Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 26

TUẦN 26 - TIẾT 121

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thông qua bài hs nắm được cấu trúc đề, các bước làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài; kĩ năng thực hiện các bước làm bài.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Tạo lập văn bản - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm

- Giao tiếp Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

Xem trước bài sgk.

 

docx 18 trang phuongnguyen 30/07/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 26
TUẦN 26 - TIẾT 121
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH
MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Thông qua bài hs nắm được cấu trúc đề, các bước làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài; kĩ năng thực hiện các bước làm bài.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Tạo lập văn bản - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Xem trước bài sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ, trình bày cấu trúc đề, các bước làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 - Trình bày một phút cấu trúc đề, các bước làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)? Đặt một đề văn nghị luận về tác phẩm truyện?
=> GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu đề văn:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
-GV cho HS quan sát đề trong sgk. Cho HS đọc.
- Em hãy chỉ ra những phần giống và khác nhau trong các đề đó?
-GV chỉ rõ sự khác nhau. Song đó không phải là 2 kiểu bài riêng?
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
1. Ví dụ: Sgk.
2. Nhận xét:
- Giống nhau về cấu trúc: 
 Mệnh lệnh-Vấn đề NL-Phạm vi NL.
- Khác nhau:* ở phần mệnh lệnh 
+ Suy nghĩ: Từ điều hiểu biết->nhận xét, đánh giá
+ Phân tích: Từ tác phẩm->nhận xét.
* ở nội dung: - Nhân vật 
 - cốt truyện
 - chủ đề.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em hãy thực hiện thao tác tìm ý.
-GV hướng dẫn, ghi bảng.
- Từ ý lớn trên, hãy lập thành dàn bài.
-GV cho lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn bài.
-GV cho HS tiến hành viết phần mở bài và kết bài.
-GV cho HS đọc bài làm.
-GV cho HS chữa bài của mình, của bạn.
Lưu ý: Sự liên kết các câu, các đoạn, chính tả, cách dùng từ...
-Từ đó, em hãy rút ra kết luận chung về cách làm bài NL tp truyện.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV chốt kiến thức.
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"của Kim Lân
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Vấn đề NL: Bàn bạc, nhận xét về nhân vật vh
- Phạm vi: Truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Hướng NL: Đi từ cảm nhận riêng của mình.
- Các luận điểm chính:
+ Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước:
+ Đó là một tình cảm mới mẻ trong đời sống tinh thần của người nông dân.
2. Lập dàn ý:
* MB: Nhà văn-Tác phẩm-Nhân vật-Đánh giá chung về nhân vật.
*TB: -Nêu và phân tích diễn biến tâm lý nhân vật ...
* KB: Khẳng định lại vấn đề.
3. Viết bài 
4. Đọc và sửa chữa:
* ghi nhớ: Sgk.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Cảm nhận của em về nhân vật “người thanh niên” trong đoạn trích sau:
 Cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong cuộc đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh. 
 (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long , Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
THAM KHẢO:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Giới thiệu khái quát về đoạn văn và nhân vật “ người thanh niên.”
* Khái quát về nội dung đoạn văn:
- Đoạn văn cho ta thấy được những suy nghĩ của nhân vật họa sĩ dành cho anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cuộc gặp gỡ bất ngờ của họ khiến ông họa sĩ cảm thấy anh thật “ đáng yêu” và cảm thấy “nhọc” trước những suy nghĩ đẹp và hành động đẹp của anh...
- Qua những suy nghĩ của hoạ sĩ, ta thấy sự cảm mến của mọi người dành cho anh thanh niên. Từ những điều anh suy nghĩ và hành động khiến mọi người như bừng thức trước những vẻ đẹp giản dị mà mới mẻ, cao đẹp.
* Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên:
- Anh đẹp trong công việc :
+ Hoàn cảnh làm việc khắc nghiệt, công việc đơn điệu khẳng định nghị lực và lòng dũng cảm tuyệt vời của anh. ( Nêu và phân tích dẫn chứng)
+ Nhận thức đúng đắn về công việc. Có tinh thần hợp tác và chia sẻ và tôn trọng đồng nghiệp. (Nêu và phân tích dẫn chứng: Công ciệc giản dị mà ý nghĩa lớn lao: phục vụ sản xuất và chiến đấu...Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, ... công việc gắn bó với anh em đồng chí... làm việc như anh bạn ở Phan-xi-pang mới là lý tưởng)
+ Công việc là bạn, là niềm vui, là lẽ sống. Anh hạnh phúc khi được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ tổ quốc. (Nêu và phân tích dẫn chứng: Công việc của cháu vất vả thế đấy những nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất... thật hạnh phúc)
+ Làm việc tự giác với trách nhiệm nhiệt thành và niềm đam mê cháy bỏng. (Anh âm thầm, bền bỉ làm việc. Cứ như thế, giữa hoàn cảnh khắc nghiệt, đúng giờ “ốp” là anh làm nhiệm vụ, không quên, không bỏ một buổi nào).
=> Vào những năm tháng đất nước còn nghèo lại phái đương đầu với chiến tranh khốc liệt, có biết bao con người lao động thầm lặng như anh thanh niên cùng viết lên khúc ca đầy hào khí của tuổi trẻ dựng nước. 
 Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
 Trên những đèo mây, những tầng núi đá
 Hai bàn tay ta làm nên tất cả
 Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai....
 (Tố Hữu) 
- Anh đẹp trong tâm hồn, lối sống.
+ Tổ chức sắp xếp cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, khoa học khiến mọi người ngỡ ngàng. (Căn nhà ba gian... Trồng hoa là đẹp tinh thần, nuôi gà làm giàu đời sống vật chất và đọc sách làm phong phú, mới mẻ trí tuệ)
+ Sống chân thành, cởi mở, nhiệt tình (Anh dễ gần, sôi nổi, ân cần, chu đáo, quý khách:Thích gặp gỡ và trò chuyện... quan tâm đến mọi người, tặng quà...)
+ Giản dị, khiêm tốn: ( từ chối được vẽ, giới thiệu những tấm gương lao động mà mình ngưỡng mộ...)
=> Anh không chỉ đẹp trong lao động mà còn tuyệt vời trong lối sống: một tâm hồn trong trẻo, một trái tìm thắm đỏ - Anh như bông hoa cuộc đời lặng lẽ ngát hương đời giữa núi rừng Sa Pa thơ mộng.
- Vẻ đẹp thầm lặng của anh lan toả và thắp lửa trong lòng người.
+ Đó là những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ mà anh đã đánh thức người khác. (Được gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên, ông hoạ sĩ : thấy rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trước hành trình vĩ đại là cuộc đời.... Ông như thấy có một quả tim nào khác nữa hay chính là quả tim cũ được đề cao lên... 
=> Nghệ thuật đã đẹp, cuộc đời còn đẹp hơn. Quả tim mà ông hoạ sĩ nói đến không phải để sinh tồn mà quả tim cống hiến. Nó mang xứ mệnh cao cả là làm cuộc sống đẹp, có ý nghĩa. Quả tim ấy đang rộn ràng hạnh phúc và đam mê lao động.
+ Cô kĩ sư trẻ từ bàng hoàng đến thấy cảm giác hàm ơn khó tả, để rồi nhận bó hoa của anh mà cô thấy dường như có bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức, mơ mộng anh tặng thêm cho cô.
=> Phải chăng đó là những bông hoa của lí tưởng sống bung nở, lan tỏa hương thơm, rực rỡ mơ ước và niềm tin yêu cuộc sống. 
* Đánh giá: 
- Nghệ thuật: Nhân vật được xây dựng qua cái nhìn, cách nghĩ, tình cảm của các nhân vật khác. Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi...Điều đó làm cho những trang văn lắng đọng dư vị ngọt ngào. 
- Nội dung: Vẻ đẹp của anh thanh niên và là điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
+ Gặp anh, dường như tuổi tác, thời gian trở nên vô nghĩa... Có lẽ không chỉ anh mà lòng chúng ta đều rạo rực khúc ca: Cuộc đời đẹp quá!
- Khẳng định lại vẻ đẹp nhân vật và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm
- Liên hệ: Qua nhân vật anh thanh niên, Nguyễn Thành Long đã đã giơ cao ngọn đuốc để soi sáng và làm lan toả ý tưởng sống cao đẹp, mượn cái lặng lẽ của Sa Pa để thôi thúc mọi người hoà cùng nhịp sống sôi động của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho dàn ý tham khảo trên
Chuẩn bị bài : Luyện tập ....
