Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Năm 2020-2021

Tuần 22- Tiết 85- Tiếng Việt:

CÂU ĐẶC BIỆT

A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :

1- Kiến thức :

- Nắm được khái niệm câu đặc biệt.

- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt

2- Kĩ năng :

- Biết nhận diện câu đặc biệt

- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.

3- Thái độ:

Có ý thức tìm hiểu và sử dụng câu đặc biệt phù hợp với văn cảnh.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng câu đặc biệt.

 

doc 23 trang phuongnguyen 19960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Năm 2020-2021
Soạn: 20/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021.
Tuần 22- Tiết 85- Tiếng Việt: 
CÂU ĐẶC BIỆT
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
1- Kiến thức :
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt.
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt
2- Kĩ năng :
- Biết nhận diện câu đặc biệt
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
3- Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu và sử dụng câu đặc biệt phù hợp với văn cảnh.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng câu đặc biệt.
B- Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ, các thiết bị trợ giảng, bài hát “Việt Nam ơi” và một số ngữ liệu về Câu đặc biệt.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK, phiếu học tập, bút dạ.
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề, động não.
- Hình thức tổ chức: cả lớp.
- Định hướng NL-PC: 
 + NL: GQVĐ, thu thập thông tin.
 + PC: Chăm chỉ và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 5’.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là rút gọn câu? Nêu những yêu cầu khi rút gọn câu ? Cho ví dụ.
 ? Làm BT 4 (SGK) và BT 6 (SBT) ?
* Khởi động vào bài mới:
+ GV cho HS hát cùng video một đoạn bài hát “Việt Nam ơi!” của nhạc sĩ Minh Beta.
? Câu nào được lặp đi nhắc lại trong bài hát ấy? (Việt Nam hỡi!, Việt Nam ơi!)
? Câu đó dùng để làm gì? (gọi)
? Các em có biết đó là kiểu câu gì không? (Câu đặc biệt)
 Vậy câu đặc biệt là loại câu có cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì? Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
- MT: Hiểu được đặc điểm câu đặc biệt, ý nghĩa của câu đặc biệt.
- Phương pháp, KT: Nghiên cứu tình huống, đặt câu hỏi 
- Hình thức tổ chức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL- PC: 
 + NL: GQVĐ, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + PC: Chăm chỉ và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 10’.
GV chiếu ví dụ để HS đọc và trả lời câu hỏi.
? Xác định Chủ ngữ, vị ngữ của câu (2), (3) ? 
? Xét về cấu tạo, đó là kiểu câu gì?
? Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ của câu (1)?
? Vì sao em lại kết luận như vậy?
( Dự kiến vì: Không xác định được CN, VN. Hay nói một cách khác, câu đó không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.).
GV: Kiểu câu có cấu tạo như vậy, được gọi là câu đặc biệt.
? Từ việc phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là câu đặc biệt?
GV: Kiểu câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN là câu bình thường. Kiểu câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN thì được gọi là câu đặc biệt.
GV: Trong chương trình lớp 7, các em đã được học kiểu câu nào (theo cấu tạo ngữ pháp) trước bài Câu đặc biêt? (Câu rút gọn).
Bài tập: Em hãy tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau: 
 “Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được đến thế?.Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.”.
 (Trích “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn.)
(DKTL: - Câu đặc biệt: Ôi !
 - Câu rút gọn: Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm lỗi lầm than, sao mà bằng ngồi trong đình đã sẵn kẻ bốc nọc, người chia bài, nhiều đường thú vị.)
Thảo luận cặp đôi (2’).
? Câu đặc biệt và câu rút gọn có gì khác nhau về cấu tạo?
- GV phát phiếu học tập.
