Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Năm 2020-2021

Tuần 26 - Tiết 100- Tiếng Việt:

 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

- Nắm đ¬ược khái niệm câu chủ động, câu bị động

- Nắm đ¬ược mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2- Kĩ năng :

Thành thục kĩ năng nhận biết câu chủ động, câu bị động

3- Thái độ:

 Có ý thức dùng 2 kiểu câu này trong văn nói cũng nh¬ư văn viết.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

 + Trách nhiệm trau dồi vốn và sử dụng thành thạo câu chủ động, câu bị động trong nói và viết.

 

doc 25 trang phuongnguyen 29/07/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Năm 2020-2021
Soạn : 10/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tuần 26 - Tiết 100- Tiếng Việt: 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2- Kĩ năng :
Thành thục kĩ năng nhận biết câu chủ động, câu bị động
3- Thái độ:
 Có ý thức dùng 2 kiểu câu này trong văn nói cũng như văn viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi vốn và sử dụng thành thạo câu chủ động, câu bị động trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: 
? Trạng ngữ được thêm vào câu có ý nghĩa gì? Khi nào thì có thể tách trạng ngữ thành câu riêng biệt ? Cho ví dụ.
- Dẫn dắt vào bài mới:
 Trong TV có những kiểu câu khác nhau, có kiểu câu chia theo mục đích nói, có kiểu câu chia theo cấu trúc, có những kiểu câu không nằm trong 2 kiểu trên - nó có cấu tạo và mục đích khác, đó là câu chủ động và câu bị động. Chúng ta cùng tìm hiểu 2 kiểu câu này trong bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của câu chủ động và câu bị động.
- Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận, nghiên cứu tình huống, KT đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: cá nhân
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt...
+ PC: 
 Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt; chăm học, ham học, có tinh thần tự học; có ý thức trau dồi sử dụng câu chủ động và bị động trong giao tiếp.
- Thời gian: 15 phút.
- Gọi HS đọc ví dụ (SGK)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + Nhiệm vụ: 
Câu 1: Xác định CN - VN của mỗi câu trên?
Câu 2: Em có nhận xét gì về nội dung biểu thị của 2 câu này ?
Câu 3: Xét về hình thức- chủ thể của mỗi câu có khác nhau không? ( Đâu là chủ thể của hành động? Đâu là đối tượng chịu tác động của hành động?)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- GV khái quát, kết luận: Câu a gọi là câu chủ động, câu b gọi là câu bị động. Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? 
- GV chốt lại.
? Em hãy đặt 1 câu chủ động và 1 câu bị động?
- GV lưu ý về câu bị động.
* Bài tập nhanh:
Hãy xác định câu bị động trong những trường hợp sau:
a- Con dao díp được em tôi buộc vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi.
b- Nhiều phụ nữ, trẻ em, trẻ em ở miền Nam nước ta bị bom Mĩ sát hại.
c- Khoai này được chúng tôi luộc rồi.
d- Lan bị thầy giáo phê bình.
e- Thầy giáo phê bình Lan.
g- Góc học tập của em đã chuyển đến chỗ sáng sủa.
h- Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy.
- HS xác định.
- Gv bổ sung.
? Câu bị động chia thành mấy kiểu?
- Mục tiêu: Nắm được mục đích của việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động.
- Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, KT đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: cá nhân
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt...
+ PC: 
 Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt; chăm học, ham học, có tinh thần tự học; có ý thức trau dồi sử dụng câu chủ động và bị động trong giao tiếp.
- Thời gian: 10 phút.
- Gọi HS đọc đoạn văn
? Em sẽ chọn câu (a) hay (b) để điền vào chỗ có dấu (...) ? Giải thích vì sao em chọn cách viết như trên ?
? Câu b là kiểu câu gì ?
? Tác dụng của việc dùng câu bị động?
? Em có thể biến đổi những câu chủ động sau thành câu bị động không ? Vì sao
? Từ đó, em rút ra nhận xét gì ?
? So sánh 2 cách viết sau đây :
 - Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
 - Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì ?
HS đọc
- Tạo nhóm
- HĐ cá nhân 2’; nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Câu chủ động và câu bị động.
1- Tìm hiểu ví dụ :
 1- 1- Ví dụ 1:
 a- Mọi người / đều yêu mến em.
 CN VN
 b- Em / được mọi người yêu mến.
 CN VN
- Nội dung biểu thị của hai câu: giống nhau- đều nói về tình cảm ( hành động) yêu mến, đều có chủ thể của hành động yêu mến là mọi người, cùng có đối tượng chịu tác động của hành động yêu mến là em.
- Về hình thức:
 + Hai câu này khác nhau về chủ thể: 
 Câu a chủ thể( CN) là mọi người, còn câu b là em.
 + Khác nhau về đối tượng hành động: 
 Câu a : mọi người hướng vào em -> mọi người là chủ thể của hđ yêu mến.
 Câu b : em được mọi người hướng vào -> em là đối tượng chịu tác động của hành động.
+ Có câu chứa từ “ được”, có câu không có.
 Câu a: không chứa từ “ được”
 Câu b: có chứa từ “ được”
2- Ghi nhớ :
Ví dụ :
 a- Thầy giáo phạt nó.( câu chủ động)