------------------------ 
TUẦN 26 - TIẾT 122
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH
MỤC TIÊU
 1.Thông qua bài hs vận dụng các kiến thức lí thuyết để làm bài nghị luận phấn tích tác phẩm.
 2.Rèn kĩ năng lập dàn ý, viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
3. Giáo dục ý thức tạo lập văn bản
4.Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Tạo lập văn bản - Cảm thụ văn học
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Ôn kỹ kiến thức về nghị luận văn học.
- Chuẩn bị theo yêu cầu SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Vấn đáp, thuyết trình, thực hành, viết sáng tạo...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)? Đặt một đề nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)?
=> Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Kiến thức cần ghi nhớ về bài NL tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV sử dụng PP vấn đáp để nhắc lại các kiến thức cơ bản.
- Gv ghi bảng các ý chính.
- Nêu nội dung của một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Khái niệm:
2. Yêu cầu:
- Những nhận xét, đáng giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện.
- Các luận điểm phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bố cục bài mạch lạc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 Cảm nhận của em về đoạn trích "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho HS ghi lại đề văn.
- Em hãy lên bảng thực hiện thao tác tìm hiểu đề.
Gv cho lớp nhận xét, hoàn thiện ý chính.
-Em hãy ghi lại các ý chính trên các cột của bảng.
 GV cho HS thảo luận nhóm và gọi địa diện nhóm lên ghi bảng.
- Trên cơ sở các ý chính đó, em hãy lập 1 dàn ý đại cương.
GV cho lớp nhận xét, hoàn chỉnh phần thân bài của dàn ý.
Gv cho HS độc lập hoàn thiện dàn ý chi tiết.
-Tổ chức cho HS viết bài theo đoạn và chia sẻ bài viết
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về 1 đoạn trích.
- Vấn đề nghị luận đoạn trích.
- Hình thức: Nêu cảm nhận.
2. Tìm ý và lập dàn ý
a.MB: Giới thiệu TP-TG và khái quát ND
b.TB: Phân tích giá trị ND-NT
*. Nhân vật bé Thu:
- Trong 2 ngày đầu bé Thu không nhận ba.
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 3 ngày anh Sáu ở nhà chăm sóc nó.
- Thái độ, hành động của bé Thu lúc chia tay 
*. Nhận vật ông Sáu:- Trong đợt nghỉ phép: 
- Sau đợt nghỉ phép:
*. Đánh giá nghệ thuật
- Về nội dung: Tình phụ tử trong chiến tranh thật sâu sắc nhưng vô cùng cảm động.
- Về nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, có tình huống truyện đặc sắc, ngôn ngữ Nam bộ.
c.KB: Khẳng định lại giá trị TP -liên hệ
3. Viết bài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tiếp tục tìm hiểu về nghị luận văn học.
2.Thống kê các nhân vật văn học trong tác phẩm truyện và phân biệt :
a.Nhân vật nên nghị luận theo đặc điểm ?
b.Nhân vật nghị luận theo diễn biến cốt truyện?
3. Trao đổi với bạn: 
Nghị luận về một đoạn trích (ngắn) với nghị luận về nhân vật trong cả đoạn truyện có gid khác nhau? Căn cứ vào đâu để thiết lập hệ thống luận điểm?
--------------------------- 
TUẦN 26 - TIẾT 123
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
SANG THU
( Hữu Thỉnh)
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài hs thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm thơ hiện đại; thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về các hình ảnh thơ.
 3. Thái độ : Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo.
– Năng lực tiếp nhận văn bản thơ: qua đọc hiểu các bài thơ Sang thu
– Năng lực tạo lập văn bản: qua viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về tác giả và tác phẩm.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (5 PHÚT)
Hãy đọc kỹ bài thơ và thảo luận trong bàn để hoàn thành các ô trống trong bảng so sánh:
KHỔ THƠ
HÌNH ẢNH
TRÌNH TỰ MIÊU TẢ
1
2
NHẬN XÉT
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ, trình bày, cảm nhận về điểm sáng nghệ thuật - nội dung tư tưởng bài thơ
- Trình bày một phút những cảm nhận, ấn tượng về nội dung bài thơ.
- Đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng bình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 GV trình chiếu hình ảnh.
- Hãy cho biết những hình ảnh trên gợi nhớ tới bài thơ nào em đã đọc trong SGK?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét
 GV : Mùa thu ! Nếu Nguyễn Khuyến thấy màu thu có sắc trời “ xanh ngắt”, Lưu Trọng Lư nghe “Tiếng thu” trong cái “thổn thức”, “ rạo rực” của cảnh thu lẫn tình thu, Xuân Diệu nhìn mùa thu qua màu “ áo mơ phai dệt lá vàng”, Nguyễn Đình Thi cảm nhận thu về khi “ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác heo may” thì Hữu Thỉnh lại dạo lên một khúc giao mùa hạ - thu nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng klhuâng mà cũng thầm thì triết lí.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua soạn bài.em hãy nêu vài nét chính về tg.GV giới thiệu ảnh, khắc sâu 1 số ý chính.
- Xác định thể thơ? Vì sao em xác định như vậy.
- Xác định phương thức biểu đạt 
- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát và nghe giới thiệu. 
1. Tác giả.
Hữu Thỉnh sáng tác thơ từ kháng chiến chống Mĩ.
Từ năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
2. Văn bản.
- Thể thơ năm chữ.
- Trích từ tập “ Từ chiến hào đến thành phố ”.
Hữu Thỉnh vinh dự được gặp Bác Hồ.
 [...] Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
 Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
Gọi HS đọc, lớp nhận xét
- GV cho HS đọc thầm khổ thơ đầu.
-Tg đã nhận ra những tín hiệu gì của đất trời lúc này?
- Em có nhận xét gì về những tín hiệu đó? Chúng đang trong trạng thái nào?
- Em hãy giải thích từ phả, chùng chình?
- Tg đã sử dụng nghệ thuật gì để bộc lộ cảm nhận của mình? 
- Tại sao tg lại sử dụng từ hình như.
 -Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bằng đoạn văn nói?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc-chú thích:
2. Phân tích:
*Khổ thơ đầu:
-Bỗng nhận ra hương ổi-Ngỡ ngàng
- Phả....gió se -> ĐT: hương như đậm, sánh lại lan tỏa, hòa quyện...
- Sương chình chình qua ngõ - > Nhân hóa - Sương như cố ý chậm lại giăng mắc, vấn vương...
- Hình như thu đã về.
-> Những mùi vị đặc trưng của mùa hè, hình ảnh đặc trưng của mùa thu với trạng thái vận động, giao thoa. Sự ngỡ ngàng, bất ngờ trước những tín hiệu của mùa thu.
 GV: Hương ổi chín, thứ hương quê nồng nàn bình dị cuối hè lan tỏa hòa quyện với gió heo may( thứ gió đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ) náo nức cả không gian. Hương phả vào gió, gió mang theo sương... những làn sương mỏng manh chầm chậm như giăng mắc vấn vương trên từng cành cây cây mái rạ...tất cả như thức dậy trong tiềm thức nhà thơ mùa thu thân thuộc như vừa đi xa trở về. Các giác quan mách bảo thu về nhưng vẫn chưa dám chắc “ hình như”, hai tiếng “ hình như” càng tôn thên cái bảng vảng, mơ hồ, ngỡ ngàng của tình người lúc vào thu.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trong khổ 2, thiên nhiên tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng chi tiết nào?
- Em hiểu thế nào về 2 hình ảnh thơ trên?
- Nêu hình dung của em về hình ảnh đám mây?
GV bình ảnh ảnh đám mây: nhịp cầu vắt qua 2 cửa thời gian...
- Qua đó, em thấy những hình ảnh trên được tg cảm nhận bằng các giác quan nào?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
*Khổ 2:
- Sông ... dềnh dàng.
- Chim ... vội vã.
- Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
HS phân tích, cảm nhận hình ảnh thơ.
-> Phép nhân hoá, hình ảnh liên tưởng thú vị, không gian rộng mở. Sự cảm nhận tinh tế về bước chuyển duyên dáng của mùa thu.
*Sự cảm nhận tinh tế bằng trực giác.Sự chuyển mình duyên dáng, nên thơ của mùa hạ sang thu.
