Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 29

Tuần 29 - Tiết 113

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM

 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe). Từ đó vận dụng vào tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm.

2. Kĩ năng:Rèn cho hs kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

- Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lí gíc lập luận của bài văn nghị luận.

3. Thái độ: GD cho hs có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận làm tăng sức tuyết phục cho vấn đố nghị luận.

- Bồi dưỡng ý thức học tập cho Hs

 

docx 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 20360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 29
Tuần 29 - Tiết 113 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe). Từ đó vận dụng vào tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm.
2. Kĩ năng:Rèn cho hs kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lí gíc lập luận của bài văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cho hs có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận làm tăng sức tuyết phục cho vấn đố nghị luận.
- Bồi dưỡng ý thức học tập cho Hs
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HS thực hiện bài tập trắc nghiệm : Chọn phương án đúng và lỹ giải vì sao chọn như vậy?
Câu 1: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào ?
A. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc)
B. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận
C. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?
A. Có	B. Không
=> GV nhận xét và giới thiệu tiết học.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Đề bài: Suy nghĩ về lối học đối phó của một bộ phận học sinh hiện nay?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - lập dàn ý cho đề văn.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
a. MỞ BÀI: Dẫn dắt, khái quát thực trạng học đối phó trong xã hội hiện nay. Nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này.
b. THÂN BÀI
*LĐ1.Giải thích- nêu biểu hiện:
-Cách học qua loa, chiếu lệ nhằm mục đích đối phó sự kiểm tra, rà soát của giáo viên và phụ huynh.
-Những biểu hiện phổ biến của việc học đối phó:
+Sắp đến giờ kiểm tra, thi cử mới bắt đầu lo học bài.
+Chỉ soạn bài, làm bài về nhà nếu giáo viên có kiểm tra vở bài tập, bài soạn.
+Chép bài tập của bạn để qua mắt giáo viên.
+Thường lo ra, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng trong những tiếc học có giáo viên dễ tính.Quay cóp trong giờ kiểm tra để nâng cao số điểm vì “chưa kịp” học bài.
*LĐ 2.Nguyên nhân của học đối phó:
+Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học.
+Giáo viên chưa có biện pháp khơi gợi nhu cầu tìm kiếm, sở hữu kiến thức của học sinh.
+Tiết học chưa sinh động khiến học sinh dễ nhàm chán, lo ra.
+ Bệnh thành tích
+ Cách kiểm tra, đánh giá...
*LĐ3.Nêu những tác hại của việc học đối phó:
+Thành tích đạt được của học sinh không ổn định, không thực tế.
+Kiến thức được lưu giữ một cách qua loa khiến người học chóng quên, không đạt được mục đích học tập, không tích lũy được kiến thức.
+Ảnh hưởng nhân phẩm của người học (thường xuyên gian lận trong học tập, thiếu trung thực).
+Bị hổng nhiều kiến thức khiến việc học sau này ngày càng khó khăn.
+Không nắm vững kiến thức khiến người học không thể ứng dụng được kiến thức đã học cho công việc, cuộc sống trong tương lai.
*LĐ4.Biện pháp để tránh tình trạng học đối phó của học sinh :
+Nhà trường, phụ huynh nên có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức học tập giúp học
sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc học tập trong định hướng tương lai, nghề nghiệp.
+Có các hoạt động bồi dưỡng, phát huy khả năng, hứng thú học tập cho học sinh.
+Khiến các bài giảng trở nên sinh động hơn để thu hút học sinh học tập.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá....
c. KẾT BÀI: Khẳng định lại quan điểm, nhận định về vấn đề học đối phó (vấn đề cần ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được quan tâm,...). Rút kinh nghiệm cho bản thân.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Thực hành viết đoạn văn theo các luận điểm đã xây dựng trong dàn ý trên?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-Nhóm 1: Mở bài+ LĐ 1
-Nhóm 1: Mở bài+ LĐ 2
-Nhóm 1: LĐ 3+ Kết bài 
-Nhóm 1: LĐ 4 +Kết bài 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Đọc thêm “ Ông Guốc Đanh mặc lễ phục”
Cảnh
Nội dung
Nhận xét
 Cảnh 1: ông Giuốc- đanh và phó may.
Chiếc áo ngược hoa.
- Đoạn kịch có kịch tính cao Phó may đang ở thế bị động sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải chuyển sang chủ động
Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”.
Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ.
- tôn xưng ông Guốc Đanh
 Chúng nắm được điểm yếu để nịnh hót, tâng bốc để moi tiền.
=> Ông Giuốc- đanh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, kiếm chác => Cười h/ả Giuốc đanh mặc lễ phục thật hài trên sân khấu.
----------------------------
Tuần 29 - Tiết 114 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe , người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.
- Nắm được các cách thức cần thiết khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận vào văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức sử dụng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
