Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 2

ÔN TẬP VĂN BẢN : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH( Chu Quang Tiềm)

I, Kiến thức cơ bản

1. Tác giả - Ông là nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

- Ông đã có nhiều bài viết bàn về đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước truyền cho thế hệ đi sau.

2, Văn bản a) Xuất xứ: Văn bản trích trong cuốn “ Danh nhân Trung uốc” bàn về niêm vui nỗi buồn của việc đọc sách”- Bắc Kinh., 1995

- Đây là một bài văn tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, một bài văn nghị luận sâu sắc – kiểu văn bản nghị luận.

 

doc 44 trang phuongnguyen 25682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 2

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 2
 CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG KÌ 2
ÔN TẬP VĂN BẢN : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH( Chu Quang Tiềm)
I, Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
- Ông là nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông đã có nhiều bài viết bàn về đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước truyền cho thế hệ đi sau.
2, Văn bản
a) Xuất xứ: Văn bản trích trong cuốn “ Danh nhân Trung uốc” bàn về niêm vui nỗi buồn của việc đọc sách”- Bắc Kinh., 1995
- Đây là một bài văn tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, một bài văn nghị luận sâu sắc – kiểu văn bản nghị luận.
b) Phương thức biểu dạt: Nghị luận
c) Bố cục: ba phần
- Phần 1: Từ đầu đến “ nhằm phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Phần 2: Tiếp theo đén “ tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay
- Phần ba: Còn lại: bàn về các phương pháp chọn sách và dọc sách
c) Nghệ thuật và nội dung
- Nghệ thuật:
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von, cụ thể, sinh động
- Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu qur trong thời đại ngày nay.
II, Đọc – hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của sách.
a. Tầm quan trọng của sách.
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
- Sách được xem là những cột mốc trên con đường phát triển của học thuật.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm.
b. Ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là con đường tốt nhất đề tích luỹ, nâng cao vốn kiến thức, vươn lên văn hoá học thuật.
- Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại.
* Tóm lại, sách có tầm quan trọng vô cùng lớn lao trên con đường phát triển của nhân loại nên cần phải đọc sách.
 2. Cách lựa chọn sách khi đọc.
a) Khó khăn:
- Sách ngiều khiến người ta không chuyên sâu dễ xa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách vô tội => Lập luận = những cách liệt kê và so sánh.
b) Cách chọn sách:
- Phải chọn cho tinh đọc kĩ những quỷên thực sự có giá trị, có lợi.
- Đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu cảu mình.
- Cũng phải thường xuyên đọc sách thưởng thức và sách ở lĩnh vực gẫn gũi, kế cận với chuyên môn của mình =>Lập luận = cách đưa chứng và so sánh.
(Ví dụ chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí, ngoịa giao, quân sự,....không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn)
(HS bày tỏ).
=> Chứng tỏ ông là ngưòi từng trải , giàu kinh nghiệm, giàu sức sống.
 3. Phương pháp đọc sách.
- Đọc không cần nhiều, quan trọng là đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm tích luỹ tưởng tượng.
- Khẳng định: Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
(Đọc sách còn là chuyện rèn kuyện tính cách, chuyện học làm người.)
III, Luyện tập
Đề bài:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ láy một quyển mà đọc mười lần.” 
1. Nêu chủ đề của văn bản “ Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề?
2. Vì sao tác giả cho rằng: “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”
3. Viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hoc sinh thích đọc truyện tranh. 
Gợi ý:
1. 
- Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách( cách đọc sách)
2. Câu “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.” , tác giả cho rằng như thế vì: Nếu không chọn cho tinh, dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu, đồng thời lãng phí thời gian và sức lực.
 Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập hợp thành “ nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm, tích lũy kiến thức..” Từ đó học vấn mới được nâng cao.
3. 
