Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28

Tuần 28- Tiết: 105,106

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

VĂN NGHỊ LUẬN

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:

1- Kiến thức:

- Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.

- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.

4-Định hướng năng lực : Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực tự lực sáng tạo.

 

doc 10 trang phuongnguyen 27/07/2022 23000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28
Tuần 28- Tiết: 105,106 NS: 5/ 3/ 2019
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
4-Định hướng năng lực : Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực tự lực sáng tạo...
B- Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: biên soạn đề kiểm tra, đáp án biểu điểm:
* Ma trận đề:
 Cấp độ 
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
Văn nghị luận
Xác định được cách lập luận và luận điểm của một đoạn văn 
Biết cách làm bài văn nghị luận: vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm hoặc giải thích một vấn đề
SC: 
SĐ: 
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu:1 
Số điểm:8
Số câu: 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100
Đề bài:( GV chép đề bài lên bảng)
Câu 1: Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi
 “Tôi càng đọc nhiều sách thì sách lại càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ , có ý nghĩa đối với tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào, Tôi cũng thấy rằng có những người sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như thế. Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ.”
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Lập luận của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: 
 Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
II- Đáp án, biểu điểm: 
Câu 1: (2 đ) HS đưa ra được các ý cơ bản :
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là : Lập luận 
b.Luận điểm của đoạn văn là : Đọc sách giúp con người gắn bó hơn với thế giới, với cuộc đời.
Câu 2: (8đ) HS đưa ra được các ý cơ bản sau: 
1- Về nội dung:	7điểm
*Mở bài: 1 điểm
- Trong bài “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp viết “ Học rộng rồi học tóm lược cho gọn- theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp “ học” với “hành”, mang điều đã học vào giúp đời.
- Tục ngữ cũng có câu nói về mối quan hệ học- hành.
- Do vậy, phương pháp học tập đúng đắn nhất là: Học phải đi đôi với hành.
* Thân bài: 5 điểm
+ Giải thích:
 - Học là gì?
 - Hành là gì?
 - Mục đích của học là gì?
+ Phân tích:
 - Chỉ chú trọng “học” mà k có “hành” thì sao?
 Chỉ giỏi lí thuyết hiểu biết sách vở nhưng k “thực hành” thì là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ lúng túng ( nêu dẫn chứng)
 Thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo.
 - Chỉ chú trọng “ hành “ mà k “ học” thì sẽ ntn?
+ Kết luận
 - Học và hành đi đôi là phương pháp đúng nhất
 Kiến thức là cơ sở lí thuyết có tính chất chỉ đạo việc thực hành giúp thực hành đạt kết quả cao
 Thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức đã học.
 - Kết hợp học với hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện vừa có lí thuyết vừa có kĩ năng. Đó là cơ sở để phát triện khả năng
* Kết bài: 1 điểm
 - Hiểu vấn đề cần áp dụng thực tế ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
 - Đặt ra câu hỏi cho mỗi người: thực hiện “ học” đi đôi với “ hành” ntn để có hiệu quả?
2- Về hình thức ( 1 điểm) - Bố cục rõ ràng, liên kết tốt.
- Biết vận dụng kiến thức về luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận để làm bài.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không mất lỗi chính tả
 TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
-Møc tèi ®a. Điểm 10 Đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
-Møc chưa tèi ®a: dưíi ®iÓm 10
- Đáp ứng 1/2 yêu cầu nêu trên.
-Møc kh«ng ®¹t
 Sai lạc về phương pháp, kiểu bài.
