Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 7, 8 - Năm học 2021-2022
A/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu nội dung cảm xúc của bài thơ Bánh trôi nước, nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ ; cảm nhận và trình bày được niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài Bánh trôi nước.
3. Thái độ, phẩm chất
- Trân trọng tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu và sự sẻ chia của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ,có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 7, 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 7, 8 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị: 2021 BÁNH TRÔI NƯỚC TUẦN 7 - BÀI 7 - TIẾT 25 -> 28 Hồ Xuân Hương A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hiểu nội dung cảm xúc của bài thơ Bánh trôi nước, nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương. 2. Kĩ năng: - Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ ; cảm nhận và trình bày được niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài Bánh trôi nước. 3. Thái độ, phẩm chất - Trân trọng tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu và sự sẻ chia của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ,có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại. 4. Năng lực cần hình thành: - Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. + Chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu một số bài thơ trung đại Việt Nam (thơ Nôm) . B.CHUẨN BỊ 1. HS: Soạn bài, bảng phụ, bút dạ.... 2.GV: Kế hoạch bài dạy, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . .2021 - lớp 7B - tiết 25+26 Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 27+28 Phân chia tiết dạy: Tiết 25+26: Văn bản : Bánh trôi nước Tiết 27: Quan hệ từ (Lồng KNS) Tiết 28: Luyện tập phần TLV D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ: 1. GV giao nhiệm vụ (HS thực hiện phần A. Sách hd/48) 2. Tìm hiểu về món bánh trôi vào mùng 3/3 Âm lịch và cách làm để giới thiệu với các bạn *Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực là ngày Tết vào mùng 3/3 Âm lịch, "hàn thực" nghĩa là "thức ăn lạnh Trong Tết Hàn thực, các gia đình không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay. Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác tùy điều kiện, sau đó bày lễ lên ban thờ, thắp hương tỏ tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.. Nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh trôi nước gồm có: -400gr bột nếp ; -200gr đậu xanh xát vỏ -300gr đường thốt nốt hoặc đường hoa mai -2 muỗng canh hành tím băm nhỏ ; -100gr gừng -4 muỗng canh dầu ăn ;-1 muỗng canh vừng rang vàng -2 muỗng cà phê muối ;-1 muỗng cà phê đường -100gr hành tím phi vàng. *Cách làm: GV: Trong đội ngũ các nhà thơ của thời trung đại VN, HXH được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều ngang trái nhưng tác phẩm thơ của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật: trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ. 1.Nêu những hiểu biết của em về tác giả HS thảo luận -HS báo cáo -GV chốt I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: -HXH (?...?)quê làng Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu – Nghệ An. -Là nữ sĩ nổi tiếng của Việt Nam sống ở TKXVIII. -Có sách nói: Bà là con của Hồ Phi Diễn (1704?) quê ở Nghệ An nhưng sinh ra ở Bác Ninh. -Là người thông minh, tài hoa -> Mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. -Hồ Xuân là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, - Là con Hồ Phi Diễn. (sinh 1704) ở (*)Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi , nhà nghèo , ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà làm vợ lẽ - HXH ra đời là kết quả của mối tình duyên đó. (*) Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên tạp chí Văn học số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư TrầnThanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). -Cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn, xây dựng gia đình, nhưng chẳng mấy hạnh phúc - Cuộc hôn nhân (làm lẽ) với Tổng Cóc, một tên ác bá, ngu dốt, là một nỗi đau buồn của nhà thơ. -Lấy chồng hai lần và cả hai đều làm lẽ. HXH nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm (hơn 50 bài)viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bà được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt -HS đọc chú thích -Giải thích từ khó. ? Em hiểu gì về chiếc bánh trôi nước 2.