Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 13

Tuần : 13-Tiết : 49

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. BÀI TOÁN DÂN SỐ

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản: Cần hạn chế sự chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người. Bước đầu thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết .

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng . Tích hợp TLV , vận dụng kiến thức văn thuyết minhđể tìm hiểu VB. Học tập cách viết văn TM.

- KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi . Lắng nghe tích cực: về tác hại của bùng nổ dân số. Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục , hợp lí trong cách lập luận của văn bản. Ra quyết đinh: quyết tâm cùng động viên mọi người hạn chế gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số.

3 Thái độ- Giáo dục các em ý thức học tập tốt và vận động người thân thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình để hạn chế sự gia tăng dân số,

 

docx 11 trang phuongnguyen 30/07/2022 36960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 13

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 13
Tuần : 13-Tiết : 49
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
BÀI TOÁN DÂN SỐ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản: Cần hạn chế sự chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người. Bước đầu thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết . 
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng . Tích hợp TLV , vận dụng kiến thức văn thuyết minhđể tìm hiểu VB. Học tập cách viết văn TM.
- KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi . Lắng nghe tích cực: về tác hại của bùng nổ dân số. Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục , hợp lí trong cách lập luận của văn bản. Ra quyết đinh: quyết tâm cùng động viên mọi người hạn chế gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số.
3 Thái độ- Giáo dục các em ý thức học tập tốt và vận động người thân thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình để hạn chế sự gia tăng dân số,
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp) 
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não:HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác hại của bùng nổ dân số từ thực tế .
- Thảo luận : HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản .
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
(1) Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ bức tranh.
Bức tranh gợi cho em liên tưởng đến việc bùng nổ dân số trên thế giới. Diện tích đất đai chỉ có vậy, nhưng dân số lại ngày càng tăng lên một cách chóng mặt. Một khi dân số gia tăng không giới hạn dẫn đến bùng nổ dân số. Đây là một vấn đề mà toàn cầu cần quan tâm và tìm ra giải quyết.
- HS quan sát, suy ngẫm
- Tổ chức trao đổi chia xẻ thông tin.
- GV tổng hợp ý kiến.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Giới thiệu chung:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Vì sao Vb trên được gọi là văn bản nhật dụng?
- Gọi Hs bổ sung?
+ Đây là văn bản nhật dụng.
+ Nội dung: Viết về dân số và vấn đề kế hoạch hoá gia đình.
II-Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn HS đọc?
 - GV đọc 1 đoạn – Gọi HS đọc?
 HS-GV nhận xét, sửa chữa 
- GV giải thích về A- Đam và Ê-Va?
- Văn bản được chia làm mấy phần?
- Nội dung từng phần?
1-Đọc- chú thích.:
- Giọng đọc rõ ràng, chú ý những câu cảm, những con số, những từ phiên âm
-A-Đam và Ê-Va: Cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai bảo. 
3-Bố cục: 3 phần:
 -Đầu-> Sáng mắt ra: Bài toán dân số và vấn đề kế hoạch hoá gia đình.
-Tiếp-> Ô thứ 31 của bàn cờ: Chứng minh, giải thích vì sao tác giả lại sáng mắt ra.
-Kiến nghị khẩn thiết
4-Phân tích:
