Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 6

Tuần : 6- Tiết : 21

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (An - đéc -xen )

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hiểu về “ người kể chuyện cổ tích” và khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện. Qua đó An - Đéc - Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông với em bé bất hạnh. Đó chính là tinh thần nhân đạo của nhà văn.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu, tóm tắt và cảm thụ TP văn học. Có kĩ năng phân tích một số hình ảnh hiện thực kết hợp với mộng tưởng và biết phát biểu cảm nghĩ của bản thân.

3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em lòng nhân ái, sự xẻ chia với những người bất hạnh.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 14 trang phuongnguyen 30/07/2022 23040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 6

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 6
Tuần : 6- Tiết : 21
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (An - đéc -xen )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hiểu về “ người kể chuyện cổ tích” và khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện. Qua đó An - Đéc - Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông với em bé bất hạnh. Đó chính là tinh thần nhân đạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu, tóm tắt và cảm thụ TP văn học. Có kĩ năng phân tích một số hình ảnh hiện thực kết hợp với mộng tưởng và biết phát biểu cảm nghĩ của bản thân.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em lòng nhân ái, sự xẻ chia với những người bất hạnh.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn, hình ảnh, tư liệu
- Phiếu học tập 1:
Cô bé bán diêm
Hiện tại
Nhớ về quá khứ
.
Nhận xét:
- Phiếu học tập 2:
Trong đêm giao thừa
Mọi người, mọi nhà
Cô bé bán diêm
.
Nhận xét:
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Quan sát hình ảnh và gọi tên các truyện trong đó em đã biết?
 Các em bé ngày nay đều biết đến, say mê và yêu thích những nhân vật như: Nàng tiên cá, Nữ chúa Tuyết, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa Lidơ, cô bé bán diêm qua các bộ phim hoạt hình. Và hẳn các bạn đều tin những nhân vật ấy cũng giống trong các câu chuyện cổ tích xưa thật là xưa như Aladin, Alibaba của xứ ba Tư hay Nàng Út ống tre, Sọ Dừa, Tấm Cám của Việt Nam. Thế nhưng, những câu chuyện, những nhân vật ấy lại được sáng tạo chỉ cách nay khoảng hai thế kỷ bởi nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch chuyên viết truyện cho trẻ em – nhà văn Andecxen. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những truyện ngắn của ông để thấy được tưởng tượng, được suy ngẫm rồi cùng lí giải về cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Tìm hiểu chung:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HD HS đọc thầm chú thích SGK ?
(1) Cho biết những nét chính về tác giả ?
 (2) Em hiểu gì về tác phẩm?
Em biết thêm truyện nào của ông?
- HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung- giới thiệu hình ảnh minh họa
1-Tác giả:
- An-đéc-xen ( 1805 - 1875 ) là nhà văn Đan Mạch.
- Ông là nhà văn nổi tiếng với truyện kể cho trẻ em.
- Tác phẩm tiêu biểu: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá... 
2-Tác phẩm: SGK
Hình ảnh minh hoajcho truyện “ Cô bé bán diêm”.
 An - đéc- xen sinh ra trong một gia đình nghèo . Ông đã mơ ước trở thành nhà thơ, nhà viết kịch nhưng không thành công. Năm 1822, ông được giám đốc nhà hát giúp đỡ đi học thêm và đỗ tú tài. Ông vào đại học năm 1828. Sau đó ông bắt đàu có tác phẩm được in và tên tuổi ông nhiều người biết đến. Từ năm 1835, tại I-ta-li-a, ông bắt đầu sáng tác một số truyện kể lấy nhan đề Truyện cho trẻ em. Từ đó mỗi năm ông cho ra đời một tập và cứ thế kéo dài trong nhiều năm. Tổng số có tới 168 truyện khơi từ nhiều nguồn: VHDG, VH viết, hư cấu sáng tạo của nhà văn. các truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người và niềm tin vào điều tôt đẹp. Vì vậy truỵên của ông được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến
II-Đọc và hiểu tác phẩm:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn HS đọc đọc mẫu 1 đoạn?
-Học sinh đọc văn bản.
- Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
 - Gọi HS tóm tắt văn bản ( đã chuẩn bị ở nhà). 
