Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 26

Tuần 26 - Tiết 97

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về đọc - hiểu và tạo lập văn nghị luận chứng minh.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp và vận dụng kiến thức.

3. Thái độ: HS yêu quí, trân trọng những vẻ đẹp tinh thần, lối sống của người Việt. Yêu quí văn chương và say mê học tập.

4.Phát triển năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo.

- Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận chứng minh

-Năng lực đọc hiểu văn bản

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 8 trang phuongnguyen 30/07/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 26
Tuần 26 - Tiết 97 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về đọc - hiểu và tạo lập văn nghị luận chứng minh.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp và vận dụng kiến thức.
3. Thái độ: HS yêu quí, trân trọng những vẻ đẹp tinh thần, lối sống của người Việt. Yêu quí văn chương và say mê học tập.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. 
- Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận chứng minh
-Năng lực đọc hiểu văn bản 
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B.PHƯƠNG TIỆN: máy chiếu, vi tính, ...hình ảnh, tư liệu
- Phiếu học tập:
Hệ thống kiến thức để hoàn thiện bảng tổng hợp:
Văn bản (Tác giả)
Nghệ thuật nghị luận
Nội dung nghị luận
Ý nghĩa -giá trị
“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)
“ Ý nghĩa văn chương”
(Hoài Thanh)
“Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” 
(Đăng Thai Mai)
- Bài thu hoạch chủ đề.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Chia xẻ với bạn điều em học được và em ấn tượng nhất hay điều em còn chưa rõ sau khi học chủ đề?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
HS chia sẻ một số nội dung:
- Khái quát nội dung chủ đề
- Ấn tượng hay điều tâm đắc nhất khi học xong chủ đề.
- Điều còn cần tiếp tục trao đổi, suy nghĩ.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm qua phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1.Hệ thống văn bản nghị luận
Sản phẩm của học sinh trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Hệ thống văn bản nghị luận
Văn bản (Tác giả)
Nghệ thuật nghị luận
Nội dung nghị luận
Ý nghĩa 
“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)
- Cách lập luận chứng minh kết hợp bình luận, dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc lại thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả.
Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết. Đức tính giản dị ở Bác hòa hợp tinh thần phong phú, tư tưởng, tình cảm cao đẹp
-Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: giản dị, khiêm tốn.
“ Ý nghĩa văn chương”
(Hoài Thanh)
-Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ sâu sắc, vừa có cảm xúc và hình ảnh sinh động.
- Nguồn gốc cốt yếu và công dụng của văn chương, văn chương gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có.
-Văn chương bồi dưỡng tâm hồn, làm giàu làm đẹp cuộc sống tinh thần.
“Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” 
(Đăng Thai Mai)
- Cách lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, cụ thể, thuyết phục. 
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- TV giàu khả năng sáng tạo, nó là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tộc.
- Chúng ta thêm yêu mến tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
BÀI THU HOẠCH CHỦ ĐỀ (NHÓM 4 BẠN)
 Quan sát hình ảnh và thực hiện các yêu cầu:
Cho luận điểm:Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các “Chiến sĩ áo trắng” trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 thật đáng khâm phục.
(1) Hãy chọn và sắp xếp các hình ảnh sau thành các lý lẽ để chứng minh luận điểm trên?
(2) Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm trên?
(3) Hoàn thiện sản phẩm và nộp sau 1 tuần.
Ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, các bác sĩ phải xa gia đình trong thời gian dài...
