Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2. Phẩm chất:

- Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản

+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.

 

doc 5 trang phuongnguyen 19800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Ngày soạn: 16/3/2021 Ngày dạy: 20/3/2021 Dạy lớp: 9
Tiết 122. Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (hoặc ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Phẩm chất:
- Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản
+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lập kế hoạch dạy học.
- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Làng..., phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng"
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ CN.
* Yêu cầu sản phẩm: các câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
2. Bài văn NL về TP truyện hoặc đoạn trích gồm mấy phần?
 * 3 phần:
- Mở bài : Giới thiệu về tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 
- Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 
- Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
2. Trong các đề bài sau, đề bài nào là nghị luận về tác phẩm truyện
( hoặc đoạn trích)?
A. Suy nghĩ về đạo lý của dân tộc: “ Uống nước nhớ nguồn”.
B. Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt khó học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
C. Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
D. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
GV nhận xét chung, dẫn vào bài: Các em đã nắm được những các bước và dàn ý khi làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Vậy làm thế nào để viết được 1 bài văn NL vừa đúng, vừa hay, cô và các em tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Đọc yêu cầu bài tập?
- Suy nghĩ của em về truyện LHạc của NCao.
? Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài ?
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
DKTL:
Hướng dẫn HS viết phần MB, sau đó một vài HS trình bày trước lớp
HS khác nghe, bs, nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG: 	
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
GV: chiếu đề
? Lập dàn ý cho đề bài trên.
? Viết ý 1 của phần TB cho đề bài trên?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
HS: quan sát, HĐCN
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
HS khác nghe, bs, nhận xét, đánh giá.
GV: NX chung, khái quát hệ thống bài dạy
III. Luyện tập:
1. Đề 1: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: nghị luận
- Nội dung: truyện Lão Hạc của Nam Cao
- Phương pháp: phân tích, cảm nhận
- Tìm ý:
+ Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc.
+ Vẻ đẹp của nhân vật: có tấm lòng hi sinh cao quý, nhân cách đáng kính.
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật...
2. Lập dàn bài:
a.MB: 
+ GT tác giả, tác phẩm.
+ Ý kiến đánh giá sơ bộ.
b. TB:
- Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc:
+ GT hoàn cảnh gia đình của nhân vật LH.
+ Tình thế lựa chọn của LH.
- vẻ đẹp của nhân vật:
+ Giàu lòng yêu thương: với con trai, với cậu Vàng.
+ Giàu lòng tự trọng.
+ Tấm lòng hi sinh cao quý.
3. Viết bài:
1. Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong đoạn trích sau 
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: nghị luận
- Nội dung: cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu 
- Phương pháp: phân tích, cảm nhận
- Tìm ý:
+ Hoàn cảnh của nhân vật ông Sáu
+ Tình yêu dành cho con của ông Sáu
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
- Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu
b. Thân bài
b1) Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b2) Tình yêu dành cho con của ông Sáu:
- Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
- Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
- Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
- Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
b3) Nhận xét về nghệ thuật:
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
* Củng cố, luyện tập
? Hoàn thiện SĐ sau ?
GV: nhấn mạnh v ị trí, tầm quan trọng của dạng đề NLVH nói chung, NL về TP truyện hoặc đoạn trích nói riêng
* Về nhà :
- Học bài, nắm được các yêu cầu khi làm bài .
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Ôn các kiến thức lý thuyết về văn nghị luận về một tác phẩm truyện... để giờ sau LT...

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_122_tap_lam_van_cach_lam_bai_van_nghi.doc