 Truyện tranh là một thể loại rất được tuổi teen yêu thích. Truyện tranh hấp dẫn từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nhưng thu hút nhất có lẽ là lứa tuổi teen. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn đó?. Tuổi teen là lứa tuổi mới lớn, tò mò, thích tìm hiểu và khám phá nhưng suy nghĩ vẫn còn chưa chín chắn.. Đặc điểm của truyện tranh với những hình vẽ rất sinh động, bắt mắt làm khơi gợi trí tò mò và tưởng tượng của người đọc. Các nhân vật trong truyện rất đa dạng qua nét vẽ của tác giả rất ấn tượng, câu chuyện với lời thoại ngắn gọn nên dễ tiếp thu. Nội dung lẫn bối cảnh của câu chuyện đến từ rất nhiều lĩnh vực: lịc sử, văn hóa, hội họa, khoa học, âm nhạc, ẩm thựcTruyện tranh có tác dụng giải trí, giúp giải tỏa những căng thẳng sau giờ học mệt mỏi. Những bài học từ truyện tranh về tình yêu thương con người, lòng yêu chính nghĩa và những kiến thức khác về lịch sử, văn hóa. Giúp bồi bổ khả năng quan sát và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, có rất nhiều truyện tranh không trong sáng. Những truyện chứa nhiều hình ảnh bạo lực,..khiến tuổi teen dễ bị ảnh và bắt chước theo. Ngôn ngữ truyện tranh thường ngắn gọn, đơn giản nên có thể khiến người đọc quen với cách nói và cách viết cộc lốc, cụt lủn. Nhiều học sinh quá say mê truyện tranh mà bỏ quên nhiệm vụ học tập. Vì vậy, nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa trong việc xem xét chất lượng truyện tranh. Nhà trường và gia đình hướng dẫn cho học sinh biết cách lựa chọn sách lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi. Bản thân các bạn tuổi ten cần xác định mục đích của mình khi đọc truyện tranh và tìm kiếm những truyện 
Đề bài:
Câu 1 : Vấn đề trọng tâm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật 
vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết nhu thế nào ? 
Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ? 
Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ? 
Gợi ý trả lời:
Câu 1 : Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để kàm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xâu dựng bố cục 3 phần : 
- Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó.
- Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách. 
- Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách.
Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí.
Câu 2 : 
 	Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
 	Ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá của nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay.
Câu 3 : Đọc sách phải chon lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ : 
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được.
- Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực. 
Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là :
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
 Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.
tranh có ý nghĩa thật sự để đọc.
 Đề bài: Từ văn bản “ Bàn về đọc sách” em có suy nghĩ gì về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay.
Dàn bài tham khảo:
1, Mở bài: 
 Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản “ Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm từng nhận định: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.
2, Thân bài
a) Giải thích: Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thày cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, dọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.
b) Trình bày hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay.
Trong tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay thì học sinh càng xa rời việc đọc sách. Từ trong nhà đến công viên, quán nước, bến đợi xe buýt, trên đường đi, ta dễ bắt gặphình ảnh bạn trẻ cầm điện thoại di động, ipad, laptop tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, zingme, Twitter với những mẫu tin ngắn ma tác giả cũng không rõ nguồn gốcNếu có đọc sách thì chỉ đọc theo ngẫu hứng, phong trào rộ lên một thời, đọc qua loa, không chuyên sâu. Ở nhà, giờ đây giá sách cũng không phải là vật quí trong phòng học, mà thay vào đó là bộ máy tính là chue yếu những schs văn mẫu, sách giải bài tậpnhằm đáp ứng nhanh cho yêu càu thi cử, bài làm, có nhiều bạn đã học trung học cơ sở mà còn ngại đọc sachschuwx, chỉ thích đọc truyện tranh, kể cả truyện khoa học bằng tranh.
c. Phân tích nguyên nhân, tác hại
 Việc không đọc sách sẽ gây nhiều tác hại lớn. Không đọc sách, kiến thức ta sẽ không sâu rộng. Mỗi khi có việc cần làm thì lên mạng tra cứu vừa mất thời gian vừa không có tài liệu chuyên sâu. Những quyển sách có gí trị lâu dài ít ai đưa lên mạng miến phí, nhất là những công trình khoa học tự nhiên, xã hội. Không đọc sách ta sẽ mất đi nguồn vốn từ tích lũy được từ sách, không học tập được những lời hay ý đẹp và ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ngôn từ.
Còn đọc sách qua loa, cốt chỉ để cho người ta biết mình có đọc thì chỉ tốn công sức, thời gian, tền bạc giống như cưỡi ngựa xem hoa, thật đáng phê phán.
d. Biện pháp
 Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh,đọc cho kĩ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kĩ, ta phải có suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếuthì mới thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trọng mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ich của việc đọc sách.