- GV cho HS nhận xét, 
- Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
1-Đọc: Chú thích
- Giọng đọc chậm, cảm thông với nhân vật.
- Phân biệt cảnh thực và ảo ảnh trong và sau những lần cô bé quẹt diêm
2.-Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Đầu => Cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé.
- Đoạn 2: Tiếp => Thượng đế: Những lần quẹt diêm .
- Còn lại: Cái chết của cô bé
3 -Phân tích: 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 - HS đọc thầm đoạn 1? 
 - Hình ảnh cô bé bán diêm được khắc hoạ trong hoàn cảnh không gian và thời gian nào?
- HS nhận xét, bổ sung
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ qua phiếu học tâp 1- 2
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
Em bé đêm giao thừa:
- Không gian: Trời rét dữ dội, tuyết rơi
- Thời gian: Đêm giao thừa.
-> mọi người đều quây quần quanh bữa ăn đón năm mới cùng những người thân yêu trong gia đình- Chính đáng.
- Hoàn cảnh của : Cô bé bán diêm
 Phiếu học tập 1
Dự kiến sản phẩm của HS - Phiếu học tập 1:
Nhớ về quá khứ
Hiện tại
-Bà nội em còn sống...
- ở trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
- Đón giao thừa ở nhà.
- Bà mất, tài sản tiêu tán, em sống với bố, bị đánh mắng.
- ở chui rúc trong xó tối tăm.
- Phải đi bán diêm cả trong đêm giao thừa.
Đối lập - Cuộc sống sa sút, khổ cực, thiếu vắng tình yêu của người thân.
Dự kiến sản phẩm của HS - Phiếu học tập 2: Trong đêm giao thừa
Mọi người, mọi nhà
Cô bé bán diêm
- Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn
- Trong phố sực mùi ngỗng quay.
- Đầu trần, chân đất , ngồi ép trong một góc tường...
- Đi dò dẫm trong bóng tối, bụng đói...
- Suốt ngày khong bán được bao diêm nào, em không dám về nhà.
Đối lập - Hình ảnh tội nghiệp, đáng thương : Đói rét, cô đơn.
 =>Nghệ thuật tương phản- Sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần của tuổi thơ bất hạnh, gợi sự đồng cảm thương tâm trong lòng người đọc => gợi giá trị nhân văn của truyện.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Kể một chuyện cổ tích của An - đéc- xen mà em yêu thích?
- Gọi HS khá giỏi trình bày
- Lớp nhận xét
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thực hiện theo hướngdẫn của giáo viên.
Nàng tiên că ( Nguồn Internet)
 Nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, mẹ của nàng, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá đủ 15 tuổi, nàng sẽ được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách thèm muốn những miêu tả của các chị nàng về mặt đất và loài người.
 Khi đến lượt nàng tiên cá nhỏ, nàng bơi lên mặt nước và thấy một con tàu với một chàng hoàng tử đẹp trai và đem lòng yêu chàng từ ngoài xa. Một cơn bão lớn kéo đến và nàng tiên cá cứu được chàng hoàng tử trước khi chàng chết đuối. Nàng mang hoàng tử còn đang mê man vào bờ gần một ngôi đền. Nàng đợi ở đó đến khi một cô gái từ ngôi đền đi đến và tìm thấy chàng. Chàng hoàng tử chưa bao giờ nhìn thấy nàng tiên cá nhỏ.
Nàng tiên cá nhỏ hỏi bà nội nàng nếu con người không chết đuối thì họ có bất tử không. Bà nội nàng giải thích rằng tuổi thọ của con người ngắn hơn của loài tiên cá 300 năm, nhưng khi tiên cá chết, họ sẽ biến thành bọt biển, trong khi con người có một linh hồn bất diệt sống trên Thiên đàng. Nàng tiên cá nhỏ, ao ước có được chàng hoàng tử và một linh hồn bất diệt, cuối cùng tìm đến Phù thủy Biển. Phù thủy Biển trao cho nàng một lọ thuốc để nàng có được đôi chân, đổi lại nàng phải đưa lưỡi của nàng cho mụ, vì nàng có một giọng hát mê hồn, hay nhất trần gian. Tuy nhiên, Phù thủy Biển cảnh báo nàng, một khi trở thành con người, nàng sẽ không bao giờ trở lại biển được nữa. Chất thuốc đó uống vào sẽ khiến nàng cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người, khi hồi phục, nàng sẽ có một đôi chân tuyệt đẹp và có thể nhảy múa đẹp hơn bất cứ con người nào. Tuy nhiên, mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc, khiến chân nàng chảy máu. Thêm vào đó, nàng sẽ chỉ có thể có được một linh hồn nếu nàng có được nụ hôn của tình yêu chân thật và nếu chàng hoàng tử yêu và cưới nàng, thì một phần linh hồn của chàng sẽ chảy sang người nàng. Nếu không, khi chàng hoàng tử cưới một người con gái khác, thì bình minh ngay ngày hôm sau, trái tim nàng tiên cá nhỏ sẽ tan vỡ, nàng sẽ chết và tan biến thành bọt biển.
