Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
- Kĩ năng giao tiếp: trao đổi, suy nghĩ về tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
3. Thái độ
- Yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước. Giáo dục các em quý trọng tình bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, lao, máy chiếu, bảng phụ, nam châm.
- HS Soạn bài.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Ngày soạn: 14/10/2016 Ngày dạy: 20/10/2016. TIẾT 31. Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ ( Nguyễn Khuyến ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được thể loại văn bản. - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. - Kĩ năng giao tiếp: trao đổi, suy nghĩ về tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. 3. Thái độ - Yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước. Giáo dục các em quý trọng tình bạn... II. CHUẨN BỊ - Gv: Giáo án, SGK, SGV, máy tính, lao, máy chiếu, bảng phụ, nam châm. - HS Soạn bài... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà? Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm? 2. Giới thiệu bài: Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến là một bài thơ Nôm Đường luật Việt Nam hay nhất viết về tình bạn. Bài thơ là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền, hóm hỉnh đón người bạn già đã lâu tới thăm Nguyễn Khuyến. Vậy Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn như thế nào, chúng ta cùng qua tiết 31. 3. Bài mới: HĐ CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1: HD phân tích - Hs đọc lại văn bản. ? Lẽ thường khi có khách quý ở xa tới chơi, chủ nhà sẽ tiếp đón như thế nào?(rất chu đáo, thịnh soạn...) Chuyển ý: Vậy còn Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn như thế nào... - Hs đọc 6 câu tiếp. ? Vì sao sau lời chào hỏi vồn vã, tác giả lại nhắc đến việc trẻ đi vắng, chợ ở xa? - GV làm rõ hư từ thời (thì)... ? Không có trẻ để sai vặt, không đi được chợ nhà thơ nghĩ đến sẽ tiếp đãi bạn bằng những thứ “cây nhà lá vườn”, em hãy chỉ ra và nhận xét các thứ ấy ? Như vậy em thấy nhà thơ lâm vào hoàn cảnh như thế nào? ? Chỉ ra yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong 6 câu thơ này (Cách dùng từ, đặt câu) (Đặc biệt câu 5,6 lẽ ra là bàn luận về vấn đề nhưng ở đây nhà thơ tiếp tục giãy bày về gia cảnh->sự sáng tạo của ông trong bài thơ thất ngôn bát cú ĐL chữ Nôm). ? Qua những câu như thế này ta có thể hình dung như thế nào về khung cảnh nơi nhà thơ sinh sống? - GV giảng: Đây cũng là thú“thú điền viên” tao nhã của các nhà Nho chân chính ngày xưa, tác giả lúc này đã cáo quan về quê ở ẩn, khước từ mọi hương bổng của triều đình, sống cuộc đời thanh bạch, không màng danh lợi. ? Câu 7 cái không có được đẩy lên tận cùng qua chi tiết nào? Trong quan niệm của người Việt miếng trầu có vai trò gì? - Miếng trầu là đầu câu chuyện, là thủ tục lễ nghi không thể thiếu trong đời sống người Việt, nó có mặt trong mọi hoạt động: ma chay, lễ cưới, lễ tết...là phương tiện xã giao để làm quen gặp mặt ?* Cã ý kiÕn cho r»ng: nªn hiÓu c©u 7 riªng trÇu kh«ng th× cã, ý kiÕn cña em thÕ nµo? ?