Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 30

TUẦN 30 - TIẾT 141

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

 

doc 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 18980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 30
TUẦN 30 - TIẾT 141
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Phiếu học tập.
Phiếu số 1:
Thảo luận nhóm và điền kết quả vào phiếu học tập:
Khởi nghĩa
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi-Đáp
Phụ chú
Ví dụ
 Khái niệm
 Phiếu số 2:
Thảo luận nhóm và điền kết quả vào phiếu học tập:
Nghĩa tường minh
Hàm ý
Khái niệm
Điều kiện sử dụng
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Động não suy nghĩ, tổng hợp kiến thức tiếng việt đã học theo yêu cầu.
- Thảo luận nhóm: hoàn thành các bài tập.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Thử vẽ lại kiến thức đã học qua sơ đồ tư duy:
HS1: Thánh phầm câu
HS2.Liên kết câu, liên kết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP
Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Sử dụng phiếu học tập số 1.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Ghi kết quả phân tích - Khái quát vào bảng tổng kết 
Mô tả sản phẩm của học sinh
Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập(Không tham gia diễn đạt nghĩa SVSV)
Tình thái
Cảm thán
Gọi-Đáp
Phụ chú
a. Cái làng ấy,
...dường như
vất vả quá,
thưa ông
-Những người...như vậy.
Là TP câu đứng trước CN để nêu đề tài được nói đến trong câu (Về, đối với,...
Là TPBL dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
Là TPBL dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn...)
Là TPBL dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Là TPBL dùng để bổ sung, làm rõ một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức và giới thiệu sơ đồ bằng đoạn văn thuyết minh.
- Gọi HS lên bảng
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
1. Kiến thức:
Liên kết 
LK hình thức 
LK nội dung 
LK chủ đề
Liên kết lô-gíc
Phép lặp từ 
ngữ
Phép đồng nghĩa, trái nhĩa, liên tưởng
 Phép thế
 Phép nối
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS lên thực hiện bài tập 1(Tr.110)
- Xác định liên kết trong đoạn văn: 
-Gọi HS đọc kết quả, lớp nhận xét.
-GV tổng hợp ý kiến-kết luận chung.
-Cho HS đọc lại đoạn văn đã viết phần I/2.
-Gv cho hs đọc lại đoạn văn.
-Cho hs chỉ ra sự liên kết trong đoạn văn?
HS đọc lại đoạn văn
HS thực hiện, lớp nhận xét, hoàn thành bài 
-Tìm các phép liên kết và các phương tiện liên kết thực hiện phép liên kết ấy.
-Đọc phần 2.
-HS trả lời miệng.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
2.Bài tập
Bài tập 1.
a. Các từ in đậm thuộc phép nối.
b. Cô bé – phép lặp.
 Nó – phép thế.
c. Thế – phép thế.
- Liên kết ND: 
- Liên kết hình thức:
Bài tập 3.
* Về liên kết nội dung.
- Chỉ rõ chủ đề đoạn văn.
- Qquan hệ giữa các câu với chủ đề.
- Trình tự sắp xếp các câu.
* Liên kết hình thức.
Chỉ rõ các phép liên kết.
Nghĩa tường minh và hàm ý
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Sử dụng phiếu học tập số 1.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Kiến thức
Nghĩa tường minh
Hàm ý
Khái niệm
Điều kiện sử dụng
Là phần thông báo được diễn dạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe(đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho hs đọc bài tập 1.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét.
-Gv tổng hợp nội dung.
-Gv cho hs đọc bài tập 2
-Hướng dẫn hs phân tích.
- Cho HS lên bảng làm 
-Cho hs nhận xét- bổ sung.
Gv tổng hợp kết quả.
2.Bài tập
Bài tập 1.
Hàm ý: Địa ngục là chỗ của các ông.
Bài tập 2.
a. Hàm ý: đội bóng chơi không hay => Cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Hàm ý: tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. => Cố ý vi phạm phương châm về lượng
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Vẽ lại sơ mô hình các phương châm hội thoại trong Tiếng Việt và giới thiệu bằng đoạn văn 
- G tổng kết , nhắc H tiếp tục nghiên cứu các nội dung vừa ôn tập, nêu những điều còn thắc mắc
------------------------ 
TUẦN 30 - TIẾT 142
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN NÓI
 NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
MỤC TIÊU
1. Kiến thức ; Thông qua bài học sinh cách lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề và trình bày miệng khi nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng lập ý, trình bày miệng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Xem lại cách làm bài.
- Chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề bài sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ làm dàn ý bài nghị luận bài thơ, đoạn thơ.