3, Kết bài: Từ hiện tượng học sinh không có thói quen đọc sách hay đọc sách qua lo, ta càng thấy lời khuyên của Chu Quang Tiềm thật đúng đắn. Hãy tập thói quen đọc sách, từ đọc ít đến đọc nhiều, đọc đều đặn, thường xuyên, học sinh chúng ta sẽ nhận được điều kì diệu của sách để từ đó nuôi dưỡng ươm mầm niềm đạm mê đọc sách như Gorki có nói “ Hãy yêu sách..”
ĐỀ BÀI: Nêu suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời của những thế kỉ đã trôi qua”
 Bài viết tham khảo:
 Trong cuộc sống của chúng ta, nếu con người muốn thành công trong công việc, mở rộng tầm hiểu biết của mình thì phải không ngừng nỗ lực học tập, lao đông và sáng tạo. Một trong những cách chúng ta nên lựa chọn đó là đọc sách. Đọc sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho chúng ta mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới của nhiều thế kỉ qua. Có lẽ vậy mà Rene Descartes đã từng nói : “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua”.
 Sách là nơi lưu trữ toàn bộ các tri thức ,chứa đựng và giữ gìn trí tuệ của con người từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Sách như một người bạn, luôn đồng hành ,giúp ta về những cái chúng ta chưa từng biết đến, chưa từng nghe qua . Cũng chính vì thế mà ngày nay số lượng sách ở các hiệu sách đã tăng lên rất đáng kể với đủ thể loại khác nhau giúp con người biết nhiều hơn trong cuộc sống.
Đọc sách có lợi sẽ đem lại cho mình những cái hay, lẽ phải, biết phân biệt cái đúng, cái sai. Sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết rất nhiều. tri thức chứa đựng trong sách cũng là lời khuyên, động viên, bồi bổ tâm hồn và giải tỏa được những điều buồn bã hơn, hướng con người vươn tới những cái tốt đẹp trong cuộc sống.
Đọc sách tuy có nhiều mặt lợi ích nhưng cũng không ít những tác hại mà chúng ta không bao giờ thấy được. Những người không đọc sách là một sai lầm lớn. Tầm hiểu biết của mình sẽ chẳng tới đâu, thua kém người khác giống như tâm hồn của bạn bị khô cạn vì không được chăm sóc chu đáo. Nếu chọn sách để đọc mà không phù hợp với lứa tuổi thì có đọc cũng trống rỗng, không đọng lại gì trong đầu kiểu như đọc qua loa.
Vấn đề đáng để nói hiện nay là bản thân con người chúng ta đa số còn vô ý thức, tốn thời gian vào những việc vô ích như mạng xã hội, lướt web, trò chuyện với bạn bè làm tốn thời gian vô ích. Việc đọc sách nó sẽ đốt thời gian rảnh rỗi của mình, giúp mình thư giãn còn bổ sung thêm tri thức cho mình. Nhưng không phải ai đọc sách cũng đều có tri thức. Sách bây giờ rất đa dạng ,nhiều thể loại. Sự phong phú về thể loại sách và số lượng sách như hiện nay quả là một thách thức lớn đối với vấn đề đọc sách sao cho hiệu quả.
Qua những biểu hiện trên cho ta thấy được những lợi ích cho những ai thích đọc sách và những tác hại xấu cho những người lười biếng không đọc. Hãy dành ít nhất một khoảng thời gian thật tập trung để đọc, nghiền nhuyễn những điều sách dạy. Dù ít hay nhiều cũng bồi bổ được phần nào. Không đọc qua loa, đại khái, đọc nhiều mà không nắm bắt tri thức. Đọc sách cốt là rèn luyện tính cách của mình trở nên tốt đẹp hơn, trong sáng hơn và cao thượng hơn. Có như vậy, giá trị việc đọc sách sẽ phát huy hết tác dụng của nó.
 Qua câu nói của Rene Descartes cũng đủ cho ta thấy được sách là một người bạn đồng hành quý giá với ta như thế nào. Rene Descartes muốn khuyên chúng ta hãy nên tạo cho bản thân mình một thói quen đọc sách để bồi bổ cái hay cái đẹp mà nó mang lại. Muốn trở thành một người hiểu biết không khó, quan trọng phải có lòng kiên nhẫn mới mang lại giá trị cao cho bản thân ta
ÔN TẬP VĂN BẢN : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
	(Nguyễn Đình Thi)
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả.
- Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003), quê ở Hà Nội.
- Ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch mà còn là một nhà soạn nhạc và lí luận văn học nổi tiếng.
- Nguyễn Đình thi là một trong những gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông đã hoạt động văn nghệ ở nhiều lĩnh vực: Thơ, văn, nhạc, kịch, lí luận phê bình....
- Từng giữ những trọng trách cao trong Hội văn nghệ Cứu quốc.
2. Văn bản:
a) Hoàn cảnh ra đời :
- Tiểu luận: “ Tiếng nói....” viết năm 1948, in trong cuốn: 
“ Mấy vấn đề văn học”.
b) Phương thức biểu đạt : Nghị luận
c) Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống
d) Bố cục: 3 phần
- Nội dung phản ánh của văn nghệ
- Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người
- Con đường đến với văn nghệ và sức mạnh diệu kì của nó
e) Nghệ thuật và nội dung
* Nghệ thuật:
- Về bố cục: Chặt chẽ, lí lẽ và lập luận sáng tỏ, cách dẫn dắt tự nhiên, tài hoa.
 - Về cách viết: Giàu hình ảnh, sinh động, sử dụng nhiều dẫn chứng ( thơ, văn và trong đời sống thực tế) tạo sức thuyết phục và hấp dẫn.
 - Về giọng văn: Toát lên lòng chân thành, sự nhiệt tâm, niềm say mê đặc biệt.
* Nội dung: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
II, ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1, Nội dung phản ánh của văn nghệ:
 Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn. Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình:
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi vào trong đó.
- Chứa đựng tất cả những vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ và mang đến cho ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng như bình thường, quen thuộc
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận đến từng thế hệ người đọc, người xem.
- Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu, tính cách, số phận, tâm hồn của con người.
=> Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cách nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
2, Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người
-Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
-Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ chính là sợi dây vô hình nối liền và buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài.
-Tiếng nói văn nghệ giúp cho những người con lam lũ, vất vả quên đi những cơ cực hàng ngày và nuôi dưỡng trong tâm hồn họ ước mơ và khát vọng vươn lên
=> Những tác phẩm văn nghệ hay, giá trị luôn là những liều thuốc tinh thần chữa lành những vết thương và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm thêm phong phú.
3, Con đường đến với văn nghệ và sức mạnh diệu kì của nó
- Sức mạnh của văn nghệ xuất phát từ nội dung và con đường nó đến với người đọc, người nghe.
- Tác phẩm văn học đến với con người bằng tình cảm chân thành, giản dị, gần gũi. Nó chứa đựng tình yêu, niềm vui, nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
- Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, làm lay động những cảm xúc, khai sáng nhận thức và tâm hồn con người qua con đường tình cảm.
- Đến với tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ, cùng các nhân vật và người nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”
=> Bằng nội dung và cách thức riêng, đặc biệt của mình, văn nghệ đã góp phần giúp cho con người tự nhận thức về bản thân mình để khẳng định mình. Như vậy, văn nghệ với một cách tự nhiên đã làm nên những hiệu quả bền vững và sâu sắc.
Phần I : Trắc nghiệm (10 câu - 2.5 đ)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng)
 	 Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
[...] Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, vào thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng cuả nghệ thuật không bao giừo là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyên, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rụng động trong cảm xúc, có bao giời để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con nguời, những câu chuyện,những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta 
những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tướng trong nghệ thuật là cái tư tưởng náu mình, yên lặng.
 (Theo ngữ văn 9, tập hai)
1. Nội dung chính của đoạn văn nghị luận trên là gì ?
 A. Bàn về mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật.
 B. Bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
 C. Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm.
 D. Bàn về mối quan hệ giữa các thể loại văen học.
2. Y chính của đoạn văn trên thể hiện ở câu nào sau đây ?
 A. Nghệ thuật nói nhiều vói tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
 B. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm dần trong tất cả cuộc sống.
 C. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. 
 D. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giời là trí thức trừu tượng một mình trên cao.
3. Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng.”đã sử dụng phép tu từ gì ?
 A. Hoán dụ C. Ẩn dụ B. Nhân hoá D. So sánh
4. Từ nào đồng nghĩa với từ nghệ thuật trong đoạn văn trên ?
 A. Văn học C. Văn nghệ B. Văn hoá D. Văn chương
5. Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận nào ? 