 Nàng tiên cá nhỏ uống thuốc và gặp được hoàng tử. Chàng say đắm vẻ đẹp và sự duyên dáng của nàng mặc dù nàng bị câm. Trên hết, chàng yêu thích điệu nhảy của nàng. Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng dù mỗi lần chân chạm đất, nàng như dẫm lên dao sắc. Khi cha hoàng tử yêu cầu chàng cưới công chúa của vương quốc láng giềng, chàng hoàng tử nói với nàng tiên cá nhỏ là chàng sẽ không đồng ý, bởi chàng không yêu công chúa. Chàng còn nói chàng yêu người con gái của ngôi đền bên bờ biển mà chàng nghĩ là người đã cứu chàng. Nhưng hóa ra nàng công chúa lại là người con gái của ngôi đền, được gửi đến đó để học hành. Chàng hoàng tử yêu nàng công chúa nước láng giềng và đám cưới được cử hành ngay sau đó.
 Hoàng tử và công chúa kết hôn, trái tim của nàng tiên cá nhỏ tan vỡ. Nàng nghĩ đến tất cả những thứ nàng đã từ bỏ, những nỗi đau mà nàng đã phải chịu đựng. Nàng tuyệt vọng, nghĩ rằng cái chết đang chờ đợi nàng, nhưng trước khi bình minh đến, các chị nàng mang cho nàng một con dao mà Phù thủy Biển cho họ, đổi bằng bộ tóc dài của các chị nàng. Nếu nàng tiên cá nhỏ đâm hoàng tử với con dao ấy mà để máu chàng chảy xuống chân nàng, nàng sẽ trở lại là tiên cá, tất cả những nỗi đau nàng chịu đựng sẽ chấm dứt và nàng sẽ sống cho hết tuổi thọ của mình.
 Nàng tiên cá không thể giết chàng hoàng tử đang ở bên cô dâu của chàng vì chàng không hề biết sự thật. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Những người con gái khác nói với nàng rằng nàng trở thành người giống họ vì nàng đã cố gắng bằng tất cả tấm lòng vì một linh hồn bất diệt. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
THAM KHẢO:
 Một em nhỏ đã từng đọc truyện ngắn An- đéc- xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng. Còn trứng nước, độc giả tí hon thấy ở truỵện An- đéc- xen cái thế giới mộng tưởng xa xôi có yêu tinh nhưng cũng có nàng tiên và sớm biết kẻ ác dù oai tợn đến đâu rồi cũng cứ lăn chiêng đổ nhào. Lớn dần lên, tưởng tượng dồi dào hơn, người đọc sẽ thấy nhân vật là những người cố gắng vượt khó để tiến gần lên công lí và nhích mãi tới chân lí. Đứng tuổi rồi người đọc sẽ thấy ở truyện ngắn đó bừng lên những kinh nghiệm về lẽ đời và đạo người, thấy cái triết lí sinh động của sự sống và lí giải chân xác về cuộc sống...
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
 (1) Xem lại và tóm tắt nội dung truyện Tìm hiểu tiếp về hình ảnh cô bé bán diêm qua những lần quẹt diêm thực và ảo.
(2) Sưu tầm, đọc và chia sẻ với người thân, bạn bè những truyện cổ An- Đéc - Xen mà em đã đọc, tìm hiểu?