a-Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc phần mở bài?
 - Nội dung chính mà tác giả muốn đặt ra trong bài viết là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?
 - Khi nào mình sáng mắt ra, Tác giả muốn điều gì ở người đọc văn bản này?
 - Nhận xét cách diễn đạt ở phần mở bài này?
-Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ.
 Vấn đề được đặt ra: con người sinh sôi trong khi diện tích đất đai không tăng thêm. Để đảm bảo sự ổn định cần phải hạn chế sự gia tăng dân số- bài toán nan giải của xã hội hiện đại.
- Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.
=>Cách mở bài: Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật tình cảm.=> Sự gần gũi, tự nhiên, dễ thuyết phục.
b-Chứng minh, giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS tóm tắt bài toán cổ?
-Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số tờ bài toán cổ này? Bài toán có khởi điểm từ kinh thánh ntn?
 Tư liệu thuyết minh ở đây có tác dụng gì?
 - HS đọc đoạn: Trong thực tế-> Bàn cờ?
- Bàn về VĐ dân số từ 1 bài toán cổ có tác dụng gì?
- Cách chứng minh của người viết có gì thay đổi? nêu ví dụ cụ thể?
 - Tại sao tác giả đưa con số ở 2 châu lục này?
 - Nhịp độ tăng dân số như vậy ảnh hưởng gì tới XH?
- Quan sát và đọc các biểu đồ địa lý - GDCD về sự gia tăng dân số ở Việt Nam?
-Tóm tắt: 1 bàn cờ gồm 64 ô.
Đặt 1 hạt vào ô1, ô2, đặt 2 hạt các ô tiếp cứ thế nhân đôi. Số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
-Con số bài toán tăng theo cấp số nhân tương ứng với số người sinh ra trên trái đát theo cấp độ này sẽ không là con số bình thường mà là con số khủng khiếp.
=>Gây hứng thú, dễ hiếu, gây hứng thú cho người đọc.
-Lúc đầu trên trái đất chỉ có 2 người: A-Đam và Ê- Va.
-Nếu mỗi gia đình chỉ có 2 con -> 1995 đân số trái đất là: 5,63 tỉ người. Con số này mới ở ô 30 của bàn cờ.
=>Mức độ gia tăng dân số nhanh chóng.
-Đưa ra con số cụ thể về tỉ lệ sinh con của phụ nữ 1 số nước: Á, Phi... 
+Châu Phi: Ru-An-Đa:8,1;Tan-Đa-Ni-A:6,7
 Ma-Đa-Gát-Xca:6,6
+Châu Á: ấn Độ:4,5; Nê-Pan:6,3 - Việt Nam: 3,7
=>Châu Á -Phi có nhịp độ gia tăng dân số khá cao- Dân số tăng tỉ lệ với đói nghèo và lạc hậu
Dự báo 2015 dân số thế giới là 7 tỉ người 
Địa lý lớp 8 (Sự gia tăng dân số)
Giáo dục công dân lớp 10
c.Đoạn kết: Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 - HS đọc phần kết ? Em hiểu ntn về đoạn kết ?
- Phát hiện chi tiết, xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
- Cho HS quan sát hình ảnh và chia xẻ suy nghĩ khi nhìn hình ảnh đó?
-Con người sinh sôi theo cấp số nhân sẽ không còn đất sống. Muốn có đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch.
-Nhận thức vô hiểm hoạ của gia tăng dân số
-Có trách nhiệm với cộng đồng.
 Cùng với sự bùng nổ dân số đi kèm với đói nghèo, lạc hậu , kinh tế kém phát triển, văn hoá, giáo dục không được cao, ... và ngược lại kinh tế văn hoá càng kém phát triển thì không thể kìm chế dược sự gia tăng dân số. Đó là hai yếu tố tác động qua lại vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Bài văn đem lại cho em hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá ?
(2)Để hạn chế gia tăng dân số là gì ?
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4-Tổng kết
-Sự gia tăng dân số là 1 viiệc đáng lo ngại và là nguyên nhân của sự đói nghèo...->Hạn chế tăng dân số
-Giáo dục phụ nữ nhận thức rõ vấn đề
-Vai trò của thầy cô giáo và các bậc cha mẹ.
*Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Chia xẻ với ccacs bạn những suy nghĩ của em sau khi học văn bản?
- HS nhận xét
- GV khuyến khích học sinh.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản là việc gia tăng dân số không có kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Quan sát, khích lệ HS mạnh dạn chia xẻ suy nghĩ.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