 b- Nó bị thầy giáo phạt.( câu bị động)
+ Câu a -> chủ thể của hđ phạt là thầy giáo.
 + Câu b -> đối tượng chịu tác động của hành động phạt là nó.
* Lưu ý: Câu bị động có từ được, bị -> hàm ý đánh giá về mặt tích cực/ tiêu cực; mong muốn/ không mong muốn.
VD: - Nó bị mẹ đánh.( chủ động)
- Em được nhà trường tặng giấy khen.( bị động)
- Em bé học bài( chủ động).
- Em đã hiểu ra khi nghe cô giáo giảng bài (bị động).
- Câu bị động chia làm 2 kiểu:
+ Kiểu câu bị động có các từ “ bị, được”.
( Kiểu câu này thường được chuyển thành câu chủ động).
+ Kiểu câu bị động không có các từ “ bị được”.
II- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1- Tìm hiểu ví dụ :
 Ví dụ 1 : 
- Điền câu (b) vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn : Câu đứng trước đã nói về Thuỷ (thông qua CN Em tôi), vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ (thông qua CN Em)
- Là câu bị động -> chuyển câu chủ động thành câu bị động.
- Tác dụng: Thay đổi cách diễn đạt, tạo sự liên kết VB cho mạch lạc tránh lặp mô hình câu-> tăng hiệu quả diễn đạt.
 Ví dụ 2 :
- Nó rời sân ga.
- Nó vào nhà.
- Nhà gần hồ.
-> Không được vì không thể nói :
- Sân ga được/ bị nó rời.
- Nhà được/ bị nó vào.
- Hồ được/ bị gần nhà.
-> Không phải mọi câu có VN là ĐT/TT đều có thể được biến đổi thành câu bị động. Vì thế khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động cần lưu ý từng trường hợp cụ thể, tránh máy móc.
 Ví dụ 3 :
- Nếu viết theo cách thứ nhất thì mạch văn sẽ khiến người đọc hiểu là Chị dắt con chó đi dạo ven rừng và chốc chốc chị dừng lại ... một tí.
-> Không phù hợp với văn cảnh, không hợp nghĩa nên phải dùng câu bị động.
 2- Ghi nhớ :
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
 Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Câu chủ động, câu bị động.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm trau dồi để sử dụng tốt câu chủ động, câu bị động.
- Thời gian: 15 phút .
- Gọi HS đọc VB
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
(KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + Nhiệm vụ: 
? Tìm câu bị động trong những phần trích. Giải thích vì sao tác giả lại chọn cách viết như vậy ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- Tạo nhóm
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
III- Luyện tập :
 1- Bài tập 1 :
 a- Có khi được trng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
 - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 b- Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
 Tác dụng: Tác giả dùng những câu bị động nhằm liên kết các câu trong đoạn thành 1 mạch văn thống nhất :
 a- Liên kết chặt chẽ về chủ đề : Tinh thần yêu nước.
 Lược bớt TP chủ ngữ để tránh lặp lại.
 b- Liên kết câu trên với câu dưới : Thế Lữ - tác giả Mấy vần thơ -> đánh giá tích cực về nhà thơ Thế Lữ, làm nổi bật đối tượng được đánh giá.
* Củng cố:
? Thế nào là câu chủ động, bị động ? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về câu chủ động và câu bị động để giải quyết tình huống mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
	Viết một đoạn văn có dùng câu chủ động và câu bị động 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động, mục đích chuyển đổi câu.
- Làm thêm bài tập trong Sách nâng cao.
- Chuẩn bị : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động( tiếp theo)
.............................................................................................................................................
Soạn : 10/3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 101 - Tiếng Việt: 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tiếp theo)
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2- Kĩ năng :
 Thực hành thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 Đặt câu(chủ động hay bị động)phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3 - Thái độ:
 Có ý thức nhận biết và chuyển đổi câu chủ động thành câu chủ động.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng thành thạo câu chủ động, câu bị động trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: 
	? Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Cho ví dụ?
 	? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì ?
- GV vào bài mới:
 Giờ trước ta đã nắm được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Phương pháp và kĩ thuật: nghiên cứu tình huống, KT đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: cá nhân
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt...
+ PC: 
 Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt; chăm học, ham học, có tinh thần tự học; có ý thức trau dồi sử dụng câu chủ động và bị động trong giao tiếp.
- Thời gian: 10 phút.
- Gọi HS đọc 2 ví dụ SGK
? Xét về nội dung, 2 câu văn có miêu tả cùng một sự việc không?
? Hai câu thuộc kiểu câu gì đã học ở giờ trước? Vì sao em biết?
( Dự kiến: Đó là 2 câu bị động vì theo định nghĩa câu bị động - 2 câu cùng có chủ thể Cánh màn điều là đối tượng của hành động hạ).
