Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 32 - Năm 2020-2021

Tiết 126- Tiếng Việt DẤU GẠCH NGANG

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.

2- Kĩ năng :

Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

3- Thái độ :

Có ý thức dùng dấu gạch ngang đúng quy định

=> Định hướng năng lực.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

 + Biết sử dụng phép dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy phù hợp trong nói và viết.

 

doc 18 trang phuongnguyen 29/07/2022 19600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 32 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 32 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 32 - Năm 2020-2021
Soạn : 26/4/2021- Dạy: / 4/ 2021.
Tiết 126- Tiếng Việt DẤU GẠCH NGANG
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
2- Kĩ năng :
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
3- Thái độ :
Có ý thức dùng dấu gạch ngang đúng quy định
=> Định hướng năng lực.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 + Biết sử dụng phép dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự học bài cũ để nắm chắc kiến thức.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết 
 	? Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 	Làm bài tập 3
- Dẫn vào bài mới:
 Trong khi viết bài, làm bài,các em hay có thói quen dùng dấu gạch ngang tuỳ tiện mà không biết nó có tác dụng gì. Bài hôm nay sẽ giúp các em nắm được công dụng của dấu gạch ngang và biết sử dụng nó một cách hợp lý.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Năng lực, PC: 
 + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức 
- Thời gian : 10’
- Gọi HS đọc ví dụ (SGK)
Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Dấu (-) trong các câu dùng để làm gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung
? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra công dụng của dấu (-) ? Vị trí ?
? Em hãy lấy một ví dụ có dấu (-) dùng để liệt kê ?
* Bài tập: Xác định tác dụng của dấu (-) trong đoạn văn sau:
" Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu- thi sĩ tình yêu- sẽ hoà nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ, âm vang mãi trong tâm hồn bao đôi lứa giao duyên".
( gợi ý: tách thành phần giải thích)
- Mục tiêu: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, PC: 
 + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức 
- Thời gian : 10’
? Va-ren có thể được tách ra làm 2 từ không ? Vì sao ?
? Em cho 1số từ có nhiều tiếng ghép lại như vậy ?
? Vậy những dấu gạch nối giữa các tiếng trong các từ trên dùng để làm gì 
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
? Vậy cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối như thế nào ?
? Cần lưu ý điều gì về 2 loại dấu này 
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Công dụng của dấu gạch ngang :
1- Tìm hiểu ví dụ :
* VD a: Giải thích thêm cho từ mùa xuân ở phần trước.
-> Dấu (-) đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
* VD b: Là câu đối thoại .
-> Dấu (-) đánh dấu lời thoại.
* VD c: -> Dấu gạch ngang thực hiện phép liệt kê .
* Vd d: -> Dấu gạch ngang nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép)
 Ví dụ : Hà Nội - Huế - Sài Gòn là một bài hát hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
2- Ghi nhớ :
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Ví dụ : Các VB tuỳ bút là :
- Một thứ quà của lúa non : Cốm
- Sài Gòn tôi yêu
- Mùa xuân của tôi
II- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối 
1- Tìm hiểu ví dụ (SGK) :
- Không tách được vì đây là tên của một người nước ngoài.
- Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Bra-xin,..
- An-tư-nai, Ai-ma-tốp, Vích-to Huy-gô,...
-> Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng - không phải là dấu câu.
- Viết dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
2- Ghi nhớ :
- Dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Phân biệt rõ ràng về ý nghĩa và cách viết.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố.
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập củng cố lí thuyết.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL-PC: 
 + NL: GQVĐ, hợp tác.
 + PC: tự giác làm bài và trách nhiệm hoàn thành bài tập.
- Dự kiến thời gian: 17’. 
Y/c HS đọc bài tập
? Dấu phẩy có thể thay dấu (-) để đánh dấu bộ phận chú thích không? 
HS đọc
Làm bài
Báo cáo
Nhận xét
III- Luyện tập.
Bài tập: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang : 
a- Đánh dấu bộ phận giải thích cho mùa xuân của tôi.
b- Đánh dấu bộ phận giải thích cho anh lính dõng An Nam.
c- Đầu câu - đánh dấu lời thoại của nhân vật
 - Giữa câu - đánh dấu bộ phận chú thích cho ai nói 
d, e - Nối các từ nằm trong một liên danh
Bài tập 2 :
Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối :
- Nối các tiếng trong những từ phiên âm tiếng nước ngoài : Béc-lin, Lo-ren, An-dát.