(2) Có bạn cho rằng, nêu hạn chế tỷ lệ sinh dẫn đến dân số già. Từ đó sẽ thiếu nguồn nhân lực. Ý kiến của em?
- Thiếu đất đai, giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng nhanh dân số sẽ thiếu việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.
- Gia tăng tệ nạn xã hội, gây bất ổn về xã hội
- Làm suy 
=> Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn.
-Khuyến khích HS phát biểu suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Tìm hiểu chính sách dân số ở Việt Nam
VD: Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông, tư vấn kế hoạch hóa gia đình có trọng điểm, hướng sự tập trung về cơ sở với chủ đề chính của năm 2005 là : Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, phòng, chống bệnh phụ khoa và phòng, chống HIV ở phụ nữ mang thai ( chủ đề Năm dân số Việt Nam 2005 ).
Xem lại bài, nắm chắc nội dung bài học, lập bảng thống kê sự gia tăng dân số địa phương từ 1945-nay.
 Xem trước bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
--------------------- 
Tuần : 13-Tiết : 50
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- - Học sinh hiểu được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng hai loại dấu câu trên. Biết sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3 Thái độ- Giáo dục các em ý thức sử dụng hiệu quả dấu câu vừa học.
. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích tính huống - Thực hành vận dụng
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Em thường sử dụng dấu ngoặc đơn khi nào?
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Dấu ngoặc đơn ( ):
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọcVD SGK.
 - Trong các đoạn trích trên, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì ?
- Nếu bỏ phần trong dấu ( ) thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn có bị thay đổi không ? Vì sao ?
 - Dấu ngoặc đơn có tác dụng gì ? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK?
 - GV cho HS làm bài tập 
1-Ví dụ:SGK
2-Nhận xét:
-Đánh dấu phần chức năng chú thích 
-Nếu bỏ đi thì ý nghĩa của đoạn không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ
3. Kết luận:*Ghi nhớ SGK
+ Bài tập: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ( )? Tại sao ?
a-Nam, lớp trưởng lớp 8B, có 1 giọng hát thật tuyệt vời.
b-Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, cây cối xanh tươi, mát mắt.
Đáp án: Phần trong ( ) là:
Lớp trưởng lớp 8B
Mùa đầu tiên trong năm
II-Dấu hai chấm:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-HS đọc ví dụ SGK ?
- Tác dụng của dấu hai chấmở ví dụ a, b, c ?
- Chữ đầu tiên sau dấu hai chấm phải làm gì?
 - HS đọc ghi nhớ SGK ?
 - GV treo bảng phụ BT lên bảng HS lên điền dấu ? 
- Gọi HS nhận xét kết quả bài của bạn?
- GV tổng hợp ý kiến?
1-Ví dụ: SGK
2-Nhận xét:
-Tác dụng:
 + Báo trước 1 lời thoại.
 + Báo trước 1 lời dẫn.
 + Giải thích 1 nội dung.
=>Viết hoa chữ đầu sau dấu hai chấm.
3. Kết luận: *Ghi nhớ: SGK
* Bài tập: Thêm dấu hai chấm vào các câu sau sao cho đúng với ý định của người viết ?
a-Người Việt Nam nói “ Học thày không tày học bạn ”. Nhưng cũng lại nói “ Không thày đố mày làm nên”.
b-Nam khoe với tôi rằng “ Hôm qua nó được điểm 10 ”
 Đáp án: Dấu hai chấm sau phần
Người Việt Nam nói:
Nam khoe với tôi rằng:
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1?
- Gọi 2 HS làm miệng bài tập 1 ?
- Gọi HS nhận xét?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS làm việc cá nhân?
- Gọi 3 HS trình bày miệng?
- Gọi HS nhận xét bổ sung ý kiến?
- Gv tổng hợp, kết luận?
- Cho HS làm việc cá nhân?
- Gọi HS nhận xét khi bỏ dấu hai chấm?
- Cho HS làm việc cá nhân?
- Gọi HS nhận xét trường hợp nào bỏ dấu ngoặc đơn? Trường hợp nào không thể bỏ? Vì sao?
Bài 1:
a-Đánh dấu phần giải thích