- GV chuẩn kiến thức.
- GV chuyển: Câu đặc biệt được dùng để làm gì? 
- Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt 
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi .
- Hình thức tổ chức: cá nhân.
- Định hướng NL- PC: 
 + NL: GQVĐ, tự chủ .
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng câu đặc biệt.
- Thời gian: 8’.
- GV chiếu bảng ngữ liệu SGK/T28 để HS quan sát và yêu cầu HS: 
 ? Hãy đánh dấu (X) vào ô thích hợp?
- GV phát phiếu.
- Hết thời gian làm việc của HS, GV vấn đáp.
? Câu đặc biệt « Một đêm mùa xuân » dùng để làm gì ?
? Có bao nhiêu bạn đồng ý với ý kiến của bạn ?
? Câu « Tiếng reo. Tiếng vỗ tay » có mấy câu đặc biệt? (2 câu).
? Những câu đặc biệt này có vị trí đứng như thế nào ? (Liền nhau).
? Chúng dùng để làm gì ?
GV : Tiếng reo. Tiếng vỗ tay là những sự vật tồn tại ở thời điểm ấy -> gọi là tồn tại.
? Câu « Trời ơi ! » dùng để làm gì ?
(Cả lớp đồng thanh nói câu trả lời sau 3 tiếng vỗ tay của GV.)
? Câu « Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! » dùng để làm gì ?
GV : Từ việc tìm hiểu bảng ngữ liệu, em hãy cho biết tác dụng của câu đặc biệt ?
 GV chuyển: Để giúp các em tìm được nhiều câu đặc biệt và tác dụng của chúng, chúng ta chuyển sang phần Luyện tập.
HS đọc
HS làm việc cá nhân
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’; cặp 1’.
- Đại diện báo cáo.
- Cặp khác nhận xét
- HS làm việc cá nhân (2’)
- Báo cáo kết quả.
TL cá nhân
I. Thế nào là câu đặc biệt:
1. Tìm hiểu ví dụ:
 (1) Ôi, em Thuỷ! (2)Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm em tôi giật mình. (3) Em tôi bước vào lớp. 
* Nhận xét:
 (2)Tiếng kêu sửng sốt của 
 CN
cô giáo / làm em tôi giật mình.
 VN
(3) Em tôi / bước vào lớp. 
 CN VN 
-> Câu đơn bình thường, cấu tạo theo mô hình CN –VN.
(1) Ôi, em Thuỷ!
- Không có CN, VN. 
2. Ghi nhớ
 Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
* Lưu ý: Phân biệt Câu đặc biệt với Câu rút gọn. 
 Câu rút gọn
Câu đặc biệt
- Là câu có cấu tạo CN –VN.
- Được lược bỏ một hoặc một số thành phần trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định
- Khi cần có thể khôi phục thành phần được rút gọn.
- Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
II. Tác dụng của câu đặc biệt.
1. Tìm hiểu:
- Một đêm mùa xuân : Xác định thời gian.
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay : Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật.
- Trời ơi !: Bộc lộ cảm xúc.
- Sơn! Em Sơn ! Sơn ơi !: Gọi đáp.
2. Ghi nhớ.
Câu đặc biệt dùng để :
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng ;
+ Bộc lộ cảm xúc ;
+ Gọi đáp.	
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập củng cố lí thuyết.
PP, KT: Nhóm, khăn phủ bàn, trò chơi.
- Hình thức tổ chức: nhóm.
- Định hướng NL-PC: GQVĐ, hợp tác, tự giác, tự tin.
- Dự kiến thời gian: 17’.
1. Bài tập 1,2 (12 phút): 
- GV giao nhiệm vụ: 
Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn. Chỉ rõ tác dụng của những câu đó.
 - GV phát phiếu học tập.
- HS Báo cáo kết quả: 
+ Mỗi nhóm báo cáo một ý trong bài tập 1.
+ Các nhóm khác nhận xét.
- GV chiếu chuẩn kiến thức.
Đoạn
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
Câu
Tác dụng
Câu
Tác dụng
a
(2)Có khi đượcdễ thấy.
(3)Nhưng cũng  trong hòm.
(5)Nghĩa là kháng chiến.
Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
b
(2)Ba giây ...(3)Bốn giây ... (4)Năm giây.. (5)Lâu quá!
Xác định thời gian (2), (3), (4); 
Bộc lộ cảm xúc(5)	
c
(4)Một hồi còi.
Thông báo sự tồn tại của sự vật
d
(2)Lá ơi!
Gọi đáp
(3)Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
(4)Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước(3) ,(4).
- GV quan sát sản phẩm của 4 nhóm để nhận xét, đánh giá.
- Nhóm trưởng của các nhóm lấy lại sản phẩm nhóm và trả lại phiếu học tập cho các thành viên của nhóm. Các thành viên bổ sung theo chuẩn của GV và lưu lại vào vở ghi.
2. Bài tập bổ trợ: Trò chơi: Ô CỬA BÍ MẬT.
? Em hãy chọn và mở một ô cửa sổ để có thưởng! 
