Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 23

TUẦN 23 - TIẾT 106

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

( Tiếp )

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được đặc điểm của các thành phần biệt lập: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.

Thấy được công cụng của các thành phần trên.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng 2 phần phần biệt lập trên.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

-Hs xem bài trước sgk.

-Sơ đồ tư duy

C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Kĩ thuật động não: Phân tích đặc điểm công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú.

- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập

- PP phân tích ngôn ngữ, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề.

 

docx 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 19900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 23
TUẦN 23 - TIẾT 106
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
( Tiếp )
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được đặc điểm của các thành phần biệt lập: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
Thấy được công cụng của các thành phần trên.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng 2 phần phần biệt lập trên.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Hs xem bài trước sgk.
-Sơ đồ tư duy
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Phân tích đặc điểm công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập
- PP phân tích ngôn ngữ, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Cảm thán
Tình thái
?
?
Gọi HS giới thiệu sơ đồ tư duy
GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Thành phần gọi-đáp:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc ví dụ, nhắc H chú ý các từ in đậm.
-G cho H trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đó là thành phần gọi-đáp, vậy, thành phần gọi đáp là gì?
- Nó có phải là thành phần biệt lập không, vì sao?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-G cho H làm bài tập 1-Sgk Tr.32
1. Ví dụ: Sgk Tr.31
2. Nhận xét:
- Này, bác có biết... -> Dùng để gọi.
- Thưa ông, chúng cháu ở ... -> Dùng để đáp
=> Các từ đó không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc, dùng để tạo lập cuộc thoại (Để gọi), hoặc để duy trì cuộc thoại (để đáp)
3. Kết luận: 
*Ghi nhớ: sgk Tr.32
Gọi
Đáp
Quan hệ
này
vâng
trên - dưới, thân tình
Mở đầu- thiết lập quan hệ giao tiếp
duy trì cuộc thoại
 Phần gọi đáp trực tiếp hay gián tiếp thể hiện mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Nó tương đối độc lập với nòng cốt câu. Vì vậy nếu tách riêng ra thì nó có cấu tạo câu đặc biệt hay câu tỉnh lược ( trừ một số từ tình thái đi kèm chức năng tạo dạng cho câu nghi vấn hay câu cầu khiến: à, ư, nhỉ, nhé...). Trong văn chương nghệ thuật, các tác giả cũng rất hay sử dụng thành phần gọi- đáp nhưng không phải để tạo lập hay duy trì cuộc thoại mà để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của người viết: 
 Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! ( Tố Hữu)
 Bác đã đi rồi sao Bác ơi! ( Tố Hữu)
II. Thành phần phụ chú:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc ví dụ, nhắc H chú ý các từ in đậm.
-G cho H trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đó là thành phần phụ chú. Vậy, thành phần phụ chú là gì?
 Nó có phải là thành phần biệt lập không ? vì sao?
=> Cho Hs thảo luận nhóm và điền kết quả vào bảng bên?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả?
- Hs nhận xét , bổ sung.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV tổng hợp - kết luận.
1. Ví dụ: Sgk Tr.31
2. Nhận xét:
- ...đứa con gái...-và cũng là đứa con...
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và...
=> - Nếu bỏ các từ in đậm, ý nghĩa sự vật không thay đổi.
- Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, dấu ngoặc đơn
=> Phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
3. Kết luận: 
*ghi nhớ: sgk Tr.32
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho H đọc bài tập 2?
- Gọi HS làm miệng bài tập 2?
- Cho thêm ví dụ tương tự?
- Nhận xét, bổ sung ý kiến?
Bài tập 2:
Bầu ơi!
Ai ơi!
-> Không gọi riêng ai, gọi chung mọi người- tính phiếm chỉ trong văn học.
-G cho H đọc bài tập 3?
-G cho H xung phong lên bảng làm.
-G cho H lớp nhận xét.
-G tổng hợp ý kiến, bổ sung, ghi bảng.
