Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Năm 2020-2021
Tuần 14- Tiết 53- Tiếng Việt: ĐIỆP NGỮ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngữ trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt điệp ngữ khi tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
Chăm chỉ: tìm tòi và sử dụng điệp ngữ.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Năm 2020-2021
Soạn: 2/12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020 Tuần 14- Tiết 53- Tiếng Việt: ĐIỆP NGỮ. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái niệm điệp ngữ. - Các loại điệp ngữ - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản. 2- Về kĩ năng: - Nhận biết phép điệp ngữ trong văn bản. - Phân tích tác dụng của điệp ngữ. - Sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 3- Về thái độ: Có ý thức sử dụng tốt điệp ngữ khi tạo lập VB. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc. Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. Chăm chỉ: tìm tòi và sử dụng điệp ngữ. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk,sgv. - Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Động não cá nhân. - Hình thức: cả lớp. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo. + Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào thành ngữ? Sử dụng thành ngữ có hiệu quả nghệ thuật ntn? Cho VD? ? Làm bài tập 2,4. * Khởi động vào bài mới: Cho đoạn thơ sau? Anh đi tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách vở mở tung trắng cả vườn chiều ? Những từ ngữ nào được nhắc lại trong đoạn thơ? ( HS: rất lâu, rất lâu; khăn xanh, khăn xanh) - Gv dẫn vào bài mới: Những từ được nhắc lại được gọi là gì và tác dụng của việc nhắc lại từ ngữ ra sao, ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm được khái điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ. - Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Hình thành NL, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề, hợp tác. + Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. - Thời gian: 15 phút. - Y/c hs đọc 2 VD: Tổ/c HĐ nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn): - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: ? Tìm trong 2 khổ thơ ( đầu và cuối, bài thơ Tiếng gà trưa) những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung: - Hoạt động cá nhân: ? Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ? * Bài tập nhanh: Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau đây, phân tích tác dụng của việc dùng điệp ngữ? Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ( gợi ý: - Lặp từ ngữ “ tre”, “ giữ”, “anh hùng”. - Lặp cấu trúc ngữ pháp( lặp kiểu câu): “ Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu”. - Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của cây tre trong đời sống chiến đấu của dân tộc; khẳng định phẩm chất anh hùng cao đẹp của tre ; thể hiện niềm yêu quý, cảm phục và ca ngợi cây tre.) -> Gv kết luận: Điệp ngữ có thể được dùng trong thơ nhưng có thể dùng trong văn xuôi - Quan sát VD sau : Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò ? Từ nào được lặp lại trong đoạn văn đó? ( Gợi ý : Từ lặp lại : “ con bò”) ? Lặp từ như vậy đem lại cho em cảm giác gì? ( Gợi ý : nặng nề, nhàm chán, rườm rà) -> GV KL: Cần chú ý phân biệt phép lặp có tác dụng tu từ với lỗi lặp. - Mục tiêu: Hiểu các dạng của điệp ngữ. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề . - Hình thức: nhóm, cá nhân. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. - Thời gian: 10 phút. - Gv kẻ bảng: 3 VD. - Y/c hs đọc VD. Tổ/c HĐ nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn): - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: ? Tìm điệp ngữ và nêu các đặc điểm của điệp ngữ trong VD? Cho biết điệp ngữ đó thuộc dạng nào trong các dạng sau đây? + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ chuyển tiếp. + Điệp ngữ cách quãng. Nhóm 1,4: VD 1 Nhóm 2,5: VD 2 Nhóm 3,6: VD 3 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung: N h ó m VD Đặc điểm - Dạng điệp ngữ 1,4 Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ 2,5 Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. 3,6 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh biết mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ? Có mấy dạng điệp ngữ? ? Tìm những ví dụ về những dạng điệp ngữ trên? HS đọc - Tạo nhóm. Nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm. - HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. TL cá nhân Làm việc cá nhân TL cá nhân TL cá nhân - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. TL cá nhân I- Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1- Tìm hiểu VD: VD 1: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ VD 2: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc. Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. * Đoạn 1: - Từ “ nghe” được lặp đi lặp lại 3 lần. - Tác dụng: Nhấn mạnh tác động của tiếng gà trưa đối với người chiến sĩ khi hành quân qua làng, gần dân thấy ấm lòng. Nghe tiếng gà các anh các chị thấy nắng trưa xao động, di chuyển. Nghe tiếng gà trưa, cảm thấy khỏe lên, “ bàn chân đỡ mỏi”. Và đặc biệt khi nghe tiếng gà cục tác mà có cảm giác như tiếng gọi về với tuổi thơ, về những quả trứng hồng, về tình bà cháu, về gia đình thân thương. * Đoạn 2: - Từ “ vì” được lặp đi lặp lại 4 lần. - Tác dụng : Nhấn mạnh khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ vì nhiệm vụ cao cả của đất nước, vì những cái bình dị thân thương của cuộc sống bình yên, vì những người thân yêu như bà, vì âm thanh tiếng gà và những ổ trứng hồng tuổi thơ. Đó là những lí do khiến người chiến sĩ chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, dân tộc và sự bình yên của quê hương. 2- Ghi nhớ ( sgk trang 152) II- Các dạng điệp ngữ. 1- Tìm hiểu ví dụ. N h ó m VD Đặc điểm - Dạng điệp ngữ 1,4 Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( cách 1 câu, 1 ý lại điệp lại) -> Điệp ngữ cách quãng 2,5 Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. ( Lặp đi lặp lại từ ngữ liên tiếp, cạnh nhau) -> Điệp ngữ nối tiếp 3,6 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh biết mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ( Lặp từ ngữ cuối câu trước ở đầu câu sau) -> Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng tròn) 2- Ghi nhớ ( sgk trang 136) VD : Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm Ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. -> Điệp ngữ cách quãng. VD : Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh -> Điệp ngữ nối tiếp( mai sau), cách quãng ( xanh). Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về Điệp từ. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, sơ đồ tư duy . - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc. Trách nhiệm: giữ gìn cái hay, cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. Chăm chỉ: tìm tòi và sử dụng điệp ngữ. - Thời gian: 15 phút - Y/c HS đọc BT. - HD hs làm bài cá nhân. - Nhận xét, bổ sung. - Hs đọc yêu cầu, làm bài, báo cáo kết quả. - Nhận xét bổ sung. III- Luyện tập: Bài 1: a- Điệp ngữ “ một dân tộc đã gan góc” “ dân tộc đó phải được” -> Tác dụng : Nhấn mạnh, khẳng định : dân tộc VN xứng đáng được hưởng quyền độc lập, tự do. b- Điệp từ “ trông” -> Tác dụng : Nhấn mạnh sự trông mong, chờ đợi của người nông dân . Bài 2: Điệp ngữ : “ xa nhau” -> Cách quãng. “ Một giấc mơ” -> Chuyển tiếp. Củng cố: Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Điệp từ để phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ cụ thể. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ: tìm tòi và sử dụng điệp ngữ. Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng khi tỉnh hay ưa Hay ưa nên nỗi chưa chừa được Chừa được mà tôi chẳng muốn chừa. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Làm thêm một số bài tập trong Vở bài tập, sách nâng cao Ngữ văn 7. - Tìm một số đoạn thơ, văn có sử dụng điệp ngữ và phân tích tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Chơi chữ. ............................................................................................................................ Soạn: 2/ 12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020. Tiết 55- Tập làm văn: LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. 2- Về kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. 3- Về thái độ: Tạo thói quen trình bày trước tập thể một cách tự tin. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ. - PC: Chăm chỉ tìm tòi, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về biểu cảm. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk, sgv. - Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ tự học bài cũ để đáp ứng yêu cầu. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết phải làm gì? ? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ? * Khởi động vào bài mới: ? Trong thực tế, có ai không phải giao tiếp với mọi người không? Để hoạt động giao tiếp trở nên có hiệu quả thì kĩ năng thuyết trình là kĩ năng vô cùng quan trọng. Giúp các em có thể tự tin trong hoạt động giao tiếp, cô và các em sẽ cùng thực hiện tiết học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Tổ chức luyện nói. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Củng cố về văn biểu cảm về tác phẩm văn học; các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm; các bước tạo lập VN biểu cảm; bố cục VB biểu cảm. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng NL, PC: + Hình thành NL tự học + Phẩm chất: chăm chỉ tự học, tự củng cố kiến thức. - Thời gian: 5 phút ? Thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học? ? Có mấy cách biểu cảm ? ? Các bước làm bài văn biểu cảm? ? Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Tái hiện kiến thức trọng tâm. - Biểu cảm về tác phẩm văn học( bài thơ, bài văn) là trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. - Có hai cách biểu cảm : + Biểu cảm trực tiếp + Biểu cảm gián tiếp. - 4 bước: + Tìm hiểu đề. + Tìm ý, Lập dàn ý. + Viết thành văn + Kiểm tra lại văn bản. - Bố cục: 3 phần. + MB: Giới thiệu về tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. + TB: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. + KB: Ấn tượng chung về tác phẩm. Hoạt động 3: Luyện tập: - Mục tiêu: Lập dàn ý cho đề bài cụ thể, dựa vào dàn ý đó lựa chọn cách biểu cảm phù hợp ở nhà ; những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm; biết cách bộc lộ tình cảm về tác phẩm văn học trước tập thể; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về các khía cạnh cần biểu cảm về tác phẩm văn học. - Phương pháp và KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân. - NL hướng tới: + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. + PC: Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. - Thời gian: 30’ - GV kiểm tra việc Hs chuẩn bị ở nhà đề văn sgk. Căn cứ vào hợp đồng học tập đã giao về nhà. Hãy phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ? - Chia nhóm, thảo luận: 4 nhóm ( những em làm cùng đề). - Cho hs luyện nói trong nhóm để thống nhất người đại diện nói, cách nói. - Gv nêu yêu cầu với người nói - Đại diện nhóm trình bày - Hs nhóm khác và Gv nhận xét, bổ sung kl chung. - HS tiến hành thảo luận. - Đại diện luyện nói trước lớp. - Nhận xét, bổ sung II- Luyện tập . 1- Chuẩn bị ở nhà. Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 2- Thực hành trên lớp. a- Yêu cầu : - Nội dung nói: Đảm bảo đúng chủ đề bài nói, lôi cuốn, hấp dẫn, dễ tiếp nhận. - Kĩ năng nói: + Đứng đúng vị trí sao cho có thể nhìn được người nghe. + Bình tĩnh, tự tin, nhìn thẳng xuống các bạn dưới lớp để nói. + Ngữ điệu nói phù hợp với việc phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. + Có màn thưa gửi, có kết thúc và lời cảm ơn. - Người nghe: Nghe và lĩnh hội được phần trình bày bài văn nói biểu cảm của bạn. Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn sau khi nghe. b- Luyện nói : * Luyện nói theo nhóm. * Luyện nói trước lớp. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng. - Đọc thêm một số bài biểu cảm về tpvh trong văn mẫu. - Luyện nói một mình ở nhà. - Chuyển thành bài viết đề bài đã chuẩn bị. - Chuẩn bị: Ôn tập văn biểu cảm. .............................................................................................................................................. Soạn: 2/12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020. Tiết 55- Tập làm văn. LÀM THƠ LỤC BÁT. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: Hiểu sơ giản về thể thơ lục bát: vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát. 2- Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát. 3- Về thái độ: Yêu thể thơ dân tộc và thích làm thơ lục bát. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Giải quyết tình huống, thu thập thông tin khái quát, NL sáng tạo. - PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi thể thơ lục bát. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk, sgv. - Trò : Vở ghi, chuẩn bị bài, sgk. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Động não cá nhân. - Hình thức: cả lớp. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo. + Chăm chỉ tự học bài cũ để đáp ứng yêu cầu. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ( trong quá trình khái quát về thơ lục bát) * Khởi động: ? Em đã học bài thơ lục bát nào ở lớp 7? Hãy đọc một đoạn thơ lục bát trong bài thơ đó? Gv gợi dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hiểu và phân biệt được thơ lục bát với văn vần. - Phương pháp: Nghiên cứu tình huống, nêu và giải quyết vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực: + NL: Giải quyết tình huống, sáng tạo. + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi thể thơ lục bát. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. - Thời gian: 10’ - Gv đưa một số đoạn, HS phân biệt. ? Nhận xét về số chữ trong câu thơ. ? Giá trị biểu đạt của các đoạn thơ. - Mục tiêu: Hiểu đặc điểm thơ lục bát - Phương pháp: Nghiên cứu tình huống, nêu và giải quyết vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực: + NL: Giải quyết tình huống, tư duy sáng tạo, thu thập thông tin, khái quát. + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi thể thơ lục bát. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. - Thời gian: 20’ - Y/c HS đọc VD sgk. Tổ/c HĐ nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn) - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: ? Thảo luận hai câu hỏi a,b - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung, phân tích luật thơ lục bát: ? Hãy tìm một vài VD về thơ lục bát và chỉ ra luật thơ? ( Hs thực hiện, Gv nhận xét bổ sung) TL cá nhân HS đọc - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. I- Phân biệt thơ lục bát với văn vần. 1- Tìm hiểu VD. * VD 1: Trông xa như một đàn cò Từ trong ngõ xóm lò dò bước ra. Huyền, Thanh, Đức, Tấn, Nga, Hoa Mấy đứa 7H bạn ta đó mà... * VD 2: Các bạn trong lớp ta ơi Thi đua học tập phải thời tiến lên Tiến lên luôn tục đừng quên Nhì trường, nhất khối, khỏi phiền thầy cô * VD 3: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn ( Việt Bắc- Tố Hữu) 2- Ghi nhớ : VD 1,2 : là văn vần lục bát, vì chúng chỉ có cấu tạo giống như thơ lục bát về số câu, tiếng, vần nhưng không có giá trị biểu cảm cao. VD 3: Là thơ lục bát vì có giá trị biểu cảm, gợi cảm xúc liên tưởng cho người đọc. II- Luật thơ lục bát: 1- Tìm hiểu VD : Anh đi anh nhớ quê nhà B B B T B B( vần) Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương T B B T T B( vần) B B Nhớ ai dãi nắng dầm sương T B T T B B( vần) Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. T B T T B B(vần) B B a- Số câu : Không hạn định, nhưng ngắn nhất phải là một cặp lục bát. b- Số tiếng: 1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng-> một cặp. c- Vần : Chủ yếu là vần bằng, vần lưng, vần chân. - Tiếng thứ sáu câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8 - Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu tiếp theo. d- Luật bằng trắc. - Các tiếng lẻ tự do. - Các tiếng chẵn không theo luật. Tiếng câu 1 2 3 4 5 6 7 8 6 B T Bv 8 B T Bv Bv - các tiếng thứ sáu và thứ 8 trong câu 8 đều là thanh bằng nhưng không được hoàn toàn trùng dấu( không được huyền- huyền hoặc không không mà phải không- huyền hoặc huyền- không) đ - Nhịp : Có những kiểu nhịp sau: - Câu 6: 2/2/2; 4/2; 1/5; 2/4; 3/3. - Câu 8 : 2/2/2/2; 2/3/2; 4/4; 3/1/2/2. 2- Ghi nhớ ( sgk trang 156) Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về Thơ lục bát. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, sơ đồ tư duy . - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi thể thơ lục bát. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. - Thời gian: 15 phút . - Hs đọc yêu cầu, làm bài - Gv nhận xét, bổ sung: Hoặc Gv có thể tổ chức thành hai đội chơi: + Đội 1 xướng câu lục, đội kia làm câu bát + Đội 2 xướng câu lục, đội kia làm câu bát III- Luyện tập. Bài tập 1: - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi như là mẹ mong - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm một lớp cho nên thân người - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim, Trong nhà lũ trẻ đi tìm đồ chơi. Bài 2: - Đoạn thơ 1: sai ở cách gieo vần Sửa : Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. - Đoạn thơ 2: sai ở cách gieo vần Sửa: Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành con ngoan Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Thơ lục bát để làm một bài thơ chủ đề tự chọn, bước đầu biết phân tích, bình giảng bài thơ. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. Tập làm một bài thơ lục bát, chủ đề tự chọn. Phân tích những đặc điểm của thể thơ trong bài thơ lục bát của mình. Bình giảng một vài nét cơ bản về bài thơ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc một số bài thơ lục bát, chép lại làm tư liệu. Phân tích số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp. - Làm một bài thơ lục bát chủ đề về môi trường( môi trường thiên nhiên hoặc môi trường xã hội). - Ôn lại, nắm được luật thơ lục bát - Chuẩn bị : Chuẩn mực sử dụng từ. .............................................................................................................................................. Soạn: 2/12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020 Tiết 56- Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM ( Thạch Lam) A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Hiểu sơ giản về tác giả Thạch Lam . - Nắm được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo: cốm. - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 2- Về kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương. 3- Về thái độ: - Yêu thích sản vật độc đáo một trong những thứ quà thanh đạm mà chứa đựng biết bao ý nghĩa. - Biết cách biểu cảm về một thứ quà của tuổi thơ để làm văn biểu cảm. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - PC: Nhân ái trong ứng xử với những người làm nên giá trị của cốm. Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân. B- Chuẩn bị: 1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ 2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ học bài cũ để đáp ứng yêu cầu. - Thời gian: 5 phút * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tiếng gà trưa”? Cho biết những suy tư được gợi lên qua tiếng gà trưa của tác giả là gì? ? Những chi tiết nào gợi đến những kỉ niệm về tình bà cháu? Qua đó em cảm nhận ntn về tình cảm đó? * Khởi động vào bài mới: - Cho hs chơi trò chơi ô chữ: từ khóa CỐM. - Giới thiệu vào bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm( thể loại, bố cục, PTBĐ,...) - Phương pháp và KT: Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi kiến thức về Thạch Lam, nguồn gốc của cốm. - Thời gian: 7 phút. ? Em hiểu gì về tác giả bài thơ? ? Xác định thể loại của văn bản? ? Em hiểu gì về thể tùy bút? ? Cảm xúc của tác giả được bộc lộ qua mấy phần? ? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Cảm nghĩ của em từ bức tranh minh họa sgk? - Mục tiêu: Hiểu được những cảm nghĩ về nguồn gốc, giá trị của cốm. - Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi. - Hình thức: Cá nhân, cặp đôi. - NL, PC: + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. + PC: Nhân ái trong ứng xử với những người làm nên giá trị của cốm. Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân. - Thời gian: 28’ - Quan sát đoạn đầu: ? Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đoạn văn? ( Gợi ý : 2 đoạn : + Đoạn 1: Cội nguồn của cốm. + Đoạn 2: Nơi làm cốm nổi tiếng.) ? Cốm có cội nguồn từ đâu? Hãy tìm chi tiết về nguồn gốc của cốm? ? Tác giả miêu tả cội nguồn của cốm bằng cách nào? Tác dụng của cách miêu tả đó? ? Em có nhận xét về lời văn, giọng văn của tác giả trong đoạn này? ? Vì sao nhắc đến cốm lại gắn với cái tên Làng Vòng? ( Gợi ý: Vì : - Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm. - Cốm làng Vòng dẻo, thơm, ngon nhất). ? Ở đoạn thứ hai tác giả dừng lại quan sát, miêu tả đối tượng nào? ? Cách miêu tả ấy có ý nghĩa gì? ( Đoạn văn vừa vẽ ra sắc đẹp riêng của cô gái ngoại thành, vừa nhấn vào chỗ độc đáo, sang trọng cổ truyền tiện dụng của một loại dụng cụ - đồ nghề của người làm cốm, bán cốm từng cần mẫn và duyên dáng dạo khắp phố phường thủ đô) ? Chi tiết “ đến mùa cốm...ngóng trông cô hàng cốm” phản ánh được điều gì? - Hs quan sát tranh : ? Từ những lời văn trên, em thấy cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ? TL cá nhân HS đọc Nhận xét TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân HS bộc lộ TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Tác giả : Thạch Lam ( sgk) 2- Tác phẩm: a- Đọc và tìm hiểu chú thích. b- Tìm hiểu chung: * Thể loại: Tùy bút ( sgk) * Bố cục : 3 phần: P1: Từ đầu -> “ như chiếc thuyền rồng”: Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. P2- Tiếp -> “ kín đáo và nhũn nhặn”: Cảm nghĩ về giá trị của cốm. P3 – Còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm. * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Miêu tả, tự sự, nhận xét, bình luận - Cốm là niềm vui háo hức của tuổi thơ. - Cốm là vẻ đẹp của người thôn nữ. - Cốm là sự chia sẻ và liên kết niềm vui bình dị của con người VN II- Phân tích. 1- Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. * Cội nguồn của cốm là từ hạt lúa đồng quê: - “ Các bạn có ngửi thấy lúa non không?” - “ Trong cái vỏhoa cỏ” - “ Dưới ánh nắng của trời” -> Cội nguồn của cốm được miêu tả bằng cảm giác và sự tưởng tượng- > Vừa gợi hình ảnh, vừa gợi cảm giác, đồng thời khêu gợi cảm xúc và sự tưởng tượng của người đọc, thể hiện sự tinh tế trong việc cảm thụ cốm của tác giả. - Lời văn giàu hình ảnh được tạo ra bằng cảm giác và tưởng tượng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. * Đoạn 2: Nhà văn dừng lại miêu tả hình ảnh cô gái bán cốm xinh xinh gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh “ hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”. - Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng. Cái cách cốm đến với mọi người thật duyên dáng lịch thiệp. Vẻ đẹp của người tôn thêm vẻ đẹp của cốm - Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội. - Từ một thứ quà quê, cốm Vòng đã gia nhập vào văn hóa ẩm thực của thủ đô. - Cảm xúc của nhà văn: Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ giàu sắc thái văn hóa dân tộc của cốm. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm.. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi về nguồn gốc, giá trị của cốm. - Thời gian: 5 phút. ? Em hãy cho biết tác giả lí giải về nguồn gốc của cốm như thế nào? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về nguồn gốc của cốm? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Đọc đoạn văn của Nguyễn Tuân về Cốm. - Đọc lại bài, nắm chắc nội dung phân tích. - Chuẩn bị : Phần còn lại.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_tuan_14_nam_2020_2021.doc