- Thảo luận nhóm: hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật trình bày miệng: Tập trình bày miệng trước lớp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nêu cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: GV cho HS chép đề, xác định y/c của đề:
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho hs lần lượt trình bày từng phần, từng luận điểm.
-Các hs khác nghe và nhận xét.
-Gv tổng hợp, rút kinh nghiệm về dàn ý.
+ Mở bài:- Giới thiệu ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong mỗi gia đình.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ.
+ Thân bài. - Bếp lửa sưởi ấm tuổi thơ.
-Những năm đói nghèo.
-Những năm chiến tranh.
- Bếp lửa sưởi ấm tác giả khi đi xa.
+ Kết bài:Bếp lửa bình dị mà thiêng liêng.
Hoạt động 3: GV nêu yêu cầu tiết học.
1. Về nội dung: - Trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về bài thơ Bếp lửa.
- Triển khai vấn đề thành các luận điểm khoa học, hợp lý.
2. Về hình thức: - Nói theo dàn ý đã chuẩn bị : Đủ 3 phần (Mở bài - thân bài - kết luận)
- Các phần, đoạn phải logic - ngôn ngữ nói rõ ràng, có ngữ điệu.
3. Về tác phong: - Trình bày:- Tác phong bình tĩnh, chủ động, tự tin.
- Trình bày hấp dẫn, thuyết phục.
4. Hướng dẫn nhận xét - cho điểm
Phiếu đánh giá nhận xét.
Người trình bày
Nội dung N.L (5Điểm)
Phương pháp N.L (3Điểm)
T. phong-ngôn ngữ (1Điểm)
v/đ mới - hay. (1Điểm)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I. Luyện nói ở tổ, nhóm
- Thành lập các tổ ( nhóm) - thư ký.
- Tổ chức cho các tổ học sinh nói tại tổ. 
- Các thành viên trong tổ nhận xét góp ý.
- Cử một đại diện trình bày trước lớp.
- H. từng tổ ngồi quay mặt vào nhau. 
- Tổ trưởng điều hành chung - thư ký ghi người trình bày- ý kiến nhận xét
- Cử đại diện trình bày trước lớp
[
II. Luyện nói trước lớp
- Lần lượt các đại diện tổ lên trình bày trước lớp.
- Các tổ khác nghe, thảo luận nhận xét đánh giá vào phiếu.
- Cho H. thảo luận ý kiến nhận xét.
- G. tổng hợp - nhận xét chung.
- Theo thứ tự tổ 1.2.3.4 đại diện các tổ lên trình bày.
- Các tổ khác nghe - thảo luận ý kiến nhận xét.
- Nghe và ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Tiếp tục luyện nói trước gương. 
-Chuẩn bị bài chương trình địa phương ( Tập làm văn ) theo hướng dẫn tiết 101. Xem lại nội dung bài viết để trình bày trước lớp.
- Chuẩn bị bài “ Biên bản”: mỗi HS tự sưu tầm 1-2 biên bản ( Có thể viết tay, mẫu biên bản)
Bài văn nói và văn viết nghị luận về một đoạn ( bài) thơ có gì khác nhau?
--------------------------- 
TUẦN 30 - TIẾT 143
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 ( Lê Minh Khuê )
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm đướng Trường Sơn thời kỳ chống Mĩ; thấy được nét đặc sắc trong cách kể, tả..
- Tích hợp lịch sử : Lịch sử dân tộc thời chống Mĩ và những cống hiến hi sinh của lực lượng thanh niên xung phong.
-Tích hợp GDQP : Những tấm gương gan dạ, dũng cảm, mưu trí của thanh niên xung phong trong kháng chiến.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện sáng tác trong thời kì chống Mĩ; phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất; cảm nhân hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
 3. Thái độ : Giáo dục các đức tính dũng cảm, lạc quan và tình yêu thiên nhiên đất nước.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Sưu tầm tài liệu về Lê Minh Khuê.
-Soạn bài theo câu hỏi sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ, phân tích nội dung văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản.
- Thảo luận nhóm: Tìm nội dung thông tin.
- PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cho HS nghe bài hát “ Cô gái mở đường”...
Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em hãy nêu các nét lớn về tác giả?.
- Em biết được những gì về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?
-GV tóm tắt cho HS nghe.
- Qua tóm tắt, em thấy phần trích đã lược bỏ những đoạn nào.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Tác giả.
Thuộc thế hệ nhà văn sáng tác từ kháng chiến chống Mĩ.
Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và miêu tả tâm lí tinh tế.
2. Văn bản.
Truyện ở trong số các tác phẩm đầu tay viết năm 1971, TP phản ánh chân thực hiện thực cuộc kháng chiến trong những năm chống Mĩ khốc liệt, hào hùng.