Bài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang :
a- Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 Ví dụ : Thị Kính - người con gái đức hạnh, nết na - phải chịu nỗi oan tày đình do mẹ chồng gây nên.
b- Nói về cuộc gặp mặt của đại diện HS cả nước
 Ví dụ : Cuộc gặp mặt của đại diện HS cả nước diễn ra ở Hải Phòng - thành phố hoa phượng đỏ.
- Có thể thay nhưng không phải trường hợp
 nào cũng thay được (như BT 4 - SBT).
* Củng cố :
 ? Nhắc lại công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về dấu gạch ngang.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Làm thêm bài tập trong Tiếng Việt nâng cao.
 - Nắm được công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối
 - Ôn tập phần tiếng Việt : Câu đơn - dấu câu để giờ sau ôn tập.
...........................................................................
Soạn : 26/4/2021 - Dạy: / 4 / 2021
Tiết 127- Tiếng Việt 
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1- Kiến thức :
Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học
2- Kĩ năng :
Nhận biết lại các kiểu câu đơn và công dụng của các loại dấu câu
3- Thái độ :
Có ý thức đặt câu và dùng dấu câu cho phù hợp.
=> Định hướng năng lực.
Tổng hợp, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Nêu công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối ? cho ví dụ ?
* Khởi động vào bài mới:
 Từ bậc Tiểu học rồi đến lớp 6, lớp 7, các em đã được học về các kiểu câu chia theo mục đích nói và các kiểu câu chia theo cấu trúc cùng các loại dấu câu. Để hệ thống hoá lại kiến thức về các kiểu câu và dấu cầu thì rất cần ôn tập. Đó chính là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm được các kiểu câu đơn.
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 5 phút 
? Em đã học những kiểu câu đơn nào?
? Hãy kẻ bảng theo hướng dẫn SGK và ghi vào những kiến thức cần thiết của từng kiểu câu. Cho ví dụ ?
 - GV hướng dẫn HS kẻ bảng phân loại.
 - Lần lượt hỏi HS về từng kiểu câu một
 - Cho HS lấy càng nhiều ví dụ càng tốt
 - Cuối cùng hoàn thành bảng phân loại 
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Nội dung ôn tập :
1- Các kiểu câu đơn đã học :
- Câu chia theo mục đích nói :
 + Câu trần thuật
 + Câu nghi vấn
 + Câu cầu khiến
 + Câu cảm thán
- Câu chia theo cấu tạo :
 + Câu bình thường (có câu rút gọn)
 + Câu đặc biệt
BẢNG PHÂN LOẠI CÁC KIỂU CÂU ĐƠN
Câu phân loại theo mục đích nói
Câu phân loại theo 
cấu trúc
KT cần nhớ
Câu trần thuật
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
Câu bình thường
Câu đặc biệt
Định nghĩa
Dùng để nêu 1 nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai
Dùng để nêu điều thắc mắc, hoài nghi cần được giải đáp
Dùng để đề nghị, yêu cầu,... người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu
Dùng để bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp
Là câu nêu 1 sự việc do 2 TP CN - VN tạo nên
Là câu nêu 1 sự việc nhưng k0 xác định được đâu là CN - VN
Dấu
hiệu nhận biết
Cuối câu có dấu (.), (...),(:)
Cuối câu dùng dấu (?) có các từ nghi vấn ai? bao giờ? ở đâu ?
Cuối câu dùng dấu (!) - có các từ có ý nghĩa cầu khiến hãy, đừng, chớ, nên,...
Cuối câu có dùng dấu (!) - có các từ bộc lộ cảm xúc cao :ôi,eo ôi, trời ơi,
Cấu tạo là 1 cụm C - V. Cuối câu dùng dấu (.), (?), (!),...
Không cấu tạo theo mô hình cụm C - V. Cuối câu dùng dấu (.), (?), (!)
Ví dụ 
- Tôi học bài.
- Nó đi chơi rồi.
- Sao cậu đến muộn vậy ?
-Anh có đi HN k0?
- Các em hãy làm BT đi !
- Chúng mình đi thôi !
- Trời ơi ! Em tôi ngã rồi !
- Ôi ! Đẹp quá !
- Bầu trời trongxanh.
-Nó làm vỡ lọ hoa.
-Đêm.Mưa. Lạnhgiá.Rét căm căm.
- Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
2- Các dấu câu đã học :
 - Hướng dẫn HS kẻ bảng
 - Lần lượt cho HS lấy ví dụ về công dụng của các dấu câu
Các dấu câu
Dấu chấm
Dấu phẩy
Dấu chấm phẩy
Dấu chấm lửng
Dấu gạch ngang
Dùng để kết thúc câu trần thuật
Dùng để tách 1 số bộ phận của câu :
- Giữa các bộ phận của câu với CN và VN.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
- Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
- Giữa các vế của 1 câu ghép
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn ... bất ngờ, châm biếm, hài hước
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của n/vật hoặc liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản đề nghị.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm  trong việc tạo lập văn bản đề nghị, chú ý tới bố cục và ngôn ngữ.
- Thời gian: 5 phút .
II- Luyện tập :
 Bài tập 1 :
 Hãy phân loại các câu trong đoạn trích sau theo mục đích nói của chúng và cấu tạo.
 ..." Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
 - Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi !
 ........................
 - Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! .. Điếu, mày !"
 (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
Câu bình thường
Câu đặc biệt
Câu trần thuật
- Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi
- Quan đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :
- Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề :
- Dạ, bẩm, con chưa bốc.
- Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to :
- Rồi ngài vội vàng xoè bài, miệng vừa cười vừa nói :
- Dạ, bẩm ...
Câu nghi vấn
- Có biết không ?
- Lính đâu ?
- Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ?
- Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Thầy bốc quân gì thế ?
Câu cầu khiến
- Đuổi cổ nó ra !
- Thì bốc đi chứ !
- Điếu, mày !
Câu cảm thán
- Bẩm ... quan lớn... Đê vỡ mất rồi !
- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi ... Thời ông cách cổ chúng mày ! Thời ông bỏ tù chúng mày !
- Chi chi !
- Đây rồi !
- Thế chứ lại !
- Ù !
- Thông tôm, chi chi nảy !
Bài tập 2 :
 Chỉ ra công dụng của các loại dấu câu trong đoạn trích trên.
a- Dấu chấm, dấu (?), dấu (!) : dùng để kết thúc một câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
b- Dấu phẩy :
 - Câu 1 : Tách TP trạng ngữ với TP vị ngữ của câu;
 - Câu 2 : Tách các vế của câu ghép;
 - Câu 4 : Tách TP vị ngữ;
 - Câu 6 : Tách các vế trong câu ghép;
 - Câu 14 : Tách 2 TP vị ngữ;
 - Câu 16 : Tách TP hô ngữ với nòng cốt câu;
 - Câu 18 : Tách bộ phận vị ngữ của CN tay; 
 - Câu 22 : Tách 2 vế của câu ghép;
 - Câu 23, 24 : Tách 2 từ trong câu đặc biệt.
 c- Dấu chấm lửng :
 - Thể hiện lời nói ngập ngừng, đứt quãng do sợ hãi
 - Thể hiện lời nói cách quãng, bỏ dở do quá tức giận
 - Thể hiện lời nói cách quãng, bỏ dở do quá sung sướng.
d- Dấu gạch ngang :
 - Đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
 * Củng cố :
 ? Nhắc lại các kiểu câu và dấu câu đã học.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Bài tập 2 (SBT) : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn.
 "Chàng mèo mướp - mà chàng mèo nào cũng thế - không cố ý ăn thịt chuột bao giờ. Mèo chỉ bắt những con chuột tiểu yêu đó để đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh vì loài chuột nhép cứ bặng nhặng rúc rích trong xó bếp - là chỗ nghỉ ngơi của mèo. Chính những con chuột lớn lại đứng đắn, không ầm ĩ đến thế. Chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt. nhưng chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được. Đời đời cái giống chuột nhắt tai quái cứ làm rức tai loài mèo".
 (Theo Tô Hoài)
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi
- Nắm chắc kiến thức TV đã học.
- Ôn tập toàn bộ chương trình TV lớp 7 để tuần sau ôn tập.
.............................................................................
Soạn : 26/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 128- Tập làm văn VĂN BẢN BÁO CÁO
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
Nắm được đặc điểm của VB báo cáo : mục đích, yêu cầu, nội dung và làm loại VB này.
2- Kĩ năng :
- Nhận biết văn bản báo cáo
- Biết cách làm một VB báo cáo đúng quy cách.
3- Thái độ :
 Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết báo cáo.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ:
? Khi nào cần viết VB đề nghị ? Nêu cách làm 1 VB đề nghị ?