- Bồi dưỡng năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1:
Đọc kỹ các ví dụ, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng sau:
Yếu tố
Nhận xét
Tự sự 
Miêu tả
Ví dụ a
Ví dụ b.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Cách thể hiện tình cảm trong văn nghị luận?
Nếu muốn làm một bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước điều mình viết. Nhưng cũng cần kể và tả để nghị luận có sức thuyết phục hơn .Vậy muốn viết một bài văn như thế các em phải lần lượt làm những việc gì ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Yếu tố
Nhận xét
Tự sự 
Miêu tả
Ví dụ a
- Vị chúa tỉnh- nhất định.
- Thoạt tiên:chúng tóm nhữngngười khoẻ mạnh...
- Sau đó :...xì tiền ra”
- Các bạn đã tấp nập đầu quân ...q/hương
- ..tốp thì bị xích tay...lên nòng sẵn?
=> Các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn văn nghị luận phải làm sáng tỏ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận.
Ví dụ b.
- Mẹ chàng Trăng ...đẻ ra chàng.
- Sợ tù trưởng...phó mặc cho trời.
- Suốt ngày không nói cười ...
- Sau đó chàng cưỡi ngựa khổng lồ...vầng sáng bạc.
- Nàng Han là cô gái thông minh, ...
- đêm đêm... vầng sáng bạc.
- ..có những vũng, những ao chi chít...quân đội của người kinh...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ? Đọc ghi nhớ?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Nêu yêu cầu bài tập 1. Thảo luận bàn để chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Bài tập 1/ 116
Dự kiến săn phẩm của học sinh
Yếu tố tự sự
Yếu tố miêu tả
- Sắp trung thu.
- Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
- Mười mấy ngày qua.. đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
- Phải đi ra với đêm, phải làm thơ...
- Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng
- Bỗng đêm nay trăng...lồng tr ong bóng cây...
- Đêm nay rất đẹp..phải thốt lên...
- Nó ăm ắp tình tứ ...muốn giãi bày bộc lộ.
Tác dụng:
- Khắc hoạ cụ thể hoàn cảnh sáng tác- cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Ngoài ra còn nhấn mạnh tâm trạng của người tù chiến sĩ. Yếu tố này làm cho đoạn văn bình giảng phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu của cảm xúc người viết ; đồng thời gợi sự đồng cảm tưởng tượng ở người đọc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nếu phải viết bài tập làm văn theo đề bài “ Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2. Bài tập 2/ 116
- Cần sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong việc làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao vì: + Miêu tả: phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm: màu sắc, hình dáng, hương vị...
-Tự sự: Có thể nêu một vài kỉ niệm nào đó về việc ngắm cảnh đầm sen gắn với bài ca dao.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Viết đoạn văn ở bài tập 2 thành đoạn văn hoàn chỉnh ( Sử dụng miêu tả và biểu cảm)
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Sản phẩm của học sinh
Tham khảo:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai đã từng làm xúc động, tự hào. Và hoa sen trong đầm đã làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng đã trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm thấy lòng mẹ ngạt ngào hương sen. Trong đầm gì đẹp bằng sen...Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định sen là đẹp nhất.Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm thấy hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Ôn luyện về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
Hoàn thiện các bài tập trên.
Thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập sau:
Cách đưa các yếu tố phụ vào bài văn nghi luận
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
-----------------------
Tuần 29 - Tiết 115 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Các nhóm chuẩn bị - báo cáo kết quả chuẩn bị phiếu học tập ở nhà.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận- Giới thiệu bài.
- Trong văn nghị luận có thể sử dụng:
+Biểu cảm: Từ ngữ.... câu văn....
+Miêu tả: tại hiện hình ảnh, màu sắc...
+Tự sự: kể sự việc.
Tác dụng...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I.TRẮC NGHIỆM:
-GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm cho HS. 
- HS thực hành làm bài- báo cáo kết quả.
- Trao đổi, thống nhất ý kiến. làm rõ một số câu hỏi khó nhiều HS sai.
Câu 1: Bài văn nghị luận thường vẫn cần các yếu tố tự sự và miêu tả. Đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 2: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ cần chú ý gì?
A. Phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm.
B. Không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.
Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Câu 4: Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?
A. Nghị luận + miêu tả     	B. Nghị luận + tự sự     
C. Nghị luận + biểu cảm	D. Tự sự + miêu tả.
Câu 5: Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì ?
A. Sự tàn ác của giặc Minh đối với quân ta.
B. Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
C. Các mưu sách tiêu diệt quân giặc của nghĩa quân Lam Sơn.
D. Sự thất trận liên tiếp, nặng nề và nhục nhã của giặc Minh.
