Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 28

Tuần 28 - Tiết 105

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN (TIẾP)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. Biết trình bày, lập luận có lý, có tình.

3. Thái độ : Có thái độ tích cực khi học văn nghị luận.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 13 trang phuongnguyen 21960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 28
Tuần 28 - Tiết 105 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. Biết trình bày, lập luận có lý, có tình.
3. Thái độ : Có thái độ tích cực khi học văn nghị luận.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Hệ thống kiến thức. - Lập bảng 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trong chương trình Ngữ văn 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc thể truyện, kí ( loại hình tự sự); thơ trữ tình, tùy bút( loại hình trữ tình) và nghị luận. Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại cột bên trái.
Thể loại
Yếu tố
Truyện
Cốt truyện
Kí
Nhân vật, sự việc
Thơ trữ tình
Vần, nhịp
Nghị luận
Luận điểm
Luận cứ
KẾT QUẢ DỰ KIẾN:
Thể loại
Yếu tố
Truyện
cốt truyện, nhân vật, sự việc
Kí
Nhân vật, sự việc
Thơ trữ tình
Nhân vật, vần, nhịp
Nghị luận
Luận điểm, luận cứ
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
II- Đặc trưng của văn nghị luận 
(1)Tổ chức cho HS thảo luận để hoàn thiện các câu hỏi SGK: Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận? 
-Báo cáo kết quả thảo luận.
-GV tổng hợp ý kiến:
=> Đặc điểm của văn nghị luận là hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
(2) Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Vậy trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục được không?
(3)Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 có phải là phương thức biểu đạt nghị luận không?
Vì sao?
- Trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.
- Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận vi:
+ Kết cấu, lập luận ngắn gọn, chặt chẽ, xúc tích.
+ Nêu kinh nghiệm, cách đánh giá về thiên nhiên, xã hội, con người.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào không thuộc văn nghị luận?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Cổng trường mở ra
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ D. Ý nghĩa văn chương.
Câu 2: Mỗi thể loại (tự sự, trữ tình, nghị luận) đều có những yếu tố đặc trưng của riêng mình mà không có ở bất kì một thể loại nào khác. Điều đó đúng hay sai ?
A. Đúng         B. Sai
Câu 3: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận ?
A. Luận điểm         B. Luận cứ
C. Các kiểu lập luận        D. Cốt truyện
Câu 4: Văn biểu cảm đòi hỏi lời văn phải như thế nào ?
A. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh B. Lời văn hùng hồn, đanh thép
C. Lời văn khúc triết, rõ ràng D. Lời văn đa nghĩa
Câu 5. Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, hãy viết đoạn văn cảm nhận về Bác.
Yêu cầu : HS viết đoạn văn, chú ý làm nổi bật đức tính giản dị của Bác, thể hiện cảm nhận của cá nhân em về Bác thông qua những gì được viết trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
	- Ôn tập lại toàn bộ chương trình.
- Đọc tài liệu tham khảo và tự luyện các đề kiểm tra 
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Ôn tập kiến thức chuẩn bị làm bài kiểm tra giữa kì .
------------------ 
Tuần 28 - Tiết 106 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
DÙNG CỤM VHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu được thế nào là dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu trong văn bản.
2.Kỹ năng
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
- Học sinh nắm được các trường hợp để mở rộng câu.
3.Thái độ: 
- Học sinh có ý thức sử dụng đúng cụm chủ -vị trong khi nói và viết ..
4 Phát triển năng lực : Năng lực giao tiếp Tiếng Việt , Năng lực tạo lập văn bản. 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1.GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
2.HS : : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
-PHIẾU HỌC TẬP 1
(1).Tìm các cụm danh từ có trong câu:
 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 (Hoài Thanh)
Các cụm danh từ là: ...............................................................................................................
(2). Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ.