Bài 3-sgkTr.33
a. "kể cả anh"-> mọi người.
b. "Các thầy, cô giáo, các bậc chaẹ, đặc biệt là những người mẹ" -> Những người nắm giữ...
c. 'những người chủ ..."-> lớp trẻ.
d. "có ai ngờ" -> cô bé nhà bên: Thể hiện sự ngạc nhiên của tg.
- "thương thương quá đi thôi"-> tôi: thể hiện tình cảm trừu mến của tg.
G cho H đọc bài 5.
G cho H độc lập làm bài
G chấm, chữa 1 số bài làm của H.
G nhận xét chung trước lớp.
Bài 5: sgk Tr.33
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Vẽ sơ tư duy hệ thống nhóm bài và thuyết minh sơ đồ?
THÀNH PHÀN BIẾT LẬP
PHỤ CHÚ
GỌI ĐÁP
CẢM THÁN
TÌNH THÁI
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Chia sẻ với bạn và hoàn thiện bảng so sánh sau :
TP tình thái
TP gọi đáp
TP cảm thán
TP phụ chú
ý nghĩa
Cấu tạo
Vị trí
Dấu hiệu
Cách đọc
------------------------ 
TUẦN 23 - TIẾT 107
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA- PHÔNG- TEN
 ( (Hi-pô-lit Ten))
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được đặc điểm của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu tích cá nhân.
Mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong văn bản: nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật; nắm được cách lập luận của tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc học văn bản dịch nghị luận văn chương.
Rèn kĩ năng phân tích các yếu tố lập luận trong văn bản nghị luận văn chương.
3. Thái độ: Giáo dục cách nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tư liệu về H. Ten. - Soạn bài theo câu hỏi sgk. - Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm ..........Nhóm trưởng........................
Đọc phần thứ nhất của văn bản, thảo luận và hoàn thiện bảng sau:
Đối tượng
Theo nhà khoa học Buy-phông
Theo nhà văn La Phông-ten
CON CỪU
Nhận xét
Đánh giá
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Phân tích giá trị văn bản nghị luận văn chương.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: so sánh cách nhìn của nhà văn và nhà khoa học.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. 
-PP phân tích, vấn đáp, giảng bình, thảo luận...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Qua văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, chúng ta đã thấy nội dung của văn nghệ khác với các bộ môn khoa học khác. Nó tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận của con người, thế giới bên trong con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực khách quan, là đời sống tình cảm của con người qua lăng kính chủ quan của tg. Văn nghệ lấy chất liệu từ đời sống khách quan nhưng không đơn thuần là sự sao chụp nguyên xi. Khi sáng tạo, người nghệ sĩ phải gửi vào đó một cái nhìn, một cách nghĩ, một cách cảm của riêng mình. Đó chính là tư tưởng, tình cảm, là bức thông điệp mà tác giả gửi tới bạn đọc.
 Văn bản hôm nay sẽ minh chứng rõ hơn cho điều ấy.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Đọc thầm chú thích SGK
- Giới thiệu về tác giả H. Ten?
-Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản ?
-Gọi HS bổ sung
-GV khắc sâu kiến thức,
1. Tác giả ( 1828- 1893 ) ông là nhà triết gia, nhà sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp.
2. Văn bản.
- Thể loại: Nghị luận.
- Xuất xứ: Văn bản trích chương 2 phần 2 công trình nghiên cứu: La- phông – ten và thơ ngụ ngôn của ông
II. Đọc - hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv nêu cách đọc: Chú ý phân biệt giọng đọc ở 2 cách nhìn nhận về các con vật.
-Xác định bố cục của văn bản ?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Đọc -chú thích 
2.-Bố cục: ( 2 phần )
Phần 1: Hình tượng con cừu.
Phần 2: Hình tượng chó sói.
2. Phân tích.
a. Nhìn nhận của Buy-phông và La Phông-ten về chó sói và cừu:
Phiếu học tập:
Đối tượng
Theo nhà khoa học Buy-phông
Theo nhà văn La Phông-ten
CON CỪU
 -Con cừu ngu ngốc và sợ sệt.
-Tụ tập thành bày, nháo nhào, co cụm.
-Không biết trốn tránh, nhất nhất làm theo.
-Hết sức đần độn.
- Con cừu: thân thương, tốt bụng...buồn rầu...dịu dàng...
- Cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu của con nó  đứng yên vẻ nhẫn nhục.
Nhận xét
Dẫn chứng xác thực, khách quan.
=> Cách đánh giá chính xác, khách quan của nhà khoa học: con vật ngu ngốc, hèn nhác.
-> Nghệ thuật nhân hoá.
=>Cái nhìn gần gũi, thân thương của nhà thơ: con vật giàu tình yêu thương
Đánh giá
Nhà khoa học quan sát, nhận xét dựa trên bản năng của đối tượng. 
