Báo cáo chính trị” được HCM trình bày tại ĐH lần thứ II (02/1951) của Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN). 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
 - Chúng ta nên đọc vb với giọng ntn?
- giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm, lưu ý các động từ: lướt, nhấn, có; các QHT: từ .... đến; các hình ảnh so sánh ... 
- Gọi HS đọc, GVNX, đọc mẫu ( nếu cần).
- Phương thức biểu đạt? Vấn đề nghị luận?
- Bố cục văn bản?
- Gọi HS nhận xét - bổ sung ý kiến
- GV tổng hợp- kết luận.
1. Đọc - chú thích
+ Chú thích ( sgk)
2. Kiểu văn bản: nghị luận chứng minh
- Ptbđ chính: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
3. Bố cục: 3 phần
+ Nêu vấn đề: Nhận định chung về lòng yêu nước.
 +Giải quyết vấn đề: Biểu hiện của lòng yêu nước.
+ Kết thúc vấn đề: Nhiệm vụ của chúng ta
4. Phân tích
a. Nêu vấn đề: Nhận định chung về lòng yêu nước: 
Hs chú ý p1 vb.
- Mở đầu bài viết, HCM đó nhận định chung về lòng yêu nước của dtộc ta ntn?
- E có nx gì về giọng điệu, kiểu câu, cách dùng từ trong 2 câu đầu?
- Em hiểu thế nào là "nồng nàn yêu nước" "truyền thống"?
? Cách diễn đạt ấy có tác dụng gì trong việc nêu vấn đề của bài viết?
? Theo HCM, khi nào thì lòng "nồng nàn yêu nước được bộc lộ mãnh liệt nhất? Tại sao?
- "Dân ta có một lòng ... của ta"
+ NT: sd kiểu câu khẳng định, giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát, từ ngữ gợi cảm, giàu h/ả (nồng nàn, quý báu,...)
-> Nêu vđ trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, khẳng định mạnh mẽ tinh thần yêu nước quý báu của dân tộc .
- Nồng nàn: mãnh liệt, sôi nổi, chân thành
- Truyền thống: là ~ giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc đc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Khi tổ quốc bị xâm lăng. Vì ở h/c đó, lòng yêu nước đc thể hiện rõ ràng, sôi nổi nhất; đồng thời phù hợp với h/c ra đời của vb, hướng đến mục đích cuối cùng là cổ vũ, phát huy sức mạnh của lòng yêu nước...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chia 4 nhóm cho hs thảo luận
? Tìm chi tiết nói lên sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng?
?Nhận xét về cách diễn đạt , sử dụng hình ảnh, cách sd từ ngữ?
? Tác dụng của việc sử dụng các nghệ thuật?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nx
- gv nhận xét hoàn chỉnh kiến thức.
- Nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn
- Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
- Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
 + NT: Kiểu câu dài, nhiều vế, trùng điệp; H/a ẩn dụ: làn sóng – sức mạnh của tinh thần yêu nước; Động từ "kết thành, lướt, nhấn chìm", điệp ngữ
-> Gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm
GV bình giảng: HCM đã cụ thể hóa 1 khái niệm trừu tượng bằng 1 h/a rất đẹp. Kết hợp với các động từ liên tiếp: kết, lướt, nhấn chìm đó giúp người đọc hình dung được về sức mạnh vô tận của lòng yêu nước – 1 tình cảm thiêng liêng của con người mà vốn dĩ chỉ có thể cảm nhận đc bằng trái tim thì qua cách diễn đạt độc đáo đó của tác giả, ta có thể nhìn thấy rõ những lớp sóng dồn dập, mạnh mẽ và vô tận của lòng yêu nước. 
- Đặt trong bố cục bài văn NL, phần mở đầu này có ý nghĩa ntn?
- Có ý kiến cho rằng, trong kết cấu của phần MB, câu văn t3 đã giới hạn phạm vi vấn đề sẽ triển khai. ý kiến của em thế nào? 
- Em cảm nhận được thái độ của tác giả thông qua phần MB này ntn?
- Tạo luận điểm chính cho bài NL, bày tỏ nhận định chung về lòng yêu nước của dtộc ta.
- Giới hạn vấn đề NL: lòng yêu nước thể hiện trong h/cảnh tổ quốc bị xâm lăng. 
- Tự hào
 GV khái quát: Lòng yêu nước là 1 vđ NL rộng lớn. Việc giới hạn p.vi NL là cần thiết, giúp bài NL chặt chẽ, sâu sắc, đạt đc mục đích giao tiếp cuối cùng: cổ vũ tinh thần yêu nước từ đó thực hành vào công cuộc k/c.
