Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 15
TUẦN 15 - TIẾT 71-72
Ngày soạn : .
Ngày dạy :. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài viết nhằm đánh giá kết quả bài làm của học sinh về việc sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài của hs.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Tạo lập văn bản
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Gv: đề bài, đáp án, biểu điểm.
-Hs: Xem lại các kiến thức có liên quan.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 15
TUẦN 15 - TIẾT 71-72 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài viết nhằm đánh giá kết quả bài làm của học sinh về việc sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài của hs. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Tạo lập văn bản B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Gv: đề bài, đáp án, biểu điểm. -Hs: Xem lại các kiến thức có liên quan. I.Đề bài : Em hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. II. Đáp án- Biểu điểm 1, Yêu cầu chung *Phương pháp : - Đảm bảo kiểu bài tự sự, có cốt truyện, nhân vật, sự việc... -Viết đúng kiểu bài tự sự sáng tạo, bài làm đủ bố cục ba phần. - Sử dụng và phát huy ngôi kể thứ nhất, sử dụng ngôn ngữ điíu thoại, đọc thoại, độc thoại nội tâm một cách hiệu quả. - Diễn đạt mạch lạc, lô gic, cốt truyện hợp lí,sử dụng ngôi kể linh động, sáng tạo. sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. * Nội dung: - Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Trên đường Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi... - Diễn biến cuộc trò chuyện: Nội dung về vấn đề chiến tranh, ước mơ, nỗi nhớ... + Ngoại hình, hành động... của em, của người lính lái xe (Miêu tả ngoại cảnh) + Những suy nghĩ, tình cảm của người lái xe và của em về họ (Miêu tả nội tâm); + Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương, đất nước...(nghị luận) Kết thúc cuộc trò chuyện. * Hình thức , diễn đạt : Bố cục đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diễn đạt mạch lạc. - Đảm bảo cách trình bày lời thoại của nhân vật. - Biết hình thành các đoạn văn tự sự . 2. Thang điểm: + Bài đạt 9-10: Đủ các ý chính trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, đủ các yếu tố biểu đạt như yêu cầu; chữ sạch sẽ, trình bày đẹp, khoa học. Khuyến khích bài có sáng tạo, có cảm xúc. + Bài đạt 7- 8 : đảm bảo dược những yêu cầu trên. + Bài đạt 5 - 6 : đảm bảo được 2/ 3những yêu cầu trên. + Bài 3- 4 : chỉ đạt được 1/3 những yêu cầu trên. + Bài điểm 1-2: chưa xác định đúng yêu cầu đề bài, lạc kiểu văn bản. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích để xác định yêu cầu của đề. - Kĩ thuật viết tích cực: Hs vận dụng kiến thức kĩ năng làm bài văn tự sự, viết văn có sáng tạo. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài học sinh. 3. Tổ chức cho HS viết bài - Nêu yêu cầu tiết học và nhắc nhởtự giác, nghiêm túc, tích cực khi làm bài. - chép đề lên bảng cho HS - Quan sát HS làm bài - Thu bài, 4. Nhận xét về giờ làm bài. 5.Hướng dẫn về nhà: - Xem lại cách làm bài. - Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. - Xem lại: Ngôi kể trong văn bản tự sự. - Tìm đọc “ Chiếc lược ngà” về Nguyễn Quang Sáng. - Sưu tầm tư liệu giởi thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và “ Chiếc lược ngà” --------------------- TUẦN 15 - TIẾT 73 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Nguyễn Quang Sáng ) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được tình cha con sâu lặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn truyện. Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: trân trọng những tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Giáo dục tình yêu thương gia đình. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và “ Chiếc lược ngà” - Soạn bài theo câu hỏi sgk. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm hoặc đọc phân vai đoạn truyện. - Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thụât đoạn truyện.. - Kĩ thuật thảo luận: Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu của Gv. - PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Nêu nét độc đáo tình huống truyện trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? * “Lặng lẽ Sa Pa”:Tình huống đơn giản, có tính khái quát. Nếu “Lặng lẽ Sa Pa”:Tình huống đơn giản, có tính khái quát thì “Chiếc lược ngà” lại là câu chuyện với những tình huống éo le, bất ngờ, hợp lý về đề tài tình gia đình trong chiến tranh. Bằng nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu chung: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Qua hiểu biết và chuẩn bị bài. Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả. ? -Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? -G giới thiệu chân dung nhà văn khắc sâu 1 số nội dung chính. 1. Tác giả. ( 1932 ) - Ông là nhà văn Nam Bộ bắt đầu viết văn từ 1954. - Tác phẩm phong phú về thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch phim 2. Hoàn cảnh sáng tác. - Truyện viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. II. Đọc -hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Gv nêu cách đọc: Đọc chậm, diễn cảm, chú ý phân biệt giọng giữa các nhân vật. -Cho hs tóm tắt truyện. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích sgk - Nêu bố cục văn bản? 1. Đọc-chú thích: 2. Bố cục: 2 phần - Ông Sáu về thăm nhà... - Ông Sáu trở lại chiến trường... Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi đứa con chưa đầy một tuổi nên sau tám năm trở về thăm nhà, con gái đã không chịu nhận anh. Anh háo hức bao nhiêu trong lần trở về này thì bé Thu càng cự tuyệt không nhận cha chỉ vì vết thẹo dài trên mặt. Bé Thu đối xử lạnh nhạt với ông sáu như một người xa lạ khiến cho ông Sáu rất buồn phiền. Sau khi nghe bà kể về nguyên nhân vết thẹo trên mặt của ba, bé Thu mới vỡ òa nhận ra. Hôm sau ông Sáu ra chiến trường, bé Thu đã không cho ba đi, khăng khăng đòi giữ ba ở lại. Tình cảm cha con mãnh liệt bỗng nhiên trỗi dậy. Hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở. Ông Sáu đi hứa sẽ trở về và tặng cho bé một chiếc lược. Trong thời gian ở chiến trường, ông đã tỉ mỉ lấy vỏ đạn ra làm lược. Một chiếc lược có một vài răng do người ba tỉ mỉ, tẩn mẩn khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông Sáu vẫn mong một ngày trở về tặng bé Thu chiếc lược. Nhưng chiến tranh khắc nghiệt, ông Sáu đã hi sinh và tâm nguyện chưa được hoàn thành. Ông Sáu gửi gắm chiếc lược cho anh Ba, gửi trao tận tay con gái anh chiếc lược đó. Phần cuối truyện: Trong một chuyến đi công tác, bác Ba, người kể chuyện, đã tình cờ gặp lại bé Thu tại một trạm giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Thu đã thành một cô giao liên gan dạ, dũng cảm, thông minh dẫn đoàn cán bộ vượt qua hiểm nguy. Bác Ba đã thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người đồng đội cũ ( Ông sáu)trao tận tay cho thu chiếc lược ngà. Một tình cảm giống như tình cha con đã nảy nở giữa bác Ba và bé Thu. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP + Nêu hoàn cảnh của bé Thu? - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận ? Tìm các chi tiết miêu tả thái độ, hành động của bé Thu lúc gặp mặt cha? ? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? - Qua đó, em thấy bé Thu có thái độ như thế nào trong cuộc tiếp xúc đó.? - Trong những ngày ông Sáu ở nhà , bé Thu đối với ông như thế nào? - có ý kiến: Thu bướng bỉnh ngay cả những khi tưởng chừng như không thể bướng bỉnh được. ý kiến của em? - Có ý kiến cho rằng, bé Thu không yêu quý ba nó? ý kiến của em thế nào? 3. Phân tích: a. Nhân vật bé Thu * Hoàn cảnh: Có ba đi kháng chiến - Lên 8 tuổi chưa được gặp ba, chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má. Bé luôn khao khát gặp ba. *Trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà + Lúc gặp mặt : - Con bé giật mình, tròn mắt nhìn - Ngơ ngác, lạ lùng - Chớp mắt...muốn hỏi - Mặt tái đi...vụt chạy - Kêu thét lên... => Miêu tả hành động cụ thể, hợp lý ->Thái độ bất ngờ, bàng hoàng, sợ hãi +Trong 2 ngày ông Sáu ở nhà: - Càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. -chẳng bao giờ chịu gọi.-Nói trổng:Vô ăn cơm - Nồi cơm sôi nó kiên quyết không gọi – Nó gọi ba là “người ta” - Nó hất cái trứng ra. - nó bỏ sang bà ngoại => Miêu tả hành động, cử chỉ phù hợp với lứa tuổi: sự ngang bướng, cứng rắn, thái độ kiên quyết của bé Thu Bé Thu rất yêu ba . Và em càng không nhận anh Sáu càng chứng tỏ em rất yêu ba -người trong ảnh mà em hằng ngày yêu thương, mong nhớ. Thu tin vào ấn tượng ban đầu. Tình cảm của em sâu sắc, mạnh mẽ, rạch ròi. Sự ương ngạnh, bướng bỉnh, có lập trường chính là cái mần sâu kín để sau này Thu trở thành cô giao liên gan dạ, dũng cảm. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: Nhóm em hãy tìm các tình huống eo le, bất ngờ, kịch tình của truyện? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. + Hai tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu lại phải ra đi. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà, nhưng chưa kịp trao cây lược ngà cho con thì ông đã hi sinh. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Quan sát tranh: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: -Hãy kể lại đoạn truyện liên quan đến hình ảnh trên bằng lời cuả người mẹ bé Thu ( Sử dụng miêu tả, đọc thoại nội tâm và nghị luận) - Hướng dẫn HS viết bài. - Gọi HS trình bày và nhận xét. -HS nhớ lại sự việc. -Thực hành viết bài. - Trình bày trước lớp. - Nhận xét, HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 1.Tìm đọc thêm các tác phẩm khác cũng viết về tình cảm cha con? Tình gia đình? Những cánh buồm ( Hoàng Trung Thông) Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch, Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Nghe con bước, lòng vui phơi phới. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. 2. Viết bài văn tự sự kể một kỷ niệm sâu săc của mình với cha ( mẹ)? TUẦN 15 - TIẾT 74 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Nguyễn Quang Sáng ) A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 73 B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP (7 phút) Nhóm................. Nhóm trưởng............................................. Tìm chi tiết, hình ảnh tái hiện cảnh bé Thu nhận ba trong buổi chia tay: 1. Dáng vẻ, cử chỉ:....................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Ngôn ngữ:................................................................................................................ ..................................................................................................................................... 3. Hành động:............................................................................................................... ...................................................................................................................................... 4. Nhận xét về sẻ dụng các phương thức biểu đạt:...................................................... ...................................................................................................................................... C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm hoặc đọc phân vai đoạn truyện. - Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thụât đoạn truyện.. - Kĩ thuật thảo luận: Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu của Gv. - PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Ở lớp 8 chúng ta đã học về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Truyện khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ về tình cảm cha con, sự hi sinh của cha dành cho con. Qua đó thấy được tình cảm cha con là tình cảm gắn bó máu thịt cần trân trọng. Vây tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh được Nguyễn Quang Sáng tái hiện như thế nào? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét? - Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt và tác dụng của phương thứcđó - Tình cảm của bé Thu với anh Sáu ntn? *Trong buổi chia tay: + Dáng vẻ, cử chỉ: - Con bé như bị bỏ rơi đứng góc nhà, - Vẻ mặt sầm lại buồn rầu... - Đôi mi dài.. nghĩ ngợi sâu xa... - Đôi mắt con bé bỗng xôn xao. => Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua hình,vẻ mặt, hành động- thay đổi nhận thức, tâm lí. Thu hiểu đó là ba em. + Ngôn ngữ: thét lên: ba...a..a...ba - Nói trong tiếng khóc:Không cho ba đi nữa... + Hành động:- Nó vừa kêu, chạy xô tới, nhanh như con sóc - Nó hôn tóc, hôn vai và hôn cả cái thẹo... - Hai tay siết chặt lấy cổ...hai chân câu chặt ->Đoạn văn tự sự + nghị luận + miêu tả: Biểu hiện hồn nhiên tình cảm với ba, một tình yêu mãnh liệt, sâu sắc thiết tha. Đây là những giây phút hết sức cảm đông. Hành động của bé Thu lúc nhận ba cũng quyết liệt như lúc từ chối ba. Khi người cha trong ảnh và người cha có vết thẹo hoà nhập làm một thi tình yêu ba của Thu như được nhân lên gấp bội. Không chỉ là niên yêu, lòng kiêu hãnh mà có cả tình thương, nỗi ân hận,Những hành động của nhân vật có lúc tưởng như trái