Ôn tập văn bản văn học 9 - Nguyễn Văn Nhượng

HỌC KÌ I

TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VN (Thế kỉ XVIII – XIX)

Bài 1: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp chân dung của Thúy Vân qua đoạn trích sau (Bốn câu). Từ đó em hãy nêu hiểu biết của em về bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học cổ.

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu thơ sau ( .). Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích.

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn chương trung đại, Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. Hãy phân tích những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?

 

doc 204 trang phuongnguyen 22/07/2022 16842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập văn bản văn học 9 - Nguyễn Văn Nhượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập văn bản văn học 9 - Nguyễn Văn Nhượng

Ôn tập văn bản văn học 9 - Nguyễn Văn Nhượng
NGUYỄN VĂN NHƯỢNG
TRƯỜNG THCS GIAO NHÂN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH
ĐT/ZALO: 0374749305
 ÔN TẬP
 VĂN BẢN VĂN HỌC 9
(Sưu tầm và Biên soạn)
Nam Định, tháng 10 năm 2020
NỘI DUNG
Trang
HỌC KÌ I
TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VN (Thế kỉ XVIII – XIX)
Bài 1: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
12
Đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp chân dung của Thúy Vân qua đoạn trích sau (Bốn câu). Từ đó em hãy nêu hiểu biết của em về bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học cổ.
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu thơ sau (.). Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích.
Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn chương trung đại, Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. Hãy phân tích những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?
14
Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Đề 1: Phân tích bức tranh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau (Trích 6 câu đầu)
Đề 2: Cảm nhận nỗi nhớ thương của Thúy Kiều với người yêu và cha mẹ qua tám câu thơ giữa của đoạn trích. Từ đó, em có suy nghĩ gì về đạo hiếu của con cái với cha mẹ.
Đề 3: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Làm sáng tỏ ý thơ trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau: (trích tám câu cuối)
20
Bài 2: “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
(Đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)
Đề 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên.
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu. Từ những lời nói khảng khái, chân tình của Lục Vân Tiên, em có suy nghĩ gì về quan niệm sống đẹp của ông cha ta.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
26
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1945 đến nay)
Bài 1: Đồng chí của Chính Hữu
Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau:
(Trích 7 dòng thơ đầu)
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ sau; chỉ ra điểm khác nhau giữa người lính trong bài thơ “Đồng chí” với người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
(Trích hai khổ thơ cuối)
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau: “Anh với tôi.... trăng treo”
Hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ việc phân tích đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về người lính trong kháng chiến và trong cuộc sống ngày hôm nay?
Đề 4: “...Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.” (Ra-xun Gam-ma-tốp)
	Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu làm sáng tỏ ý kiến ấy.
32
Bài 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Đề 1: Phân tích 4 khổ thơ đầu. Từ nội dung đoạn thơ, em thấy mình cần có trách nhiệm gì trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ.
Đề 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe vận tải Trường Sơn trong đoạn thơ sau: “Những chiếc xe từ trong bom rơi........Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Từ cảm nhận đó hãy liên hệ với bài thơ sau để chỉ ra điểm khác nhau cơ bản của hình ảnh người lính trong thơ của Phạm Tiến Duật.
44
Bài 3: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Đề 1: Theo ý kiến của nhà thơ Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá là một “khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui.” Ý kiến trên thể hiện qua đoạn thơ sau như thế nào? (Trích ba khổ đầu: 1,2,3)
Đề 2: Về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một khúc ca – một tráng khúc về lao động và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp”. Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên: Mặt trờiơi (trích 02 khổ đầu)
Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau: (Trích khổ 4,5,6,7). 
54
Bài 4: Bếp lửa của Bằng Việt
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là hình ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa. Em có suy nghĩ gì về nhận xét ấy?
Đề 2: Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
64
Bài 5: Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đề 1: Phân tích tình cảm của con người với ánh trăng trong ba khổ thơ đầu.
Đề 2: Cảm nhận hình ảnh con người và ánh trăng qua ba khổ thơ cuối.