2. Giải quyết vấn đề: Biểu hiện của tinh thần yêu nước: 
Hs chú ý phần 2 vb.
Gv chia nhóm cho hs thảo luận
1. Tìm câu văn mang luận điểm về lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc ta?
2. Lòng yêu nước trong quá khứ được tác giả đưa ra những dẫn chứng nào?
3. Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng của tác giả?
4. Nxét lí lẽ, giọng điệu trong đoạn văn?
5. Những dẫn chứng lịch sử đó cùng với lí lẽ thuyết phục đã làm sáng tỏ điều gì?
- Đại diện trình bày, nhận xét
- Gv chốt kiến thức
a. Lòng yêu nước trong quá khứ 
- LĐ:"Lịch sử ta đã..... chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- d/c: Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
+ Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian. 
+ Lí lẽ ngắn gọn, sâu sắc, thuyết phục, giọng văn phấn khởi, hào hùng.
à Làm sáng tỏ lòng yêu nước của dtộc ta trong qua khứ ( đó là những thời đại anh hùng với những anh hùng tiêu biểu).
GV giảng: Lòng yêu nước vốn đc thể hiện rõ nhất trong các cuộc k/c. Những con người tiêu biểu gắn với những cuộc k/c vĩ đại, những chiến công lừng lẫy thể hiện lòng yêu nước của 1 dtộc bất khuất, kiên cường.Với các dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ ngắn gọn, và giọng văn hùng hồn, chắc khỏe, Hồ Chí Minh đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc lớn lao.
GV CỦNG CỐ TIẾT 1:
 Trong đại dịch Covid-19, toàn dân thực hiện cách ly xã hội với khẩu hiệu “ Ở NHÀ LÀ YÊU NƯỚC”. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về tình yêu nước ẩn chứa trong khẩu hiệu?
HS bày tỏ, chia sẻ ý kiến.
GV: Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng yêu nước vô cùng phong phú. Nó được thể hiện bằng những việc làm đạt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên...
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT 2:	
Đọc kỹ văn bản SGK.
Tìm hiểu phần còn lại theo câu hỏi SGK.
Tìm hiểu để thuyết trình “ Lòng yêu nước của một công dân toàn cầu thời xã hội số”.
-------------------- 
Tuần 22 - Tiết 82 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
Đã trình bãy ở tiết trước
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1.Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
2.Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
3.Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TÂP
- "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước"
+ Từ.................................................đên...............................................................................
+ Từ.................................................đên...............................................................................
+ Từ.................................................đên...............................................................................
+ Từ.................................................đên...............................................................................
+ Từ.................................................đên...............................................................................
+ Từ.................................................đên...............................................................................
Nhận xét cách đưa dẫn chứng:.....................................................................................
.....................................................................................................................................
Tác dụng:......................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: dạy học nhóm,vấn đáp- gợi mở, phân tích, giảng bình
- KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Hãy kể những việc làm thể hiện lòng yêu nước của mọi người Việt Nam ( trong và ngoài nước) mà em biết trong giai đoạn hiện nay ?
=> GV tổng hợp kết quả để dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.TÌM HIỂU CHUNG
b.Lòng yêu nước trong hiện tại. 
HOẠT ĐỘNG NHÓM-PHIẾU HỌC TẬP
- GV giao nhiệm vụ cho HS qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS thảo luận
- Báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến- kết luận
-Qua đó em cảm nhận ntn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trọng hiện tại lúc bấy giờ?
*Tích hợp quốc phòng: Qua những câu chuyện lịch sử em đã được nghe được đọc em hãy kể một số tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước mà em biết?
Ví dụ: Kim Đồng, Lê văn Tám, Võ Thị Sáu 
-Câu văn cuối đoạn có tác dụng gì? Em có nhận xét chung gì về cách lập luận, luận cứ của phần thân bài? cảm xúc của tác giả?
- Là hs em thể hiện lòng yêu nước ntn?
- "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước"
+NT: Cách nêu dẫn chứng theo:Lứa tuổi, không gian, nhiệm vụ, công việc . 
 Lặp cấu trúc ngữ pháp với cặp qht "Từ ... đến"; Biện pháp liệt kê.
 -> Dẫn chứng được đưa ra rất cụ thể, sinh động, toàn diện, giàu sức thuyết phục. 
=> Lòng yêu nước của dtộc ta sôi nổi, phong phú, biểu hiện sinh động ở mọi tầng lớp, giai cấp, mọi đối tượng nhân dân. 
- Câu cuối: Khái quát, đánh giá chung 
=> Lập luận theo trình tự thời gian, lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu toàn diện. 