 Đã qua rồi mùa hạ với những cơn mưa rào sối sả và dòng sông nước vồng cuộn xoáy. Dòng sông thu chầm chậm, lững lờ, êm ả, như mơ màng, sâu lắng. Những đàn chim lại chuẩn bị khởi dầu cho một mùa tránh rét mới.Giữa cao xanh mênh mông, mây như dải lụa mỏngmanh, mền mại duyên dáng chưa muốn chia tay với mùa hè nhưng nửa trời đã nhuốm sắc thu. 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ đó? Qua đó, em hãy chỉ ra nét khác biệt của thiên nhiên trong khổ thơ này so với khổ 1
- Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
PHIẾU HỌC TẬP (5 PHÚT)
Hãy đọc kỹ bài thơ và thảo luận trong bàn để hoàn thành các ô trống trong bảng so sánh:
KHỔ THƠ
HÌNH ẢNH
TRÌNH TỰ MIÊU TẢ
1
-Hương/ gió/ sương
Không gian hẹp - gần - xa (Khứu giác, thị giác, ...)
2
-Dòng sông/ bầy chim/ đám mây
-Không gian rộng mở, nhiều tầng bậc : Thấp- cao ( Thị Giác)
NHẬN XÉT
 Nếu khổ 1 ở, thiên nhiên được quan sát và khắc họa bằng những nét vẽ vô hình( hương, gió, sương) trong không gian nhỏ hẹp ( ngõ) thì khổ thứ 2 được thể hiện trong một không gian cao rộng, thoáng đãng nhiều tầng bậc với những nét vẽ hữu hình, cụ thể( sông, chim , mây) . Tất cả đều trong sự vận động nhẹ nhàng, tinh tế mà hết sức rõ rệt của khoảnh khắc giao mùa: Hạ đang qua, thu đang đến.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS đọc khổ thơ.
-Em hiểu hình ảnh nắng, mưa trong câu trên như thế nào?
-Từ đó, em thấy khổ thơ có những tầng ý nghĩa nào?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- GV: hình ảnh thiên nhiên được biểu cảm cho chặng đường của con người
* Khổ 3:
- Vẫn còn bao nhiêu nắng.
- Đã vơi dần cơn mưa.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
- Trên hàng cây đứng tuổi. - Nhân hóa, ẩn dụ: con người từng trải trở lên vững vàng. Hơn, chín chắn thêm..
-> Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: Sự chuyển đổi của thiên nhiên - sự chuyển đổi của con người.
 Căn cứ để xác dịnh mùa chính là sự biến đổi của thời tiết. Nắng đầu thu không còn gay gắt, mưa đầu thu cũng vơi dần, thưa dần...đã gần qua những ngày giông gió sấm chớp. Tất cả đi vào thế ổn định. Mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ bình dị, thân thương.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Có ý kiến cho rằng: ở vị trí kết bài, “ hàng cây đứng tuổi ” là cái chốt để mở ra thế giới sang thu của hồn người. ý kiến của em như thế nào?
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
 GV: Vào thời điểm giao mùa từ hạ “Sang thu”, con người bỗng giật mình khi nhânh ra mình cũng đã sang thu. Sương chùng chình hay con người bịn dịn. Sông dềnh dàng hay con người chậm lại lắng sâu. Cái bắt đầu vội vã của bầy chim hay chính sự khẩn trương gấp gáp của con người với bao tâm nguyện còn dang dở. Và trải qua bao mùa sấm chớp bão giông, con người trở nên vững vàng hơn, chín chắn thêm trước những vang động bất thường của ngoại cảnh. Bài thơ là khúc giao mùa với cảnh sắc thu quê bình dị mà giăng mắc vấn vương cùng tình thu và hồn người sang thu trang trải. Đến khổ thơ cuối sang thu của thiên nhiên lắng đọng vào niềm suy tưởng của nhà thơ Thu của thiên nhiên và thu của con người. Nét thu từ từ thu vào trong tâm tưởng đang lắng đọng lại trong suy tư. Sang thu là cảm nhận tinh tế của đất trời hay còn là cảm nhận về cuộc đời. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em hãy tổng kết lại những giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
- GV cho SH đọc ghi nhớ.