Đề 3: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
Đề 4: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích hình tượng ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy để chia sẻ ý hiểu của em.
Đề 5: Nhà nghiên cứu Đỗ Đình Tuân cho rằng: “Làm thơ là quá trình hình thành và sáng tạo ra những “tứ thơ” chứ không phải chỉ thuần túy là việc diễn ý hay kể việc”. Hãy phát hiện tính độc đáo của “tứ thơ” qua thi phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy. 
76
TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Thế kỉ XVI – XIX)
Bài 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Đề 1: “Nhân vật là linh hồn của truyện ngắn”. Chọn và phân tích một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong các tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 để làm sáng tỏ ý kiến trên. 
Đề 2: Nhà văn K. Pauxtopxki cho rằng: Không có chi tiết thì tác phẩm không sống được. Ý nghĩa của chi tiết ở chỗ, sao cho cái vặt vãnh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mọi người.
 Em hiểu như thế nào về ý kiến nêu trên? Chọn, phân tích một vài chi tiết trong một hoặc một vài truyện ngắn đã học để thấy sự to lớn, lấp lánh của nó.
Đề 3: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ”. Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định trên. 
Đề 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương’ của Nguyễn Dữ. Từ đó, em hãy liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại. 
Đề 5: “Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc). Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ, để làm sáng tỏ cho nhận định trên. 
Đề 6: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
86
Bài 2: “Hoàng Lê nhất thống chí”(Hồi 14) của Ngô gia văn phái
Bàn về cuốn tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái có ý kiến cho rằng “Hồi thứ mười bốn đã tái hiện chân thực hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh”.
 Phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung (Nguyễn Huệ) để làm sáng tỏ nhận định trên.
99
TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1945 đến Nay)
Bài 3: “Làng” của Kim Lân
Đề 1: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc dến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con Út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông. Qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.
Đề 2: “Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện.” Qua truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân, em hãy bày tỏ quan điểm về ý kiến trên.
Đề 3: Phân tích nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Đề 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp
Đề 5: Trong truyện “Làng”, khi kể đến đoạn có tin đồn làng chợ Dầu của ông Hai theo Tây, Kim Lân đã thể hiện chân thật, sinh động tâm trạng nhân vật. Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai. Qua đó, chỉ ra, bằng cách nào, nhà văn đã làm cho tâm trạng nhân vật hiện lên chân thật và sinh động như thế? 
Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Đề 7: Phân tích những chuyển biến tâm lý của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Từ đó, em hãy chỉ ra nét mới mẻ trong hình tượng người nông dân sau Cách mạng tháng Tám.
Đề 8: Nhà thơ Raxun Gamzatov nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
104
Bài 4: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đề 1: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đó gợi cho em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống.
Đề 2: Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Qua đây, em hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ .
Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?
118
Bài 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Đề 1: Đọc đoạn văn sau :“Quê cháu ở Lào Cai .....Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên, anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên ? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc ?
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Lặng lẽ Sa Pa - Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc”. Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Qua đây, em hiểu gì về đức hy sinh của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Đề 3: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Từ nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì với thế hệ trẻ hôm nay?
Đề 4: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Qua đó, em hãy liên hệ với vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng trong cuộc sống hôm nay.
Đề 5: Nhà văn Nga K.Pauxtopxki cho rằng nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.
 	Từ việc hiểu ý kiến trên, hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để cảm nhận cái đẹp mà nhà văn Nguyễn Thành Long đưa em đến.
131
HỌC KÌ II 
Bài 6: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
Đề 1: Có ý kiến nhận xét: “Ở nhân vật  Phương Định chúng ta có thể nhìn thấy được vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước.” Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 2: “Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, em hãy làm rõ nhận định trên.
Đề 3:	Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? Từ vẻ đẹp của Phương Định, em có suy nghĩ gì về lòng dũng cảm của mình khi được sống trong thời bình. 