Nhà thơ kết hợp quan sát khách quan với cảm xúc chủ quan.
 Lập luận bằng cách so sánh. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục. => Chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của La- phông - Ten: Hình tượng con cừu là loài vật thân thương và tốt bụng chúng hiền lành chẳng làm hại ai 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1.Hãy chọn một văn bản để phân tích, chỉ rõ sự sáng tạo của người nghệ sĩ?
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-VD: “ Bài học đường đời đầu tiên” - Tô Hoài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Tìm hiểu thêm về sự sáng tạo của người nghệ sĩ qua một tác phẩm đã học trong nhà trường?
2. Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản?
--------------------------- 
TUẦN 23 - TIẾT 108
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA- PHÔNG- TEN (tiếp)
 ( (Hi-pô-lit Ten))
A . MỤC TIÊU:Đã trình bày ở tiết 107
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập
Đối tượng
Theo nhà khoa học Buy-phông
Theo nhà văn La Phông-ten
CON SÓI
Nhận xét
Đánh giá
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Phân tích giá trị văn bản nghị luận văn chương.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: so sánh cách nhìn của nhà văn và nhà khoa học.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. 
-PP phân tích, vấn đáp, giảng bình, thảo luận...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Trình bày phần chuẩn bị: Nêu sự sáng tạo của người nghệ sĩ qua một tác phẩm đã học trong nhà trường?
GV dựa trên sự trình bày của HS để vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
a. Nhìn nhận của Buy-phông và La Phông-ten về chó sói và cừu
Đối tượng
Theo nhà khoa học Buy-phông
Theo nhà văn La Phông-ten
CON SÓI
-Thù ghét mọi sự kết bè, kết bạn.
-Lặng lẽ, cô đơn, bộ mặt lấm lét dáng vẻ hoang dã 
-Lúc sống có hại, lúc chết vô dụng. 
-Là bạo chúa đáng thương.
-Là tên trộm khốn khổ, bất hạnh
-Là gã vô lại luôn đói dài và bị ăn đòn.
-Chó sói độc ác mà khổ sở, thường bị mắc mưu. Vụng về, không có tài trí,..
Nhận xét
-> Cách đánh giá chính xác. Nhận xét đáng tin cậy vì nhà khoa học đã dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng của chó sói.
=> Chó sói có hại, xấu xí, độc ác.
Nghệ thuật nhân hoá. Hình ảnh vừa chân thực, vừa gợi cảm -> 
Lập luận phân tích cụ thể, rõ ràng.
=> Tham lam, ®éc ¸c vµ bÊt h¹nh, có cá tính. Không đáng sợ mà đáng thương.
Đánh giá
 Bằng nghệ thuật so sánh, đối chiếu H. Ten đã làm nổi bật quan điểm sáng tác của La- phông - ten. Đồng thời ông đã nhận ra tác dụng và đặc điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật bởi sáng tạo nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn.
Nếu như Buy- phông viết về chó sói và cừu chủ yếu bằng quan sát, mô tả một cách chính xác, khoa học những đặc tính cơ bản của loài vật thì La Phông -ten còn viết về chúng bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng và trái tim nhạy cảm của nhà thơ.Đó chính là nét đặc trưng sáng tạo của nghệ thuật. Đặc biệt người nghệ sĩ miêu tả những đối tượng cụ thể nhưng lại để người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về đạo lí ở đời ( sự đối mặt giữa kẻ mạnh - kẻ yếu, cái thiện - cái ác). La Phông ten đã dựng lên một vở hài kịch (có cốt truyện, nhâ vật, sự kiện...từ hai con vật được nhân hóa để người đọc khám phá đời sống nội tâm phong phú của đối tượng. Đây là sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
b. Lời bình của tác giả:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho H chọn đọc lời bình của tác giả.
- Tg đã bình luận về cách thể hiện đối tượng như thế nào ở nhà văn và nhà khoa học? Em hãy giải thích câu bình luận đó?
- Em hiểu đầu óc phóng khoáng hơn của nhà thơ là như thế nào?
? Nhà thơ đã thấy và hiểu gì về con vật khác với nhà bác học ở điểm nào.
? Em nêu nhận xét về cách lập luận của tg ở đoạn văn này? Từ đó, tg đa cho thấy mục đích bình luận của tg là gì.
-Buy-phông: dựng một vở bi kịch về sự độc ác của chó sói. La Phông-ten: dựng hài kịch về sự ngu ngốc của chó sói.
Đối với nhà văn: 
- Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến, theo đặc tính cố định.
- Cách nhìn con vật-hiện thực cuộc sống: như một con người, một số phận với tích cách phức tạp, có nhiều biểu hiện khác nhau trong một tích cách.
- Sự phản ánh cuộc sống bằng cái nhìn nghệ thuật.