Câu 1: Câu đặc biệt có thể khôi phục được thành phần của câu. Đúng hay sai?
 Trả lời: Sai.
Câu 2: Câu “Than ôi !” trong câu thơ: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ” là câu đặc biệt hay câu rút gọn?
 Trả lời: Câu đặc biệt. 
Câu 3: Câu hỏi: Câu đặc biệt được dùng nhiều trong văn miêu tả. Đúng hay sai? 
 Trả lời: Đúng.
Câu 4: Câu đặc biệt : “Thôi rồi, Lượm ơi!” dùng để làm gì?
 Trả lời: Câu đặc biệt : “Thôi rồi, Lượm ơi!” dùng để bộc lộ cảm xúc.
Hoạt động 4: Vận dụng .
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về câu đặc biệt để giải quyết một tình huống khác.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
	Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả lại cảnh buổi sáng mùa thu trên quê hương em trong đó có sử dụng một vài câu đặc biệt.
 GV hướng dẫn:
 + Hình thức:
 - Viết thành đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết chặt chẽ.
 - Phương thức biểu đạt: Miêu tả xen biểu cảm.
 - Độ dài: 5 –> 7 câu. 
 - Có sử dụng một vài câu đặc biệt. (Ví dụ: Ôi! Một buổi bình minh. Đẹp quá!...)
 + Nội dung: Quang cảnh buổi sáng mùa thu trên quê hương em.
 + GV chiếu một số đoạn văn của HS -> Nhận xét.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng:
- Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu.
- Tìm và phân tích tác dụng của các câu đặc biệt trong các văn bản sau: “ Sống chết mặc bay” , Phạm Duy Tốn; “ Lượm” (Tố Hữu).
 .............................................................................
Soạn : 20/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021.
Tiết 86 - Tập làm văn: 
Tự học có hướng dẫn: 
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
1- Kiến thức :
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
2- Kĩ năng :
 Thành thục kĩ năng lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
3- Thái độ:
 Có ý thức lập bố cục và lập luận khi viết văn nghị luận.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
 + NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,..
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 	 ? Trình bày cách tìm hiểu đề và tìm ý trong bài văn nghị luận ?
 ? Một bài văn nghị luận thường có những loại luận điểm nào ? Tìm luận điểm chính, luận điểm phụ trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
* Khởi động vào bài mới:
 Không có bố cục thì sẽ không thành một bài văn hoàn chỉnh. Không biết lập luận thì không là được văn nghị luận. Chính vì vậy cần phải biết xây dựng bố cục và nắm được phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- MT: Hiểu được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC:
 Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 28 phút.
- Gọi HS đọc bài văn
? Bài văn này tác giả đã chứng minh một chân lí, đó là gì ?
? Bài văn có bố cục mấy phần? Mỗi phần có mấy đoạn ?
? Tìm LĐ của phần mở bài? Thể hiện ở câu nào ?
? Vậy trong văn nghị luận, phần mở bài thường phải đạt yêu cầu nào ?
? Phần thân bài gồm có mấy đoạn văn?
? Mỗi đoạn mang 1 LĐ, đó là gì ? Tìm câu văn mang LĐ ?
? Vậy trong phần thân bài của bài văn nghị luận, người ta cần trình bày nội dung nào ?
? Phần kết bài, tác giả nêu những nội dung gì ? Nhiệm vụ phần kết?
? Qua phần vừa tìm hiểu, em có nhận xét gì về bố cục của bài văn nghị luận ?
- GV treo sơ đồ phóng to lên bảng, giải thích sơ đồ về bố cục bài văn NL( sơ đồ sgk)
? Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ?
? Kể tên những bài TLV em đã làm có bố cục 3 phần ?
( HS: Bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm).
Tổ/c thảo luận nhóm: 5’
( KT 1,2,3)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 Nhóm 1,2,3: Xem xét về cách lập luận theo hàng ngang:
 Các đoạn 1,2,3,4 lập luận theo cách nào?
( Gợi ý: Lập luận theo những cách nào sau đây:
+ Quan hệ nhân quả
+ Quan hệ tổng - phân - hợp
 + Suy luận tương đồng
 Nhóm 4,5,6: Xem xét cách lập luận theo hàng dọc: Các đoạn lập luận theo trình tự nào?
( Gợi ý: Lập luận theo những cách nào sau đây:
+ Quan hệ nhân quả
+ Quan hệ tổng - phân - hợp