Đề 4: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình tượng những nữ chiến sỹ thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. Hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của ba nhân vật: Phương Định, Thao và Nho để làm sáng tỏ nhận định trên. 
Đề 5: Với nghệ thuật miêu tả tâm lý tài tình, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Hãy phân tích tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê để làm sáng tỏ ý kiến trên?
142
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1975 đến Nay)
Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong đoạn thơ sau: (Trích 3 khổ thơ đầu). Từ đó em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.
Đề 2: “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng đề nghị một lối sống”. Hãy phân tích 3 khổ thơ cuối của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm rõ nhận định trên?
Đề 3: “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci). Em hãy cảm nhận bức họa mùa xuân bằng ngôn từ trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh... Tôi đưa tay tôi hứng. (...)
160
Bài 2: Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Đề 1: Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng, là tấm lòng thành kính biết ơn của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam khi ra viếng lăng Bác. Em hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm sáng tỏ ý kiến trên. Là một học sinh, em thấy mình cần phải sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác như thế nào?
Đề 2: Nêu cảm nhận của em về hình tượng cây tre được nhà thơ Viễn Phương nói đến trong bài thơ “Viếng lăng Bác”:
	 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
 ... Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Đề 3: Có ý kiến cho rằng “Bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả với Bác”. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 4: Tác giả Lưu Quý Kỳ nói: "Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ, người đọc mở ra thấy tâm tình của mình trong đó". Em hãy làm sáng tỏ “tâm tình” của nhà thơ Viễn Phương và bộc lộ “tâm tình của mình” qua việc cảm nhận đoạn thơ sau: (Ba khổ thơ cuối)
Đề 5: " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên....Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.". Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Em cần làm gì để xứng đáng với những công lao to lớn của Bác.
Đề 6: Đọc bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu”. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên.
169
Bài 3: Sang thu của Hữu Thỉnh
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua đoạn thơ: “Sông được lúc dềnh dàng.....Trên hàng cây đứng tuổi.”
Đề 2: Có người cho rằng: “Thu là thơ của lòng người, nhưng với mỗi người mùa thu lại mang đến những cảm xúc riêng”. 
	Em có cảm nhận như vậy không? Hãy phân tích bài thơ “Sang thu” để làm rõ cảm nhận đó.
183
Bài 4: Nói với con của Y Phương
Đề 1: Phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con trong đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thương lắm con ơi....
....Còn quê hương thì làm phong tục”
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.” Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó.
Đề 3: Bàn về vai trò, giá trị của thơ ca, nhà thơ Lưu Quang Vũ từng chia
 sẻ quan niệm:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu.
(Trích “ Liên tưởng tháng Hai”)
Em hãy viết về những “ô cửa” “tình yêu” mà Y Phương đã mở ra trong bài thơ “Nói với con”.
192
HỌC KÌ I
TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Bài 1: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. NGUYỄN DU
- Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
1. Cuộc đời:
- Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Ông sống trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, khi chế độ phong kiến thời Lê Trịnh khủng hoảng trầm trọng. Phong trào khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.
- Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long nên ông có nhiều điều kiện để tiếp thu tri thức.
- Từ 1786 đến 1796, Nguyễn Du phải sống phiêu bạt trên đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn tại quê cha Hà Tĩnh.
- Năm 1802 ông ra làm quan cho triều Nguyễn và được cử đi sứ sang Trung Quốc. 
- Năm 1820 ông được cử đi sứ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh và mất tại Huế.
-> Chứng kiến những đổi thay lớn lao của xã hội cùng với việc đi nhiều, hiểu rộng; hoàn cảnh gia đình, tất cả những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực: “Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
2. Con người:
- Ông là người có vốn hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú.
- Là người có trái tim giàu yêu thương, luôn cảm thông với những nỗi đau khổ của kiếp người. Trong “Truyện Kiều”, ông đã từng viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
-> Nguyễn Du xứng đáng là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3. Sự nghiệp văn học:
- Nguyễn Du đã để lại những tác phẩm có giá trị ở cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Về chữ Nôm: xuất sắc nhất là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”, còn gọi là “Truyện Kiều”.