Đọc – chú thích - Nhan đề Bánh trôi nước: trong chùm thơ vịnh vật vịnh cảnh của Hồ Xuân Hương (vịnh cái quạt, ốc nhồi, đánh đu, dệt cửi) - Rắn nát: rắn là cứng; nát là nhão Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề Kĩ thuật:Động não, đặt câu hỏi, trình bày Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ. 1.Bài thơ bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Có mấy câu? Mỗi câu mấy chữ ? Cách hiệp vần của bài thơ này như thế nào? 2. Bài thơ được viết bằng chữ gì?PTBĐ chính của là gì ? -HS thảo luận -HS báo cáo -GV chốt 3.Tác phẩm -.Bài thơ BTN được viết bằng chữ Nôm - Thể thất ngôn tứ tuyệt. - Bài thơ có 4 câu - Mỗi câu 7 tiếng - Hiệp vần ở cuối các câu 1,2,4.Vần “on” -Nhịp 4/3 -PTBĐ: biểu cảm xen tự sự và miêu tả. -Viết bằng chữ Nôm, thuộc chùm thơ vịnh vật,vịnh cảnh. *Nêu đề tài bài thơ - Đây là bài thơ tứ tuyệt làm theo lối vịnh vật một lối thơ được xuất hiện vào thời Lục Triều (TK III-IV ) ở Trung Hoa và thịnh hành ở nước ta vào thế kỷ XV . =>Bài thơ lấy cái bánh trôi , thứ quen thuộc của người dân để nói lên vẻ đẹp tâm hồn hình thể và cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Giống như nhiều bài thơ khác, bà thường viết về những quả, cây , những đồ vật dân dã nhưng bánh trôi nước, cái quạt , cái giếng ...nhưng đằng sau đó là tiếng nói trào lộng không kém phần gay gắt mạnh mẽ, bênh vực quyền sống , quyền hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật: chúng em biết 3 Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ. 1.Với nghĩa thứ nhất , bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? 2.Nhận xét cách miêu tả? -Chia HS thành các nhóm 3 người theo bàn và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 5 phút về những gì mà các em biết -HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. -Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên. II.Tìm hiểu chi tiết 1.Hình ảnh chiếc bánh trôi *Hai câu đầu. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi 3 chìm .. -NX: +Màu sắc : Trắng +Hình dáng:Tròn +Trạng thái: Bảy nổi ba chìm =>Kể, miêu tả chính xác, tỉ mỉ, sinh động. =>Hình dáng đơn giản, mộc mạc, không pha tạp. *GV chốt : Sự chìm nổi của bánh(luộc bánh): Bánh làm xong-> nước sôi-> bỏ bánh vào-> bánh chìm-> Khi chín bánh nổi lên mặt nước. -Cách làm:Nhào bột-> nặn bánh-> bánh đẹp hay xấu , rắn hay nát là phụ thuộc vào người nặn bánh. Chuyển ý: Liệu nhà thơ có phải chỉ nói về kĩ thuật ẩm thực không? Sau hình ảnh chiếc bánh trôi là hình ảnh của ai ? Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật: mảnh ghép Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Nhóm Gv giao nhiệm vụ. 1.Tìm hiểu vẻ đẹp bên ngoài, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ ? 2.Hình ảnh người phụ nữ *Vẻ đẹp bên ngoài: Trắng , tròn Cách nói“Vừa trắng lại vừa tròn” còn có ý nghĩa tự mình giới thiệu nhan sắc của mình trước bàn dân thiên hạ một cách mạnh bạo, tự tin, tự hào về sắc đẹp về sự trong trắng, tinh khiết của người con gái. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Vòng 1: chuyên gia Nhóm 1 + 2 1.Người phụ nữ đẹp như vậy,nhưng thân phận của họ ra sao ?Cách nói của tác giả giống với cách nói nào mà ta đã gặp trong ca dao than thân? 2.Tác giả sử dụng NT gì ? tác dụng? 3.Từ thân phận người phụ nữ, tác giả muốn nói đến điều gì?. HS thảo luận HS báo cáo GV chốt *Thân phận: Thân em Bảy nổi 3 chìm -Môt típ: Thân em - Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm =>Tả sự chìm nổi của bánh trôi - Điệp từ : vừa..vừa. - Đảo thành ngữ - Đối lập: trắng – tròn>< nổi – chìm. -Gợi liên tưởng đến thân phận người phụ nữ trôi nổi bấp bênh. =>Lên án xã hội phong kiến không coi trọng người phụ nữ, không cho họ cơ hội để khẳng định mình. *GV: Đầu tiên là mô tip thân em ta thường gặp trong những bài ca dao dân ca than thân. Như vậy, không chỉ kể tả và việc làm bánh trôi và việc làm bánh trôi mà để kể, tả về em là nối tiếp mạch than thở cho cuộc đời, số phận người phụ nữ trong xã hội. -Thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” bên cạnh nghĩa làm bánh còn chìm ẩn nghĩa