Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14, Tiết 67: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự

I. Mục tiêu bài học

 Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:

1. Kiến thức

- HS nắm được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng các yếu tố trên trong quá trình viết văn tự sự, yêu thích viết văn.

 

docx 14 trang phuongnguyen 21740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14, Tiết 67: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14, Tiết 67: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14, Tiết 67: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần 14 - Tiết 67
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 
TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài học
 	Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức
- HS nắm được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng các yếu tố trên trong quá trình viết văn tự sự, yêu thích viết văn.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
 	+ Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo SGK, SGV.
 	+ Máy chiếu, bảng phụ
2. Học sinh
 	+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi bài tập SGK)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra (2P)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới (39)
- Cho hs so sánh sự khác nhau giữa văn tự sự đã học ở lớp 6 với văn tự sự học ở lớp 9
(Lớp 9 có thêm yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận)
- Gv chốt: Ngoài việc kết hợp với các yếu tố trên, khi viết chúng ta cần chú ý tới ngôn ngữ của nhân vật.
 Ngôn ngữ đó có thể là đối thoại cũng có khi là ngôn ngữ độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. Như vậy nếu
 chúng ta vận dụng các yếu tố ấy có tác dụng gì. Hôm nay,......
HOẠT ĐỘNG GV
NỘI DUNG
HĐ 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (25p)
MT: Giúp hs nắm thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; phân biệt được độc thoại, độc thoại nội tâm và tác dụng của chúng.
B 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Cho hs đọc văn bản sgk trang 176
H: Nêu nội dung của đoạn trích trên?
(Nỗi đau của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc)
Cho hs quan sát ba câu đầu
H: Đây là cuộc trò chuyện của ai nói với ai? Tham gia vào câu chuyện có ít nhất mấy người?
(Những người tản cư nói chuyện với nhau, có ít nhất hai người tham gia vào câu chuyện)
H: Dấu hiệu nào cho biết đây là cuộc trao đổi qua lại giữa các nhân vật?
(Có dấu gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời, nội dung hướng vào một chủ đề)
Gv trong văn tự sự, nhân vật thực hiện đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người được gọi là Đối thoại.
H: Đối thoại là gì?
Gv chốt
H: Nội dung của cuộc trò chuyện của những người tản cư cho em biết được điều gì?
(thái độ căm ghét của những người tản cư đối với làng Chợ Dầu)
H: Cuộc trò chuyện của những người tản cư ta thấy được thái độ của họ từ đó em thấy được tâm trạng gì của ông Hai? Điều đó thể hiện qua chi tiết nào?
 (Tâm trạng ngỡ ngàng, hụt hẫng, xấu hổ của ông Hai; thể hiện qua câu “Hà, nắng gớm về nào!”)
H: Như vậy, mục đích chính của nhà văn thực hiện cuộc đối thoại này để thể hiện thái độ của những người tản cư hay khắc họa tâm trạng nhân vật chính?
(Khắc họa tâm trạng nhân vật ông Hai)
H: Từ đó hãy nêu tác dụng của đối thoại?
Gv chốt: Đối thoại trong tự sự khiến câu chuyện như thật, đánh bật tâm lý nhân vật
Cho bài tập: Tìm yếu tố đối thoại và nêu tác dụng trong đoạn văn sau: 
[] Tôi cất giọng véo von:
	 Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
 Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
	 Vặt lông cái Cốc cho tao
 Tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn.
 Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giường cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:
 - Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? 
 Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, trong Ngữ văn 6, tập hai)
(Đối thoại: “Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Đứa nào cạnh khóe gì tao thế?”; tác dụng thể hiện sự tức giận của chị Cốc)
Gv chốt chuyển: Ngoài đối thoại, nhân vật trong văn tự sự còn nói với chính mình..
I. ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Tìm hiểu bài
Đọc đoạn trích
Trả lời câu hỏi
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
- Hà, nắng gớm, về nào
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
+ Nói chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng
+ Nói chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng
+ Có ít nhất hai người trò chuyện nhau
+ Có dấu gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời
+ Nội dung hướng vào một chủ đề 
+ Phát ra thành lời
+ Có dấu gạch đầu dòng
+ Không phát ra thành lời
+ Không có dấu gạch đầu dòng
 Đối thoại
(Câu chuyện như thật, tạo không khí gần gũi, sinh động; khắc họa tâm lý) 
Độc thoại (thành lời)
Độc thoại nội tâm
(Khắc họa tinh tế tâm lý, tính cách nhân vật)
Cho hs quan sát câu: “Hà, nắng gớm, về nào”
H: Đây là lời của ông Hai nói với ai? Có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
(Lời ông Hai nói một mình, nói bâng quơ, lãng tránh chuyện không vui; không hướng tới một người giao tiếp cụ thể nào; vì vậy không phải là đối thoại)
H: Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không? Chỉ ra
(- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!)
H: Ở câu này ông Hai nói với ai?
(Nói với một ai đó trong tưởng tượng)
H: Nhận xét về hình thức?
(Phát ra thành lời, có dấu gạch đầu dòng)
H: Độc thoại là gì?
H: Nhân vật nói vói chính minh, hoặc tưởng tượng, phát thành lời..
Gv: Như vậy trong văn bản, nhân vật nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tưởng, phát ra thành lời, có dấu gạch đầu dòng được gọi là độc thoại.
Gv chốt, chuyển
H: Những câu: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” là lời của ai? Hỏi ai?
(Lời ông Hai; hỏi chính mình hoặc hỏi một ai đó)
H: Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng?
(không phát ra thành lời)
H: Độc thoại nội tâm là gì?
Hs: 
Gv Vậy lời nhân vật nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, không phát ra thành lời, không có gạch đầu dòng được gọi là độc thoại nội tâm.
Gv chốt
H: Qua những câu nói ấy, em thấy được tâm trạng gì của ông Hai?
(Đau khổ)
H: Từ đó nêu tác dụng của độc thoại, độc thoại nội tâm?
(Khắc họa tâm trạng nhân vật)
Gv cho hs tìm, tác dụng độc thoại, độc thoại nội tâm trong vd:
[] Tôi cất giọng véo von:
	 Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
 Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
	 Vặt lông cái Cốc cho tao
 Tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn.
 Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giường cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:
 - Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? 
 Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, trong Ngữ văn 6, tập hai)
(Độc thoại: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
 Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
	 Vặt lông cái Cốc cho tao
 Tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn.
Tác dụng cho thấy dế Mèn trêu chị Cốc
Độc thoại nội tâm: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”
thể hiện niềm vui đắc chí của dế Mèn khi trêu được chị Cốc)
H: Qua tìm hiểu, theo em khi viết văn tự sự chúng ta có thể không sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm được không? Vì sao?
Gv: Đối thoại tạo không khí gẫn gũi, như thật, khắc họa tính cách nhân vật. Độc thoại và độc thoại nội tâm giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lý tinh tế, nhạy cảm của nhân vật; nó góp phần hình thành tính cách nhân vật. Và người ta nói rằng những câu những trường đoạn độc thoại nội tâm trong tác phẩm tự sự được coi là chiếc chìa khóa mầu nhiệm để người đọc khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, đầy bí ẩn của nhân vật.