? Xét về hình thức, 2 câu có gì khác nhau ?
? Câu văn : Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng thuộc kiểu câu gì ? Vì sao?
( Dự kiến: Là câu chủ động vì có chủ ngữ là chủ thể của hành động hạ).
? Từ những ví dụ trên, em rút ra quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
? Cho câu : Mẹ thưởng cho em bộ quần áo mới. Hãy chuyển thành câu bị động bằng 2 cách ?
? Những câu sau có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
a) Bạn em được giải nhất trong kì thi HS giỏi.
b) Tay em bị đau.
c) Em được đi chơi.
d) Cơm bị thiu.
( Dự kiến: Những câu trên không phải là câu bị động vì không có chủ thể của hành động tác động đến đối tượng).
? Vậy em rút ra kết luận gì ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc ghi nhớ
I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
 1- Tìm hiểu ví dụ :
* Về nội dung : hai câu cùng miêu tả sự việc hạ màn điều hôm hoá vàng.
* Về hình thức:
 + Câu a có dùng từ được.
 + Câu b không dùng từ được.
* Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Chuyển chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu - lược bỏ hoặc biến CN chỉ chủ thể của hành động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
- C1 : Em được mẹ thưởng bộ quần áo mới.
- C2 : không đổi được
-> Không phải câu nào có từ bị/ được cũng là câu bị động, chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng (có chủ thể của hành động).
2- Ghi nhớ :
Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Câu chủ động, câu bị động.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm trau dồi để sử dụng tốt câu chủ động, câu bị động.
- Thời gian: 15 phút .
Gv chia học sinh 2 nhóm .
- Gọi HS đọc Bài tập 1
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
(KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + Nhiệm vụ: 
 Chuyển đổi các câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
Tương tự bài tập 1.
? Từ đó, em rút ra kết luận gì về
khả năng chuyển đổi của các kiểu câu chủ động thành câu bị động?
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
II- Luyện tập :
 1- Bài tập 1 :
 Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo hai kiểu khác nhau :
a- Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
 a1- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
 a2- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
b- Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
 b1- Tất cả các cánh cửa chùa đều được làm bằng gỗ lim.
 b2- Tất cả các cánh cửa chùa đều làm bằng gỗ lim.
c- Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
 c1- Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.
 c2- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
 d1- Lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
 d2- Lá cờ đại dựng ở giữa sân.
 2- Bài tập 2 : 
 Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành 2 câu bị động - 1 câu dùng từ được, 1 câu dừng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của mỗi câu bị động. 
a- Thầy giáo phê bình em.
 a1- Em được thầy giáo phê bình. -> Tích cực - Em cho rằng mình sẽ tốt hơn nhờ sự phê bình của thầy giáo.
 a2- Em bị thầy giáo phê bình. -> tiêu cực - Em cho rằng để thầy giáo phê bình là điều tồi tệ.
b- Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
 b1- Ngôi nhà ấy đã được phá đi. -> Tích cực - ngôi nhà không có (còn) tác dụng.
 b2- Ngôi nhà ấy đã bị phá đi. -> Tiêu cực - ngôi nhà vẫn còn tác dụng, giá trị mà phải phá đi.
c- Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
 c1- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp -> Tiêu cực - có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn.
 c2- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. -> Tích cực - mong muốn sự gần gũi, không phân biệt giữa thành thị và nông thôn.
3- Bài tập 3 (SBT tr 43) 
Có thể chuyển đổi các câu sau thành câu bị động không ? Vì sao ?
- Nam đã rời sân ga cách đây một giờ
- Nam giống bố.
 -> Không thể chuyển đổi được vì không thể nói :
 - Sân ga đã được / bị Nam rời cách đây một giờ.
 - Bố bị / được Nam giống.
 -> Câu sẽ sai ngữ pháp.
* KL: Không phải tất cả những câu có phụ ngữ chỉ đối tượng đều có thể chuyển đổi sang câu bị động tương ứng. Việc chuyển đổi phải phù hợp.
* Củng cố :
 ? Nhắc lại cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về câu chủ động và câu bị động để giải quyết tình huống mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
	Viết một đoạn văn có dùng câu chủ động và sau đó chuyển câu văn ấy thành câu bị động và nhận xét đoạn văn?
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng.
 - Nắm chắc cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 - Chuẩn bị bài: Dùng cụm C -V để mở rộng câu.
 .. 
Soạn: 16 / 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021.
Tuần 26- Tiết 102+ 103: KIỂM TRA GIỮA KÌ II 
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, HS có được.
1. Về kiến thức: 
Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong SGK Ngữ Văn 7 tập II từ tuần 19 đến tuần 25.