* Khởi động vào bài mới:
	Báo cáo là một trong những loại VB hành chính khá tiêu biểu và thông dụng trong cuộc sống. Mục đích của báo cáo là gì ? Cách thức trình bày một báo cáo ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hiểu cách làm văn bản báo cáo.
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 5 phút 
- Gọi HS đọc lại 2 VB SGK
? Các mục trong 2 VB được trình bày theo thứ tự nào ?
? Cả 2 VB có những điểm gì giống và khác nhau ?
? Những mục nào quan trọng trong 1VB báo cáo ?
? Từ 2 VB trên, hãy rút ra cách làm 1 VB báo cáo ?
- Cho HS trình bày
? Từ việc tìm hiểu, em cho biết một VB báo cáo cần có những mục nào ?
? Khi viết báo cáo cần lưu ý điều gì?
? Từ những ví dụ trên, em cần lưu ý điều gì khi viết VB báo cáo ?
 - Gọi HS đọc ghi nhớ 2SGK
 - GV chốt lại
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đặc điểm của VB báo cáo ( KK hs tự đọc)
II- Cách làm VB báo cáo :
1- Tìm hiểu cách làm VB báo cáo :
- Theo một số quy định có sẵn :
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ
 + Ngày tháng năm làm báo cáo
 + Tên báo cáo
 + Người nhận báo cáo
 + Người gửi báo cáo
 + Nêu lí do, sự việc và các kết quả đạt được.
- Giống : Thứ tự trình bày, cách thức trình bày
- Khác : Nội dung báo cáo (về kết quả hđ chào mừng ngày 20/11; quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt).
- Báo cáo của ai ?
- Báo cáo với ai ?
- Báo cáo về việc gì ?
- Kết quả thế nào ?
2- Dàn mục một VB báo cáo :
Một VB BC gồm có các mục sau đây :
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Thời gian, địa điểm làm BC
- Tên báo cáo
- Người nhận báo cáo
- Người báo cáo
- Nêu lý do, sự việc và các kết quả đã làm được
- Chữ kí và họ tên người BC.
 3- Lưu ý :
- Tên VB viết chữ in hoa, khổ to, giữa dòng
- Trình bày cân đối, sáng sủa, không viết sát lề giấy, không nên để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
- Chú ý tên người BC, nơi nhận BC và nội dung BC không thể thiếu.
 - Các kết quả nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, tránh tình trạng nói chung chung.
4- Ghi nhớ 2 :
Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản đề nghị.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm  trong việc tạo lập văn bản đề nghị, chú ý tới bố cục và ngôn ngữ.
- Thời gian: 5 phút .
? Trong các dòng (SBT), dòng nào phù hợp với lí do viết báo cáo ?
? Xét xem những tình huống còn lại phải viết loại VB nào ?
? Yêu cầu nào trong các yêu cầu (SBT) không phải là yêu cầu bắt buộc đối với việc viết VB báo cáo ? Vì sao
? Báo cáo còn thiếu mục nào ?
- GV giới thiệu trước lớp 1 VB BC về hđ hè của 1 lớp. Chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục được trình bày trong VB đó. Gọi HS nhận xét.
III- Luyện tập :
Bài tập 1 (SBT) : 
d- Do yêu cầu của một cá nhân hay tập thể cao hơn mình.
a- VB đề nghị
b- VB biểu cảm
c- VB kiểm điểm
e- VB thông báo
Bài tập 2 (SBT) :
e- BC viết càng dài càng tốt - Vì BC chỉ cần nêu những tình hình, sự việc, kết quả cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng - viết dài sẽ rườm rà.
Bài tập 3(SBT) :
- Thiếu 2 mục :
 + Địa điểm, thời gian làm báo cáo
 + Nơi (tổ chức) nhận báo cáo --> quan trọng hơn
 Bài tập 1 (SGK) :
 * Củng cố :
? Báo cáo là gì ? Đặc điểm của 1 VB báo cáo ? 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản báo cáo để giải quyết một tình huống khác..
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học.
	Chọn một bài tập trong sách bài tập để làm bài ( Làm BT 2 (SGK).
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà :
- Sưu tầm 1 số VB báo cáo
- Nắm được đặc điểm, cách làm 1 VB báo cáo.
- Giờ sau luyện tập làm VB đề nghị và báo cáo.
..............................................................................................................................................
Soạn : 26/4/2021- Dạy: / 4/ 2021.
Tiết 129
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
 VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Tình huống viết văn bản báo cáo và văn bản đề nghị.
 - Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo.Tự rút ra những lỗi thường mắc,phương hướng và cáh sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản trên
2- Kĩ năng :
 - Thông qua thực hành, biết ứng dụng các VB báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách làm 2 loại VB này.
 - Thông qua các bài tập trong SGK và SBT để tự rút ra những lỗi thường mắc phải khi viết hai loại VB trên.
3- Thái độ :
Có ý thức luyện tập viết 2 loại VB này.
=> Định hướng năng lực phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Khi nào cần viết VB báo cáo ? Nêu cách làm 1 VB báo cáo ?
* Khởi động vào bài mới:
 Những giờ trước, các em đã được học về VB đề nghị và VB báo cáo về đặc điểm và cách làm. Để nắm chắc hơn về cách viết 2 loại VB này, chúng ta sẽ cùng đi luyện tập làm 2 loại VB này trong 2 tiết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm chắc kiến thức về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề... 
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 5 phút 
? Mục đích viết VB đề nghị và VB báo cáo có gì khác nhau ?
? Nội dung VB đề nghị và VB báo cáo có gì khác nhau ?
? Em hãy so sánh hình thức trình bày của hai VB ?
? Cả hai loại VB khi viết cần tránh những sai sót gì ?
? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại VB ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Củng cố lí thuyết:
* Mục đích:
- VB đề nghị : trình bày, đề đạt một yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể.
- VB báo cáo : trình bày nội dung tình hình, sự việc và kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể (thoả mãn yêu cầu của cấp trên).
* Nội dung:
- VB đề nghị chỉ cần nêu yêu cầu, nguyện vọng cụ thể, rõ ràng.
- VB báo cáo : nội dung trình bày phải cụ thể, số liệu rõ ràng, chính xác.
* Hình thức trình bày:
- Giống nhau : Trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Khác nhau : VB báo cáo có từng phần, từng mục ghi các hoạt động, sự việc, số liệu một cách cụ thể.
* Cần tránh:
- Thiếu các mục trong VB
- Khoảng cách các phần, các mục không đều nhau.
- Diễn đạt rườm rà, dùng từ không chính xác.
- Đề nghị hoặc số liệu báo cáo không rõ ràng, cụ thể.
* Những mục cần lưu ý:
1. VB đề nghị :
- Ai đề nghị ?
- Đề nghị ai ?
- Đề nghị điều gì ?
2. VB báo cáo :
- Báo cáo của ai ?
- Báo cáo với ai ?
- Báo cáo điều gì ?
- Kết quả như thế nào ?
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản đề nghị và báo cáo.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm  trong việc tạo lập văn bản đề nghị, báo cáo chú ý tới bố cục và ngôn ngữ.
- Thời gian: 25 phút .
Yêu cầu HS đọc bài tập 1
 - GV đọc cho HS tham khảo ví dụ, sau đó yêu cầu HS viết VB tự chọn - 2 nhóm viết 1 loại VB. 
 - Trình bày VB đề nghị và VB báo cáo đã viết
 + GV gọi các nhóm trình bày VB của nhóm mình
 + Cả lớp nhận xét, phân tích, chỉ ra những lỗi (nếu có) và cùng tập sửa lỗi đã mắc phải
? Từ bài tập trên, em cần lưu ý 
điều gì khi viết VB đề nghị và báo? 
Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các VB (SGK)
HS đọc
II- Luyện tập :
1- Bài tập 1 :
 Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm VB đề nghị hoặc VB báo cáo.
 Ví dụ :
 a- VB đề nghị :
 - Em muốn tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh của trường.
 - Lớp em muốn được tham gia cuộc thi "Viết thư Quốc tế UPU".
 - Lớp em muốn được tham quan di tích lịch sử đền Ủng.
 b- VB báo cáo :
 - Tổng phụ trách muốn biết kết quả thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ " của chi đội em.
 - Thầy Hiệu trưởng cần biết kết quả thi đua chào mừng sinh nhật Bác của lớp em.
 - Giám đốc một xí nghiệp muốn biết tình hình sản xuất của phân xưởng A trong quí IV năm 2008. 2- Bài tập 2 :
Hãy lựa chọn một trong những tình huống trên để viết một VB đề nghị, một VB báo cáo.
 a- Văn bản đề nghị :
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đào Dương ngày 10 tháng 4 năm 2017
 GIẤY ĐỀ NGHỊ
 Kính gửi BGH trường THCS X !