----------------- 
Tuần : 6- Tiết : 22
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CÔ BÉ BÁN DIÊM (tiếp)
(An - đéc -xen )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu về “ người kể chuyện cổ tích” và khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện. Qua đó An - Đéc - Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông với em bé bất hạnh. Đó chính là tinh thần nhân đạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu, tóm tắt và cảm thụ TP văn học. Có kĩ năng phân tích một số hình ảnh hiện thực kết hợp với mộng tưởng và biết phát biểu cảm nghĩ của bản thân.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em lòng nhân ái, sự xẻ chia với những người bất hạnh.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản . -Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp ...
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
-Sơ đồ tóm tắt cốt truyện. -Phiếu học tập 1
Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
LẦN 
ẢO ẢNH KHI DIÊM CHÁY
THỰC TẠI KHI DIÊM TẮT
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5: quẹt hết bao diêm,
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Nhà văn người Nga K.Pauxtopxki đó từng đặt cho Andecxen một biệt danh là Người kể chuyện cổ tích, ông kể về cảm giác lần đầu tiên đọc truyện cổ Andecxen: “Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là những truyện cổ tích của Anđecxen. Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê, đến nỗi hầu như tôi chẳng cần chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ. Trước tiên, tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bộ nhỏ kiều diễm, rồi đến truyện nữ chúa Tuyết. Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương thơm của con người, như cách tôi cảm thấy, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia...” Vậy người đọc say mê “ Cô bé bán diêm” ở điểm nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả - nhận xét
 b-Thực tế và mộng tưởng.
(phiếu học tâp 1)
Dự kiến sản phẩm của HS:
LẦN 
ẢO ẢNH KHI DIÊM CHÁY
THỰC TẠI KHI DIÊM TẮT
Lần 1
Hiện ra lò sưởi bừng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng.
Em chợt nghĩ rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm
Lần 2
Bàn ăn trải khăn trắng tinh, có cả con ngỗng quay.
- Trước mắt chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo.
Lần 3
Cây thông Nô-en lớn, trang trí lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến.
- Những ngọn nến bay mãi, biến thành những ngôi sao trên trời.
Lần 4
ánh sáng xanh toả ra, thấy bà đang mỉm cười với em.
ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.
Lần 5: quẹt hết bao diêm,
Chưa bao giờ thấy bà to lớn và đẹp lão như thế . hai bà cháu bay vụt lên cao.
 Họ đã về chầu Thượng đế trong ánh diêm chiếu sáng như ban ngày.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Có bạn nhận xét: Cô bé bán diêm ngày càng đắm chìm vào thế giới mộng tưởng. Quan sát bảng và nêu ý kiến của em?
(2) Dựa vào bảng,triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn nói cách diễn dịch: Những cây diêm đóng vai trò tựa như những cây đũa thần màu nhiệm thắp lên những mơ ước và mở ra thế giới kì diệu cho em bé.
- HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
Cô bé bán diêm ngày càng đắm chìm vào thế giới mộng tưởng. Các mộng tưởng của em bé diến ra lần lượt theo một trình tự hợp lí, phù hợp qui luật tâm lí và tình cảm. Vì rét em bật diêm - Lò sưởi .Vì đói em bật diêm- bàn ăn.Vì giao thừa em bật diêm- Cây thông nô-en. Vì cô đơn em bật diêm- bà hiện về...Kết thúc truỵên cũng là mộng tưởng ở cõi tiên. 
- NT tương phản: Mộng tưởng càng đẹp hiện thực càng nghiệt ngã- cô bé bất hạnh luôn khao khát sự no ấm, tình yêu thương, hạnh phúc
 Những cây diêm đóng vai trò tựa như những cây đũa thần màu nhiệm thắp lên những mơ ước và mở ra thế giới kì diệu cho em bé. Bốn que diêm là bốn ảo ảnh. Thứ nhất là ảo ảnh về sự ấm áp cho em bé phong phanh giữa đêm tuyết dày. Thứ hai là ảo ảnh về bữa ăn ngon cho em bé đã suốt nhày nhịn đói. Thứ ba là ảo ảnh về ngày vui năm mới . Thứ tư là ảo ảnh về tình yêu thương dịu dàng... Những ảo ảnh đó đều tan biến sau khi que diêm vụt tắt . Ngọn lửa diêm nhỏ bé mong manh thì ảo ảnh trong đó sao có thể lâu bền được. Khi que diêm cuối cùng vụt tắt, linh hồn thơ dại của em đã về cùng thượng đế.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Cái chết vì giá rét của em bé bán diêm trong đêm giao thừa dược miêu tả ntn?