+ Về chữ Hán: có ba tập thơ lớn: “Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập”, tổng là 243 bài.
II. Truyện Kiều
* “Truyện Kiều” là một kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền, vượt thời gian.
1. Nguồn gốc và thể loại:
- “Truyện Kiều” mượn cốt truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của một tác giả người Trung Quốc là Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du có ý nghĩa quyết định đến thành công của tác phẩm.
- Nguyễn Du có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật kể chuyện bằng thơ đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người.
- Về thể loại: “Truyện Kiều” được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, gồm 3254 câu, viết vào đầu thế kỷ 19.
2. Nhan đề và tóm tắt
a. Nhan đề:
- “Truyện Kiều” lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh”, nghĩa là tiếng kêu thương mới đứt ruột.
b. Tóm tắt: gồm 3 phần
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Thúy Kiều gặp Kim Trọng và tự do đính ước với nhau.
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc
- Gia đình Kiều bị mắc lừa, Kiều phải bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng và bắt đầu 15 năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt thánh y hai lần”.
- Phần 3: Đoàn tụ
+ Thúy Kiều trở về đoàn tụ với gia đình, nối duyên lại với Kim Trọng nhưng chỉ là duyên bạn bè.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung:
*Giá trị hiện thực:
- Tác phẩm phản ánh sâu sắc bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời đầy bất công và tàn nhẫn.
- Phản ánh số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
*Giá trị nhân đạo:
- Tác phẩm đề cao, trân trọng những ước mơ khát vọng chân chính của con người. 
- Ngợi ca vẻ đẹp bên ngoài, cùng những tài năng phẩm chất bên trong của con người.
- Lên án đanh thép những thế lực xấu xa vì tiền.
- Tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm của tác giả đối với những đau khổ bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” không những giàu và đẹp mà còn đạt tới đỉnh cao của thơ lục bát:
+ Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều’ vừa có chức năng phản ánh, biểu cảm lại vừa có chức năng thẩm mỹ;
+ Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, nhân vật được miêu tả bằng cả hình dáng bên ngoài lẫn nội tâm bên trong.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng vừa chân thực sinh động, vừa tả cảnh ngụ tình.
-> “Truyện Kiều” đã làm nên khúc “Nam âm tuyệt xướng” làm say đắm lòng người bao thế hệ, bởi Nguyễn Du đã viết “Truyện Kiều” bằng con mắt “nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nhân đạo nghĩ suốt cả nghìn đời”.
CÂU HỎI ÔN TẬP
 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Đoạn trích 1: “CHỊ EM THÚY KIỀU”
(Mở bài:
- Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. ‘Truyện Kiều” là kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền, vượt thời gian.
- Nêu nội dung, xuất xứ đoạn thơ và trích thơ.)
I. Vị trí của đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu về gia cảnh của Thúy Kiều.
- Ở đoạn trích này, tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp tài sắc của chị em Thúy Kiều.
II. Phân tích văn bản
* Giọng điệu bao trùm toàn bộ đoạn trích là giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài sắc của chị em Thúy Kiều.
1. Bốn câu thơ đầu: Tác giả giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
- Hai câu thơ đầu ngắn gọn, hàm súc đã giới thiệu những thông tin cơ bản về hai chị em: cô chị là Thúy Kiều, cô em là Thúy Vân. Họ đều là những người con gái đẹp “tố nga” của gia đình nhà họ Vương.
- Đến hai câu thơ tiếp theo tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên là “mai” và “tuyết” để khắc họa vẻ đẹp chung của hai chị em. Vẻ đẹp ấy toát ra từ cốt cách bề ngoài, thanh thoát như thân cây mai còn tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người là bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng thường thấy trong văn học cổ.
-> Như vậy chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát được vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng của từng người bằng một giọng đầy ngợi ca, ngưỡng mộ.
