Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 34

Tuần 34 - Tiết 133- 134

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá các kiến thức và kỷ năng phần tập làm văn đã học trong năm

- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận .

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận .

3. Thái độ

- GD cho hs ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình.

- Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS.

 

docx 7 trang phuongnguyen 30/07/2022 20720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 34
Tuần 34 - Tiết 133- 134
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá các kiến thức và kỷ năng phần tập làm văn đã học trong năm
- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận .
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận .
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình.
- Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của h/s 
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN
I. Ôn tập về tính thống nhất của văn bản
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Thế nào là tính thống nhất của một văn bản ? Thể hiện rõ nhất ở đâu?
(2) Chủ đề văn bản là gì?
(3) Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện nh thế nào có tác dụng gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tợng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản.
II. Xây dựng đoạn văn trong văn bản
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Thảo luận trong bàn để hệ thống kiến thức về đoạn văn và trình bày nội dung đoạn văn?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
1. Khái niệm đoạn văn
- Đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn có thể là một câu văn hoặc do một số câu văn tạo thành.
- Về hình thức: Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào 1 ô và kết thúc bằng một dấu chấm xuống dòng.
- Về nội dung: đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản.
2.Câu chủ đề của đoạn văn:
- Là câu mang nội dung khái quát của đoạn văn lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V;
- câu chủ đề có thể đứng đầu đoạn văn hoặc đứng cuối đoạn văn.
3, Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn:
a. Đoạn diễn dịch: Là cách trình bày đi từ ý chung , khái quát đến ý cụ thể, chi tiết. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. Các câu sau triển khai ý của câu chủ đề, làm sáng tỏ câu chủ đề. 
b. Đoạn quy nạp: Là cách trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiếtđến ý chung , khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn. Các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước. Câu chủ đề đứng cuối có ý tổng kết ý của cả đoạn văn.
c. Đoạn song hành: Là đoạn văn mà các ý trong các câu văn được sắp xếp ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề.
d. Đoạn móc xích:
đ. Đoạn tổng- phân- hợp:
III. Tổng kết các kiểu văn bản đã học
TT
KIỂU VĂN BẢN
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN CỤ THỂ
1
Văn bản tự sự
- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
- Mục đích biểu hiện con người, qui luật đời sống, bày tỏ thái độ.
- VB có cốt truyện, nhân vật, sự việc...
Biểu cảm trong văn tự sự: Những yếu tố biểu cảm như vui buồn, giận hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thươngluôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
Miêu tả trong tự sự: Nhờ mêu tả mà ta có thể tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật , làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú.
4
Văn bản thuyết minh
- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để giúp người đọc có tri thức khả quan và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
- Thuyết minh sản phẩm. Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
5
Văn bản nghị luận
- Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
- Biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận
6
Văn bản điều hành (hành chính công vụ)
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý hay ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công nhân với nhau về lợi ích và chức vụ.
- Tường trình. - Thông báo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1. Tiến hành cho HS làm miệng bài tập 2- SGK trang 151.
Triển khai thành đoạn văn nói từ mỗi câu chủ đề sau:
Em rất thích đọc sách.
Mùa hè thất hấp dẫn.
 Nhận xét nội dung và cách trình bày của bạn?
2. Bài tập 8: Cho HS chọn và làm theo nhóm:
- Đại diện 4 nhóm trình bày dàn ý lên bảng
- lớp nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Nêu thắc mắc hoặc vấn đề em chưa hiểu về bài học?
Tiếp tục hoàn thiện bài ôn tập 
----------------------
Tuần 34- Tiết 135-136 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
KIỂM TRA HỌC KỲ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức :Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh ở học kì II
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng trình bày
3. Thái độ :Có ý thức làm bài nghiêm túc, tự giác
4. Năng lực cần phát triển :
- Giải quyết vấn đề. - Sử dụng ngôn ngữ. - Tư duy sáng tạo.
- Đọc hiểu và tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Đề - đáp án- biểu điểm
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Đề bài và đáp án nhận từ chuyên môn nhà trường theo đề chung của huyện.
MA TRẬN ĐỀ
NỘI DUNG
Mức độ cần đạt
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU 
- Ngữ liệu: VB nhật dụng / VB nghệ thuật.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 
+ 01 đoạn trích.
+ Độ dài khoảng 150 đến 200 chữ.
- Nhận biết phương thức biểu đạt/ từ loại/ kiểu câu được sử dụng trong đoạn trích.
- Hiểu được ý nghĩa của vấn đề trong đoạn trích.
- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng,... tác giả muốn nhắn gửi quan đoạn trích.
- Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức thông qua một vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
4
3.0
30%
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội 
- Khoảng 7 đến 10 câu 
- Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong phần Đọc hiểu.
Viết đoạn văn 
Câu 2. Văn nghị luận
Viết bài văn 
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2.0
20%
1
5.0
50%
2
7.0
70%
Tổng cộng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1.0
10%
1
1.0
10%
2
3.0
30%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 
 (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
 Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)	
 	Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
 	Câu 2(0.5 điểm). Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? 
 Câu 3(1,0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
 	Câu 4(1,0 điểm). Hiện nay, việc một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm).
	Từ nội dung phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.  
 Câu 2 (5.0 điểm). M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”
 Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
-------------------HẾT-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
 I. Đọc hiểu
Câu
Nội dung
Điểm
1
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
HS xác định từ 02 phương thức trở lên được ½ điểm.
0.5
2
Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” là câu phủ định.
0.5
3
Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
1.0
4
HS bày tỏ ý kiến riêng của mình, và có cách lý giải phù hợp nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật. Dưới đây là một số gợi ý:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục cho nhận xét của mình.
1.0
II. Làm văn 
1.Viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.
Nội dung
Điểm
 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0.25
 b. Xác định đúng vấn đề: mục đích việc học của chính mình hôm nay
0.25
 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn. 
1.0
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
2.M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
 Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
 Giải thích và chứng minh ý kiến của M.Go-rơ-ki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
0.5
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người hôm nay.
- Trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki.
* Thân bài: 
- Giải thích: Sách là gì?
+ Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện. 
+ Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện.
+ Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc
- Chứng minh vai trò của sách trong đời sống:
+ Sách cung cấp tri thức về khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí, (dẫn chứng).
+ Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới (dẫn chứng).
+ Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ, (dẫn chứng).
- Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:
+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách những nội dung tốt.
+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.
* Kết bài: 
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách.
- Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách.
3.0
d. Sáng tạo:
 Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_34.docx