- Cảm phục, ngưỡng mộ
-HS ra sức học tập, tu dưỡng
GV bình: Yêu nước vốn là khái niệm trừu tượng, nhưng nó lại có những biểu hiện hết sức cụ thể bằng việc làm. Nhân dân ta với đủ mọi tầng lớp, giai cấp, ngành nghề, cương vị, tuy biểu hiện khác nhau nhưng đều giống ở lòng nồng nàn yêu nước. Một lần nữa cụm từ “nồng nàn yêu nước” lại đc Hồ Chí Minh nhắc đến bằng giọng văn xúc động xen lẫn tự hào. Lòng yêu nước nồng nàn đó đã ngấm vào từng mạch máu, thớ thịt của đồng bào, làm nên một sức mạnh kì diệu giúp dân tộc ta đánh thắng mọi kẻ thù.
c. Kết thúc vấn đề: Nhiệm vụ của chúng ta: 
Hs đọc đoạn cuối.
- Đoạn văn cuối, cách nói về tinh thần yêu ? Biện pháp tu từ đc sd? Em hiểu thế nào về lòng yêu nước "trưng bày" và lòng yêu nước "giấu kín" trong câu văn trên?
- H/ả so sánh ấy có tác dụng ntn trong việc thể hiện trạng thái của ttyn?
-Từ đó tác giả đó nói về bổn phận của chúng ta như thế nào?
- Cách diễn đạt, ví von đó có giá trị gì?
- Em có nhận xét chung ntn về cách lập luận của tgiả trong bài viết này?
- Qua bài văn, đặc biệt là đoạn kết, em cảm nhận được gì về tinh thần, suy nghĩ của tác giả trong hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ?
"Tinh thần yêu nước ....trong hòm" 
+ NT: So sánh giàu h/ảnh (lòng yêu nước như của quý -> đc trưng bày hay giấu kín)
- Lòng yêu nước có 2 dạng tồn tại:
+ Có thể nhín thấy được (trưng bày)
+ Có thể không nhìn thấy (giấu kín)
- Cả 2 đều đáng quý 
-> Giúp người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ 
- "Bổn phận của chúng ta là .... kháng chiến" 
-> Đưa ra nhiệm vụ của chúng ta: tìm cách làm cho ty của tất cả mọi người đều được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động cứu nước cụ thể.
-> Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. 
* Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
à HCM có lòng tin mãnh liệt của 1 vị lãnh tụ về lòng yêu nước chảy trong huyết mạch mỗi người dân đất Việt.
5. Tổng kết 
- Vì sao có thể coi đây là 1 bài văn NL mẫu mực?( bố cục, lí lẽ, dẫn chứng, giọng văn)
-Qua văn bản này chúng ta hiểu thêm điều gì về lòng yêu nước của nhân dân ta?
-Đặt trong h/c lịch sử những năm đó, bài viết có giá trị gì?
- GV khái quát
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
1. Nghệ thuật: 	
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng
- Dẫn chứng phong phú, hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu
- Giọng văn tha thiết, giàu xúc cảm
2. Nội dung: 
- Lòng yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý
- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước
- Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể.
à Kêu gọi, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của mỗi người dân, tập hợp nó thành sức mạnh dân tộc để làm nên những chiến thắng lịch sử.
 * Ghi nhớ SGK/ 27
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(1) - Chia sẻ với bạn và thầy về biểu hiện của “ Lòng yêu nước của một công dân toàn cầu thời xã hội số”.
-HS chuẩn bị ý
- Trình bày trước lớp
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả.
- Luôn quan tâm đến tình hình trong nước và thế giới qua các kênh thông tin chính thống.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, cộng đồng.
- Đấu tranh với hành vi phá hoại đất nước
- Ra sức học tập để có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất góp phần xây dựng đất nước.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(1) Cùng chia sẻ: Là thế hệ trẻ Việt Nam em có suy nghĩ gì trước hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em về tinh thần yêu nước của dân tộc ta sau khi học xong bài văn.
- Tìm đọc thơ, văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Soạn bài: Câu đặc biệt: Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
------------------ 
Tuần 22 - Tiết 83 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CÂU ĐẶC BIỆT
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm câu đặc biệt. Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
2. Kĩ năng: Sử dụng được câu đặc biệt trong nói và viết
3. Thái độ: Biết sử dụng câu đặc biệt phù hợp trong từng trường hợp giao tiếp
4. Năng lực, phẩm chất: 
+ Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, trách nhiệm,trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Thầy:- tài liệu liên quan.
-Phiếu học tập:
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
Giống nhau
Khác nhau
2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: dạy học nhóm,vấn đáp- gợi mở, phân tích.
- KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 KHỞI ĐỘNG
- Trong khi nói chuyện với cô và các bạn, A luôn dùng câu rút gọn. Theo em, An có nên nói như vậy không? Vì sao?
=> Rút gọn câu giúp thông tin nhanh nhưng làm cho câu thiếu thành phần. Khi nói với người trên, như vậy là không lịch sự, nhã nhặn....
- Có những câu không đủ CN-VN nhưng lại không phải câu rút gọn. Đó là câu đặc biệt.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Thế nào là câu đặc biệt
- Đọc VD ( SGK/27)
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu để lựa chọn phương án đúng.
- GV chốt: Câu "Ôi, em Thủy" trong VD là một câu đặc biệt
Vậy thế nào là câu đặc biệt? Lấy VD một câu đặc biệt ?
- GV đưa thêm VD: 
+ Mưa
+ Một hồi trống. Học trò kéo nhau vào lớp
+ Ơ, con mèo! 	
- HS trình bày, GV chốt
- Có bạn cho rằng câu rút gọn và câu đặc biệt là một. Em có thể giải thích cho bạn? 
- Vậy thế nào là câu đặc biệt?
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
- THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- GV giao nhiệm vụ qua phiếu học tập.
- HS thảo luận, báo cáo kết quả:
1. Ví dụ
 Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy lựa chọn một câu trả lời đúng:
A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ
B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
C. Đó là một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. 
Đáp án: C
2. Nhận xét
-> Đó là câu không thể có CN và VN 
=> Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ 
3. Kết luận:GN1( sgk/28)
- Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình CN, VN.
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
Giống nhau
Cùng không đủ mô hình cấu tạo CN-VN.
Khác nhau
- Rút gọn CN, VN hoặc cả CN, VN nên có thể căn cứ văn cảnh để khôi phục thành phần bị rút gọn. 
-Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
-Mục đích giúp thông tin nhanh hoặc ngụ ý đặc điểm hoạt động được nói đến của chung mọi người
- Thông báo sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật hoặc bộ lộ cảm xúc.
II. Tác dụng của câu đặc biệt
- HS đọc VD SGK/ 28
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu hs làm việc theo cặp đánh dấu ( X) vào 4 ô
- Đại diện HS trình bày, hs khác nx, đánh giá, bổ sung ,GV nhận xét -> Chốt
- GV sử dụng bài tập mở rộng, chia nhóm cho hs thảo luận(3 phút)
? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng
a. Ôi! đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? ( Phạm Hổ)
b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào... ( Nguyễn Tuân)
c. Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
- Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ! ( Trần Hữu Tùng)
d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà út...( Nguyễn Thi)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx, đánh giá, bổ sung , GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức.
-Vậy câu đặc biệt thường dùng ntn?
- HS đọc ghi nhớ
1. Ví dụ 
2. Nhận xét 
Câu ĐB
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê, thông báo...
Xác định thời gian..
Gọi đáp
1
X
2
X
3
X
4
X
a. Ôi, đẹp quá! -> Bộc lộ cảm xúc
b. Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An -> Nêu nơi chốn diễn ra sự việc
c. Ông ơi, ông ơi -> Gọi đáp
d. Đình chiến -> Thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng
3.Kết luận:
Ghi nhớ - SGK/ 29
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Gọi học sinh đọc bài tập 1
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
(1) Tìm các câu rút gọn và câu đặc biệt trong mỗi ví dụ?
(2) Nêu tác dụng của mỗi câu vừa tìm?
- Tổ chức báo cáo kết quả và nhận xét?
Dự kiến sản phẩm của học sinh
VD
Câu
Tác dụng
a
- Câu rút gọn: 
+"Có khi được trưng bày .... trong hòm"
+"Nghĩa là phải ra sức .... việc kháng chiến"
Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đó xuất hiện trong câu đứng trước
b
- Câu đặc biệt:
+ "Ba giây (1) ... +Bốn giây(2).... 
+Năm giâ(3)... + Lâu quá!(4)
-Thông báo thời gian (3 câu đầu)
- bộc lộ cảm xúc (câu 4)
c
-Câu đặc biệt: "Một hồi còi" 
- Thông báo về sự xuất hiên của sự vật 
d
Câu đặc biệt: “lá ơi” 
- Gọi đáp
Câu rút gọn: "Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! => 
Làm cho câu gọn hơn – câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ
Câu rút gọn: "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu." 
Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đó xuất hiện ở câu trước
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt chủ đề tự chọn: Mùa xuân trên quê hương. Gạch chân câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu?
- Gọi HS trình bày- nhận xét?