2. Về kĩ năng: 
Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới.
3. Về thái độ: 
Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm. 
BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
1- Phần văn bản:
a- Các văn bản Tục ngữ:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội.
b- Các văn bản nghị luận: 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
- Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; nhớ được các chủ đề của Tục ngữ; 
- Nắm vài nét sơ lược về tác giả, phương thức biểu đạt, bố cục, đề tài, ...các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận trong các văn bản Nghị luận.
- Hiểu được những
vấn đề được đặt ra từ văn bản đã học.
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB Tục ngữ và những VB nghị luận.
Vận dụng phép lập luận trong văn nghị luận để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề đặt ra từ VB.
2- Phần tiếng Việt: Rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, tách trạng ngữ thành câu riêng, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Nắm được cách rút gọn câu.
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt, nhận diện câu đặc biệt.
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu, các loại trạng ngữ đã học ở Tiểu học.
- Nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài).
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động, mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, nhận biết câu chủ động, câu bị động.
- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn; câu đặc biệt.
- Biết phân biệt các loại trạng ngữ.
- Thành thục trong việc vận dụng các công dụng của trạng ngữ và tác dụng của việc tách trạng ngữ vào trong văn nói, văn viết.
- Biết chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 Đặt câu(chủ động hay bị động)phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Viết đoạn văn có sử dụng một trong các kiểu câu: Câu rút gọn, Câu đặc biệt, Thêm trạng ngữ và tách trạng ngữ thành câu riêng, Câu chủ động, câu bị động,...
3- Tập làm văn: Văn nghị luận
- Hiểu được khái niệm văn nghị luận; đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh
- Hiểu được VB nghị luận khi đọc sách báo, đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Biết phát hiện và phân tích sự khác nhau giữa luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Thành thục kĩ năng phân tích đề và lập ý, lập luận trong bài văn nghị luận chứng minh.
Tạo lập được văn bản Nghị luận chứng minh theo quy trình.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Cộng
I- Phần đọc- hiểu.
Nhận biết ngôi kể, tác dụng của ngôi kể; phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu;
- Hiểu được nội dung được gợi ra từ văn bản.
- Đánh giá được được vấn đề gợi ra từ văn bản.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2	
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4.
Số điểm 3
Tỉ lệ: 30%
II- Tập làm văn
- Tạo lập văn bản Nghị luận chứng minh.
- Biết cách tạo lập văn bản Nghị luận chứng minh một vấn đề.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 1
 Số điểm: 6
 Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1
 Số điểm: 6
 Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1.
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60 %
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
 ĐỀ BÀI:
 Thời gian làm bài : 90 phút.
I- Đọc- hiểu(5đ): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
	Ngày xưa , ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
	Thấy các con không còn thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con , cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
 ( Theo “ Truyện cổ tích Việt Nam”)
Câu 1: (1,0đ): Truyện được kể ở ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2: (1,0đ): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau:
 Thấy các con không còn thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. 
Câu 3:(1,0đ): Người cha muốn các con nhận ra được những điều gì từ cách các con và ông bẻ bó đũa?
Câu 4:(1,0đ): Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên?
II- Làm văn (6đ).
Hãy chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. 
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM :
I- Đọc- hiểu.
Câu hỏi
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
Ngôi kể thứ ba
Tác dụng: giúp người kể có thể kể linh hoạt những gì mình trải qua, mình chứng kiến.
0,5đ
0,5đ
2
Thấy các con không còn thương yêu nhau, người cha/ rất buồn phiền. TN CN
 VN
1,0đ
3
Người cha muốn các con nhận thấy bó đũa nếu tách riêng lẻ ra từng một thì sẽ dễ dàng bị bẻ gãy; nếu gộp lại thì khó lòng bẻ gãy được.
Mỗi cá nhân nếu ở trong một tập thể sẽ có sức mạnh to lớn, ngược lại tách riêng lẻ sẽ suy yếu, dễ dàng thất bại.
0,5đ
0,5đ
4
Người cha trong câu chuyện là người yêu thương con; có sự từng trải, hiểu biết trong cách dạy con.
1,0 đ
II- Tập làm văn.
1- Về kĩ năng:
- Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh. Biết trình bày luận điểm, luận cứ, vận dụng tốt các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận(1,0đ)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận chứng minh: đủ các phần Mở bài, Thân bài, kết luận; mỗi phần làm đúng nhiệm vụ của mình(1,0đ).
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đúng quy tắc tiếng Việt( 0.5đ). 
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, kết hợp nghị luận rõ ràng và cảm xúc chân thực, sâu sắc. ( 0.5đ)
2- Về nội dung: Trình tự lập luận:
 a- Mở bài(0,5đ)
	Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.
 b- Thân bài: Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
 * Lđ 1: Bác giản dị trong cách ăn(0,5đ)
- Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào.
- Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng.
- Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
 * Lđ : Bác giản dị trong cách mặc(0,5đ)
- Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn.
- Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.
* Lđ 3: Giản dị trong cách ở(0,5đ)
- Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “Nhà lá đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”.
- Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.
- Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.
- Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.
 * Lđ 4: Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết(0,5đ)
- Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.
- Lúc người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”...
c- Kết bài(0,5đ)
- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.
2- HS: Giấy, bút, kiến thức.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra.
 - Phát đề kiểm tra và làm bài.
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng:
- Xem và làm lại bài kiểm tra ở nhà.
- Ôn tập tổng hợp kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn nghị luận.
Soạn : 16/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 104- Văn bản : 
 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
1- Kiến thức :
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc- hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2- Kĩ năng :
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong văn bản đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
3- Thái độ:
Trân trọng, học tập cách viết văn nghị luận của các tác giả.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 - NL sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, tổng hợp.
 - PC: Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những văn bản nghị luận.
B- Chuẩn bị :
1- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, SGK, SGV.
2- Trò: Sgk, Vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
	Nghe hát: Bác Hồ- một tình yêu bao la.
	? Bài hát gợi trong em điều gì?
Thời gian vừa qua, chúng ta đã được học 1 số tác phẩm văn nghị luận mẫu mực của các nhà văn nổi tiếng, chúng ta đã nắm được P2 lập luận của mỗi VB. Mỗi VB có 1 nét đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại để nắm chắc hơn về các văn bản nghị luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: 
 + Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
 + Một số kiến thức liên quan đến đọc- hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
 + Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
 + Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
 + Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong văn bản đã học.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, nhận xét,
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, PC : 
 + Thu thập thống kê tổng hợp thông tin, khái quát hóa
 + PC: Chăm chỉ tổng hợp kiến thức.
- Thời gian: 10’
? Nghệ thuật NL đặc sắc trong VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ?
? VB Sự giàu đẹp của tiếng Việt ?
? VB Đức tính giản dị của Bác Hồ?
? VB Ý nghĩa văn chương ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Nội dung ôn tập :
Câu 2: Tóm tắt những nét đặc sắc về nghệ thuật của mỗi bài nghị luận :
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta :
- Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, sắp xếp hợp lí.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc.
- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc
* Sự giàu đẹp của tiếng Việt :
- Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
* Đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện; kết hợp chứmg minh với giải thích và bình luận, lời văn mà giàu cảm xúc.
 * Ý nghĩa văn chương :
- Trình bày những vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, rành mạch, có hệ thống kết hợp với cảm xúc.
- Văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc.
 Câu 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm NL đã học :
Số TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài NL
Luận điểm
P2 lập luận
1
 Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta
H

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_26_nam_2020_2021.doc