3. Tổng kết:
*Ghi nhớ: Sgk
 Hai khổ thơ đầu được ví như hai nhánh biếc của một cây thơ lạ, còn khổ thứ ba là cái gốc để hai nhánh thơ trên tựa vào đó mà khoe sắc tỏa hương. Chính khổ thứ 3 làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Ý nghĩa nhan đề “ Sang thu?”
- Gọi HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Nhan đề là cụm ĐT gợi sự vận động của sự vật.
- Nhan đề bao quát nội dung toàn bài.
- Thể hiện tư tưởng chủ đề: Bài thơ đa nghĩa: thiên nhiên/con người/ đời sống xã hội “Sang thu”
GV đọc cho HS tham khảo một đoạn trong “ Đi giữa miền thơ”- Vũ Nho.
 “... Thiên nhiên và con người cùng một nhịp “Sang thu”. Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ cảnh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Mưa sang thu. Nắng sang thu. Sấm chớp, bão giông, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu. Vừa lưu luyến bồi hồi lại vừa trang nghiêm chững chạc, vừa lắng sâu lại vừa rộng mở, bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng tự hào, kiêu hãnh.”
 (“ Đi giữa miền thơ”- Vũ Nho. NXB văn học, Hà Nội, 1999 )
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
ĐỌC BÀI THAM KHẢO
(Chia sẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh về bài “ Sang thu”)
 Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng nào...  
 Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.
 Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”.
 Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.
 Gửi gắm nhiều điều sâu lắng...
“Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.
Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằng không thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Hai câu cuối cùng: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi . Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của mùa Thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều mùa Thu mà là một buổi chiều hòa bình. Có thể nó có vẻ ngang tàng “sấm cũng bớt bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hòa bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên và không gì làm chúng run rẩy.
 Nhiều người bỏ qua “chìa khóa” của bài thơ
Có một chi tiết mà các cô giáo và thầy giáo khi giảng về bài thơ Sang thu làm người sáng tác ra nó không hài lòng. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực... Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.
Ông bày tỏ quan điểm: “Giảng văn thơ không nên chỉ phân tích trên văn bản, câu chữ mà hãy tìm hiểu sâu hơn cái tác giả muốn gửi gắm. Nó có thể nằm ngay trên tựa đề bài thơ, câu đề từ, lời ghi chú, ngày tháng hay một lời đề tặng.
Yên Khương (Báo điện tử: Văn hóa và thể thao)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. HS tiếp tục cảm nhận vẻ đẹp của những hình ảnh thơ.
2.Đọc thuộc lòng bài thơ và sưu tầm các bài thơ hiện đại cùng đề tài?
3. Sưu tầm tranh ảnh và ghi lại cảm nhận của em về cảnh giao mùa hạ-thu ở quê em?
4. Tìm hiểu về nhà thơ Y Phương và bài thơ “ Nói với con”?
------------------ 
TUẦN 26 - TIẾT 124
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NÓI VỚI CON
(Y Phương)
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài hs cảm nhận được tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước trong bài thơ; nắm được cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ trong bài thơ.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm thơ hiện đại, phân tích được các hình ảnh thơ độc đáo.
KNS: nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống gia đình, quê hương, làm chủ bản thân, đặt mục tiêu sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha; kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
 3. Thái độ : Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo.
- Năng lực tiếp nhận văn bản thơ: qua đọc hiểu các bài thơ Nói với con.
- Năng lực tạo lập văn bản: qua viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài thơ.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ, trình bày, cảm nhận về điểm sáng nghệ thuật - nội dung tư tưởng bài thơ
- Trình bày một phút những cảm nhận, ấn tượng về nội dung bài thơ.
- PP Đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng bình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Gọi HS kể tên một số bài hát, bài thơ về tình cha con?
- Gọi 1 HS biểu diễn ( đọc thơ/ hát) tác phẩm về đề tài trên?
=> GV dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc chú thích sao .
-Nêu những nét chính về tác giả Y Phương ?
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
-Xác định thể loại bài thơ ?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn?
- GV trình chiếu hình ảnh và bổ sung thông tin.
1. Tác giả.
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, hiện là chủ tịch hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật mạnh mẽ của người miền núi.
2. Bài thơ.
- Xuất xứ: Bài thơ viết sau khi đất nước thống nhất.
- Thể thơ tự do.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
-Gọi HS đọc, lớp nhận xét?
-Bài thơ có mấy khổ? N

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_26.docx