 Lê Minh Khuê thuộc thê hệ các nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, nhà văn nữ này hướng ngòi bút vào cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong,của bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Từ sau 1975, Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội với tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Lê Minh Khuê là người có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo- nhất là với phụ nữ. “những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của chị. 
II. Đọc - hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV hướng dẫn cách đọc,
- Gọi 3 HS đọc lần lượt 3 phần (kết hợp với giải thích từ khó của phần đọc).
- Phần trích chia thành mấy phần, nội dung chính của mỗi phần.
- Trong chương trình, em đã học văn bản nào về chủ đề này?
GV bổ sung, đọc cho HS nghe 1 số đoạn, bài hát về cuộc sống và chiến đấu ở TSơn.
- Truyện kể về những nhân vật nào?
- Nhiệm vụ của các cô gái? Em nhận xét gì về tên gọi công việc “ Trinh sát mặt đường”? “ Thần chết là một tay không thích đùa”?
- Nhận xét của em về công việc của các cô? tính cách của những cô gái TNXP.
GV cho lớp bổ sung nhận định.
1. Đọc - chú thích:
2. Bố cục: 3 phần.
- Công việc và cuộc sống của bản thân PĐ và các bạn.
- Một lần phá bom, Nho bị tương, chị em chăm sóc nhau.
- Niềm vui của ba cô gái trước trận mưa đá.
3. Phân tích:
a. Cuộc sống, chiến đấu và tích cách của ba cô gái TNXP:
+ Hoàn cảnh sống: Trên cao điểm, dưới chân quả đồi, cách xa đơn vị.
+ Nhiệm vụ: Khi địch ném bom, họ phải chạy trên cao điểm quan sát để đo, ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu vị trí quả bom chưa nổ. Khi địch ngừng bắn thì đi san lấp, phá bom.
=> Hoàn cảnh khó khăn, nhiệm vụ nặng nề, luôn đối mặt với thần chết.
 Ba nữ thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ đều có phẩm chất chung của những chiến sĩ : Có tinh thần trách nhiệm tự giác, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy-> Đó là những phẩm chất cao đẹp và bình dị của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ. Chính họ cùng những con người như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Châm ...đã cống hiến tuổi trẻ và sức thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Dựa vào tác phẩm, hãy tìm vẻ riêng của mỗi người?
+ Phương Định?
+ Chị Thao?
+ Nho?
- Tìm những chi tiết nói về tình đồng đội giữa họ? Khi Nho bị thương?
- Qua những chi tiết vừa phát hiện, hãy cho biết nhận xét của em về cuộc sống tâm hồn của các nữ thanh niên xung phong?
+ Vẻ đẹp và tính cách: 
* Phương Định: Cô giá HN nhạy cảm, mơ mộng...
* Chị Thao: cương quyết, táo bạo mà sợ máu:thấy máu, thấy vắt là mặt tái mét.
- Chăm chép bài hát.
- Thích tỉa lông mày nhỏ như cái tăm.
-*Nho: bướng bỉnh,thích loè loẹt...
- Thích thêu thùa- hay đòi nhai kẹo.
- Bom nổ, hầm sập, bị thương vẫn kiên cường.
=> miêu tả , những vẻ đẹp trẻ trung, đầy cá tính, nữ tính của các nữ thanh niên xung phong. Họ có tình đồng đội cao đẹp.
 Nhà văn rất thành công trong việc thể hiện thế giới nội tâm phomng phú của những cô gái . Họ là những người đã mang vào Trường Sơn tuổi trẻ với bao hoài bão, khát vọng. Họ có tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. Họ còn là những con người đễ xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp. Chính họ làm nên chất trữ tình cho cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc. Họ vừa bình dị mà lại rất đỗi anh hùng. Họ can trường, dũng cảm trong chiến đấu nhưng cũng lại hồn nhiên, tươi trẻ trong sinh hoạt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trình bày cảm nhận của em về ba nữ thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê bằng một đoạnvăn nói 7-9 câu?
- Gọi các đối tượng HS trình bày?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Tích hợp GDQP : GV giới thiệu cho HS những tấm gương anh dũng, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến : Đại đội TNXP 20/12 miền Nam lấy thân mình làm trụ cầu để đồng đội tải thương binh.
+ Những cô gái nga ba Đồng Lộc
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm gặp và trò chuyện với các cựu chiến bình địa phương là thanh niên xung phong trong kháng chiến.
---------------------- 
TUẦN 30 - TIẾT 144
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 ( Lê Minh Khuê )
MỤC TIÊU
( Đã trình bày ở tiết 143)
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Theo yêu cầu SGK
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ, phân tích nội dung văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản.