* Kể ra như vậy có phải Nguyễn Khuyến than nghèo với bạn hay không? ? Qua đây ta thấy tâm trạng của nhà thơ như thế nào? “Các con nối chí cha nên biết: Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà” Một vài hình ảnh về phong tục tiếp bạn từ xưa đến nay. - HS đọc câu cuối. - Từ “bác” xuất hiện lần 2, thể hiện sự trìu mến, kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi đến thăm, còn gì quý hóa bằng. Tình bạn là trên hết ? Quan hệ từ: “với” đã liên kết hai từ “ta” với nhau “ta” ở đây chỉ ai? ? Em có nhận xét gì về tình cảm bạn bè ở trong bài? GV bình: Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm, không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, đâu cần cao lương mĩ vị. Tất cả những cái “không có" để khẳng định một cái có lớn lao không gì sánh được ở đời đó là tình bạn vượt lên trên lề thói lễ nghi tầm thường. Ta thấv rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng, tinh tế. * HOẠT ĐỘNG NHÓM. - Hình thức: Chia lớp thành 6 nhóm, cử thư kí, GV nêu yêu cầu thảo luận trên bảng nhóm, HS thảo luận trên bảng phụ, cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại. - Nội dung: So sánh cụm từ “ta với ta” ở hai văn bản đã học? - Thời gian: 5 phút. - Kết quả cần đạt: HS nắm được điểm giống nhau và khác nhau của 2 cụm từ đó. + GV chốt kiến thức trên máy chiếu ?* Trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệVới tình bạn của mỗi chúng ta, các em phải đối xử với bạn như thế nào? Yêu thương, giúp đỡ bạn khi khó khăn trong hoàn cảnh có thể. Xây dựng tình bạn trên tinh thần yêu thương, hoà hợp không vụ lợi, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Ví dụ: lớp mình những bạn học tốt giúp đỡ bạn học yếu HĐ 3: HD tổng kết ? Khái quát NT – ND chính của bài thơ? - GV khái bằng sơ đồ tư duy. - GV chiếu một vài bài thơ của Nguyễn Khuyến cùng đề tài trên: “Lụt hỏi thăm bạn”; bài phần đọc thêm. ?* Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn. - Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời - Rồi mùa toóc rạ rơm khô Bạn về quê bạn nơi mô mà tìm. - Một số câu chuyện hay về tình bạn: HD hs về nhà tìm đọc. + Bá Nha –Tử Kì. + Lưu Bình – Dương Lễ. GV kết lại bài: Bài thơ Nôm khó quên này cho thấy một tâm hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, trong sáng, đối lập với nhân tình, thế thái: “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tâm hồn đó, tấm lòng đó của tiền nhân đối với ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thủy chung và cao đẹp. Rất đáng yêu và đáng kính. I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà 2. Cảm xúc về gia cảnh Hoàn cảnh: + Trẻ đi vắng, chợ xa. - Muốn tìm trẻ để sai vặt, muốn đi chợ để mua thức ăn sang đãi bạn cho thịnh soạn -> Điều đó giúp ta hiểu tác giả quý mến bạn, tình cảm rất chân thành. + Có cá, có gà nhưng không thể lấy được vì vườn rộng rào thưa, ao sâu nước cả. + Có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng cũng không thể dùng được vì: chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn, đương bông. à Hoàn cảnh éo le: Có vẻ như nhà thơ có rất nhiều thứ, nhưng thực trớ trêu lại chẳng có gì tiếp đãi bạn, có đấy mà lại không. Mọi thứ đều có thế tiềm năng. Nhưng tất cả là con số không to tướng. à Thật ra đây là cách nói cốt để đùa vui, hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ. Bởi khi cáo quan về ở ẩn, cuộc sống tác giả đâu đến nỗi vậy, với cơ ngơi “năm gian nhà cỏ thấp le te” và “Chín sào tư thổ là nơi ở, một bó tàn thư ấy nghiệp nhà”. Nghệ thuât: - Cách tạo tình huống: Từ chuyện lâu ngày bạn đến chơi để tác giả được giãi bày tâm sự. - Liệt kê: Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp, trầu. - Phép đối: Câu 3 đối với câu 4. Câu 5 đối với câu 6 - Nói quá: Sự thiếu thốn, đạm bạc được nói quá, cường điệu