Câu 6: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì ?
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
A. Liệt kê      	B. So sánh     	C. Nhân hoá	D. ẩn dụ
Đọc đoạn trích sau và trả lời nhưng câu hỏi:
... “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)
Câu 7: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?
A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.
B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bâc nhất.
C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.
D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
Câu 8: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?
A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
Câu 9: Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?
A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Tự sự	D. Lập luận
Câu 11: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?
A. Vị trí địa lí
B. Địa thế sông núi
C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt
D. Gồm cả ý A, B, C
Câu 12: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?
A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.
B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.
C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.
D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sắp Trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
[] Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu than đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.
(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Câu 13: Đoạn văn trên có phải là một đoạn văn nghị luận có sử dụng các yếu tự sự và miêu tả hay không?
A. Có 	B. Không
Câu 14: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
A. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng.
B. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về.
C. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng 
Câu 15: Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
A. Sắp Trung thu.
B. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục.
C. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. 
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
C
C
B
D
A
B
C
A
D
B
B
A
D
D
II. TỰ LUẬN:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Quan sát và giới thiệu sơ đò tư duy trên?
(2) Sử dụng sơ đồ tư duy, triển khai 1 luận điểm trong thân bài thành đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét sản phẩm của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Tiêu chí nhận xét:
- Nội dung đoạn văn- câu chủ đề(LĐ)?
- Cách triển khai ý (Lập luận?)
- Sử dụng các yếu tố phụ trợ:
+ Miêu tả?
+ Tự sự?
- Trình bày, diễn đạt?
Tham khảo:
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa.Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt “không rượu cũng không hoa”. Trong tù làm gì có rượu và hoa, những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay trong hoàn cảnh lao tù đày, cái “không rượu” luôn chồng lên cái “không hoa” Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả. Ấy thế nhưng trong tâm hồn Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người, cảm hứng vẫn dạt dào và nồng đượm, khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng, nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục tìm hiểu về miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.
Hoàn thiện các bài tập trên?
Chuẩn bị bài: Luyện tập....
----------------------
Tuần 29 - Tiết 116 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Tự đánh giá được kết quả bài làm của bản thân cùng nhận xét của giáo viên. Hs nắm đc những ưu điểm nhược điểm trong bài làm của mình. Hoàn thiện những kiến thức còn hạn chế. Có phương pháp học tập để nâng cao chất lượng môn học.
2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp một cách hiệu quả.
3. Thái độ- Học tập nghiêm túc, rút kinh nghiệm.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Bài làm của học sinh đã chấm và xử lý kết quả.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hát tập thể bài “ lớp chúng mình”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ1. Đề bài và đáp án
- GV giao bài cho HS đọc lại đề
- Công bố đáp án
-GV trả bài cho HS
- HS đọc lại đề.
- Xem lại bài làm. Đối chiếu với đáp án
HĐ2. HDHS nhận xét ưu và khuyết điểm:
- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
I. Nhận xét ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
2. Nhược điểm
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, câu chưa liên kết chưa đủ nội dung.
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao.
HĐ3. Sửa lỗi:
- GV trả bài cho học sinh
- Gv hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai ,cho hs nhận xét sau khi sửa lỗi
II. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
- Dấu câu, dùng từ, liên kết , cách hành văn.
HĐ4. Kết quả
Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến .
- GV đọc mẫu đoạn văn viết tốt
- Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có)
III. Kết quả
-Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến
- Tống kê kết quả:
Lớp/SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tiếp tục hoàn thiện bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm những lỗi đã mắc để sửa chữa.
- Chuẩn bị bài luyện tập....
-----------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_29.docx