Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 1
Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hướng dẫn HS hiểu sơ lược về tác giả Thanh Tịnh và hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Tôi đi học”. Nhận diện được phương thức mà văn bản thể hiện, biết phân tích bố cục và bước đầu nêu nên cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Kĩ năng:- HS có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bồi dưỡng kĩ năng cảm nhận tác phẩm tự sự giàu chất trữ tình.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ, tình cảm: - Bồi dưỡng tình cảm với ngôi trờng, với thầy cô bạn bè và gia đình.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 1
NGỮ VĂN 8- KỲ I Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hướng dẫn HS hiểu sơ lược về tác giả Thanh Tịnh và hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Tôi đi học”. Nhận diện được phương thức mà văn bản thể hiện, biết phân tích bố cục và bước đầu nêu nên cảm nhận chung về tác phẩm. 2. Kĩ năng:- HS có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bồi dưỡng kĩ năng cảm nhận tác phẩm tự sự giàu chất trữ tình. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. 3. Thái độ, tình cảm: - Bồi dưỡng tình cảm với ngôi trờng, với thầy cô bạn bè và gia đình.. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị ở tiết trước. - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Quan sát SGK. Tìm chi tiết, hình ảnh để hoàn thiện bảng sau: NHÂN VẬT“TÔI”. Chi tiết, hình ảnh Nhận xét Trên đường tới trường Ở sân trường Khi ngồi trong lớp C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG - Cho Hs hát tập thể bài “ Ngày đầu tiên đi học”. - Như lời bài hát, trong mỗi chúng ta ai cũng có những ngày đầu tiên đi học với biết bao bỡ ngỡ... giờ đây mỗi khi nghĩ lại trong lòng mỗi người lại mơn man những cảm xúc khó tả. Vậy nhà văn Thah Tịnh đã nhớ và ghi lại cái cảm xúc ấy của mình như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu qua văn bản “ Tôi đi học”. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu chung Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -HS đọc chú thích ( SGK 18) - Nêu một vài nét chính về t/ giả Thanh Tịnh và t/ phẩm “ Tôi đi học”? - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. 1.Tác giả: - Thanh Tịnh ( 1911- 1988) tại Huế. - Tên khai sinh là Trần Văn Minh. - Bắt đầu sáng tác từ năm 22 tuổi với phong cách nhẹ nhàng, ngọt ngào vàsâu lắng. 2. Tác phẩm: - Trích từ tập truyện ngắn “ Quê mẹ” – 1941 Thanh Tịnh là cây bút có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, truyện thơ, bút kí... song ông thành công nhất ở truyện ngắn và thơ. Những truyện hay của ông toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, dư vị vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến. “ Tôi đi học” là một tác phẩm như vậy. Truyện ngắn là “ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “ tôi’. II.Đọc - Hiểu văn bản Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) GV nhận xét, hướng dẫn và đọc mẫu một đoạn. Gọi HS đọc . - Em hãy đọc thầm chú thích SGK ? (2) Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản? (3) Theo dòng hồi tưởng của nhân vật” tôi” và trình tự thời gian của buổi tựu trường, em hãy tìm bố cục của văn bản? - Cho biết nội dung từng phần? - Gọi HS nhận xét phần chia đoạn của bạn? - HS tham gia nhận xét, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. 1. Đọc chú thích- bố cục: - Đọc giọng nhẹ nhàng, sâu lắng. - Chú thích ( SGK 8+9). - Phương thức BĐ: Tự sự + biểu cảm, 2. Bố cục: 5 đoạn Đ1: Từ đầu – rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ. Đ 2: Tiếp – ngọn núi: Khi cùng mẹ trên đường tới trường. Đ 3: Tiếp – các lớp: Khi đưng giữa sân trường nhìn mọi người và các bạn. Đ 4: Tiếp – chút nào hết: Khi nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp cùng các bạn. Đ 5: Còn lại: Khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên. Truyện ngắn bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “ tôi”. Qua dòng hồi tưởng đó mà tác giả diễn tả cảm giác, tâm trạng của” tôi” trong buỏi tựu trường đầu tiên. Theo đó, trình tự diễn tả kỉ niệm từ hiện tại nhớ về dĩ vãng : Những biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường khơi gợi trong lòng nhân vật “ tôi”những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đến trường. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP HS theo dõi phần 1 bố cục văn bản. (1) Nỗi nhớ buổi tựu trường của t/ giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? (2) Tâm trạng ấy được tái hiện qua những từ ngữ nào? Tác dụng của nó? - Gọi HS nhận xét phần chia đoạn của bạn? - HS tham gia nhận xét, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. 3. Phân tích a, Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “ tôi”: - Thời điểm cuối thu, mùa khai trường- Gợi sự liên tưởng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân. - Các từ láy tính từ tạo cảm giác: mơn man, náo nức, tưng bừng, rộn rã- Rút ngắn khoảng t/ gian giữa quá khứ và hiện tại, làm cho người đọc thấy chuyện đã xảy ra từ bao năm mà như mới vừa xảy ra. Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật. HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét - GV tổng hợp- kết luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. NHÂN VẬT“TÔI”. Chi tiết, hình ảnh Nhận xét Trên đường tới trường -Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, - Cảm thấy trang trọng và đứng đắn; - Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút. -Kể+ tả Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ pha lẫn niềm thích thú của cậu bé Ở sân trường - Sân trường dày đặc người. - Mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ. - Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập. - Thấy xa nhà, xa mẹ. - Miêu tả nội tâm. - Cảm giác ngỡ ngàng, hồi hộp, lo lắng,bịn rịn khi thực sự xa mẹ và trở thành cậu học trò nhỏ. Khi ngồi trong lớp - Mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, .. -Lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; - Không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; -Nhìn theo cánh chim.... - Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin- nghiêm trang bước vào lớp học đầu tiên. Đoạn văn tái hiện dòng hồi tưởng của nhân vật bao gồm một chuỗi sự kiện mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc tha thiết tuôn trào . Mạch chính của dòng cảm xúc ấy là biểu hiện tâm lí của nhân vật “Tôi”. Có thể xem thời điểm “cứ vào cuối mùa thu, lá ngoài đường rụng nhiều...”là hoàn cảnh khơi gợi cảm xúc nền, tạo ấn tượng chung . Hình ảnh “ mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ” là hình ảnh có tính chất qui tụ và định hướng liên tưởng, từ đó mở ra các tình huống cụ thể: Những quan sát dọc đường, trước sân trường, xếp hàng vào lớp... HOẠT ĐỘNG III-IV. LUYỆN TẬP / VẬN DỤNG Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt 1. Đọc diễn cảm một đoạn mà em tâm đắc nhất? 2. Bằng một đoạn văn nói, hãy trình bày cảm xúc của em vào ngày khai giảng năm học mới? - HS lựa chọn và trình bày - HS chuẩn bị ra giấy ý chính. - Nói trước lớp nội dung đã chuẩn bị - Nhận xét - rút kinh nghiệm HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Soạn kĩ bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chọn và phân tích những hình ảnh so sánh hay, độc đáo có trong văn bản. ------------------- Tuần1 - Tiết 2 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TÔI ĐI HỌC (Tiếp) (Thanh Tịnh) A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS cảm nhận được sự quan tâm của gia đình và xã hội đến trẻ thơ. Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của nhà văn. 2. Kĩ năng:- HS có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bồi dưỡng kĩ năng cảm nhận tác phẩm tự sự giàu chất trữ tình. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. 3. Thái độ, tình cảm: - Bồi dưỡng tình cảm với ngôi trờng, với thầy cô bạn bè và gia đình - Bồi dưỡng kĩ năng cảm nhận tác phẩm tự sự giàu chất trữ tình. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp . – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị ở tiết trước. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Quan sát SGK. Tìm chi tiết, hình ảnh để hoàn thiện bảng sau: NHÂN VẬT Chi tiết, hình ảnh Nhận xét * Các bậc phụ huynh . * Ông đốc: * Thầy giáo trẻ: C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Mỗi khi mùa thu sang, nắng vàng như màu những bông cúc đại đoá vàng tươi, rực rỡ, lòng mỗi chúng ta cũng như nhà văn Thanh Tịnh lại bồi hồi nhớ đén cảm giác ngày đầu tiên được đến trường với cặp mới, vở mới, bạn mới... lần đầu tiên rời bàn tay mẹ... xung quanh có biết bao người xa lạ... lần đầu tiên được bước vào ngôi trường lớn vừa trang nghiêm vừa ấm cúng tình người... Và rồi bài học đầu tiên... Cái cảm giác đó thật khó tả. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét b, Thái độ, cử chỉ của những người lớn. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . - Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP NHÂN VẬT Chi tiết, hình ảnh Nhận xét Các bậc phụ huynh - Chuẩn bị chu đáo cho con mình. - Trân trọng tham dự buổi lễ. - Lo lắng, hồi hộp cùng các em. -Đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm và tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với các em (Thế hệ tương lai của đất nước). - Tạo ấn tượng và niềm tin với học trò. Ông đốc -Hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhẫn nại Thầy giáo trẻ -Tươi cười chờ đón. - Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn cổ vũ, động viên, giúp cho các em trưởng thành. Một thế giới mới rộng mở tình yêu thương, mơ ước, niềm tin ...đang chào đón các em... Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Để diễn tả tâm trạng của n/ vật “ Tôi” trong truyện, t/ giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? (2) Em hãy tìm các hình ảnh so sánh đẹp được nhà văn sử dụng trong văn bản? - Chọn, phân tích một trong các hình ảnh đó? (3) Cách so sánh của tác giả có gì độc đáo? - HS tham gia nhận xét, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. c, Những đặc sắc về nghệ thuật: - Theo dòng hồi tưởng của n/ vật “ Tôi” và theo trình tự t/gian của buổi tựu trường. - Kết hợp giữa tự sự + m/ tả + bộc lộ cảm xúc. - Sử dụng nhiều h/ ảnh so sánh đẹp: + Tôi quên... như mấy cành hoa tươi... + Ý nghĩ ấy... nhẹ nhàng như một làn mây lướt trên đỉnh núi. + Họ như những con chim... + Họ thèm... như những học trò cũ. + Tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.... GV: Các so sánh giầu hình ảnh. Nguyễn Trọng Hoàn: Khảo sát gần hai mươi lần so sánh trực tiếp và so sánh ngầm xuất hiện trong truyện rất giầu sức gợi cảm xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả cảm xúc tâm trạng n/ vật tôi khiến cho người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn và làm cho truyện man mác chất trữ tình trong trẻo. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt - Cho HS thảo luận: Vì sao nói: truyện ngắn Tôi di học của Thanh Tịnh man mác chất trữ tình trong trẻo? - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV tổng hợp ý kiến- kết luận. - Nêu nội dung và n/ thuật chính cuả truyện? - gọi HS đọc ghi nhớ. 4. Tổng kết: + Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. + Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật. + Các tình huống truyện chan chứa những cảm xúc tha thiết, cảm xúc khó quên của buổi tựu trường.. + Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người thân đối với các em. + Hình ảnh t/ nhiên, ngôi trường và các so sánh giầu sức gợi cảm. + Đề tài quen thuộc, chất giọng nhẹ nhàng,man mác, trong sáng * Ghi nhớ : SGK/ 9 Có thể nói: Truỵên là biểu hiện của những kí ức hồi quang cho nên thời gian và không gian trong truỵên là thời gian và không gian tâm trạng. Đồng thời những kỉ niệm ngọt ngào của buổi đầu đến lớp ấy cũng được chuyển hoá thành những cảm giác bay bổng, lãng mạn, lung linh và tươi tắn sắc màu , tha thiết gợi về một thời quá khứ tưng bừng, rộn rã và lấp lánh chất thơ. Khép lại trang văn, dường như mỗi người còn bồi hồi xao xuyến, thổn thức rộn lên hai tiếng “ tựu trường”. HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt 1.Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của n/vật “ tôi” ? 3. Viết đoạn văn ngắn trình bày cách hiểu của em về hình ảnh: Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rồi rụt rè vỗ cánh bay cao?. HS chuẩn bị rồi trình bày trước lớp. Nhận xét: - Hs chia nhóm thảo luận. - Trình bày theo tinh thần xung phong. HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt - HOẠT ĐỘNG NHÓM: Thi hát tiếp sức “ Ngày đầu tiên đi học”. - Thành lập đội chơi - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Trên đường đến trường Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về diễn biến tâm trạng nhân vật “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học: Trên sân trường NHÂN VẬT “ TÔI” Khi xếp hàng chờ gọi tên Khi vào trong lớp HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Soạn kĩ bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chọn và phân tích những hình ảnh so sánh hay, độc đáo có trong văn bản. - Soạn bài: “Trong lòng mẹ” theo câu hỏi SGk. - Trao đổi với người thân: Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của mình. ----------------- Tuần 1 - Tiết 3 Ngày soạn:................. Ngày dạy:................. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS: Nắm được c hủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.Những thẻ hiện của chủ đề một văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. - Biết viết một v/ bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình 3. Thái độ, tình cảm:- Bồi dưỡng ý thức nói viết có tính thống nhát chủ đề. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ -- Bài soạn C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... + Sơ đồ tư duy. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Câu chuyện “ Dê đen và dê trắng” được kể như sau: a. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Chúng húc nhau. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Cả hai con lăn tòm xuống suối. b. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại . Dê trắng đi từ đằng kia sang. Cảnh Hương Sơn rất đẹp. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt Theo em các chi tiết chính của câu chuyện có đảm bảo không? ở mỗi cách kể có điểm nào không chấp nhận được? Hai cách kể trên đều không được chấp nhận vì các chi tiết chính được đảm bảo song VBa sắp xếp lộn xộn, không hợp lí. VB có những câu không liên quan gì đến đề tài câu chuyện. Vậy để hiểu rõ về vấn đề này, ta đi tìm hiểu bài học. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động : Tìm hiểu về chủ đề văn bản. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS trả lời câu hỏi. GV sử dụng v/ bản Tôi đi học. (1)Trong v/ bản, t/ giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? (2) Sự hồi tưởng ấy gợi nên những ấn tượng gì trong lòng t/ giả? (3)Vậy chủ đề của v/ bản này là gì? (4) Từ đó hãy cho biết: chủ đề của v/ bản là gì? - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến, I. Chủ đề của băn bản: 1. Tìm hiểu ví dụ: - Những hồi tưởng của t/ giả về ngày đầu tiên đi học: + Khi trên đường cùng mẹ tới trường. + Khi nhìn ngôi trường, các bạn, lúc gọi tên mình và rời tay mẹ. + Khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên. Cảm xúc về một kỉ niệm sâu sắc thuở thiếu thời. - Đó là những hồi tưởng, tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của t/ giả về ngày đầu tiên đi học. 2. Nhận xét: Chủ đề của văn bản là đ/ tượng và vấn đề chủ chốt được t/ giả nêu lên, đặt ra trong văn bản. 3. . Kết luận: Ghi nhớ 1: SGK/ 12. II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận. (1) Căn cứ vào đâu em biết v/ bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của t/ giả về buổi tựu trường? + Từ ngữ? + Câu văn? + Các đoạn văn? cảnh vật mà tác giả ấn tượng? + Cách sắp xếp chi tiết trong VB? (2) Để tô đậm cảm giác trong sáng của n/ vật “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học, t/ giả đã sử dụng các từ ngữ và các chi tiết nghệ thuật nào? - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Dựa vào kết quả p/ tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của v/ bản? (2) Tính thống nhất thể hiện ở p/ diện nào? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, thống nhất ý kiến, - Gọi HS đọc ghi nhớ 1.Tìm hiểu ví dụ - Nhan đề: có nghĩa tường minh. - Từ ngữ : Những kỉ niệm mơn man... lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới, ... - Câu: + Hôm nay tôi đi học. + Hàng năm , ....tựu trường. + Tôi quên... trong sáng ấy. a, Trên đường đi học: - Con đường quen đi lại lắm lần... mới mẻ.. - Hành động: Thả diều đã chuyển thành việc đi học thật thiêng liêng tự hào. b, Trên sân trường: - Ngôi trường cao ráo... lo sợ vẩn vơ. - Cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng khi xếp hàng vào lớp. c, Trong lớp học: - Cảm giác bâng khuâng khi xa mẹ. - Tính thống nhất về chủ đề của văn sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của t/ giả được thể hiện trong v/ bản. 2. Nhận xét:- Tính thống nhất thể hiện ở các phương diện: + Hình thức: mạch lạc, chi tiết hợp lý + Nội dung: Nhan đề của v/ bản . Các câu hướng về cùng một đề tài, chủ đề. 3. Kết luận:Ghi nhớ 2+ 3 SGK/ 12. Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận. (1)Phân tích tính thống nhất về chủ đề của v/ bản Rừng cọ quê tôi (2) Trình tự? (3) Chủ đề (4)Thể hiện chủ đề? - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến: Văn bản tập trung thể hiện sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê mình. Bài tập 1.- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự: - Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ:trập trùng - Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá) + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ. - Kỉ niệm gắn bó với cây cọ + Căn nhà ... + Trường học ... + Đi trong rừng cọ - Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ - Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ =>Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi b, Chủ đề văn bản : Rừng cọ quê tôi ( nhan đề) c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. d, Hai câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi. Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến, Bài 2. SGK/ 14 b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -HS đọc yêu cầu bài tập. -HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... GV tổng hợp ý kiến. Bài 3. SGK/ 14 a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang. b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn. c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp. d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Vì sao khi tạo lập văn bản cần chú ý tính thống nhất chủ đề văn bản? (2) Phân tích tính thống nhất chủ đề văn bản “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh ( Ngữ văn 7) - HS suy nghĩ - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. (1)Đảm bảo văn bản thể hiện một vấn đề chính, một tư tưởng xuyên suốt. + Tính thống nhất chủ đề là đặc trưng để phân biệt văn bản với chuỗi câu hỗn độn, bất thường về nghĩa. Nó liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết trong văn bản. (2) Tính thống nhất: + Nhan đề + Bốn câu thơ tập trung khắc họa bức tranh cảnh rừng dưới đêm trăng đẹp và tâm trạng nhân vật trữ tình. + Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Học thuộc nội dung phần ghi nhớ. - Hãy viết văn bản với chủ đề: Ngôi trường mến yêu. + Phân tích tính thống nhất chủ đề của văn bản vừa viết ? - Chuẩn bị bài: Bố cục của văn bản. --------------------- Tuần 2 - Tiết 4 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................... TRONG LÒNG MẸ (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS có khái niệm về thể hồi kí. Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự việc trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” - Học sinh đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được biểu hiện qua ngòi bút hồi ký tự truyện đượm chất trữ tình và truyền cảm . 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết Đọc - Hiểu một văn bản hồi kí. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các PTBĐ trong VB tự sự để phân tích tác phẩm. - Rèn kỹ năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật. 3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em ý thức học tập tốt, biết yêu thương và kính trọng mọi người. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. CHUẨN BỊ -Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ - Hình ảnh tư liệu - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Quan sát SGK. Tìm chi tiết, hình ảnh để hoàn thiện bảng sau: Bà cô bé Hồng Nhận xét Hoàn cảnh cuộc trò chuyện Hành động - Lời nói C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG - Em hãy kể tên bài hát hoặc đọc một đoạn thơ viết về mẹ mà em biết ? Có một bài hát trong đó có câu: Như mặt trời chỉ có một mà thôi Và mẹ em chỉ có một trên đời. Quả đúng như vậy, tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Còn gì hạnh phúc hơn được sống trong sự yêu thương che chở của mẹ. Nhưng một tuổi thơ không có được điều đó. Và có những tháng ngày em luôn ấp ủ khát khao tình mẹ...Đó là tình cảm của chú bé Hồng trong chương IV của tập hòi kí “ Nhứng ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I-Tìm hiểu chung: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) HS đọc SGK (2) Em hãy cho biết vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng ? (3) Nêu hiểu biết của em về thể hồi ký và tập “ Những ngày thơ ấu”? Chương IV “ Trong lòng mẹ”? - HS tham gia nhận xét - Gv giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 1-Tác giả: - Nguyên Hồng (1918 - 1982 ) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng quê ở Nam Định, nhưng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. - Tác giả viết tiểu thuyết, kí, thơ. Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu... 2- Tác phẩm: TP gồm 9 chương - Tóm tắt: SGK Quan sát các hình ảnh về nhà văn Nguyên Hồng. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng - nhân vật chính- tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ coi trọng đồng tiền, đầy rẫy nhữg thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng trở thành khô héo. Đoạn trích học là chương IV của TP. II- Đọc- hiểu tác phẩm: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - GV hướng dẫn HS đọc - Đọc chậm, chú ý các từ ngữ thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi, nhất là đoạn cuối khi bé Hồng trò chuyện với bà cô.Ngữ điệu của lời nhân vật. - GV đọc một đoạn (1) Gọi HS đọc - HS & GV nhận xét (2) Tìm hiểu các chú thích ở SGK-“ Đoạn tang “ ? (3) - Bài có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? - Gọi HS nhận xét? 1. Đọc - Chú thích: - HS thực hiện các yêu cầu của GV: Đọc, nhận xét. - “ Đoạn tang “ : Mãn tang, hết tang. 2.Bố cục: - Đầu => Người ta hỏi đến chứ: Cuộc trò chuyện của bé Hồng với bà cô. - Tiếp => Hết : Cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con bé Hồng 3.Phân tích: Nhân vật bà cô qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. Cuộc trò chuyện giữa bà cô và bé Hồng Bà cô bé Hồng Nhận xét Hoàn cảnh xuất hiện -Gần ngày giỗ đầu cha bé Hồng. - Mẹ bé Hồng chưa về .. - Chủ động tạo ra để nhằm mục đích riêng . -Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng. -Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con - Những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm. Hành động- Lời nói + Cười hỏi: Mày có muốn vào .... + Cười rất kịch.... + Sao lại không vào, vào mà bắt mợ.... + Mày dại quá cứ vào đi.... + Thăm em bé.... - Quan sát lại văn bản chung ta thấy: khi nói chuyện với cô, Bé Hồng trả lời không vào - Khóc thì Bà cô an ủi, khích lệ “ Cứ vào đi ...“ nhưng lại ngân dài hai chữ em bé. Bà cô là người săm sói, độc địa, cứ hành hạ, nhục mạ đứa trẻ bằng cách xoáy sâu vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. Bà cô tỏ ra lạnh lùng trước sự đau đớn đến tột cùng của đứa cháu. Bà lại tiếp tục kể về sự nghèo túng, đói rách của người mẹ và đến khi cổ bé Hồng đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng, bà cô lại đổi giọng ngậm ngùi xót thương người đã mất. Bà cô là người độc ác. Hình ảnh bà mang ý nghĩa tố cáo hạng người nhẫn tâm đến khô héo cả tình cảm ruột thịt. -Chỉ cần kể lại, ghi lại một cuộc trò chuyện đối thoại Nguyên Hồng vừa khắc hoạ bức chân dung tiêu biểu cho một hạng người vừa bộc lộ thái độ dứt khoát, quyết liệt của mình.Bằng mấy câu nói có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô. Nhân vật này chẳng những tiêu biểu cho hạng đàn bà “ miệng nam mô, bụng bồ dao găm” mà còn là hiện thân của cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội ngày đó. HOẠT ĐỘNG III/IV. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG 1) TP “ Những ngày thơ ấu “của Nguyên Hồng đượcviết theo thể loại nào? A- Bút ký B- truyện ngắn C- Hồi ký D- Tiểu thuyết Đáp án:B 2) Em hiểu gì về sự kiện được nói tới trong hồi ký? A- Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. B- Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện tư tưởng, nghệ thuật của mình. C- Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng suy đoán của người ta về tương lai. D- Cả 3 ý trên đều đúng . Đáp án: A 3) Mục đích chính của tác giả khi viết: “ Tôi cười dài trong tiếng khóc “ là gì ? A- Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của bà cô về mẹ mình. B- Nói lên trạng thái phức tạp của bé Hồng: Vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của bà cô về mẹ mình. C- Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô nói về những việc làm của mẹ mình. D- Nói lên niềm yêu thương, sự thông cảm đối với mẹ khi nghe bà cô nói về những việc làm của mẹ mình. Đáp án: D HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO -Xem lại bài, đọc kĩ TP, tóm tắt TP, - Phát biểu cảm nghĩ về bà cô bé Hồng. - Nghiên cứu tiếp về diễn biến tâm trạng bé Hồng khi trò chuyện với bà cô và khi gặp mẹ. -------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_1.docx