Giáo án Ngữ văn 7 - Tóm tắt ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)A. Nội dung bài thơ

Với việc tạo ra một tình huống hóm hỉnh khi bạn đến chơi để rồi kết bằng bằng câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta!” chứa đựng trong đó một tình bạn đậm đà, thắm thiết.

B. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835- 1909) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Học rộng, tài cao, thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ

- Ông là nhà thơ lớn của dân tộc

 

docx 3 trang phuongnguyen 22/07/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tóm tắt ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tóm tắt ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

Giáo án Ngữ văn 7 - Tóm tắt ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
Nguyễn Khuyến 
A. Nội dung bài thơ 
Với việc tạo ra một tình huống hóm hỉnh khi bạn đến chơi để rồi kết bằng bằng câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta!” chứa đựng trong đó một tình bạn đậm đà, thắm thiết. 
B. Tìm hiểu tác phẩm 
1. Tác giả 
Nguyễn Khuyến (1835- 1909) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 
Học rộng, tài cao, thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ 
Ông là nhà thơ lớn của dân tộc 
2. Tác phẩm a, Hoàn cảnh sáng tác 
- Sau mười năm làm quan, ông cáo quan về ở ẩn sống tại Yên Đổ. Thơ ca của ông chủ yếu sáng tác vào thời gian này. 
b, Bố cục: 3 phần 
Phần 1( 6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi 
Phần 2( 6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi - Phần 3( Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành 
c, Phương thức biểu đạt 
- Biểu cảm 
d, Thể thơ 
Thất ngôn bát cú Đường Luật, bài thơ có 8 câu, 7 chữ 
Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 3, 4 và 6 (nhà, xa, cá, gà và ta). 
Phép đối: Câu 3 và câu 4 
e, Giá trị nội dung 
Ngợi ca giá trị tình bạn chân thành, tha thiết 
Nêu ra một triết lý của tình bạn: Tình bạn cao đẹp vượt lên giá trị vật chất f, Giá trị nghệ thuật 
Thể thơ thất ngôn bát cú 
Ngôn ngữ và hình ảnh giản dị, giọng thơ chất phác hồn nhiên 
C. Đọc hiểu tác phẩm 
1. 6 Câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi 
Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm. 
Cách xưng hô: “bác”, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn. 
Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình. 
Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình. 
=> Mở đầu với sự reo vui và lòng hiếu khách của nhân vật trữ tình 
2. 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà - Hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà: 
+ Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn. 
+ Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn. 
- Ở nhà thì không có gì đãi bạn: 
+ Ao sâu - khôn chài cá: Ao sâu nước nhiều khó bắt cá mời bạn 
+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được. 
+ Miếng trầu với quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có. 
=> Một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất. Tưởng là có nhưng lại không có gì qua một giọng điệu vô cùng hóm hỉnh, lạc quan. 
3. Câu cuối: Khẳng định tình bạn chân thành 
- Bác đến chơi đây: Ngày hôm nay bác đến, tuy về vật chất không có gì nhưng tình cảm vẫn luôn đong đầy tình nghĩa - “Ta với ta”: 
+ Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà 
+ Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách 
+ Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. 
=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tom_tat_ngan_gon_tac_gia_tac_pham_noi_dung.docx