ngược nhau nhưng lại hết sức thống nhất ở tình yêu ba sâu sắc, thiêng liêng. b. Nhân vật Ông Sáu: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - HD HS đọc lướt đoạn đầu VB. - Tìm những chi tiết kể về hành động của anh Sáu khi nhìn thấy đứa con mà anh hằng mong nhớ? - Nghệ thuật? - Theo em tâm trạng người cha như thế nào? - Gọi HS đọc lại đoạn truyện. - Hãy tóm tắt những chi tiết kể về anh Sáu trong những ngày ở nhà? - Theo em vì sao anh sau lại đánh bé Thu? Tâm trạng của anh lúc đó? b. Nhân vật Ông Sáu: * Khi gặp con: Anh nghĩ rằng, con bé... - Vừa bước vừa khom người chờ con - Không kìm nổi xúc động: vết thẹo dài má phải lại đỏ ửng giần giật... - Chầm chầm bước, giọng lặp bặp run run => Miêu tả hành động: sự yêu thương con hết mực, niềm mong mỏi có được tình cảm của con. + Những ngày ở nhà: - Anh chẳng đi đâu ...vỗ về con. - Anh mong được nghe một tiếng "ba" - ...khổ tâm đến nỗi không khóc được - Anh gắp một cái trứng cá cho nó. - Anh giận quá, vung ta đánh nó -> Sự đau khổ, bất lực và nỗi khao khát nghe con gọi một cách cháy bỏng. Trong những ngày này, ông Sáu càng gần gũi thu càng lùi xa, ông càng cưng chiều nó càng lảng tránh. ông càng vỗ về nó càng lạnh nhạt thờ ơ. Nó biến ông từ “người cha” thành “ người ta”. Ông đâu có biết rằng, vết thương do kẻ thù găm trên mặt ông đã liền thành thẹo nhưng một vết thương mới từ đấy bắt đầu- vết thương trong trái tim người cha chiến sĩ: Vết thẹo khiến con ông không nhận ra cha. Những tình tiết truyện khiến người đọc khó mà kìm nổi xúc động. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc diễn cảm đoạn văn -Nghe con gọi ba, anh Sau đã có những cử chỉ,hành động gì? - Em có suy nghĩ gì về giọt nước mắt của người cha chiến sĩ? - Nhận xét về tâm trạng của anh Sáu? - Khi con nhận anh là lúc anh phải lên dường. Điều đó cho em hiểu gì về anh? * Sau khi chia tay: - bế nó lên - Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con... => Niềm sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào. -Lúc con nhận ba là lúc chia tay lên đường -> Sự hi sinh lớn lao của người chiến sĩ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP / VẬN DỤNG LUYỆN ĐỀ ÔN THI VÀO THPT Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi: Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá , quay lại mẹ và bảo: Con kêu rồi mà người ta không nghe. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 2. “ Con bé” trong đoạn trích trên là ai? “Con bé” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 3. Cảm nhận của em về thái độ và hành động của “con bé” trong đoạn văn trên? Thái độ đó có thể thông cảm được không? Vì sao? HƯỚNG DẪN: 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Người kể không xuất hiện, gọi nhân vật bằng tên của họ. 2. “ Con bé” trong đoạn trích trên là bé Thu -“Con bé” đã vi phạm phương châm về chất: Cơm chín rồi! (Mục đích giao tiếp là Thu muốn bảo ba vào ăn cơm.) phương châm lịch sự: Vô ăn cơm! (nói trống không, thiếu lễ phép với người lớn.) 3. Cảm nhận của em về thái độ và hành động của “con bé” trong đoạn văn trên : - Bé Thu tỏ thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh, kiên quyết không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì ông có vết thẹo trên mặt, ông không giống người ba trong tấm hình chụp chung với má. -Thái độ đó có thể thông cảm được. Bởi vì Thu chưa một lần được gặp ba, em luôn khao khát điều đó. Nhưng khi ba Thu trở về lại không giống với hình dung của em, không giống người ba trong ảnh nên em kiên quyết không nhận. Em không thể hiểu sự gian khổ của chiến tranh là ba em thay đổi và có thêm vết thẹo trên mặt. Thái độ và hành động của bé Thu cho thấy tình cảm kính yêu dành cho ba của em rất sâu sắc và không gì thay thể được. - Qua đây, ta thấy sự miêu tả tâm lý trẻ thơ tinh tế, sắc sảo của tác giả và bản lĩnh, lập trường của một cô bé hồn nhiên, ngây thơ - sau này là cô giao liên gan dạ, dũng cảm. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1.Nhập vai bé Thu- Khi đã là cô giao liên gan dạ- kể về cuộc chia tay xúc động với người ba khi ông trở lại chiến trường? ( Chú ý: Ngôi kể, thứ tự kể, yếu tố miêu tả ngoại hình và nội tâm, yếu tố nghị luận) ------------------------- TUẦN 15- TIẾT 75 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Nguyễn Quang Sáng ) A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 73 B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Bài kể chuyện đã giao ở tiết trước. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm hoặc đọc phân vai đoạn truyện. - Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thụât đoạn truyện.. - Kĩ thuật thảo luận: Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu của Gv. - PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Nhập vai bé Thu- Khi đã là cô giao liên gan dạ- kể về cuộc chia tay xúc động với người ba khi ông trở lại chiến trường? -Gọi HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà. - Nhận xét - rút kinh nghiệm. - HS trình bày bài viết ở nhà - Lắng nghe - Tham gia nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đoc lướt. - Khi trở lại chiến trường, anh Sáu đã có những suy nghĩ và hành động gì? - Nhận xét đoạn truyện kể việc anh làm chiếc lược? - Qua đó, em hiểu thên gì về tình cảm của anh với con ? ? Em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống con người b. Nhân vật Ông Sáu ( tiếp) * Trở lại chiến trường. - Anh Sáu ân hận đã đánh con - Vui sướng tìm được ngà voi, ỉ mỉ khổ công làm lược, khắc dòng chữ “ yêu nhớ tặng Thu, con của ba” -> Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ=> Tình cảm cha con sâu nặng, sự đau thương, mất mát trong chiến tranh. Hình ảnh ông Sáu cẩn trọng làm cây lược với tất cả tình thương nỗi nhớ thật cảm động. “Lòng yêu con đã biến người cha chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời . Cho nên cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa” – ( Chu Văn Sơn – “Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học”). HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Kể lại chi tiết kết thúc văn bản? - Chi tiết khiến em cảm động ? Qua tìm hiểu, em cảm nhận được gì về phẩm chất của nhân vật? - Ông trúng đạn- kiệt sức. - Đưa tay vào túi móc cây lược rồi nhìn người đồng đội hồi lâu.->Tình cha con bất diệt Ông Sáu đã hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc nhưng ông lại dang dở lời hứa của một người cha. Chính tình thương con đã biến người đồng đội thành người cha thứ hai của bé Thu và cây lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình phụ tử. Để rồi sau này, Thu lại tiếp tục con đường mà cha cô đã đi. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: Lớp cha trước lớp con sau Cùng là đồng chí chung câu quân hành. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện? - Qua đó. Em hãy khái quát chủ đề tư tưởng của truyện? - Gọi HS đọc ghi nhớ 4. Tổng kết: a. Nội dung: b. Nghệ thuật: cốt truyện chặt chẽ, xây dựng nhân vật, miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật, ngôn ngữ địa phương ... * Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN - Theo em : Tại sao tác giả lại đặt tên cho truyện là Chiếc lược ngà? Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn nói? -Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được mội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật kết tinh tình phụ tử thiêng liêng. Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha. Với ông Sáu, chiếc lược ngà đã chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: LUYỆN ĐỀ ÔN THI VÀO THPT Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi: "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2.Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ? HƯỚNG DẪN: 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm "Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích ; là anh Sáu (người cha) và bé Thu ( người con). 2.Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì : -Trong suy nghĩ của anh, con gái anh hằng mong nhớ sẽ gọi anh, chạy đến ôm lấy anh. Nhưng thực tế diễn ra ngoài sức tưởng tượng. Con bé bất ngờ, ngạc nhiên, sợ hãi khiến anh hụt hẫng. Anh đau xót vì hoàn cảnh chiến tranh khiến con anh không nhận ra cha. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 6 EM: Tìm hiểu và thống kê các tác phẩm viết về tình gai đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và điển vào bảng sau: Tác phẩm Tác giả Thể loại Biểu hiện của gia đình Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn Tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liện trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh... Bếp lửa --------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_15.docx