đến mức tối đa. - Nhịp thơ: 4/3 nhịp nhàng, chậm rãi. - Lặp cấu trúc, dùng các từ phủ định, từ chỉ trạng thái( thì, không, khó, chửa, mới, vừa, đương)...vừa hô ứng hỗ trợ cho nhau, tạo nên giọng thơ thong thả, nhẹ nhàng. - Bức tranh phong cảnh làng quê ĐBBB hiện lên sống động, gần gũi, quen thuộc, nếp sống thôn quê dân dã, bình dị, chất phác, cần cù. - “Trầu không có” ® lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có. - Mặc dù trầu không là tên đầy đủ của thứ lá này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể hiểu là trầu không cũng không có nốt. Có như vậy thì mới hiểu nổi cái thanh đạm của ông quan thanh liêm về ở ẩn. ®NK không định than nghèo với bạn vì mọi thứ đều có, nhưng đều chưa sử dụng được. Nhà thơ thậm xưng hóa và thi vị hóa cái nghèo. Đó chỉ là cách nói quá đi, cường điệu tới mức tối đa. Lời thơ hóm hỉnh pha chút tự trào vui vui. Cố tình tạo ra tình huống đặc biệt như thế để đùa vui và cao hơn là bộc lộ tình cảm chân thành, bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của nhà nho khước từ lương bổng của thực dân Pháp, lui về sống giản dị giữa xóm làng nông thôn. à Tâm trạng lúng túng, bối rối: thể hiện sự quý mến khách và cuộc sống thanh đạm, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên làng quê. 3. Cảm nghĩ về tình bạn Ta: Chủ nhà (tác giả) Ta: khách (bạn) Þ Chủ khách không còn khoảng cách, chỉ còn “ta với ta” hai người đã là một Þ Là quan hệ gắn bó, hoà hợp, vui vẻ. Tình bạn sâu sắc trong sáng vượt lên trên vật chất tầm thường. - Ta với ta = tấm lòng – tấm lòng. Làm người bạn thấy ấm lòng và cảm động. ® Tình bạn gắn bó, hòa hợp, trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn. * So sánh cụm từ “ta với ta” trong 2 văn bản: Bạn đến chơi nhà và qua Đèo Ngang. - Giống nhau: Kết thúc bằng 3 tiếng, mở ra những cảm xúc của tác giả. - Khác nhau: + Văn bản “Bạn đến chơi nhà” hai từ ta chỉ hai người, sự hoà hợp, gắn bó mật thiết giữa hai con người trong một tình bạn chung thuỷ. àThể hiện tình bạn gắn bó, chân thành. + VB “Qua đèo Ngang” hai từ ta chỉ một người – một tâm trạng. Đó là nỗi cô đơn thăm thẳm của con người giữa không gian bao la, hùng vĩ đến rợn ngợp nỗi buồn càng khắc khoải, thấm thía, xót xa. à Bộc lộ sự cô đơn tuyệt đối của tác giả. III- Tổng kết 1. Nghệ thuật - Từ ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, dân dã. - Tình huống thơ độc đáo; - Giọng thơ hài hước; phép đối; kết cấu đối lập; lối nói cường điệu; ngôn ngữ mộc mạc; ý tứ sâu xa. => Tạo nên phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến => Nguyễn Khuyến là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ dân tộc. 2. Nội dung: Qua bài thơ thể hiện Nguyễn Khuyến là người hồn nhiên, dân dã, trong sáng. Tình bạn của ông là tình bạn chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên những giá trị tinh thần. à Ghi nhớ (sgk). 4 .Củng cố. * Trò chơi giải ô chữ: Trả lời 12 câu hỏi nhanh liên quan đến kiến thức đã học, tìm được ô chữ hàng dọc sẽ được điểm cộng. - Hs nghe bài hát: Gọi tên tôi nghe bạn thân hỡi. Từ đó định hướng về tình bạn đẹp 5. Dặn dò và HD về nhà: - Cả lớp: Học thuộc bài thơ, ghi nhớ. Nội dung và nghệ thuật bài thơ. - HS khá giỏi: Có ý kiến cho rằng “bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình”. Cho biết ý kiến của em... - Soạn bài: Tĩnh dạ tứ. + Đọc trước bài thơ. + Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_tiet_31_van_ban_ban_den_choi_nha_nguyen_kh.docx