2. Bốn câu thơ tiếp: Tác giả miêu tả vẻ đẹp bức chân dung của Thúy Vân 
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhượng màu da”
- Đầu tiên ta bắt gặp vẻ đẹp nổi bật ở Thúy Vân , đó là vẻ đẹp “trang trọng khác vời”, đó là một vẻ đẹp cao sang, quý phải vượt lên trên vẻ đẹp bình thường, không thể lẫn với người khác. Những chữ “xem”, “khác vời” đã tô đậm giọng điệu và cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ của tác giả.
- Tiếp theo, tác giả đã sử dụng hàng loạt những hình ảnh diễm lệ cao quý như: “trăng, ngọc, mây, tuyết” để đặc tả vẻ đẹp chân dung Thúy Vân.
+ Đó là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu như mặt trăng. Trên khuôn mặt ấy hiện lên đôi lông mày trẻ trung thanh thoát khỏe khoắn.
+ Thêm vào đó Thúy Vân còn có nụ cười tươi thắm như hoa, lời nói trong trẻo như ngọc. Vẻ đẹp của Thúy Vân còn khiến mây phải thua vẻ đẹp mềm mại mượt mà của mái tóc, tuyết cũng phải nhường cho nàng làn da trắng trẻo, mịn màng.
-> Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ hàm súc, chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Du đã mang lại cho người đọc sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp cao sang phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp ấy còn mang tính dự đoán số phận sau này của nàng. Đó là số phận êm đềm, hạnh phúc suôn sẻ, bởi nàng có vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên, bởi thiên nhiên đã “phải thua phải nhường”.
3. Mười hai câu tiếp: Tác giả đã dụng công miêu tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng và tâm hồn của Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
- Khi miêu tả Thúy Vân, tác giả chỉ dành bốn câu, nhưng khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả đã ưu ái tới mười hai câu. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn miêu tả em trước chị sau. Đó là dụng ý nghệ thuật lấy em để làm nổi bật chị, lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để tô thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi sử dụng thủ pháp đòn bẩy. 
- Trước tiên, miêu tả vẻ đẹp nhan sắc của nàng, ta thấy đó là vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ mặn mà về tâm hồn, những chữ “càng, lại là, hơn” mang giọng điệu nhấn mạnh Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân cả về nhan sắc lẫn tài năng.
- Nếu Thúy Vân tác giả tập trung miêu tả khuôn mặt thì đến Thúy Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện tính cách, trí tuệ của mỗi con người:
+ Nàng có đôi mắt trong xanh, lóng lánh như làn nước mùa thu cùng với đôi lông mày thanh tú như nét vẽ của núi mùa xuân “Làn thu thủy, nét xuân sơn”.
+ Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh ẩn dụ “thu thủy xuân sơn” để gợi tả vẻ đẹp đôi mắt giúp người đọc tưởng tượng hình dung vẻ ấn tượng, cuốn hút, hấp dẫn của Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “ghen, hờn”, thiên nhiên phải đố kỵ với vẻ đẹp tươi thắm, mặn mà của nàng. Điều này báo hiệu rằng cuộc đời của Kiều sẽ gặp nhiều truân chuyên, trắc trở. Tài năng của Nguyễn Du thể hiện ở việc miêu tả vẻ đẹp nhưng lại có khả năng dự báo số phận của con người.
- Nguyễn Du còn sử dụng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành” để cực tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đó là vẻ đẹp chỉ có được ở bậc tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp khiến người ta mê đắm đến nỗi mất nước mất thành. Trên đời Thúy Kiều có vẻ đẹp hoàn mỹ, chỉ có một mà không có hai, tài năng họa chăng mới có người thứ hai: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
*Tài năng và tâm hồn: Thúy Kiều không chỉ có vẻ đẹp của nhan sắc mà nàng còn toát lên vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn.
- Nét nổi bật của Thúy Kiều chính là bản tính thông minh trời cho.
- Nàng là người con gái đa tài biết làm thơ, vẽ tranh, biết ca hát nhưng nổi trội nhất là tài đánh đàn: “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. 