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
Phụ ngữ
Cấu tạo
PHIẾU HỌC TẬP 2
(1)Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì?
a) Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
 (Bùi Đức Ái)
b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
 (Hồ Chí Minh)
c) Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
 (Thạch Lam)
d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
 (Đặng Thai Mai)
Ví dụ
Phần được mở rộng bằng cụm c-v
 TP được mở rộng
a
b
c
d
Các thành phần có thể mở rộng:..........................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại
ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I – THẾ NÀO LÀ DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU?
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
- GV giao nhiệm vụ qua phiếu học tập 1
-GV cho hs thảo luận, hoàn thành phiếu .
-GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV tổng hợp, kết luận
1. Ví dụ:
(1).Tìm các cụm danh từ có trong câu:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
(Hoài Thanh)
Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có những tình cảm ta sẵn có.
(2). Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ.
PHIẾU HỌC TẬP
(1).Tìm các cụm danh từ có trong câu:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 (Hoài Thanh)
 Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có những tình cảm ta sẵn có.
(2). Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ.
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
Phụ ngữ
Cấu tạo
những
tình cảm
ta // không có
Cụm c-v
những
tình cảm
ta // sẵn có
Cụm c-v
Khi dùng những cụm từ có hình thức giống .......................... gọi là cụm chủ - vị (cụm C –V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
- Thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV tổng hợp, kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Kết luận:
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C –V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Ghi nhớ: SGK
II – CÁC TRƯỜNG HỢP DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
- GV giao nhiệm vụ qua phiếu học tập 2
-GV cho hs thảo luận, hoàn thành phiếu .
-GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV tổng hợp, kết luận
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến:
Dự kiến kết qỉa của học sinh:
Ví dụ
Phần được mở rộng bằng cụm c-v
 TP được mở rộng
a
 Chị Ba // đến
 c v 
khiến tôi// rất vui và vững tâm
ĐT c v
Chủ ngữ là 1 cụm chủ - vị, vị ngữ là phụ ngữ trong cụm động từ;
b
Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta // tinh thần rất hăng hái.
                         TN                    C                             V
Vị ngữ là 1 cụm chủ vị;
c
Chúng ta / có thể nói rằng ... nằm ủ trong lá sen.
   CN            VN                                                                 trời / sinh lá sen để bao bọc cốm
  C                           V
trời / sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
 C                          V
Vị ngữ là cụm động từ. Trong cụm động từ ấy phụ ngữ là 2 cụm chủ - vị
d
Từ ngày Cách mạng tháng Tám / thành công.
               C                              V
Phụ ngữ cho danh từ là cụm chủ - vị.
Các thành phần có thể mở rộng: CN, VN, Phụ ngữ trong CDT, CĐT, CTT
- Nêu các trường hợp có thể dụng cụm c-v để mở rộng câu?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV tổng hợp, kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Kết luận:
 Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1.Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì.
a) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
(Thạch Lam)
b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.
(Trần Đăng)
c) Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
(Thạch Lam)
d) Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
(Nam Cao)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS trả lời lên bảng.
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- GV tổng hợp, kết luận.
- H đọc bài tập.
-Xung phong lên bảng làm.
- Nhận xét.
Câu a: ..., mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta / gặt mang về.
                              DT                                 c                             v        CN             VN
=> Trạng ngữ có một cụm chủ vị là phụ ngữ trong cụm danh từ:
Câu b: Trung đội trưởng Bính / khuôn mặt đầy đặn.
 c v 
                        C                                      V
=>Vị ngữ là 1 cụm chủ vị:khuôn mặt / đầy đặn.                     
Câu c: Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta / thấy hiện ra từng lá 
 DT c v ĐT 
 cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
c v
=>Trạng ngữ là một cụm danh từ có cụm chủ - vị làm phụ ngữ:
Vị ngữ có một cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ:
Câu d: Bỗng một bàn tay đập vào vai / khiến hắn giật mình.