+ Suy luận tương đồng
+ Theo trình tự thời gian.
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, tháo gỡ khó khăn
 + Bổ sung, chốt kiến thức.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong bài văn ?
? Từ đó cho thấy bố cục và lập luận có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại 
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm
- HĐ cá nhân 2’; HĐ nhóm 3’.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Các nhóm bổ sung, nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
I- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận :
1- Tìm hiểu ví dụ :
 Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
a- Bố cục 3 phần :
 + Phần 1( Đặt vấn đề- mở bài): Đoạn 1
 Câu 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Luận điểm.
 Câu 2: Đó là một truyền thống quý báu của ta -> Khẳng định giá trị của vấn đề nêu ở luận điểm.
 Câu 3: So sánh, mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề.
-> MB: Nêu một vấn đề có ý nghĩa xã hội( vấn đề nghị luận).
 + Phần 2 (Giải quyết vấn đề- Thân bài) : Đoạn 2, 3(Chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộc:
 Đoạn 1: Chứng minh truyền thống yêu nước trong quá khứ lịch sử( 3 câu)
 Câu 1: Giới thiệu khái quát- chuyển ý.
 Câu 2: Liệt kê dẫn chứng- Xác định tình cảm thái độ.
 Câu 3: Khái quát nhận định, tình cảm thái độ.
 Đoạn 2: Chứng minh truyền thống yêu nước trong thực tế cuộc KC chống Pháp hiện tại(5 câu).
 Câu 1: Khái quát và chuyển ý.
 Câu 2,3,4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng bằng cặp quan hệ từ “ Từ...đến”.
 Câu 5: Khái quát, nhận định, đánh giá.
-> Trình bày nội dung chủ yếu của bài - Phần thân bài có thể có nhiều đoạn, mỗi đoạn đều mang 1 luận điểm phụ.
+ Phần 3( Kết thúc vấn đề- kết bài): Đoạn 4( 5 câu cuối). 
Câu 1: So sánh, khái quát giá trị của tinh thần yêu nước.
 Câu 2, 3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
 Câu 4,5: Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta.
-> Nêu nhiệm vụ của chúng ta, khẳng định 1 tư tưởng, thái độ, quan điểm nào đấy của tác giả.
=> KL: Bố cục được sắp xếp chặt chẽ, rõ ràng, hợp lí.
- Bố cục bài văn nghị luận gồm có 3 phần.
b- Lập luận:
- Cách lập luận theo hàng ngang:
 + Quan hệ nhân quả: Có lòng yêu nước -> lòng yêu nước trở thành truyền thống và nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và bán nước.
 + Quan hệ tổng - phân - hợp : nhận định chung về lòng yêu nước của đồng bào ta trong lịch sử -> dẫn chứng cụ thể -> Kết luận: ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
 + Quan hệ tổng - phân - hợp : nhận định chung về lòng yêu nước của đồng bào ta -> dẫn chứng cụ thể -> Kết luận mọi người đều phải có lòng yêu nước.
 + Suy luận tương đồng : Từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. 
- Cách lập luận theo hàng dọc: 
 Tác giả lập luận bằng nhiều cách: Suy luận nhân quả, tương đồng, tổng - phân - hợp.
 Phần I: Khái quát về lòng yêu nước.
 Phần II: Trình bày dẫn chứng cụ thể về lòng yêu nước (trong lịch sử và trong hiện tại).
 Phần III: Bổn phận của mọi người.
 Các câu văn ở hàng dọc 1 đóng vai trò là luận điểm xuất phát. Các câu văn ở hàng dọc 3 đóng vai trò là luận điểm kết luận.
-> Rất chặt chẽ, rõ ràng - đi từ luận điểm chính (MB) -> LĐ phụ (TB) -> LĐ kết luận. Lập luận đó phù hợp với bố cục của bài văn.
- Bố cục làm cho bài văn rõ ràng, rành mạch.
- Lập luận làm cho bài văn liên kết chặt chẽ: đi từ luận điểm -> luận cứ 
-> kết luận.
 2- Ghi nhớ:
Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố : 
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Bố cục và lập luận.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm  trong việc tạo lập văn bản nghị luận chú ý tới bố cục và lập luận.
- Thời gian: 15 phút .	 
- Gọi HS đọc VB : Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
a- Tác giả đưa ra tư tưởng gì trong bài văn ?
? Tư tưởng đó thể hiện ở những luận điểm nào và ở câu văn nào ?
b- Bài văn có bố cục mấy phần ?