- Thảo luận nhóm: Tìm nội dung thông tin.
- PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Báo cáo kết quả:Tìm gặp và trò chuyện với các cựu chiến bình địa phương là thanh niên xung phong trong kháng chiến.
GV giới thiệu tiết học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
b.Nhân vật Phương Định
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Phương Đinh nói về ngoại hình của mình như thế nào?
- Sở thích của cô là gì?
- Em cảm nhận được gì từ chi tiết “ngắm mình trong gương”? giữa Trường Sơn bão lửa, hình ảnh này cho em hiểu gì về nhân vật?
- Tg đã sử dụng nghệ thuật gì để bộc lộ tâm trạng đó?
- Cảm nhận về nhân vật qua các chi tiết trên?
* Tự giới thiệu:
- Cô gái Hà Nội - Cô gái khá.
- có cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa
 kèn, hai bím tóc dài, có đôi mắt nâu và cái nhìn xa xăm...
- Ngắm mình trong gương 
- Khi ...đứng ra xa...-> Làm điệu, làm kiêu
-Thích hát, thích bịa lời bài hát...-> Mê hát, hồn nhiên.
-> Miêu tả- vẻ đẹp đầy nữ tính .
 Phương Định là nữ thanh niên trẻ trung, xinh đẹp, thích làm duyên như những cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vuốt tóc. Cô tự hào về mình và cũng biết cách làm người khác chú ý. Đó là vẻ đẹp bình dị, đời thường của những cô gái Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc lướt SGk trang 117.
- Tâm trang Phương Đinh khi tiến hành công việc phá bom được cô kể lại như thế nào?
- qua lời kể, em hình dung được gì về không khí lúc đó và tâm trạng của nhân vật?
- Điều gì tiếp thêm sức mạnh cho cô gái mạnh mẽ hơn?
- Tìm chi tiết Phương Định thuật lại việc thiến hành phá bom?
- Cảm giác của nhân vật như thế nào?
- Giữa danh giới sống và chết, Phương Định đã nghĩ về sự mong manh đó như thế nào?
- Phẩm chất nào đã giúp cô chiến thắng?
- Đọc phần chữ nhỏ cuối truyện. Cho biệt nội dung của phần này?
- Nhân vật đã kể lại hành động của mình khoi gặp trận mưa đá như thế nào? Qua đó em hiểu thêm gì về cô ?
- Giữa trọng điểm Trường Sơn mưa bom bão đạn ấy, cơn mưa rừng đã khơi gợi trong tâm hồn cô gái Hà Nội những gì?
- Qua nỗi nhớ của Phương Định, Em hiểu thêm gì về đời sống nội tâm của các nữ thanh niên xung phong và sự mới mẻ trong khi thể hiện đề tài chiến trang của nhà văn nữ Lê minh Khuê?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
* Diễn biến tâm lý trong lần phá bom:
- Tôi đến gần quả bom.. tôi không sợ nữa, tôi sẽ không đi khom, cứ đàng hoàng mà bước.
- Miêu tả nội tâm-căng thẳng, đầy thử thách-> Dũng cảm, tự trọng
- ...Tiếng sắc nhọn đến gai người cứa vào da thịct tôi...tôi rùng mình- vỏ quả bom nóng là dấu hiệu chẳng lành. -> Nguy hiểm - Sợ hãi, lo lắng, hồi hộp nhưng bình tĩnh tự tin và có kinh nghiệm.
- Nghĩ đến cái chết, nhưng một cái chết mờ nhạt... liệu mìn nổ, bom có nổ không?-> can trường và đầy tinh thần trách nhiệm.
=> cách miêu tả tâm lí cụ thể, chính xác đến từng cảm giác, ý nghĩ- khí phách anh hùng của nữ thanh niên xung phong.
* Khi có trận mưa đá:
- Chạy vào...chạy ra, ... cuống cuồng.
- Những niềm vui con trẻ của tôi nở tung, say sưa, tràn đầy.
- Mưa tạnh- thẫn thờ- tiếc không nói nổi.
=> Miêu tả - Ngạc nhiên, thích thú- Sự trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng và thanh thản.
- Nhớ mẹ... cái cửa sổ...những ngôi sao...cái cây...cái vòm cửa nhà hát...bà bán kem...con đường nhựa...những ngọn điện...hoa trong công viên... Chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.
=> Miêu tả, liệt kê- trào dâng hồi ức. Giàu cảm xúc, luôn nhớ về gia đình và thành phố thân yêu với những kỷ niệm ngọt ngào.