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Cho hs phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
H: Trong đối thoại, ngoài hình thức có dấu gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời thì còn được thể hiện ở hình thức nào nữa không? Cho ví dụ?
(Lời thoại được đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép
Vd: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.”)
H: Khi đọc một văn bản, làm sao để chúng ta biết bắt đầu bằng lời độc thoại nội tâm?
(Căn cứ vào từ ngữ đứng trước: thường có từ “nghĩ, tự nhủ”)
Gv chốt chuyển
Ghi nhớ:
HĐ 2: HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP (15p)
MT: Củng cố kiến thức vừa học, rèn kỹ năng viết đoạn tự sự có yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Cho hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
Tổ chức hoạt động nhóm BT này
Phân công nhóm, HS hoạt động, HS trình bày, tổ chức HS đánh giá lẫn nhâu, GV nhận xét đánh giá
H: Tìm và nhận xét các lượt lời trong đoạn trích?
H: Vì sao trong lượt lời thứ nhất của bà Hai, ông Hai không trả lời? Nhận xét gì về cách đối đáp của bà Hai, ông Hai? Từ đó nhà văn muốn khắc họa đều gì?
H: Từ bài tập này hãy cho biết khi giao tiếp có phải lúc nào cũng phải có lời trao và lời đáp? Cho ví dụ một tình huống cụ thể trong cuộc sống hằng ngày?
Gv nhận xét, sửa chữa, liên hệ: khi đối thoại không nhất thiết lúc nào cũng phải có lời trao và lời đáp, tức là các bên giao tiếp phải nói thành lời. Sự im lặng của nhân vật tham gia giao tiếp cũng có thể được coi là một dấu hiệu trả lời trong đối thoại. Có những trường hợp, trong quá trình tham gia hội thoại, nhân vật sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để hỗ trợ hoặc thay cho lời nói (một cái lắc đầu, nhíu mày, xua tay, nhún vai,.). Trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, các nhà văn cũng rất chú ý tớiviệc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ khi đặt nhân vật vào những tình huống giao tiếp cụ thể.
II. LUYỆN TẬP
Phân tích tách dụng hình thức đối thoại trong đoạn trích
Các lượt lời của bà Hai
Các lượt lời của ông Hai
1. Này thầy nó ạ.
2. Thầy nó ngủ rồi à?
Gì?
3. Tôi thấy người ta đồn
Biết rồi!
Sự nhẫn nhục của bà Hai
 Tâm trạng buồn bã, đau đớn, thất vọng của ông Hai khi nghe làng Chợ Dầu theo Tây
Cho hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
Gv cho hs làm bài vào phiếu học tập, thời gian 5p
Gọi hs trình bày, sửa lỗi, ghi điểm cho bạn
Gv nhận xét, liên hệ về viết bài tự sự 
(Nếu còn thời gian gv cho hs vẽ bản đồ tư duy)
Viết đoạn văn tự sự (khoảng 100 – 150 từ), đề tài tự chọn có sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (4P):
- Nắm thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; tác dụng và phân biệt được những yếu tố ấy
- Hoàn chỉnh bài tập 1
- Soạn bài tt: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
+ Vận dụng bài tập 2 trong bài Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự thành một bài nói hoàn chỉnh;
+ Cho hs nhắc lại dàn ý chung của một bài nói, gv sửa, bổ sung:
P1: Mở đầu
Chào hỏi
Giới thiệu hoàn cảnh nói
Giới thiệu câu chuyện, đặt vấn đề liên quan câu chuyện (có thể là một phản đề), gợi sự tò mò, đón chờ cho người nghe.
P2: Nội dung chính
Giới thiệu đại ý cây chuyện
Kể về sự kiện chính, nhân vật chính
Kể theo trình tự câu chuyện hoặc kể từ một chi tiết nào đó có ý nghĩa nhất của câu chuyện
Với mỗi chi tiết cần nhấn mạnh nên sử dụng câu nghị luận
Khi cần làm rõ tâm trạng nhân vật nên sử dụng câu miêu tả nội tâm hoặc thêm đoạn thoại
Đặt một số câu hỏi lôi cuốn sự chú ý của người nghe.
P3: Kết thúc
Trình bày tóm tắt tư tưởng câu chuyện trong một câu có tính nghị luận
Lời cảm ơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tuan_14_tiet_67_doi_thoai_doc_thoai_doc_th.docx