? Phần mở bài chỉ ra sự đối lập giữa nhiều người và ít người là dùng phép lập luận gì?
? Câu chuyện danh hoạ Lê-ô-na Đơ Vanh-xi vẽ trứng đóng vai trò gì trong bài ?
? Phần kết bài lập luận theo cách nào?
? Cả bài lập luận theo cách nào?
- HS đọc
- Làm việc cá nhân
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Luyện tập :
- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
- Có nhiều người đi học, nhng ít ai biết học cho thành tài.
- Và chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi quả không sai.
- Bài văn có bố cục 3 phần :
 + Mở bài : Đoạn 1
 + Thân bài : Đoạn 2
 + Kết bài : Đoạn 3
- Phép lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm : ít ai biết học cho thành tài.
- Từ kết quả câu chuyện muốn rút ra cách học cơ bản thông qua sự dạy dỗ có khoa học và sự kiên trì của thầy trò nhà danh hoạ.
- Lập luận theo lối nhân quả :
 + Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ.
 + Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy học trò những điều cơ bản nhất.
 + Chỉ có thầy giỏi mới tạo được trò giỏi.
- Tổng - phân - hợp.
 * Củng cố :
? Trình bày lại bố cục bài văn nghị luận và mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong bài văn NL ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Bố cục và lập luận để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học.
 	Hãy viết một đoạn văn trình bày luận điểm sau: 
 Đọc sách có nhiều lợi ích.
 Hãy chỉ ra phương pháp lập luận của em trong đoạn văn đó.
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm những bài văn nghị luận để hiểu cách lập luận.
- Nắm được nội dung bài. Làm BT 3, 4, 5 (SBT trang 21, 22)
- Chuẩn bị bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn NL .
..............................................................................................................................................
Soạn : 18/ 2/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 87- Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
1- Kiến thức :
 Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về lập luận.
2- Kĩ năng :
Thuần thục kĩ năng lập luận
3- Thái độ:
 Có ý thức rèn luyện phương pháp lập lụân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
 + NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Trình bày bố cục bài văn nghị luận và nêu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
? Làm bài tập 3, 4 (SBT) ?
* Khởi động vào bài mới:
 Giờ trước các em đã được tìm hiểu về bố cục, lập luận, mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận. Trên cơ sở lí thuyết đó, hôm nay các sẽ được rèn luyện về phương pháp lập luận.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Hiểu được cách lập luận trong đời sống; nhận biết luận cứ và kết luận; biết cách bổ sung luận cứ, kết luận cho luận điểm . 
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC:
 Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 28 phút.
? Nhắc lại luận cứ là gì ?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’.
? Chỉ ra luận cứ, kết luận thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói?
? Mối quan hệ của Luận cứ đối với Kết luận như thế nào? Có thể thay đổi vị trí cho nhau được không ?
? Em thử cho ví dụ khác thể hiện luận cứ và kết luận ?
GV bổ sung, chốt
? Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận ?
? Viết tiếp các kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói ?
? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra kết luận về lập luận trong đời sống ?
- Mục tiêu: Hiểu được lập luận trong vb nghị luận; nhận biết luận điểm, luận cứ, trong VB nghị luận; trình bày được luận điểm, luận cứ .
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC:
 Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 28 phút.
- Gọi HS đọc các luận điểm trong SGK.
? Luận điểm là gì?
- Đọc những luận điểm ở bài tập 1 và so sánh một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận? 
? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra kết luận về lập luận trong văn nghị luận ?
? LĐ trong văn NL có ý nghĩa gì ?
? Do LĐ có tầm quan trọng như vậy nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi như thế nào ?
? Muốn trả lời được những câu hỏi đó thì phải làm gì ?
 Hãy lập luận cho LĐ : Sách là người bạn lớn của con người bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
? Vì sao Sách là người bạn lớn của con người ?
? Sách giúp ta những gì ?
? LĐ đưa ra có cơ sở thực tế không ?
? LĐ đưa ra có tác dụng gì ?
? Rút ra LĐ của VB Thầy bói xem voi và lập luận cho LĐ đó :
? Vì sao cần xem xét sự việc 1 cách toàn diện ?
? Xem xét sự việc 1 cách phiến diện có tác hại gì ?
? LĐ đưa ra có phù hợp với cơ sở thực tế không ?
? LĐ đưa ra có tác dụng gì ?
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’; HĐ cặp 2’.
- Các cặp nhận xét bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Lập luận trong đời sống :
Bài tập 1:
- Là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, cho kết luận.
a) Vế 1 : luận cứ; vế 2 : kết luận
b) Vế 1 : kết luận; vế 2 : luận cứ.
c) Vế 1 : luận cứ; vế 2 : kết luận.
- Là mối quan hệ nhân quả.
- Có thể thay đổi vị trí cho nhau được
VD: 
- Cây cối trong vườn nghiêng ngả( KL) vì gió to( LC).
- Hoa chăm học( LC) nên được nhiều người yêu quý( KL)
 Bài tập 2:
a) Em rất yêu trường em vì nơi đây từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ.
b) Nói dối rất có hại bởi mọi người sẽ không tin mình nữa.
c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) Nhỏ tuổi còn khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e) Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp nên em rất thích đi tham quan.
Bài tập 3:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em muốn đến nhà bà ngoại chơi( ra công viên thư giãn một lát).
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung thôi( chẳng biết học cái gì nữa)..
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn, học nói lại mới được.
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó thì phải gương mẫu.
e) Cậu này ham đá bóng thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.
2- Kết luận :
- Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận 1 kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định ) của người nói, người viết.
II- Lập luận trong văn nghị luận :
Bài tập 1 :
- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
LL trong đời sống
LL trong văn NL
- nơi đây từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ.
- mọi người sẽ không tin mình nữa.
- Mệt quá
- Nhỏ tuổi còn khờ dại
- Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp
-> lập luận trong đời sống chỉ là kết luận của bản thân, không mang tính khái quát cao.
a- Chống nạn thất học .
b- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
c- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
d- Sách là người bạn lớn của con người. 
e- Học cơ bản mới trở thành tài lớn.
-> Lập luận trong văn nghị luận phải là những kết luận có tính khái quát cao, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
Bài tập 2:
- LĐ trong văn NL là những kết luận có tính chất khái quát, có ý nghĩa phổ biến, ý nghĩa xã hội. LĐ phải khoa học và chặt chẽ.
- Lập luận trong văn nghị luận: Cần trả lời được các câu hỏi : 
 + Vì sao mà nêu ra LĐ đó ?
 + Luận điểm đó có những nội dung gì ?
 + Luận điểm đó có cơ sở thực tế không ?
 + Luận điểm đó có tác dụng gì ?
- Phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.
a- Mở bài :
- Vì không có gì thay thế trong việc nâng cao giá trị đời sống trí tuệ và tâm hồn của mình.
 b- Thân bài :
- Giúp ta hiểu biết nhiều điều.
- Khám phá thế giới tâm hồn con người.
- Khám phá trí tuệ, tài năng của con người.
- Mở rộng thêm cánh cửa tri thức.
-> Rất có cơ sở - bởi con người không chịu đọc sách sẽ kém hiểu biết đi nhiều.
 c- Kết bài :
 Giúp con người thích thú với việc đọc sách, khám phá, tìm hiểu sách để nâng cao sự hiểu biết, tầm nhìn, tri thức cho mình.
 Bài tập 3 :