(2) Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
c-Một cảnh thương tâm
- Một em gái có đôi má hồng và đôi môi dang mỉm cười -> cái chết thanh thản, nhẹ nhàng.
- Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: Bị đói rét, cô đơn.
+ Gián tiếp: ____ cha em cũng nghiệt ngã, vô tình
 Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, vô cảm.
 Bị cái đói cái rét hành hạ, bị đe doạ mắng chửi, em bé bán diêm vẫ thể hiện được những tình cảm đẹp đẽ và lương thiện, khi chết vẫn thanh thản nụ cười như được an ủi bởi một niềm tin. Nhưng nụ cười vẫn chỉ trong cơn mê, trong giấc mơ sao có thể thành thực tế được... Cho nên cảnh kì diệu và huy hoàng cuối cùng không thể khoả lấp được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống. 
 (Trần Đình Sử- Đọc văn học văn.)
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Theo em: Cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống. Vậy điều nhắn nhủ ấy là gì?
- Nghệ thuật chủ yếu của bài?
- HS đọc ghi nhớ SGK
4.Tổng kết:
- Cảm thông, thương xót cho cô bé nghèo mồ côi, quan tâm, giúp đỡ cho những người bất hạnh trong cuộc sống...
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
* Ghi nhớ: SGK 
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hãy thay đổi kết thúc truyện theo suy nghĩ và tình cảm của em?	
(2)Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm trong đoạn văn nói 10-12 câu?
- HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
(1) - Cô bé được người tốt bụng cứu giúp và được đón giao thừa ấm áp, đầy đủ. Sau đó em được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc.
-(2) 
- Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
- Hiện thực và mộng tướng của cô bé trong đêm giao thừa.
- Cái chết thương tâm của cô bé.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
 (1) Phát biểu suy nghĩ của em về cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?
(2) . Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió. 
Tuần : 6- Tiết : 23
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là trợ từ - thán từ. Biết đặt câu có trợ từ - thán từ. Biết vận dụng 2 loại từ này vào trong cuộc sống khi nói và viết. 
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết và hiểu ý nghĩa của trợ từ, thán từ. HS sử dụng đúng trợ từ - thán từ trong hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em sử dụng đúng các loại từ đã học.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Trong Tiếng Việt, trợ từ và thán từ được dùng khá phổ biến trong nói và viết. Vậy để nắm được khái niệm, ý nghĩa và cách sử dụng hai từ loại này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học. 
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Trợ từ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nội dung thông báo của 3 câu trên có gì giống và khác nhau? Chỉ rõ câu 2-3 có thêm thái độ cách đánh giá của người thông báo ntn?
(2) Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là trợ từ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
 HS đọc ghi nhớ SGK.
(3) Quan sát lại các Vd, em có nhận xét gì về vai trò của các trợ từ trong câu? Có khi nào nó dứng thành câu riêng?
1.Ví dụ: SGK
2.Nhận xét:
- Giống: Cùng thông báo 1 sự kiện ăn 2 bát cơm.
- Khác: Câu 1: Thông báo sự việc 1 cách khách quan.
- Câu 2 - 3: Thông báo sự việc có thêm thái độ, cách đánh giá của người thông báo.
 Câu 2: Có ý hơi nhiều ( Những)
 Câu 3: Có ý hơi ít ( Có )
- Những từ “ Có, những “ đi kèm với từ khác để bộc lộ thái độ, cách đánh giá sự vật là trợ từ.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK.
 Trợ từ dùng dể biểu thị thái độ , cách đánh giá của người nói ( viết) đối với một yếu tố nào đó trong câu. Chúng không thể hoạt động độc lập mà phải đi kèm với các yếu tố được người nói ( viết) tỏ thái độ đánh giá.
II-Thán từ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1) Trong các từ in đậm “ Này, A, vâng” từ nào có tác dụng hỏi và đáp, từ nào có tác dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc? Vị trí của các từ in đậm đó?
(2) Trong các từ in đậm đó từ nào tách ra thành 1 câu? Câu đó là câu gì?