b-Đánh dấu phần thuyết minh.
c-.........................bổ sung.
	Bài 2:
a.Báo trước phần giải thích
b.................lời thoại
c................phần thuyết minh
Bài 3:
 Có thể bỏ dấu: vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi.
Bài 4:
a.Không bỏ được vì sau phần dấu ( : ) là thông tin cơ bản.
b.Bỏ được vì phần dấu ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi hai bộ phận nào.
HOẠT ĐỘNG IV. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Xem lại bài học, học kĩ lý thuyết, nắm chắc nội dung phần ghi nhớ SGK, làm bài tập 5,6 / 137 / SGK.
(2) Xem trước bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 
(3) Tìm hiểu nền văn học của địa phương, tìm hiểu tên tuổi các nhà văn, văn thơ của địa phương.
------------------- 
Tuần : 13-Tiết : 51
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- - Hướng dẫn học sinh hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Học sinh thấy được làm văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ kiến thức và trình bày có phương pháp. Từ đó biết vận dụng vào bài làm của mình.
2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của đề. Tìm ý, lập dàn ý và tạo lập văn bản thuyết minh. Rèn kỹ năng vận dụng văn bản thuyết minh vào cuộc sống khi nói và viết
- KNS cơ bản được giáo dục: KN giao tiếp. KN hợp tác. KN đảm nhiệm trách nhiêm, KN giải quết vấn đề...
3 Thái độ: Có ý thức quan sát , tích luỹ vốn tri thức để vận dung vào bài văn TM
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Video: cách làm bánh chưng
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm em hãy đọc kĩ các đề văn SGk và hoàn thiện phiếu học tập sau theo mẫu:
ĐỀ
YÊU CẦU NỘI DUNG (ĐỐI TƯỢNG TM)
THUỘC LOẠI
YÊU CẦU KIỂU BÀI
a
Gương mặt thể thao của tuổi trẻ Việt Nam.
Con người
Giới thiệu
b
c
d
e
g
h
i
k
l
n
m
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Xem video giới thiệu về cách gói bánh chưng
- Tòm tắt nội dung đoạn phim vừa xem
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1-Đề văn thuyết minh 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 1.Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
2. Hãy đặt thêm 3 đề văn thuyết minh và điền tiếp vào bảng?
3. Nhận xét cấu tạo của đề văn thuyết minh?
-Đề văn thuyết minh dạng đầy đủ gòm 2 phần: đối tượng thuyết minh và yêu cầu kiểu bài ( đề a,b,c...) , có đề chỉ nêu đối tượng thuyết minh ( VD1), 
- Có đề Hs phải xác định, lựa chọn đối tượng thuyết minh( đề h,i, l).Vì vậy cần xác định đúng yêu cầu đề bài để định hướng bài viết. 
- Đối tượng thuyết minh rất phong phú: Con người, đồ vật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, con vật, cây cối, đồ chơi, lễ hội... 
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm em hãy đọc kĩ các đề văn SGk và hoàn thiện phiếu học tập sau theo mẫu:
ĐỀ
YÊU CẦU NỘI DUNG (ĐỐI TƯỢNG TM)
THUỘC LOẠI
YÊU CẦU KIỂU BÀI
a
Gương mặt thể thao của tuổi trẻ Việt Nam.
Con người
Giới thiệu
b
Một tập truyện
 văn học
Giới thiệu
c
Chiếc nón lá Việt Nam:
Đồ vật
d
Chiếc áo dài Việt Nam.
2-Cách làm bài văn thuyết minh:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc ví dụ “ Xe đạp ” SGK ?
- Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì ?
- Nêu bố cục của bài ?
- Bài văn đã nêu cấu tạo của chiếc xe đạp ntn ?
- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó ?
- Văn bản trên có phải là văn bản miêu tả về chiếc xe đạp không ? Vì sao ?
- Văn bản trên có yếu tố miêu tả không ? Vì sao ?
 - Chỉ ra phương pháp thuyết minh của văn bản SGK ?
 - Từ sự phân tích ví dụ SGK, em hãy rút ra cách làm bài văn thuyết minh ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK ?
1-Ví dụ: SGK
2-Nhận xét: 
- Chiếc xe đạp
- Bố cục: 3 phần: Mở, thân, kết
Phần thân bài:
+ Cấu tạo của xe đạp: Gồm 3 bộ phận chính
+ Giới thiệu từng bộ phận :