* Luận điểm : Cần xem xét sự việc một cách toàn diện.
* Lập luận :
 a- Mở bài :
 Vì nếu xem xét phiến diện thì sẽ dẫn đến sai lầm tai hại như 5 ông thầy bói trong truyện.
 b- Thân bài :
- Không nhìn nhận sự việc 1 cách tổng quát 
- Dẫn đến những kết luận sai lầm.
- Có thể làm sai lệch hẳn thực tế.
- Có hại cho mình và cho người khác, làm trò cười cho thiên hạ.
-> Rất phù hợp - sự thực có những người kém hiểu biết nhưng lại cứ khăng khăng cho rằng mình đúng trong khi sự thật lại không phải như vậy.
 -> Cần xem xét sự việc 1 cách toàn diện.
 c- Kết bài :
- Giúp con người nhìn nhận, đánh giá sự việc toàn diện, khách quan; tránh phiến diện, chủ quan.
- Cần phải học hỏi nhiều.
* Củng cố :
? Trình bày lại cách lập luận trong văn nghị luận ?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bố cục và lập luận để viết đoạn văn
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ - chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
	Tiếp tục hoàn thiện cách lập luận cho bài tập 2 và 3.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo những bài văn nghị luận để biết cách lập luận.
- Nắm chắc phương pháp lập luận trong văn NL.
- Làm BT 3 (SBT).
- Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
..............................................................................................................................................
Soạn : 18/ 2/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 86 - Tiếng Việt. 
 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
1- Kiến thức :
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở Tiểu học.
2- Kĩ năng :
Biết phân biệt các loại trạng ngữ.
3- Thái độ:
Có ý thức phát hiện và dùng trạng ngữ trong khi nói, viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng trạng ngữ phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, SGK, SGV, SBT, biên soạn đề kiểm tra 15'
* Ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Rút gọn câu
Nhận diện
được câu rút gọn.
Nhận diện
được câu rút gọn, câu đặc biệt .
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Sốđiểm:4,5
Tỉ lệ:45%
Số câu:2
Số điểm:5,5
Tỉ lệ:55%
Cừu đặc biệt
Nhớ được khái niệm về câu đặc biệt
Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu đặc biệt
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Số câu:3
Số điểm:4,5
Tỉ lệ:45%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
 Số câu:1
 Số điểm:1
 Tỉ lệ:10%
 Số câu:3
 Số điểm:6,5
 Tỉ lệ:65%
 Số câu:1
 Số điểm:2,5
 Tỉ lệ:25%
Số câu:5
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
ĐỀ BÀI: 
I- Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
	A- Thương người như thể thương thân
	B- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
	C- Người Việt Nam thương người như thể thương thân.
	D- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
Câu 2: Câu đặc biệt là câu như thế nào?
 	A- Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 
 	B- Không có chủ ngữ	
 C- Không có vị ngữ.
 D- Không có trạng ngữ
Câu 3: Câu đặc biệt sau đây dùng để làm gì?
 " Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay."
	A- Bộc lộ cảm xúc. 
	B- Liệt kê, miêu tả, thông báo về sự vật, hiện tượng. 
	C- Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
	D- Gọi đáp.
II- Tự luận:
 Câu 1: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ sau:
 a- Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
 ( Nguyễn Trí Huân)
b- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. 
 ( Võ Quảng)
c- Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
 ( Trần Hoài Dương)
 Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 3->5 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một câu đặc biệt.
 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM:
I- Phần trắc nghiệm ( 3đ). Mỗi câu đúng 1đ.
Câu 1: - Mức đạt: Đáp án C.
 - Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2: - Mức đạt: Đáp án A

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_22_nam_2020_2021.doc