Chú ý: GV căn cứ bài làm thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp ( 1 điểm về hình thức và 7 điểm về nội dung)
2. trò: xem lại kiến thức văn nghị luận, giấy, bút.
2- Trò: Xem lại kiến thức văn thuyết minh giấy, bút..
C- Phương pháp và hình thức đề kiểm tra:
* Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề.
* Hình thức : Tự luận.
D- Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức ( 1 phút)
Hoạt động 2: Chép đề và làm bài kiểm tra :
- Phương pháp : Đọc, chép đề, nêu và ggvđ.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực
- Thời gian: 85 phút.
Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
- PP: Phân tích.
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Nhân ái
- Thời gian: 3’
Gv thu bài.
Gv nhận xét giờ làm bài của hs.
 Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng.
- Ôn tập kiến thứcđã học.
- Soạn bài : Thuế máu” 
 .................................................................................
Tuần 28- Tiết: 107 NS: 6/ 3/ 2019
 Văn bản: THUẾ MÁU
 ( Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”- Nguyễn Ái Quốc) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. 
- Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn chương mang tính chất trào phúng, châm biếm của Nguyễn ái Quốc.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột.
4- Định hướng năng lực :Năng lực tự học , giải quyết vấn đề, hợp tác, thưởng thức văn học....
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, STK, tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Trong Vb “ Bàn về phép học”, tác giả đã chỉ ra phép học ntn? Hãy phân tích?
 ? Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của VB trên ?
-Khởi động vào bài mới:
GV cho HS xem một số hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
? Nêu cảm nhận của em về bọn thực dân và nhân dân thuộc địa thông qua những hình ảnh trên?
- HS trả lời, Gv nhận xét
 - GV GT : Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp và một số nước Châu Âu khác. Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp và coi đó là một nhiệm vụ cách mạng to lớn, cần kíp.
 Lần đầu tiên, ở Việt Nam có một bản ản với nội dung phong phú và súc tích với quan điểm chính trị tiên tiến nhất thời đại và những lập luận , chứng cứ hết sức hùng hồn, sắc bén đối với chủ nghĩa thực dân Pháp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu “Thuế máu” trích Bản án chế độ thực dân Pháp. 
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
? Nêu hiểu biết của em về tác giả NAQuốc ?
+ HS trả lời. GV nhấn mạnh 
- Đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận nghệ thuật trào phúng của tác giả.
+ GV đọc phần I, HS đọc tiếp phần II, III.
? Em hiểu thế nào là "Bản xứ, An-nam-mít, ngư lôi, tạp dịch, nhũng lạm" ... ?
? Tóm tắt TP ? ( HS tóm tắt TP- SGK-90)
? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
? Bố cục của văn bản ? 
? Nhận xét về cách đặt tên của chương I ( Thuế máu ) và tên từng phần trong văn bản ?
? Em hiểu ntn là thuế máu ?
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 23 phút
Gọi H đọc: “Trước 1914” c/s bảo vệ công lí và tự do””.
(?) Trước chiến tranh, td Pháp đối xử với người dân bản xứ ntn? Thể hiện qua các dẫn chứng?
G: Tác giả còn vẽ thêm 2 bức tranh để truyền tải thật nhanh, mạnh vào thị giác người đọc.
(?) Từ dc và 2 bức tranh trên, em có nx gì về thái độ của bọn td đối với người dân thuộc địa?
(?) Sau khi chiến tranh tg bùng nổ, thái độ, cách đối xử của chúng đối với người dân bản xứ có thay đổi ntn?
(?) Ở đoạn này td sử dụng nt gì? Tác dụng? 
H: Đọc đoạn còn lại của phần 1.
(?) Thực tế sau cái “vinh dự đột ngột” đc “lên ngôi” của những người bản xứ là gì? Họ phải trả giá ntn?
(?) NX về nt đoạn này? Tác dụng?
(?) NX về nt phần này?
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả: 
- Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Bác Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945.
- Quê: Nam Đàn – Nghệ An
- 
Sinh: 19-5-1890 
- Mất: 2-9-1969
- Là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2- Tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