Đội ngũ bác sĩ tuyến đầu phải chiến đấu với thần chết để bảo vệ các bệnh nhân của mình...
Họ là những thiên thần thầm lặng...
Có những bác sĩ phải hy sinh bản thân mình để bệnh nhân được sống.
Họ vẽ nên bức tranh lạc quan cho mỗi bệnh nhân đang điều trị.
Vòng tay an toàn của các bác sĩ.
Đội ngũ chống dịch sẽ đẩy lùi virus corona.
Các bác sĩ đang phá bỏ gông cùm bệnh tật.
Bước vào cuộc chiến với dịch bệnh như bước vào mê cung.
Các chiến sĩ - các y bác sĩ đẩy lùi mọi dịch bệnh.
 Luôn trong tinh thần cảnh giác cao độ.
Họ là tình yêu và niềm tin của chúng ta
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI SÁNG TẠO
(1)Tiếp tục tìm hiểu về chủ đề. Mạnh dạn chia sẻ những điều mới, hay, khó trong quá trình học về chủ đề .
(2)Vận dụng kiến thức về văn nghị luận và đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận?
(3). Ôn luyện chuẩn bị kiểm tra giữa kì.
------------------------
Tuần 26 - Tiết 98-99 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP VIẾT BÀI HOÀN CHỈNH
 NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức :
	Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
2. Về kĩ năng : 
	Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
3. Về thái độ : 
	Tích cực tìm hiểu môi trường và bảo vệ môi trường ( Tích hợp BVMT)
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- GV: Đề, đáp án 
- HS: Tìm hiểu tài liệu về môi trường, về rừng và kiểu lập luận chứng minh để có kiến thức và kĩ năng viết bài.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Chia sẻ với bạn cách làm bài văn chứng minh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I. ĐỀ BÀI
 Hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
II. YÊU CẦU:
1. Về hình thức 
- Viết đúng hình thức bài văn, bố cục rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả.
2. Về nội dung: - Bài làm đủ các ý sau:
Phần mở bài: 
Giới thiệu vấn đề nghị luận: rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Diễn đạt lưu loát, sáng tạo.
Phần thân bài: 
Cần nêu được những nội dung sau:
- Giải thích môi trường thiên nhiên là gì?
- Tại sao nói bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?
+ Con người sống được là nhờ có môi trường thiên nhiên: cung cấp nước, không khí, thức ăn
+ Điều hòa khí hậu, đảm bảo môi trường sống trong lành.
+ Là nơi giải trí, nghỉ dưỡng thú vị sau những giờ làm việc căng thẳng.
+ Hiện nay, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm và tàn phá nghiêm trọng: rừng, biển, ô nhiễm nguồn nước, không khí, trái đất nóng dần lên. Đe dọa cuộc sống của con người.
=>Vì vậy vấn đề cấp bách đặt ra là phải bảo vệ môi trường thiên nhiên . Đó là cách để bảo vệ cuộc sống bền vững của chúng ta.
Những biện pháp để bảo vệ môi trường thiên nhiên?
(bảo vệ rừng, trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước.)
Liên hệ bản thân
Phần kết bài: 
Khái quát nội dung đã phân tích, khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề. Có sáng tạo. Biết liện hệ bản thân.
III. HỌC SINH VIẾT BÀI.
- Viết bài hoàn chỉnh và chia sẻ .
- Những khó khăn khi viết bài?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Xem lại cách làm bài nghị luận chứng minh.
Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Ghi lại các câu văn có sử dụng động từ bị động: “bị/ được” trong văn bản đã học.
----------------------
Tuần 26 - Tiết 100 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Về kĩ năng :
Rèn kĩ năng nhận biết câu chủ động và câu bị động. 
KNS : Rèn kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng loại câu, chuyển đổi câu theo mục đích giao tiếp cụ thể. Rèn kĩ năng giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu.
3. Về thái độ :
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- HS thống kê, sưu tầm câu sử dụng động từ bị động: “bị/ được” trong văn bản đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách chuyển đổi câu Tiếng Việt.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về dùng câu Tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
- Thực hành có hướng dẫn: chuyển đổi câu theo tình huống giao tiếp.