(3) Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết thế nào là thán từ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Quan sát lại các Vd, em có nhận xét gì về vai trò của các thán từ trong câu? Có khi nào nó dứng thành câu riêng?
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
-“A” bộc lộ cảm xúc
-“ Này, vâng “ gọi (Hỏi) - đáp
- Vị trí: Đứng ở đầu câu.
- Từ “ Này “ ở câu 1, từ “ A “ ở câu 2 tách ra thành 1 câu đặc biệt.
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK
Thán từ là lớp từ có khả năng dẫn xuất biểu hiện cảm xúc của người phát ngôn. Thán từ dùng để biểu thị một cách trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết) hoặc dùng để hô gọi. Nó có thể hoạt động độc lập , tách thành câu hoặc vế câu.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Gọi Hs đọc bài tập 1- SGk.
- Gọi HS làm miệng lần lượt từng trường hợp.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu câu bài tập 2
- Cho HS trình bày 3 phần lên bảng. Phần còn lại làm miệng.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc bài tập 3- SGk.
- Cho HS trình bày và lí giải ý kiến cá nhân.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi Hs đọc bài tập .
** Gọi HS quan sát hai câu văn trên bảng phụ.
- Cho HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Gọi HS nhận xét.
-> Cùng nhân mạnh sắc thái không bình thường của hành động trong câu.
Bài 1:
+ Câu có trợ từ: a - c - g - i
+ Câu không có trợ từ: b - d - h - e
Bài 2:
a - “ Lấy” có nghĩa là không có.
b - “ Nguyên” chỉ kể riêng tiền mặt đã cao.
 “ Đến” quá cao so với 1 đám hỏi, cưới. 
c-“ Cả” quá mức bình thường.
d-“ Cứ” việc lặp đi lặp lại nhàm chán.
Bài 3:
 a-Này, đấy, ạ, à. b-Đấy, ấy
 c-Vâng d-Chao ôi 
 e-Hỡi ơi
* Bài tập : xác định và phân biẹt nghĩa của trợ từ trong hai trường hợp sau?
a, Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bè chứ.
b. Con nín đi, mợ đã về với các con rồi mà.
+ a. Mà: thể hiện ý giục giã, cần thiết.
+ b. Mà: ý dỗ dành, an ủi.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
1.Phân biệt sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ? 
TRỢ TỪ
THÁN TỪ
+ Trợ từ dùng dể biểu thị thái độ , cách đánh giá của người nói ( viết) đối với một yếu tố nào đó trong câu. 
+ Chúng không thể hoạt động độc lập mà phải đi kèm với các yếu tố được người nói tỏ thái độ đánh giá.
+ Thán từ dùng để biểu thị một cách trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết) hoặc dùng để hô gọi. 
+ Nó có thể hoạt động độc lập , tách thành câu hoặc vế câu.
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Học kỹ bài, nắm chắc lý thuyết về trợ từ, thán từ, - Làm bài tập số: 4 72 / SGK. 
(2) Đọc lại văn bản “ Hai cây phong”, thống kê theo mẫu:
TRỢ TỪ
THÁN TỪ
Trợ từ
ý nghĩa
Thán từ
ý nghĩa
(3)Xem trước bài: Tình thái từ và bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
------------------------------
Tuần : 6- Tiết : 24
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong 1 văn bản hoàn chỉnh. Biết chỉ ra các yếu tố trên trong các văn bản đã học.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi nói và viết.
3. Thái độ, tình cảm: - Qua đó giáo dục các em ý thức tự học, tự áp dụng vào bài viết của mình. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1
PHIẾU HỌC TẬP
Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên?
YẾU TỐ
 TỰ SỰ
( nêu sự việc, hành động, nhân vật)
MIÊU TẢ 
( Chỉ ra tính chất, màu sắ, mức độ của sự việc, hành động...)
BIỂU CẢM
 (bày tỏ cảm xúc, thái độ trước sự việc, hành động,..)
CHI TIẾT
NHẬN XÉT
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Trong các kiểu văn bản có sự kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để nâng cao hiệu quả biểu đạt. vậy miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn bản tự sự ? Cách vận dụng chúng như thế nào? 
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Sự kết hợp các yếu tố: kể, tả,và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
a-Ví dụ: SGK
b-Nhận xét:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Đọc ví dụ SGK. Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên?