* Cách lập luận so sánh, đối chiếu để làm bật quan điểm của mình: Xác nhận đặc điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật.
Trong bài nghị luận văn chương, H.Ten đã thành công ở cách lập luận chặt chẽ, hệ thống luận cứ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động, ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
3.Tổng kết:
*Ghi nhớ: Sgk Tr.41
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Qua tìm hiểu văn bản này, em hiểu thêm gì đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật bên cạnh bài Tiếng nói của văn nghệ?
2. Từ đó, em hiểu gì về lao động nghệ thuật của nhà văn?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
1. Trong sáng tạo nghệ thuật:
- Cái nhìn hiện HTCS phóng khoáng hơn.
- Phản ánh HTCS qua lăng kính chủ quan.
- Nhân vật mang tích cách, số phận cụ thể.
->Nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách chân thực và xúc động.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Em học tập được gì về cách viết bài văn nghị luận văn học?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
- Chọn vấn đề
- Cách lập luận
-Chọn dẫn chứng 
-Viết lời bình
...........
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Thử học tập cách viết của tg về các nhân vật trong 1 số bộ phim hoạt hình em đã xem?
Chuẩn bị bài “ Mùa xuân nho nhỏ” va ftimf hiểu sự sáng tạo của Thanh Hải.
---------------------- 
TUẦN 23 - TIẾT 109
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức. - Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề trong cuộc sống.
2. Kỹ năng. - Kĩ năng trong tập làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề trong cuộc sống.
3. Thái độ. - Có ý thức ôn tập nâng cao kiến thức, vận dụng vào thực tế tập làm văn nghị luận.
4. Năng lực.
	- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tạo lập văn bản
	- Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới, nghiªn cøu SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thực hành có hướng dẫn: cách tạo lập các văn bản nghị luận về Tư tưởng đạo lí.
- Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm cách tạo lập bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Nối thông tin ở hai cột để có nội dung nghị luận hợp lý:
NL VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG
5.Tình mẫu tử
4.Lòng dũng cảm
1.Bảo vệ môi trường
2.Uống nước nhớ nguồn
3.Đuối nước mùa hè ở trẻ em
Vậy các nội dung nghi luận được nối với cột B là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gv cho HS đọc bài văn.
Gv cho hs đọc ví dụ sgk.
-Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì ? Có phải là một sự việc hiện tợng đời sống không ?
Xác định các luận điểm của văn bản ?
-Văn bản sử dụng phép lập luận chủ yếu nào ?
-Em có nhận xét gì về cách lập luận ?
-Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản ?
-Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về  tưởng đạo lí ?
-Văn bản này có những yêu cầu gì ?
- Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần chặt chẽ, cụ thể.
- Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục không.
- Vậy, em hãy rút ra những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.
-Theo em kiểu bài nghị luận này có gì khác nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Khắc sâu kiến thức
1.Bài văn:
2. Nhận xét.
* Vấn đề bàn luận. Sức mạnh của tri thức => Là một vấn đề thuộc tư tưởng.
* Luận điểm.
- Sức mạnh của tri thức trong lao động.
- Sức mạnh của tri thức trong cách mạng.
- Thái độ cha biết quý trọng tri thức của một số người.
* Phép lập luận.: Phân tích, chứng minh, giải thích, tổng hợp=>Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
* Bố cục. ( 3 phần )
- Mở bài: GT sức mạnh của tri thức.
- Thân bài: BL về sức mạnh của tri thức.
- Kết luận: Phê phán thái độ không quý trọng tri thức.
=> Mối quan hệ các phần chặt chẽ, lô-gích.
+ Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu. Phép lập luận có sức thuyết phục.
- Bài văn nghi luận về tư tưởng, đạo lý xuất phát là từ một tư tưởng, đạo lý để lập luận, giải thích cho mọi người hiểu và đưa vào thực tế cuộc sống.
- Bài NL về sự việc, hiện tượng xuất phát từ thực tế cuộc sống để lập luận khái quát thành vấn đề tư tưởng, đạo lý.
*Ghi nhớ: Sgk Tr.36
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV y/c HS đọc và tìm hiểu văn bản Thời gian là vàng.?
-Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
-Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản đó?
-Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì? Cách lập luận ấy có sức thuyết phục không
- Văn bản nghị luận về vấn đề tưởng, đạolý
- Văn bản bàn về giá trị của thời gian. 
- Các luận điểm chính:
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh. Lập luận có sức thuyết phục vì nó giản dị, dễ hiểu.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Quan sát hình ảnh và đặt để văn ứng với mỗi hình?
-Trình bày trước lớp?
-Gọi HS nhận xét.
-Nghi lực
-Lòng dũng cảm
-...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm đọc các bài nghị luận về nghị lực, tự lập, biết ơn, đồng cảm,...
Thống kê các đề văn nghị luận về tư tưởng đạo lý theo nhóm:
+Tình cảm: Yêu nước, tình quê hương, tình mẫu từ, tình bạn...
+Đức tính: 
+Phẩm chất
+....
---------------------- 
TUẦN 23 - TIẾT 110
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được khái niệm về liên kết và cách liên kết trong đoạn văn và trong văn bản. Nắm được một số phép liên kết cơ bản.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, sử dụng các phép liên kết trong văn bản và khi tạo lập văn bản. 
 3. Thái độ; Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Chuẩn bị theo yêu cầu SGK.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Phân tích đặc điểm công dụng của liên kết.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 GV kể cho HS:
 Dê đen và đe trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chẳng con nào chịu nhường con nào.
 Câu chuyện trên có gì chưa đúng? Vì sao?
Các câu tuy đều đúng ngữ pháp nhưng lại sắp xếp lộn xộn- Thiếu liên kết. Vậy liên kết là gì? Liên kết bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái niệm liên kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV cho HS đọc ví dụ.
-Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào tới chủ đề chung của văn bản.
-Nội dung chính của mỗi câu văn là gì? Những nội dung đó có quan hệ thế nào với chủ đề của đoạn văn?
- Nhận xét về trình tự sắp xếp câu?
- Mối quan hệ các câu văn được thể hiện qua những dấu hiệu nào? 
-Đoạn văn đó đã được sử dụng phép liên kết chặt chẽ, vậy phép liên kết là gì?
G giải thích, khắc sâu:
- Liên kết là gì?
- Liên kết nội dung?
- Liên kết hình thức? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức.
1. Ví dụ: sgk Tr.42
2. Nhận xét:
- Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại đó là bộ phận làm nên tiếng nói của văn nghệ.
-> Chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có mối quan hệ bộ phận-toàn thể. 
- Nội dung của mỗi câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn: Cách phản ánh thực tại
- Trình tự sắp xếp hợp lý: làm gì? Như thế nào? Để làm gì?
- Thể hiện: 
+Tác phẩm-tác phẩm: Lặp từ vựng.
+ Tác phẩm-nghệ sĩ: Cùng trường liên tưởng.
+ Anh-nghệ sĩ, cái đã có rồi-những vật liệu mượn ở thực tại=> Thay thế.
+ Nhưng=>Nối bằng quan hệ từ.
3. Kết luận:
Ghi nhớ:Sgk Tr.43
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS đọc đoạn văn.
-GV cho HS xác định yêu cầu của đoạn văn.
-GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
-GV tổng kết, hoàn chỉnh kiến thức, lưu ý học sinh cách ghi bài làm.
+ Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và các điểm yếu về năng lực trí tuệ của người VN.
+ Cụ thể: 
- Câu 1: Khẳng định điểm mạnh hiển nhiên ..
- Câu 2: Tính ưu việt của điểm mạnh ...
- Câu 3: Khẳng định những điểm yếu.
- Câu 4: Phân tích những biểu hiện của yếu kém, 
- Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách ...
+ Các phép liên kết:
- Thế đồng nghĩa: bản chất trời phú ấy (Câu 1- 2)
- Phép nối: nhưng (câu 3-câu2); ấy là (C 4-câu3)
- Phép lặp từ vựng: lỗ hổng (câu 4-câu 5)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài học?
- Gọi HS trình bày dự kiến
- Tổ chức trao đổi, nhận xét
- Gọi HS vẽ lên bảng
- HS suy nghĩ
-Xung phong vẽ lên bảng
-Giới thiệu sơ đồ bằng đoạn văn thuyết minh.
- Tham gia nhận xét
LIÊN KẾT CÂU. LK ĐOẠN VĂN
Liên kết nội dung
Liên kết hình thức
Phép ĐN, TN
LK chủ đề
Phép nối
Phép thế
Phép lặp
LK lô gic
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” 
 (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
2.Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài “ Mùa xuân nho nhỏ”. Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn?
---------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_23.docx