- Học theo nhóm: trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu theo tình huống cụ thể.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Học sinh báo cáo kết quả sưu tầm, chuẩn bị ở nhà:
 các câu văn có sử dụng động từ bị động: “bị/ được” trong văn bản đã học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
- Yêu cầu HS đọc 2 ví dụ a, b.
- Xác định CN của 2 câu trong 2 ví dụ ?
- Em hãy so sánh ý nghĩa của 2 câu ?
- Ý nghĩa của CN trong 2 câu khác nhau như thế nào ?
- Em hiểu tại sao lại gọi câu b là ?
-Vậy em hãy khái quát lại đặc điểm của câu chủ động và câu bị động ?
Gv tổng hợp, gọi hS đọc ghi nhớ.
 Bài tập nhanh:
-Xác định các câu sau và tìm câu tương ứng ?
- Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
- Mẹ may áo cho em bé.
- Nhiều người tin yêu Lan
1. Ví dụ : SGK.
2. Nhận xét :
- Hai câu có nội dung miêu tả giống nhau.
- Ở câu a: CN là chủ thể của hành động.
- Ở câu b: CN là đối tượng của hành động.
-> Câu a là câu chủ động : Câu có chủ ngữ là chủ thể của hành động nêu ở vị ngữ.
Câu b là câu bị động: Chủ ngữ là đối tượng được hành động nêu ở vị ngữ tác động lên. 
-> (Câu a, b là một cặp luôn luôn đi với nhau. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động -> câu bị động và ngược lại).
3. Ghi nhớ: SGK.
-Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.
=>Chuyển câu chủ động sang câu bị động.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG:
-Gọi H/s đọc ví dụ:
- Em hãy so sánh ý nghĩa 2 câu a và b ?
- Em hãy chọn câu a hay b để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ?
- Vì sao em chọn cách điền đó ?
GV: Câu đứng trước câu cần lựa chọn, và cả đoạn văn đều đang nói về Thuỷ (em). Thuỷ (em) trong đoạn này là đối tượng mà hoạt động hướng vào (được nói đến) chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Cho nên, điền vào vị trí dấu ba chấm phải là câu bị động "Em được mọi người yêu mến." thì mới đảm bảo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.
-Gọi HS khái quát kiến thức - đọc ghi nhớ ?
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Hai câu a và b tương ứng nhau.
- Câu a – câu chủ động.
- Câu b – câu bị động.
- Điền câu b vào đoạn văn vì nó tạo liên kết câu : Em tôi là chi đội trưởng, là ... Em được mọi người yêu mến.
=> Chuyển đổi như vậy góp phần làm cho việc giao tiếp trở lên sinh động và có hiệu quả hơn.
3. Ghi nhớ :
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Trong hai đoạn văn, câu bị động là:
    + a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
    + b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:
    + a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.
    + b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy xếp các câu sau thành hai nhóm và cho biết cách phân biệt câu chủ động và câu bị động cùng có từ “bị”, “ được”
-Nó được thầy khen. - Ngôi nhà được người ta sơn lại.
- Cơm bị thiu. - Quyển vở được bạn bọc cẩn thận.
-Nó được đi bơi. - Quả bóng được An sút vào khung thành.
- Nó bị ốm. - Xe bị tuột xích.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV định hướng cho hs nhớ lại câu chủ động, câu bị động để nhận diện.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến:
Dự kiến sản phẩm cần đạt của học sinh:
CÂU CHỦ ĐỘNG
CÂU BỊ ĐỘNG
- Cơm bị thiu.
- Nó được đi bơi .
- Nó bị ốm. 
- Xe bị tuột xích. 
-Nó được thầy khen.
- Ngôi nhà được người ta sơn lại.
- Quyển vở được bạn bọc cẩn thận.
- Quả bóng được An sút vào khung thành.
- Chủ ngữ đối tượng thực hiện hành động nêu ở chủ ngữ.
- Không thể chuyển thành câu bị động
- Chủ ngữ là đối tượng được hành động nêu ở vị ngữ tác động lên. 
- Có thể chuyển thành câu chủ động.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Đọc lại các văn bản đã học và thống kê các câu bị động.
(2) Viết các câu bị động ở bài tập trên thành câu chủ động?
(3) Chọn 1 câu chủ động sau đó chuyển thành câu bị động?
(4) Đọc trước “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ” (tiếp).
---------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_26.docx