YẾU TỐ
 TỰ SỰ( nêu sự việc, hành động, nhân vật)
MIÊU TẢ ( Chỉ ra tính chất, màu sắ, mức độ của sự việc, hành động...)
BIỂU CẢM (bày tỏ cảm xúc, thái độ trước sự việc, hành động, nhân vật)
 CHI TIẾT
+ mẹ vẫy tôi.
+ Tôi chạy theo 
+ Mẹ kéo tôi lên...
+ Tôi oà lên khóc...
+ Tôi ngồi bên mẹ
+Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân, 
+ mẹ không còm cõi, 
+ gương mặt tươi sáng...
+Hay tại +Hay tại sự sung sướng...
 (suy nghĩ)
+ Tôi thấy cảm giác ấm áp....
( cảm nhận)
+ Phải bé lại lăn... (cảm tưởng)
NHẬN XÉT
Phương thức biểu đạt chính chính nhằm kể lại sự việc, nhân vật và hành động của nhân vật.
- Cuộc gặp gỡ được tái hiện sinh động với tất cả màu sắc. hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động.
- Giúp người viết thể hiện được tình mẫu tử sâu nặng, khiến người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc, nhân vật, hành động.
=> Các yếu tố trên đan xen vào nhau 1 cách hài hoà, tạo nên mạch văn nhất quán.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Thử bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn. Đọc lại đoạn văn đó?
 So sánh với đoạn trước khi lược bỏ và nhận xét?
(2) Kết luận về vài trò của các yếu tố tự sự- miêu tả- biểu cảm trong văn bản?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 - HS đọc ghi nhớ SGK?
- “Mẹ vẫy tôi. Tôi chạy theo xe chở mẹ tôi.Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc và mẹ tôi cũng khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vảo cánh tay mẹ, qan sát gương mặt mẹ”
- Nếu lược bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm... đi thì đoạn văn chỉ kể thuần tuý, trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc, không hấp dẫn người đọc, không rút ra được bài học thiêng liêng về tình mẫu tử.
3. Kết luận:
 ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài tập - SGk.
- cho HS thảo luận nhóm bàn.
+ Các bàn thụôc tổ 1,2: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong: Văn bản: Tôi đi học - Thanh Tịnh
+ Các bàn thụôc tổ 3,4: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong: Văn bản: Lão Hạc-Nam Cao:
- Cho HS các nhóm trình bày lên bảng- - Gọi HS nhận xét.
-> Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm vừa tìm?
HS khá giỏi trình bày
Văn bản: Tôi đi học - Thanh Tịnh
 Đoạn văn: “ Sau 1 hồi trống thúc vang đội cả lòng tôi......Rộn ràng trong các lớp”
 + M tả: Sau 1 hồi trống... vào lớp; các cậu không đi...
 + Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình trơ vơ, lúng túng, vụng về, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
* Văn bản: Lão Hạc-Nam Cao:
 Đoạn văn: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta......và lão cứ xa tôi dần dần”.
+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão và lão cứ xa tôi dần dần.
 + Biểu cảm: Chao ôi.... chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Bài 2
Cho HS nêu nhân vật, sự việc và tình huống?
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn.
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
Định hướng:
+. Nên bắt đầu từ chỗ nào?
+ Từ xa quan sát thấy người thân ntn? ( hình dáng? mái tóc?)
+ Lại gần? Cụ thể khuôn mặt, quần áo? Hành động?
+Những biểu hiện tình cảm/
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
(2) Có nên sử dụng quá nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ?
- HS suy nghĩ-trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự.Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc. Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.
- Không nêm lạm dụng yếu tố miêu tả vì nó sẽ làm mờ nhạt đặc điểm của tự sự
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Tìm 1 số đoạn văn tự sự trong 4 văn bản đã học ( Mỗi tổ 1 văn bản) , chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các văn bản đó theo mẫu sau:
Câu văn/ đoạn văn miêu tả 
Câu văn/ đoạn văn biểu cảm 
Tả cảnh thiên nhiên
Tả ngoại hình và hành động nhân vật 
Tả tâm trạng nhân vật 
(2) Xem bài: LT viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
 (3) Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió theo câu hỏi SGK
-------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_6.docx