 A. Giải thích 	 C. Giải thích và chứng minh
 B. Chứng minh D. Tổng hợp
Phần II : Câu hỏi và bài tập
Câu 1 : Tiểu luận “tiếng nói của nghệ” nêu lên và phân tích những nội dung quan trọng? Cảm nhận của em về nhan đề của bài viết?
Câu 2 : Trong phần nội dung của văn nghệ, tác giả đã trình bày và phân tích những nội dung nào?
Câu 3 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
Câu 4 : Văn nghệ đã đi vào tâm hồn con nguời bằng con đuờng nào và sức mạnh kỳ diệu cảu nó?
Câu 5 : Em học tập được gì qua cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi 
 *Gợi ý :
Câu 1 : Bài tiểu luận nêu lên và phân tích hai nội dung quan trọng : nội dung của văn nghệ và sức tác động kì diệu của văn nghệ đối với con người. Nhan đề của bài viết cho thấy mầu sắc khái quát của lí luận vừa giàu tính biểu cảm. Đây cũng là cách viết thường thấy của Nguyễn Đình Thi : sắc sảo về lí lẽ, tinh tế trong phân tích, tài hoa trong cách thức diễn đạt. 
Câu 2 : Nội dung của văn nghệ :
- Văn nghệ phản ánh thực tại nhưng người nghệ sĩ không sao chép cái đã có mà muốn nói một điều gì mới mẻ .
- Tác phẩm văn nghệ là một thông điệp nghệ thuật chứa trong đó tâm tư tình cảm và khát vọng của nhà văn, truyền đến cho người đọc “cách sống của tâm hồn”.
- Văn nghệ không những giúp ta hiểu được thế giới xung quanh mà hiểu cả chính bản thân mình, làm cho đời sống tâm hồn con người thêm phong phú.
Rõ ràng là tiếng nói của tình cảm văn nghệ hoàn toàn khác với khoa học. Văn nghệ cũng như các bộ phận khoa học đều hướng tới khám phá chân lí đời sống, nhưng các bộ phận khoa học chur yếu khái quát các hiện tượng đời sống thông các phạm trù, các số liệu,... còn văn nghệ lại tập trung khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn, các quan hệ tình cảm phong phú của con người.
Câu 3 : Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ vì : 
- Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn phong phú, giúp chúng ta nhận thấy xung quanh và nhận thấy chính bản thân mình.
- Khi con người bị cách ngăn với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây nối họ với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ giúp con người biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ cho “đời cứ tươi”.
Câu 4 : Con đường của văn nghệ đến với mọi người là con đường của tình cảm.Văn nghệ là tiếng nói từ trái tim đến với trái tim, nó “đốt lửa trong lòn chúng ta”. Nó có khả năng giúp con người tự “nhân đôi” mình trên con đường hoàn thiện nhân cách.
Câu 5 : H/s tự trả lời câu hỏi này theo cảm nhận riêng của mình. Nhưng cần chú ý :
- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm, giữa khả năng khát quát và khả năng phân tích tinh tế. 
- Tăng cường tính lí luận nhưng đó phải là thứ lí luận không được khô khan, xa rời thựe tiễn. 
- Lựa chọn giọng điệu và cách thức diễn đạt sao cho phù hợp.
Đề bài: Phân tích văn bản “ Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi
Bài làm tham khảo:
 Chúng ta nhắc đến Nguyễn Đình Thi không chỉ với tư cách là một nhà thơ mà còn nhắc đến ông với tư cách là một nhà văn, nhà soạn kịch, sáng tác nhạc, một nhà lí luận phê bình văn học. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Việt Nam. Về lĩnh vực lí luận phê bình nói riêng, Nguyễn Đình Thi đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc bởi lối viết giản dị, giàu hình ảnh, tiêu biểu phải kể đến bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. Bài tiểu luận này được ông viết năm 1948 và in trong tập “Mấy vấn đề văn học” xuất bản năm 1956.
 Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra nội dung của văn nghệ thông qua luận điểm mở đầu bài tiểu luận: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Văn học luôn được chắp cánh từ hiện thực, đời sống thực tại trở thành vật liệu để các nghệ sĩ gửi gắm những thông điệp của mình. Ông đã đưa ra hai dẫn chứng được lấy từ hai tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả vĩ đại để tăng tính thuyết phục cho luận điểm. Hai dẫn chứng đó là những câu thơ trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du và nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Lép Tôn-xtôi. Văn nghệ phản ánh cuộc sống chân thực, những con người, số phận trong tác phẩm văn học cũng phần nào phản ánh con người ngoài thực tế. Nhưng với đặc trưng là tính sáng tạo nên ngoài việc thể hiện chân thực cuộc sống trên những trang viết, người nghệ sĩ còn làm cho những hình ảnh, hình tượng trở nên sinh động hơn. Chỉ với hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
mà Nguyễn Du đã khiến bạn đọc “rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh ấy”. Hiện ra trước mắt bạn đọc là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa về màu sắc của mùa xuân tràn đầy sức sống. Trên nền cỏ xanh mướt đến mãi chân trời điểm xuyết “một vài” bông lê trắng, màu trắng tinh khôi ấy đã tạo điểm nhấn cho toàn bộ bức tranh. Hay về nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na cũng khiến chúng ta “không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ”. Sự thành công của người nghệ sĩ chính là ở điều đó, chính là khi đã kết thúc tác phẩm, kết thúc cuộc đời, số phận của nhân vật mà người đọc còn tiếc nuối, rung cảm.
 Tác phẩm văn học không phải là những lí thuyết khô khan mà nó còn đem đến cho chúng ta những rung động, sự ngỡ ngàng trước những điều vốn rất quen thuộc. Tác giả Nguyễn Đình Thi thật xác đáng khi ông khái quát được: “Lời gửi của văn nghệ không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội”. Thông qua văn nghệ, chúng ta biết được “bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa”. Qua cách nhìn của người nghệ sĩ, hiện thực được hiện lên mang tính cụ thể và sinh động. Nó không chỉ đơn thuần là những gì xảy ra trong đời sống mà còn là những rung cảm, nhận thức của người sáng tạo và tiếp nhận.
 Văn nghệ có một sức mạnh kì diệu đối với đời sống con người: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Văn nghệ giúp chúng ta có cái nhìn phong phú hơn, đúng đắn hơn với bản thân và cuộc đời. Nó làm cho cuộc sống con người luôn vui tươi qua những câu hát ru, hát ghẹo hay qua những buổi xem chèo,... Nó còn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự ngăn cách của hoàn cảnh, những cực nhọc, vất vả của cuộc sống. Không có văn nghệ, cuộc sống con người sẽ trở nên nghèo nàn, buồn tẻ. Một tiếng hát cất lên giữa buổi cày đồng nắng gắt cũng giúp nhân dân quên đi phần nào mệt mỏi để tiếp tục lao động, sản xuất và chiến đấu. Văn nghệ đã “truyền lại và gieo vào bóng tối” những cuộc đời lam lũ, cực nhọc một ánh sáng và lay động những tình cảm ở họ, giúp cho tâm hồn họ được sống. Văn nghệ không thể tồn tại xa lìa cuộc sống. Nó phản ánh đời sống tinh thần,  là tiếng nói của “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội” của con người.
 Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật chính là yếu tố tư tưởng. Tư tưởng trong nghệ thuật là “tư tưởng náu mình, yên lặng”. Nó khiến người đọc phải suy ngẫm, phải “dừng lại” để tìm hiểu lớp nghĩa ẩn đằng sau ngôn từ mà tác giả muốn gửi gắm bởi lẽ “tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Văn nghệ còn giúp con người tự xây dựng chính mình. Nó “không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. Chính văn nghệ, nghệ thuật đã tạo nên sự sống cho con người, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng con người để họ vượt qua được những “biên giới của chính mình”. Kết thúc bài tiểu luận, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật: “Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”.
 Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng nhiều hình ảnh cùng với các dẫn chứng xác thực, bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã góp phần tạo nên một phong cách phê bình, lí luận riêng của Nguyễn Đình Thi. Bài tiểu luận đã làm rõ vai trò, giá trị của văn nghệ đối với cuộc sống con người. Nhờ có văn nghệ mà tâm hồn con người được mở rộng, nó giúp con người có cái nhìn đa dạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuyen_de_van_ban_nhat_dung_ki_2.doc