-Hệ thống chuyển động gồm: Khung, bàn đạp, trục, đĩa, răng cưa, ổ líp, bánh xe,...
- Hệ thống điều khiển gồm: Ghi đông, phanh
-Hệ thống chuyên chở gồm: Yên xe, giá đèo hàng, giỏ đựng, ...
 -Các bộ phận phụ: Chắn bùn, chắn xích, đèn...
=>Không phải miêu tả chiếc xe đạp vì: Nếu miêu tả phải chú ý đến màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp. Khi miêu tả phải có yếu tố cảm xúc như: Thích hay không thích...
=>Không có yếu tố miêu tả vì: Mục đích của văn bản giúp người đọc hiểu được cấu tạo, nguyên lý vận hành của chiếc xe đạp
-Phương pháp: Giải thích và liệt kê
*Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Hãy lập dàn ý cho đề văn Thuyết minh về cây hoa đào.
- Tổ chức cho HS thảo luận, lập dàn ý
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Đối tương TM
- Dàn ý:
a.MB:
b. TB
+Nguồn gốc +Phân loại:
+ Đặc điểm, hình dáng: +Vai trò, ý nghĩa
c. KB:
1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc
Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Ba Tư (tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng mình); cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc vì người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.
b. Phân loại:
- Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào mốc, đào đá, đào bạch, đào thất thốn, 
- Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà, với loài hoa đào bích được trồng rất nhiều.
c. Đặc điểm, hình dáng:
- Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt.
- Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.
- Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.
- Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa.
- Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn.
- Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng, vỏ quả đào có một lớp lông mịn.
d. Vai trò, ý nghĩa:
- Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.
- Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.
- Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu.
e. Cách trồng và chăm sóc đào
- Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.
- Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.
3. Kết bài- Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1)Học kĩ lí thuyết, nắm chắc cách làm bài và phương pháp thuyết minh. Lập dàn ý thuyết minh về cái bút bi của em.
(2)- Chuẩn bị làm bài số 3. - Sưu tầm tác giả và tác phẩm ở địa phương 
Tuần : 13-Tiết : 52
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN VĂN
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- - Hướng dẫn học sinh bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn hoá của địa phương. Hiểu thêm về các tác giả ở địa phương và các tác phẩm văn học trước năm 1975.
2. Kĩ năng: - Biết tuyển chọn và thẩm bình tác phẩm văn học. Biết cách hệ thống tài liệu thơ văn viết vầ địa phương.
- KNS cơ bản được giáo dục
3 Thái độ- Giáo dục các em lòng yêu quê hương.
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS ?
3. Bài giảng:
I. Từng nhóm trình bày bảng thống kê các tác giả tác phẩm đã chuẩn bị .
Nhóm 1: 
Nhóm 2: .
Nhóm 3: 
II. Các nhóm trình bày bày giới thiệu về văn học Hải Dương trước năm 1975.
III. Tuyển chọn và thẩm bình văn học hải Dương trước năm 1975.
IV. tổng kết - Rút kinh nghiệm:
- Tiêu chí:- Phần chuẩn bị
 - Nội dung trình bày.
 - Cách trình bày.
- Các nhóm tự nhân xét, bổ sung.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm bạn.
- GV tổng kết chung.
4. Củng cố: 
- Hãy trình bày suy nghĩ của em về tiết học trên: Những điều em đã biết và những điều em muốn tiếp tục tìm hiểu thêm ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Sưu tầm các tác giả của quê hương...
 Học thuộc lòng 1 bài thơ của 1 tác giả mà em yêu thích.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_13.docx