than thở cho số phận chìm nổi, long đong, bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc đời. - Hai chữ “nước non” chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời, thành ngữ không kết thúc ở nổi mà kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng xót xa hơn. - Sự >< đó càng nói lên sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ Tuy nhiên giọng thơ không chỉ là lời than, giãi bày mà còn thách thức. Như trong một bài thơ khác tác giả cũng viết: “Trơ cái hồng nhan với nước non” Nước non ở đây đâu chỉ là nồi nước luộc bánh mà còn là cuộc đời, là hình ảnh xa xôi của non sông đất nước đang sôi sục chấn động vì bão táp chiến tranh và nông dân khởi nghĩa trong thời kì HXH.Chính vì vậy mà câu thơ, ý thơ vượt rất xa việc làm bánh, luộc bánh nhỏ nhặt hàng ngày để vươn tới tầm xa rộng, khẩu khí nam nhi mạnh mẽ, hiếm gặp ở nữ giới nhưng lại thường gặp ở kì nữ Xuân Hương. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Nhóm 3 + 4 1.Phẩm chất của người phụ nữ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 2. Tác giả sử dụng NT gì ? tác dụng? HS thảo luận HS báo cáo GV chốt Vòng 2: nhóm mảnh ghép Nhóm 1+3 2+4 Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa ? *Phẩm chất: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Mặc dầu. -Mà em vẫn giữ -Ẩn dụ , nhân hoá. =>Trong trắng , dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc , thuỷ chung tình nghĩa. +Trân trọng, ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. +Cảm thương sâu sắc cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa *GV:Nhân bánh được ẩn dụ, nhân hoá thành tấm lòng son.Tấm lòng son sắt thuỷ chung ấm áp nhân hậu, nghĩa tình nồng thắm.Phẩm chất cao quý của người phụ nữ VN.Tấm lòng son của người phụ nữ là hệ số bất biến(Hằng số) trong mọi hoàn cảnh. ->Lời khẳng định về nhân phân phẩm của người phụ nữ : dù ở trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ được phẩm chất thuỷ chung , son sắt,nhân hậu,vị tha với cuộc đời -Người phụ nữ chấp nhận thua thiệt ở đời, nhưng luôn tin vào giá trị, tin vào phẩm giá trong sạch của mình. ?.Khi ví mình với chiếc bánh trôi nước, người phụ nữ nhận thức được giá trị cùng thân phận của mình .Theo em , trong nhận thức của họ có chứa đựng những tình cảm nào sau đây: Cảm xúc tự hào Cảm xúc Thương thân** Cảm xúc oán ghét xã hội VD: Thân em như hạt mưa rào Hạt ra luống cải,hạt vào vườn hoa. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy Năng lực: Giao tiếp, tự học.. HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ. 1. Từ phân tích trên , em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ của HXH trong bài thơ? 2. Qua bài thơ Bánh trôi nước, em hiểu thêm được điều gì về con người nhà thơ Hồ Xuân Hương. HS thảo luận HS báo cáo GV chốt III.Tổng kết 1.Nghệ thuật -Tính đa nghĩa -Ẩn dụ -Thành ngữ -Vận dụng quy tắc của thơ đường luật. - Cặp quan hệ từ. -Giọng điệu rắn giỏi mạnh mẽ. 2.Nội dung Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạotrong văn học VN dưới thời PK. +Trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. +Cảm thương sâu sắc cho thân phận người phụ nữ. - >Thân phận : chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời. - Thân phận chìm nỗi bấp bênh , bị lệ thuộc vào xã hội . - Ngôn ngữ trong sáng giản dị , chủ yếu là thuần Việt , không hoa mĩ cầu kì. Sơ đồ tư duy 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não Năng lực:Hợp tác HTHĐ:Cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 1. Với một vẻ đẹp thể chất hoàn hảo khoẻ mạnh, tâm hồn, trong sạch tinh khiết như vậy người phụ nữ ấy xứng đáng được hưởng những quyền lợi nào nếu sống trong một xã hội công bằng? -Quyền được nâng niu trân trọng , được hưởng hạnh phúc, được làm đẹp cho đời. 1. /50 Thơ Hồ Xuân Hương thuộc thể Đường luật, em hãy đọc kĩ bài Bánh trôi nước và cho biết nhà thơ có sử dụng từ Hán Việt nào không. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương gần với loại thơ nào đã học? - Mặc dù sáng tác theo thể thơ Đường luật nhưng nhà thơ không sử dụng từ Hán Việt trong bài thơ - Từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương gần với những bài ca dao than thân, châm biếm ? Qua bài thơ “ Bánh trôi nước” Hãy nêu vai trò của người phụ nữ trong TKXXI ? 