- Nàng còn có thể soạn ra một bản nhạc có tên là “Bạc mệnh”, tiếng đàn ấy cất lên lên khiến người nghe buồn sầu, ảo não: “Một thiên bạc mệnh lại càng nào nhân”. Phải là một con người tinh tế, có trái tim đa sầu đa cảm mới có thể viết ra một bản nhạc lay động lòng người đến như vậy.
-> Vẫn với bút pháp ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ chọn lọc hàm súc, giọng văn chứa đầy cảm hứng ngợi ca, Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một bức chân dung tuyệt vời về nhan sắc, lòng ngưỡng mộ tài năng và sự cảm phục về tâm hồn.
4. Bốn câu thơ cuối: Tác giả miêu tả cuộc sống của hai chị em
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm chướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc họa cuộc sống của hai chị em. Chị em Thúy Kiều được sống một cuộc sống đủ đầy phong lưu.
- Hai nàng đã đến tuổi gả chồng “cập kê” nhưng vẫn giữ gìn khuôn phép không tơ tưởng gì đến chuyện ong bướm yêu đương “Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
-> Bốn câu thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp êm đềm hạnh phúc của hai chị em, đó là một cuộc sống đáng mơ ước, đáng khát khao.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã sử dụng ảnh thành công bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
- Đồng thời sử dụng thành công nghệ thuật đòn bẩy kết hợp với các điển tích để khắc họa rõ nét bức chân dung của chị em Thúy Kiều
- Thành công ở sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học đạt đến trình độ điêu luyện.
2. Nội dung:
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện rõ cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du. Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của con người từ bên ngoài đến tài năng tâm hồn ở bên trong, qua đó dự cảm về số phận tài hoa bạc mệnh của người con gái.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp chân dung của Thúy Vân qua đoạn trích sau (Bốn câu). Từ đó em hãy nêu hiểu biết của em về bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học cổ.
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu thơ sau (.). Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích.
Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn chương trung đại, Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. Hãy phân tích những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
 (Trích Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du)
GỢI Ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nhận xét và trích dẫn ý kiến; Giới thiệu đoạn trích 
2. Giải thích ý kiến:
- Ước lệ tượng trưng là gì?: Là tả theo khuôn mẫu có sẵn, cách thức có sẵn được người xưa thừa nhận là hay và đẹp(thường là lấy mẫu thiên nhiên cao quý để gợi tả vẻ đẹp con người) -> Giải thích chung ý kiến
 3. Phân tích đoạn trích làm sáng tỏ ý kiến:
 a. Đoạn trích tả Thúy Vân:
- Nguyễn Du sử dụng thành công bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy hình mẫu thiên nhiên cao quý (trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết) để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóavới các từ ngữ độc đáo được xen cài khéo léo khiến ngòi bút ước lệ của tác giả thêm giàu sức gợi
- Từ đó tác giả đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật với vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, đoan trang
- Dụng ý dự đoán của Nguyễn Du.
 b. Đoạn trích tả Thúy Kiều:
- Nguyễn Du dùng thủ pháp đòn bẩy (tả Vân trước, tả Kiều sau) kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng tài tình: Lấy các hình ảnh thiên nhiên đẹp (làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa, liễu) đã gợi tả thành công bức chân dung nhân vật
- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, nói quá với các từ ngữ đặc sắc
- Từ đó tác giả đã khắc họa sống động bức chân dung nàng Kiều với vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, mặn mà của một tuyệt thế giai nhân có một không hai
- Dụng ý dự đoán của Nguyễn Du.
 4. Đánh giá:
- Khẳng định lại ý kiến
- Mở rộng so sánh (có thể so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân)
- Khẳng định thành công của tác giả
5. Khẳng định giá trị của đoạn trích Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đoạn trích 2: “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”
(Mở bài: - Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. ‘Truyện Kiều” là kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu

File đính kèm:

  • docon_tap_van_ban_van_hoc_9_nguyen_van_nhuong.doc