*Đọc
*Tìm hiểu chú thích
b- Tìm hiểu chung về văn bản :
- Xuất xứ: 
+ Tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, xuất bản năm 1925, gồm 12 chương và phần phụ lục.
+ Đoạn trích nằm trong chương I của TP “Bản án chế độ TD Pháp”
- Bố cục: 3 phần
+ 3 phần ( tương ứng từng phần I, II, III ):
I. Chiến tranh và ''Người bản xứ''
II. Chế độ lính tình nguyện.
III. Kết quả của sự hi sinh.
- Người thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song tàn nhẫn nhất là sự bóc lột xương máu ( à thuế máu )
- Cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị à tính chiến đấu, phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
- Nhan đề: 
+ Gợi sự tàn nhẫn, bất nhân của bọn thực dân và số phận thê thảm của người nông dânn thuộc địa
=> Lòng căm phẫn, phê phán, đả kích bọn thực dân.
II- Phân tích:
1. Chiến tranh và người bản xứ.
* Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa.
- Trước chiến tranh:
+ Coi họ: là những tên da đen bẩn thỉu.
+ Gọi: “An nam mít”.
+ Hành hạ: bắt kéo xe tay
 Cho ăn đòn.
-> Độc ác, trắng trợn chà đạp, khinh rẻ người dân thuộc địa như súc vật.
- Chiến tranh bùng nổ:
+ Coi họ là “con yêu”, “bạn hiền”
+ Phong danh hiệu: “c/s bảo vệ công lí và tự do”.
-> Ngợi ca, đưa người dân thuộc địa “lên ngôi”.
. NT:
- Tương phản
- Ngôn ngữ + giọng điệu: mỉa mai, châm biếm: “con yêu”, “bạn hiền”, “vui tươi”
=> Lật tẩy bản chất đểu giả, thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân.
* Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa:
- Phải xa gia đình, quê hương.
- Phơi thây trên các bãi chiến trường, chết dưới đáy biển, bỏ xác tại những miền hoang vu, đổ máu xương của mình cho danh vọng của bọn thực dân cai trị.
- Phải kiệt sức, bệnh tật đau đớn ở hậu phương.
. NT:
- Liệt kê
- TN, giọng điệu: mỉa mai, xót xa.
-> Phơi bày số phận vô cùng thảm thương đau xót của người dân thuộc địa.
* NT lập luận:
- Gđ: vừa giễu cợt, vừa xót xa.
- Tương phản.
- Dùng dc chính xác: số liệu.
=> Vạch trần bộ mặt đểu giả, bịp bợm của td Pháp.
HĐ 3- Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
	? Đọc diễn cảm phần I ?
Câu hỏi: ?Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi
Thái độ đối với người dân thuộc địa là gì?
A-Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.
B-Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa
Thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C-Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc 
Địa có cuộc sống tốt đẹp hơn.
D-Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải 
Phục tùng họ tốt hơn nữa.
HĐ 4: Vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
? Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về số phận của người dân thuộc địa sau khi học xong bài?
	HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ, hiểu nội dung các phần đã học.
- CBBM: Chuẩn bị các phần còn lại. 
..................................................................................................
Tuần 28- Tiết 108- Văn bản: THUẾ MÁU NS: 7/3/2019
 ( Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”- Nguyễn Ái Quốc) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. 
- Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy được tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo khi tố cáo sự giả dối, thủ đoạn tàn nhẫn của chính quyền thực dân Pháp.
- Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn chương mang tính chất trào phúng, châm biếm của Nguyễn ái Quốc.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột.
4- Năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thưởng thức văn học...
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, STK, tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức 
-Kiểm tra bài cũ: 
	? Trong phần “ Chiến tranh và người bản xứ” tác giả đã làm rõ những vấn đề gì?
-Khởi động vào bài mới.
GV sử dụng tư liệu: cho HS xem những bức tranh thể hiện sự thống khổ của nhân dân VN trước sự đàn áp, thống trị của TD Pháp.