 Tên em là : Nguyễn Văn A xin trình bày với BGH một việc như sau :
 Được biết nhà trường mở "Câu lạc bộ tiếng Anh" cho tất cả những ai đã học tiếng Anh và muốn tham gia. Vậy em xin đề nghị BGH cho phép em được tham gia "Câu lạc bộ tiếng Anh" để được trau dồi thêm vốn tiếng Anh cho mình và giao lưu với các bạn.
 Em xin hứa sẽ chấp hành mọi nội quy, quy định của lớp học
 Em xin chân thành cảm ơn !
 Người đề nghị
 Kí tên
 Nguyễn Văn A
2- Văn bản báo cáo :
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đào Dương ngày 10 tháng 4 năm 2017
BÁO CÁO
Về kết quả hưởng ứng phong trào "Đôi bạn cùng tiến" trong HKI
 Kính gửi : BGH trường THCS X !
 Hưởng ứng phong trào "Đôi bạn cùng tiến" do BGH nhà trường phát động, lớp 7A đã tích cực tham gia. Đến cuối học kì I, thành tích học tập của lớp đã có nhiều chuyển biến, cụ thể là :
a- Về học tập :
 Điểm tổng kết cuối học kì, 100% các bạn đạt điểm từ trung bình khá trở lên, trong đó 25% đạt điểm giỏi, 65% đạt điểm khá, 15% đạt điểm trung bình khá, không có điểm trung bình và yếu.
b- Về thái độ học tập :
 Các bạn đã thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp trong học tập như đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép, giữ trật tự trong giờ học, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ. Tất cả các bạn đều có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến. Trong đó, đặc biệt phải kể đến đôi bạn Vũ Quỳnh Hoa và Phạm Quang Thanh. Bạn Thanh vốn là học sinh cá biệt của lớp, học lực yếu lại hay làm mất trật tự trong giờ học. Được sự giúp đỡ tận tình của bạn Quỳnh Hoa, bạn Thanh đã có những tiến bộ vượt bậc.
 Với việc duy trì phong trào trên, năm học này, cả lớp sẽ phấn đấu đạt 100% các bạn có học lực khá giỏi.
 Thay mặt tập thể lớp 7A
 Lớp trưởng
 Kí tên
 Nguyễn Mai Hương
- Hai loại VB này không phức tạp, không khó Nhưng dễ mắc phải những sai sót do sự tuỳ tiện, ẩu thả của người viết. Do đó phải có tính cẩn thận, trung thực, tôn trọng người khác khi viết VB đề nghị và báo cáo
3- Bài tập 3 :
 a- Không thể viết báo cáo mà đây là quyền lợi của cá nhân, phải viết đơn xin miễn giảm học phí.
b- Đây là yêu cầu của thầy, cô chủ nhiệm muốn biết những công việc lớp đã làm, không thể viết giấy đề nghị mà phải viết báo cáo.
c- Đây là thành tích của cá nhân cần được biểu dương khen thưởng, không thể viết đơn mà phải viết giấy đề nghị.
.............................................................................................................................................. Soạn: 10/4 / 2018- Dạy: / 4/ 2018
Tiết 126- Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
 VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Khi nào cần viết VB báo cáo ? Nêu cách làm 1 VB báo cáo ?
* Khởi động vào bài mới:
 Những giờ trước, các em đã được học về VB đề nghị và VB báo cáo về đặc điểm và cách làm. Để nắm chắc hơn về cách viết 2 loại VB này, chúng ta sẽ cùng đi luyện tập làm 2 loại VB này trong 2 tiết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
* Củng cố :
 ? Người ta phân biệt các loại VB hành chính bằng cách nào ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
Làm bài tập 5 (SBT) :
( Gợi ý: Cả hai loại VB đều được trình bày theo một số mục quy định sẵn). 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Nắm chắc cách viết Vb đề nghị và báo cáo.
- Tiếp tục luyện viết 2 loại VB trên.
- Ôn tập VB biểu cảm và nghị luận để giờ sau ôn tập. 
..............................................................................................................................................* Củng cố: 
? Nêu lại các mục cần chú ý trong VB đề nghị và báo cáo.
? Em hãy viết một đơn đề nghị được tham gia học thêm môn Ngữ văn.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hãy tạo lập một văn bản Báo cáo về hoạt động phong trào của lớp trong năm học vừa qua.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Nắm chắc kiến thức về VB báo cáo, VB đề nghị.
- Chuẩn bị tiếp phần tiếp theo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_32_nam_2020_2021.doc