                              c                   v             ĐT    c v
=>Cụm chủ - vị làm chủ ngữ, cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ vị ngữ:
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Khái quát mô hình cấu tạo mở rộng câu bằng cụm c-v:
VD:
TP mở rộng
Mô hình
Ví dụ
Dùng cụm c-v mở rộng CN
c - v
 - VN
CN
Nam học giỏi làm vui lòng cha mẹ.
 c v VN
 CN
Dùng cụm c-v mở rộng VN
 c - v
CN -
 VN 
 Ông ấy tóc đã bạc.
 CN c v
 VN
Dùng cụm c-v mở rộng phụ ngữ trong CDT
Dùng cụm c-v mở rộng phụ ngữ trong CĐT
(2) Tìm hiểu về phép lập luận giải thích theo yêu cầu SGK.
Tuần 28 - Tiết 107 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức:HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2.Kỹ năng: Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
3.Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tạo lập văn bản , năng lực giao tiếp, hợp tác...
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Soạn bài theo câu hòi SGK. - Hình ảnh minh họa.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: LÒNG KHIÊM TỐN.
(1) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
(2) Tìm hiểu phương pháp giải thích, hãy lựa chọn và ghi ra những câu định nghĩa như:
- Lòng khiêm tốn có thể được coi là ...................................................................................... 
- ................................................................................................................................................. 
-...............................................................................................................................................
Đó có thể được coi là phép giải thích không?........................................................................
(3) Cách liệt kê các biểu hiện của lòng khiếm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
-..............................................................................................................................................
-..............................................................................................................................................
(4 ) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói ko khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
-..............................................................................................................................................
-..............................................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Thi giữa các nhóm:
a. Trong 5 phút mỗi nhóm hãy giải thích ý nghĩa của hai cụm từ sau:
-Hạt giống tâm hồn
-Quà tặng cuộc sống.
b. Đại diện mỗi nhóm trình bày. Mỗi nhóm trình bày trong thời gian 2 phút
Hạt giống tâm hồn là hạt giống tạo nên tình yêu thương, nhân cách và phẩm chất đạo đức của con người. Những câu chuyện đạo lý gieo xuống mảnh đất tâm hồn những hạt ngọc đạo lý để đơm hoa kết trái thành những tấm lòng nhân ái bao la.
Quà tặng cuộc sống là những món quà quý giá mà Thượng đế ban xuống cho con người. Mỗi món quà ấy luôn chứa những câu chuyện ý nghĩa và mang đến cho ta một bài học quý giá để rồi người nhận món quà biết sống tốt thân thiện và đẹp hơn. 
Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực và giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, .. cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
-Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày (Ví dụ: Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển mặn?...)
- Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người (Ví dụ: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Thế nào là Có chí thì nên?...)
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
- GV giao nhiệm vụ qua phiếu học tập 1.
-GV cho hs thảo luận, hoàn thành phiếu .
-GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV tổng hợp, kết luận
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
-Muốn trả lời những câu hỏi ấy phải có tri thức khoa học chuẩn xác.
-Muốn vậy. người ta thường sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng hay nổi cách khác là phải phân tích được nội dung của vấn đề ấy.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến:
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
 (1)  Bài văn giải thích về: lòng khiêm tốn.
Tác giả giải thích bằng cách kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
(2)  Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:
-Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật.
-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
-Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
-Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.
- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời.
=> Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách giải thích. 
(3)  Cách liệt kê các biếu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích
(4) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân cùa thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích bởi lẽ:
-Giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kề ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quá, cách đề phòng hoặc noi theo... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
-Bài văn giải thích phải mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiếu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
-Muốn làm bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Vậy thế nào là bài văn giải thích?
- Thảo luận- khái quát vấn đề.
- Báo cáo kết quả - bổ sung ý kiến
- GV tổng hợp, kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Kết luận:
Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
* Ghi nhớ : SGK
 Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Người ta thường giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung của câu tục ngữ đó.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- G cho đọc SGK.
-Tổ chức cho HS nhận và thực hiện nhiệm vụ.
(1)Bài văn lập luận giải thích cần được thực hiện theo những bước nào?