 Với những câu câu đặc biệt, câu văn ngắn, cách độc thoại nội tâm, Lê Minh Khuê đã phát hiện và miêu tả đời sống chiến đấu của thế hệ nữ thanh niên xung phong với những nét đẹp tâm lí cụ thể. Họ không phải những con người sắt mà ở họ tràn đầy tình cảm. Tình yêu nước cháy bỏng kết hợp với tình gia đình, tình quê hương... Đó là sự hồn nhiên, trong sáng, mộng mơ và tinh thần quả cảm, lạc quan. Đây chính là cách nhìn, cách thể hiện con người trong văn học hiện đại VN: Vừa có vẻ đẹp chung mang tinh thần thời đại lại vẫn có những nét cá tính rất riêng mình.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 - Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
_ Gọi HS đọc ghi nhớ
_ GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK 
 Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống đó, thanh niên Việt nam với những mùa hè xanh, với màu áo xanh tình nguyện lại có mặt ở khắp mọi nơi góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu đẹp văn minh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Hãy nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê?
GV cho HS tham gia thảo luận nhóm
GV bổ sung, hoàn chỉnh các nét chính.
- Kiên cường bất khuất, bất chấp gian nguy.
- Lạc quan, yêu đời, hồn nhiên, trong sáng.
- Tình đồng đội, đồng chí gắn bó, đẹp đẽ.
- Luôn muốn đẹp và làm đẹp cuộc sống dù trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh.
2.Nhan đề tác phẩm
 “ Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhan đề giống với cách đặt tên tác phẩm: “ mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. Nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao xa xôi gợi toả ánh sáng dịu dàng, huyền diệu, thứ ánh sáng ẩn hiện xa xôi mà mê hoặc lòng người.Đó là biểu tượng về sự ngời sáng phẩm chất cách mạng của những nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Nho, Thao, Phương Định như những ngôi sao trong hàng triệu ngôi sao âm thầm lặng lẽ toả sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam. ánh sáng của lòng yêu nước, của phẩm chất anh hùng cách mạng bình dị, khiêm nhường mà vĩ đại, cao cả .
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
2.-Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm đọc và hoàn thành bài luyện tập số 1 Sgk Tr.122
 -Hoàn thành nội dung phần chuẩn bị cho chương trình NV địa phương.
- Sưu tầm 1 số mẫu biên bản
---------------------- 
TUẦN 30 - TIẾT 145
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Tập làm văn - Tiếp theo tiết 101)
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh biết cách trình bày một bài văn nghị luận về một vấn đề ở địa phương.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng trình bày miệng bài nghị luận.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản và quan tâm đến các vấn đề ở địa phương.
Tích hợp môi trường : Quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Theo nội dung tiết 102
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ tìm hiểu vấn đền địa phương trình bày.
- Thảo luận nhóm: hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc bài viết đã chuẩn bị.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra phần chuẩn bị của hs ( đã hướng dẫn ):
HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: GV cho HS ngồi theo nhóm đề tài, hoàn thiện nội dung của bài chuẩn bị:
Hoạt động 2: GV cho HS trình bày vấn đề đã chuẩn bị trước tập thể:
+ Về hiện tượng Trò chơi điện tử:
- ở địa phương nào? Có bao nhiêu quán điện tử?
- Bình quân số lượt khách đến quán/1 ngày? Trong đó có ?% là lứa tuổi học sinh.
- Thời gian của những thanh thiếu niên đó đến quán là lúc nào?
- Hậu quả?( Về kinh tế, sức khẻo, nhân cánh...)
- Giải pháp......
+ Về môi trường: Nêu vấn đề ( rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước...)
- Điều tra thực trạng../.
- Nguyên nhân chính- các nguyên nhân khác...
- Hậu quả .....
 - Giải pháp khắc phục....
- Kiến nghị của bản thân .
GV gọi HS lên bảng trình bày.
GV cho HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung: 1 số bài viết về địa phương nhưng không có địa chỉ và số liệu cụ thể-> chưa có sự thuyết phục.
HS lên bảng theo yêu cầu của GV.
Chú ý cách trình bày: 
- Nói lưu loát, rõ ràng, gãy gọn.
- Tỏ rõ thái độ, ý kiến khen chê, đề nghị của mình trước vấn đề đó.
Hướng dẫn HS nhận xét rút kinh nghiệm:
Người trình bày
Chủ đề
Nội dụng
Hình thức- diễn đạt
 Tác phong
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Xem lại các vấn đề đã nêu ở tiết 101. 
Xem chương trình chuyển động 24h vag chuyên mục “ Việc tử tế” trên VTV.
--------------- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_30.doc