? Qua những bức tranh trên em có suy nghĩ gì về chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta?
HĐ3: Tổ chức dạy học bài mới: 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, trình bày 1 phút 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
- Thời gian: 31 phút
 Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
HS: Đọc phần II.
(?) “Tình nguyện”?
- Là tự giác, không bị bắt buộc, phấn khởi mà đi, hết lòng
(?) Trên thực tế, người dân bản xứ có tình nguyện đi lính không?
- Không, họ bị bắt đi lính.
(?) Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính?
(?) Nhận xét?
(?) Thái độ, hành động của những người lính “tình nguyện”?
(?) Nhận xét?
(?) NT đoạn này có gì đáng chú ý?
H: Đọc sgk.
(?) Trong những chính sách hậu chiến của td Pháp, c/s nào là thâm hiểm nhất? Vì sao?
- Cấp môn bài bán thuốc phiện.
- Vì: + coi rẻ xương máu của tử sĩ.
 + lôi kéo những nạn nhân đáng thương của chiến tranh, biến họ -> kẻ có tội.
(?) NX về bộ mặt td qua cách đối xử trên?
(?) NT?
(?) Qua đó tg khẳng định điều gì?
H: Đọc đoạn kết.
(?) ND?
- Thể hiện niềm tin, mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nd bản xứ, thái độ của thế giới, của nhân loại cùng lên án -> lật đổ CNTD xấu xa.
(?) NX gì về t tự bố cục các phần trong đoạn trích?
- Các phần nối tiếp nhau -> quá trình lừa dối, bóc lột xương máu người dân thuộc địa của td Pháp tăng dần.
(?) Từ t tự ấy tg đi đến kl trên, em có nx gì về cách lập luận ấy?
- Trình tự lập luận chặt chẽ, cách lập luận sắc sảo giàu sức thuyết phục.
(?) Tác dụng?
Cổ vũ, kêu gọi nd thế giới cùng đồng tình chống thực dân.
(?) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
(?) Qua đt em thấy NAQ là người ntn?
- Căm thù sục sôi CNTD (Pháp)
- Thương dân.
- Tài năng trong lập luận.
2. Chế độ lính tình nguyện
* Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:
- Chúa tỉnh: ra hạn cho quan lại dưới quyền phải nộp đủ số người.
- Quan lại dưới quyền:
+ Tóm nhiều người khỏe mạnh, nghèo khổ.
+ Đòi con cái nhà giàu: bắt đi lính
 Đòi tiền.
+ Đàn áp dã man, canh trừng nghiêm nhặt: xách tay, nhốt, lính canh gác với lưỡi lê, đạn
+ Hứa hẹn ban phẩm hàm, truy tặng.
+ Khen ngợi: “tấp nập đầu quân”, không ngần ngại.
Thủ đoạn xấu xa, trắng trợn. 
* Thái độ, hành động của những người lính tình nguyện:
- Tìm mọi cơ hội trốn thoát, biểu tình, bạo động.
- Tự làm cho mình mắc phải những bệnh nặng nhất.
-> Thái độ, hành động chống đối rất quyết liệt.
. NT:
- Tương phản: -> Mâu thuẫn trào phúng.
- Giọng điệu: giễu cợt.
- Ngôn ngữ: mỉa mai, châm biếm.
- Phương pháp phản bác: bằng những câu hỏi.
=> Khẳng định chế độ lính tình nguyện là chế độ cưỡng bức, bắt lính tàn bạo -> lật tẩy bản chất đểu giả, bịp bợm 1 cách trơ trẽn của td Pháp.
3. Kết quả của sự hi sinh
* “Hậu” đãi của bọn thực dân:
- Những lời tuyên bố im bặt.
- Coi họ: “giống người bẩn thỉu”.
- Lột hết của cải.
- Đánh đập vô cớ
- Đối xử thô bỉ như với súc vật.
- Xua đuổi 1 cách trắng trợn: “cút đi”
- Cấp môn bài bán thuốc phiện.
-> Bộ mặt tráo trở, trắng trợn, độc ác, thâm hiểm.
. NT: 
- Câu hỏi TT.
- TN: giàu h/a, biểu cảm.
=> Kết quả của sự hi sinh thật cay đắng, xót xa.
III. Tổng kết
1. NT:
* NT lập luận:
- TT chặt chẽ lo gic tăng dần.
- Bằng chứng xác thực, hùng hồn.
- Lí lẽ đanh thép
- PP lập luận: bác bỏ, đối lập.
* NT trào phúng:
- H/a sinh động, biểu cảm, châm biếm.
- TN mỉa mai, trào phúng.
- Gđ trào phúng.
2. ND:
- Tố cáo, lên án tội ác của td Pháp.
- Phơi bày số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
? Đọc lại văn bản một cách chính xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp với bút pháp trào phúng của tác giả ?
	? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Thuế máu”.
HĐ 4: Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em khi học xong văn bản “thuế máu”
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học, hiểu kĩ văn bản.
- CBBM: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
 ...........................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_28.doc