- GV tổng hợp, kết luận.
	Mùa xuân! Buổi sáng, mưa phùn nhè nhẹ như gọi mầm xanh thức giấc. Trưa chiều, nằng hồng hoe hoe để nụ hoa mỉm cười tươi tắn. Hoa nở trong vườn gọi về những anh ong mật, những nàng bướm trắng, vàng rực rỡ...
=>Câu đặc biệt thông báo sự xuất hiện của sự vật và bộ lô cảm xúc.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm đọc thêm những tài liệu liên quan đến câu đặc biệt. 
- Tích cực vận dụng câu đặc biệt vào viết văn.
- Nắm chắc ghi nhớ và làm bài tập 3 (SGK/ 29)
- Chuẩn bị bài “ Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận”
Tuần 22 - Tiết 84 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận. Nắm được mối quan hệ giữa
bố cục và phương pháp lập luận.
2.Kỹ năng: Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng. 
 Sử dụng các phương pháp lập luận.
- KNS: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phê bình , bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về bố cục, phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.. Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập. Giao tiếp bằng văn bản nghị luận.
3.Thái độ: - Có ý thức làm bài văn nghị luận có bố cục và đúng phương pháp.
4 Phát triển năng lực ;
Năng lực tạo lập văn bản năng lực giao tiếp Tiếng Việt 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
 - Phân tích tình huống, động não, phát vấn đàm thoại, thực hành luyện tập...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Bố cục của bài văn nghị luận thường có mấy phần? 
- Muốn cho một bài nghị luận trình bày rõ ràng, chặt chẽ và có sức thuyết phục ta phải làm gì? 
 Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí gồm 3 phần : MB-TB-KB
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
- Đọc lại văn bản ?
- Quan sát sơ đồ bài văn và cho biết :
(1) Bố cục bài nghị luận gồm mấy phần. Nêu nhiệm vụ từng phần ?
(2)Để xác lập luận điểm trong từng phần& mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng phương pháp lập luận nào? Hãy chỉ rõ cách lập luận theo hàng ngang và hàng dọc ? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gv nhấn mạnh.
1.Ví dụ: 
Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
2. Nhận xét
+ Bố cục: 3 phần
+Lập luận:
- Hàng ngang I: Suy luận nhân quả
- Hàng ngang II(2,3): Quan hệ tổng – phân- hợp
- Hàng ngangIII(4): Suy luận tương đồng
-Hàng dọc(1):Suy luận tương đồng theo thời gian.
3. Ghi nhớ
-Bố cục một bài văn nghị luận(sgk)
-Các phương pháp lập luận(sgk)
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
-Gọi Hs đọc văn bản trong sgk.
- Bài văn nêu lên tư tưởng quan điểm gì. tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào.
- Tìm những câu mang luận điểm ?
- Hãy nêu các luận cứ trong bài.
- Bài có bố cục mấy phần ?
- Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài?
* BT bổ sung: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn sử dụng luận điểm: Học phải đi đôi với hành.
Gọi Hs nhận xét về đoạn văn của bạn
* Bài tập (sgk)
- Luận điểm chính: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
-Luận điểm nhỏ:
+ ở đời thành tài
+Nếu khôngđược đâu
+ Chỉ có thầy giỏi trò giỏi
- Luận cứ:
+ Đơ-vanh-xi muốn họcđặc biệt
+ Em nên viếtgiống nhau
+ Câu chuyện vẽ trứngtiền đồ
* Bố cục
1. Mở bài: Câu 1Lập luận theo cách suy luận đối lập ( nhiều-ít )
2. Thân bài: “ Danh hoạPhục HưngKể câu chuyện hoạ sĩ Lê-ô-na Đơ Vanh-xi học vẽ, làm chứng cớ thuyết min cho luận điểm ở cuối bài.
=> Đoạn này lập luận theo quan hệ nhân quả: Thầy dạy bắt Lê-ô-na Đờ Vanh-xi vẽ trứng mấy chục ngày liền- luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo, vẽ được mọi thứ- trở thành thiên tài
3. Kết bài: Còn lại=> Lập luận theo quann hệ nhân quả- Từ câu chuyện của danh hoạ Lê-ô-na đơ Vanh-xi, kết luận chung cho việc học của nhiều người
* Lập luận: Theo cách qui nạp,từ câu chuyện rút ra kết luận.
Hs viết -> trình bày
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
1.Đặt một đề văn nghị luận và vẽ sơ đồ bố cục bài văn theo dự kiến của em?
2. Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương” và “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” theo định hướng sau:
- Đọc trước nội dung bài: Luyện tập về phương pháp lập luận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_22.docx