 (2)Dàn ý của bài văn lập luận giải thích gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung và yêu cầu cụ thể gì? ( Cần trả lời được câu hỏi: Là gì? Vì sao? Như thế nào? Vận dụng vào thực tế ra sao?) 
(3)Lời văn giải thích cần đảm bảo yêu cầu gì
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-GV cho hs trao đổi, thảo luận .
-Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV tổng hợp, kết luận..
-Các bước thực hiện bài văn lập luận giải thích:
B1: Tìm hiểu đề và tìm ý
B2:Lập dàn bài 
B3:Viết bài
B4:Đọc lại,sửa chữa
-Dàn ý của bài văn lập luận giải thích gồm:
MB: Giới thiệu câu tục ngữ- Trích câu tục ngữ
TB:+Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng .
+ Chỉ ra tính đúng sai của vấn đề
+Bàn luận . liên hệ, mở rộng, lật ngược vấn đề
+Rút ra bài học cho bản thân
KB: Khẳng định lại câu tục ngữ.
- Lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, có liên kết.
- Giải thích là đi sâu vào vấn đề, những phát ngôn súc tích để tìm hiểu, lý giải nội dung ý nghĩa của vấn đề. Phải dùng lí lẽ để giải thích khái niệm nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Văn giải thích thì dùng lí lẽ để lí giải , phân tích là chính nhưng cũng cần sử dụng dẫn chứng để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề. Cuối cùng rút ra điều cần vận dụng khi đã hiểu được chân lí.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu cách làm bài văn giải thích?
- Thảo luận- khái quát vấn đề.
- Báo cáo kết quả - bổ sung ý kiến
- GV tổng hợp, kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Kết luận:
-Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiều đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
-Dàn bài:
+Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích phù hợp.
+Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
+Kết bài: Nếu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
* Ghi nhớ : SGK
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Gv khái quát tiết 1 
Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ?
A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó
B. Là việc nêu vai trò của sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người
C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó
D. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ
Đáp án: D
(2) Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau:
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
THAM KHẢO:
Cuộc chia tay của những con búp bê có ý nghĩa:
Tác giả sử dụng 2 đồ vật có thực trong cuộc sống tạo nên câu chuyện về tình cảm anh em trong gia đình. Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau. Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em.  Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt. Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
Một thứ quà của lúa non: Cốm có ý nghĩa:
Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Từ những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất làm nên nguyên liệu thơm ngon của cốm. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo,  là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt. Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy
--------------------
Tuần 28 - Tiết 108 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS vận dụng được kiến thức của phép lập luận giải thích.
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2.Kỹ năng: Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. Tạo lập được đoạn văn giải thích.
3.Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Vận dụng kiến thức nâng cao văn hóa đọc của bản thân.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tạo lập văn bản , năng lực giao tiếp, hợp tác...
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Đề bài theo yêu cầu SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
 - Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại, viết tích cực.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Đặt 1 đề văn giải thích? Nêu phương hướng làm bài?
GV căn cứ câu trả lời của học sinh để giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 Đề bài:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
 Hãy giải thích nội dung câu ca dao trên.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Thực hiện thao tác tìm hiểu đề? Tìm ý?
Xây dựng dàn ý cho đề văn trên?
-Tổ chức cho HS nhận và thực hiện nhiệm vụ.
-GV cho hs trao đổi, thảo luận .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV tổng hợp, kết luận.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
2.Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
3. Viết bài
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Viết một số đoạn văn trong đó có phần mở bài?
- G cho HS thực hành viết đoạn văn.
- Gọi HS trình bày miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- H đọc bài tập.
-Xung phong chia sẻ kết quả.
- Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoàn thiện các đề còn lại trong phần luyện tập.
Tìm hiểu vai trò của văn giải thích trong đời sống hàng ngày.
Tìm hiểu về nhà văn Phạm Duy Tốn và truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”?
--------------------------

File đính kèm:

  • docx9_van_7_ki_2_tuan_28_ok.docx