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não, giao tiếp.. Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: -Qua bài thơ “Bánh trôi nước” hãy viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?. 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ:Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: - Sưu tầm những câu ca dao về mô tip thân em. 1. Thân em như miếng cau khô Người khôn tham mỏng, người thô tham dày 2. Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. 3. Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai. 4. Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay 3. Sưu tầm một số bài thơ của HXH, chép vào sổ tay và học thuộc. Tự tình Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan mấy nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy chòm Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Lỡm Học Trò Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa Ốc Nhồi Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi 4.Tìm một số thành ngữ tương đương với” bảy nổi ba chìm” - Lên thác xuống ghềnh - Lang thang phiêu dạt -Giầm mưa dãi nắng. -Bèo dạt mây trôi . Ngày chuẩn bị: 2021 TUẦN 7 – BÀI 7 (Tiếp theo) - TIẾT 27 QUAN HỆ TỪ A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nhận biết quan hệ từ , ý nghĩa của quan hệ từ 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng quan hệ từ trong nói và viết . +Kỹ năng sống: -Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp +Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ Tiếng Việt. 3. Thái độ, phẩm chất -Có ý thức sử dụng đúng quan hệ từ khi nói và viết. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ. 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ 1.HS: Chuẩn bị bài, thực hiện những yêu cầu của GV trước khi lên lớp. , bảng phụ, bút dạ... 2. GV: Kế hoạch bài học, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 27 Phân chia tiết dạy: Tiết 27: Quan hệ từ D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ: 1. Cho hai câu sau: Anh em như thể tay chân. Anh của em đi vắng rồi ạ! ? Hãy cho biết: “Anh em” và “anh của em” khác nhau như thế nào? Tại sao? Ở bậc tiểu học các em đã làm quen với quan hệ từ, QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. nhưng cách sử dụng thế nào cho phù hợp khi nói và viết. 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Phân tích tình huống mẫu Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/ cặp đôi Kỹ năng sống: Ra quyết định: Giao tiếp: G v giao nhiệm vụ 1.Xác định quan hệ từ trong các VD/49 2. Các quan hệ từ đó liên kết các từ ngữ hay những câu nào với nhau? -HS thảo luận -HS báo cáo -GV chốt I.Tìm hiểu về quan hệ từ 1. VD/49 Các quan hệ từ trong các câu : (1) - Và chỉ ý nghĩa quan hệ tập hợp - Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa “những cảnh có thực” với “núi sông ta” (2) - Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa; (3) - Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) - kết quả (chóng lớn lắm); - và biểu thị quan hệ tập hợp. (4) - Nhưng biểu thị quan hệ tương phản, đối nghịch giữa Mẹ thườngvà hôm nay 2. Kết luận: *Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, * Các cặp QHT thường dùng là : + Vìnên; Donên; Nhờ nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ). + Nếu thì; Hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện – kết quả ). +Tuy ..nhưng; Mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ) + Không những mà còn; Không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng tiến ). *Chuyển ý: QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quảgiữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Vậy khi nói và viết, trường hợp nào bắt buộc sử dụng quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ?... Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Phân tích tình huống mẫu Kĩ thuật: động não Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cặp đôi Kỹ năng sống: Ra quyết định Giao tiếp: Gv giao nhiệm vụ 1.Theo em, trong các trường hợp/50 trường hợp nào bắt buộc sử dụng quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ?... .. ? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho/50 II.Sử dụng quan hệ từ 1.VD1 c./49.Trường hợp nào bắt buộc (+) phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc (-) phải có? (1) Khuôn mặt của cô gái (-) (2) Lòng tin của nhân dân(+) (3) Cái tủ bằng gỗ đặt ở góc phòng(-) (4) Nó đến trường bằng xe đạp(+) (5) Làm việc ở nhà(+) (6) Quyển sách đặt ở trên bàn(-) (7) Giỏi về toán(-) (8) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây(+) Gợi ý: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1), (3), (6), (7). ...................................................................... 2.VD2 -Các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho: - Nếu- thì; Tuy- nhưng; -Vì- nên; Hễ- thì; Sở dĩ- nên e.50. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được - Mẫu: Vì trời mưa nên đường lầy lội Nếu thì - Nếu tôi chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thi đậu. - Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này. (quan hệ điều kiện - kết quả) - Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả) - Vì không có đủ tiền mua sách nên tôi phải dùng bản phô tô - Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ) - Tuy tôi không giàu có nhưng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn - Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả) - Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (quan hệ nguyên nhân) - Sỡ dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười là vì Nam quá ham hơi và lười học. *KL :Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. -Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó cũng có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng đc không dùng cũng đc) -Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp: Hoàn tất một nhiệm vụ. Kĩ thuật:Động não, đặt câu hỏi, trình bày... Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ... HTHĐ: cá nhân , cặp đôi Gv giao nhiệm vụ 2./50 Tìm các quan hệ từ trong đoạn mở đầu văn bản “Cổng trường mở ra” từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” cho đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.” (Cổng trường mở ra) *Gợi ý: Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ: không mang ý nghĩa thực, tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... cụ thể nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn: từ còn trong "còn xa lắm" và từ còn trong "còn bây giờ"; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ. - Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, nhưng, như, của, như, cho B3 /50 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai: Đúng Sai a.Nó rất thân ái bạn bè. X a’. Nó rất thân ái với bạn bè. X b.Bố mẹ rất lo lắng con. X b’.Bố mẹ rất lo lắng cho con X c.Tôi tặng anh Nam quyển sách này. X c’.Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này. X (câu không sai nhưng trong trường hợp này nên bỏ từ “cho” để tránh nặng nề.) d.Tôi tặng quyển sách này anh Nam. X d’.Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam. X e.Mẹ thương yêu không nuông chiều con. X e’.Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con. X B4./ 51. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. (Theo Nguyễn Thị Thu Huệ) 5./51 Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây: Gợi ý: Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: (1) Nó gầy nhưng khoẻ. - > chú ý sự khỏe của nó ->tỏ ý khen ngợi (2)Nó khoẻ nhưng gầy. -> chú ý sự gầy của nó -> Tỏ ý chê. 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp: Nêu vấn đề Kĩ thuật: Động não, giao tiếp.. Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: 1./69. Viết một đoạn văn ngắn về một loài cây, trong đó có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn. Tham khảo Hoa sen : Nhà bà ngoại ở đầu làng Hạ, cạnh hồ sen rộng hơn ba mẫu. Tháng ba, mặt hồ như được phủ một màu xanh biếc của lá sen. Có lá nằm bồng bềnh trên mặt nước, có lá nhô cao như chiếc lọng xanh, cuống lá có nhiều gai. Đầu tháng tư, sen nở hoa. Sen hồng và sen trắng nở xoè to như cái bát, phô nhị vàng thơm ngào ngạt. Đi qua hồ sen, em cảm thấy lâng lâng, chiếc túi sách như mang hương sen đến lớp. Cây ổi : Vườn bác Huấn trồng nhiều ổi. Cây ổi thân gỗ, cao 6-7 mét, vỏ nhẵn bóng, cuối đông bong từng mảng. Lá ổi mọc đối, thuôn, dày, có mùi thơm. Hoa ổi màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá thường có 2 - 3 bông. Đầu tháng 5, nghe chích choè hót là vườn ổi nhà bác Huấn đã bắt đầu chín, ổi đào ngọt và thơm lắm. Có hôm bác cho em 3 - 4 quả chín mọng, vàng ươm, ăn tuyệt ngon, ăn hết vẫn thèm. Cây cau : Ngõ nhà em có mười cây cau trồng thành hai hàng thẳng tắp. Thân cau tròn, cao vút, bạc phếch, có từng vòng như đeo nhẫn. Tàu cau xanh biếc, uốn cong như những bàn tay xinh xinh xoè múa rất đẹp trong làn gió thoảng qua. Đêm hè, hoa cau ngạt ngào đưa hương. Mỗi buồng cau có hàng trăm quả bằng quả trứng gà, da xanh bóng. Năm tháng trôi qua, hàng cau vẫn hiền lành đứng trầm ngâm soi bóng xuống mảnh vườn thân thuộc nhà em. 2..Xác định các quan hệ từ trong bài thơ “Bánh trôi nước’ (Hồ Xuân Hương); nêu ý nghĩa của các quan hệ từ đó. 3.Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu: Đây là thư Lan Cách 1:Đây là thư của Lan Cách 2: Đây là thư do Lan viết. Cách 3: Đây là thư gửi cho Lan viết(đâu phải cho tôi, nên tôi không nhận) *KL: Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu.Vì vậy, không thể bỏ quan hệ từ một cách tuỳ tiện. 5. HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp: Nêu vấn đề Kĩ thuật: Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1.Sưu tầm các đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng quan hệ từ; nêu ý nghĩa của các quan hệ từ đó 2.Nhận xét ý nghĩa của quan hệ từ “với” trong các câu sau: -Nói với tôi quê ở HàTây. - Nó nói với tôi rằng nó quê ở HàTây. -Nó bảo với tôi với giọng thân tình. -với = và - với tôi rằng = cho tôi (biết, hiểu, rõ, hay)rằng = để tôi biếtrằng.. -với = bằng. .. Ngày chuẩn bị: 2021 TUẦN 7 – BÀI 7 (Tiếp theo) - TIẾT 28 LUYỆN TẬP Văn biểu cảm A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Biết cách tìm hiểu đề, lập ý , lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ, -Giáo dục học sinh có ý thức làm văn biểu cảm. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp B.CHUẨN BỊ 1.HS: Thực hiện những yêu cầu của GV trước khi lên lớp , bảng phụ, bút dạ... 2.GV: Kế hoạch bài dạy, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 28 Phân chia tiết dạy: Tiết 28: Luyện tập phần TLV D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ Sắp xếp các ý sau cho đúng theo trình tự các bước tạo lập văn bản. 1. Tìm ý 2. Lập dàn ý 3. Tìm hiểu đề 4. Viết bài 5. Đọc và sửa lỗi. 1.Tìm hiểu đề 2.Tìm ý 3.Lập dàn ý 4.Viết bài 5.Đọc và sửa lỗi 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não, viết tích cực. Năng lực:Hợp tác HTHĐ:Cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 6/51. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài : Loài cây em yêu 1. Tìm hiểu đề và tìm ý *Tìm hiểu đề : Đề yêu cầu viết về điều gì? (chú ý tìm hiểu, phân tích ý nghĩa của các từ có trong đề bài). Cụ thể: Đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng => Xác định:- Kiểu bài: biểu cảm (yêu) - Đối tượng: loài cây - Phạm vi kiến thức: *Tìm ý : Trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu đề và tìm ý: - Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn những cây khác? (chú ý tìm các đặc điểm của cây, mối quan hện của cây, hoặc cây để lại một kỉ niệm sâu đậm nào đó trong em. Cây mang lại cho bản thân em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần?). 2. Lập dàn ý 2.1/ Mở bài: - Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...) - Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây) *VD: “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư 2.2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể. Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái) - Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc. - Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um - Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng - Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. - Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim. - Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổNhững chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác - Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ? - Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa. - Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa. Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người: - Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một b
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_7_8_nam_hoc_2021_20.docx