Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28
Tiết: 131
KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh phần thơ (Ngữ văn 9 – tập 2).
- Lấy điểm hệ số 2 vào sổ điểm để tính điểm tổng kết môn.
2. Kỹ năng
- Làm bài trắc nghiệm và tự luận trong khuôn khổ thời gian 45 phút
- Xử lí bài thi phần nghị luận thơ để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh THPT.
3. Thái độ
- Trung thực trong khi làm bài kiểm tra
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28
TUẦN 28 Ngày soạn:08/ 03/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 131 KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh phần thơ (Ngữ văn 9 – tập 2). - Lấy điểm hệ số 2 vào sổ điểm để tính điểm tổng kết môn. 2. Kỹ năng - Làm bài trắc nghiệm và tự luận trong khuôn khổ thời gian 45 phút - Xử lí bài thi phần nghị luận thơ để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh THPT. 3. Thái độ - Trung thực trong khi làm bài kiểm tra 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL tự quản, vận dụng - PC trung thực, trách nhiệm B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, lập ma trận, biên soạn đề kiểm tra Ma trận Cấp độ Tên chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Mùa xuân nho nhỏ Nhận ra giọng điệu của bt Hiểu được cản xúc của tác giả khi làm bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:0,5 Số câu: 1 Số điểm:0,5 Số câu Số điểm Số câu:2 Tổng điểm: 1 Chủ đề 2 Viếng lăng Bác sự Nhận ra năm sáng tác của bt Hiểu được cản xúc của tác giả khi làm bài thơ Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 3 Tổng điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35 % Chủ đề 2 Sang thu Hiểu cảm xúc của bt Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 2 Tổng điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55 % Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % Số câu: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % I.Trắc nghiệm: (3đ). Chép đáp án đúng nhất vào bài kiểm tra. 1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào? A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước. B Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội. D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc. 2. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” A. Hào hùng, mạnh mẽ B. Bâng khuâng, nuối tiếc. C. Trong sang, thiết tha D. Nghiêm trang, thành kính. 3. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm nào? A. 1974 B, 1975. C. 1977. D. 1976. 4. Ý nào nói đúng nhất cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”? A. Hồn nhiên, tươi trẻ. B. Mới mẻ, tinh tế. C. Lãng mạn, siêu thoát. D. Mộc mac, chân thành. 5 - Hai câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời” hiểu theo cách nào sau đây? Một mùa đầu năm đẹp, trong sáng. B- Tuổi trẻ của một đời người. C-Khát vọng được sống trên quê hương. D- Ước nguyện dâng hiến cho đất nước của nhà thơ một cách khiêm tốn. 6. Điền từ ngữ vào chỗ chấm sao cho đúng với nội dung bài thơ: “Viếng lăng Bác”? Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện.và niềm .. của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. II. Tự luận ( 7đ) 6.chép theo trí nhớ khổ thơ cuối bài thơ “ Viếng lăng Bác”. Nêu nội dung cơ bản của khổ thơ đó. 7. bằng đoạn văn khoảng 12 à 15 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se. Sương chùng chình qua ngõ. Hình như thu đã về. * Đáp án Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng B C C B D Tiếc thương – thành kính Tự luận Câu 1: Chép đúng thơ (1 điểm) Nêu nội dung của khổ thơ: khát khao và mong ước của tác giả, qua đó thể hiện niềm thành kính đối với người ( 1 điểm) Câu 2: - Hình thức đúng đoạn văn (0,5 điểm) - Có câu chủ đề ( 0,5 điểm) - Phân tích đúng giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ ( 4 điểm) 2. Trò - Ôn tập nội dung đã học thật kĩ C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: c. Khởi động vào bài mới: HĐ 2: Tiến trình tiết kiểm tra I. Giáo viên phát đề II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp: + Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1 + Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2 + Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2 III. Thu bài - Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng Nhận xét giờ làm bài kiểm tra Về nhà xem lại đề và bài làm, chuẩn bị bài Người kể chuyện trong văn tự sự ***************************** Ngày soạn:08/ 03/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 132 TRẢ BÀI TLV SỐ 6 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Rút kinh nghiệm cho bài viết TLV số 6 - HS thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài viết 2. Kỹ năng - Biết sửa những lỗi có trong bài văn của mình 3. Thái độ - Có ý thức phê và tự phê 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL vận dụng, tự sửa bài, giải quyết vấn đề - PC trung thực, chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - HT: Cá nhân - NL: tự học - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: c. Khởi động vào bài mới: - Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” HĐ 2: Tiến trình trả bài I. Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề 1. Yêu cầu: Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. 2. Dàn ý: a.Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. b.Thân bài: 1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người : -Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này. -Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số. b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp) 2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung. -Đảm đang... -Hiếu nghĩa - Thuỷ chung c.Kết bài: -Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện. -Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI. II . Trả bài: trả bài theo bàn III . Nhận xét 1. Học sinh đọc và tự nhận xét bài của bạn 2. Giáo viên nhận xét chung a) Ưu điểm - H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu. - Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng. b) Tồn tại -Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu. -Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài. -Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu. IV . Chữa lỗi điển hình - Lỗi chính tả - Lỗi diễn đạt (Lấy một số bài gv đã chữa trực tiếp trong bài viết) V. Đọc và bình một số đoạn văn hay HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. -Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7. ****************************** Ngày soạn:08/ 03/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 133, 134 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung. - Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học. 2. Kỹ năng - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. - Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ - Có ý thức tự học, ôn tập lại những kiến thức đã học về văn bản nhật dụng 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL tự học, tự quản, khái quát hóa - PC chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc lại những văn bản nhật dụng từ lớp 6, 7, 8. C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - HT: Cá nhân - NL: tự học - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? c. Khởi động vào bài mới: - Cho HS hát bài hát tập thể “ Lên chùa bẻ một cành sen” HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề - PC: Chăm chỉ - TG: 25‘ - HS đọc khái niệm văn bản nhật dụng - HS trao đổi, thảo luận. ? Từ KN này ta cần lưu ý những điểm nổi bật nào. ? Cho biết các văn bản nhật dụng đã được học thuộc những đề tài nào. ? Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì. I-Khái niệm văn bản nhật dụng: 1-Khái niệm: - Không phải là khái niệm thể loại. - Không chỉ kiểu văn bản - Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản. 2-Đề tài: -Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội ..... 3-Chức năng: Đề cập, bàn luận, thuyết minh , tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng.... gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. ? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây như thế nào. ? VB nhật dụng có tính cập nhật như trên , vậy việc học VB nhật dụng có ý nghĩa gì.? Hãy cho biết việc học các văn bản nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không. Vì sao (HS thảo luận, phát biểu, giáo viên chốt lại) 4-Tính cập nhật: Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, thâm nhập thực tế cuộc sống. 5-Lưu ý: Những văn bản nhật dụng trong chương trình là một bộ phận của môn Ngữ văn, VB được chọn lọc phải có giá trị văn chương ( không phải là yêu cầu cao nhất song đó vẫn là một yêu cầu quan trọng) đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn. II-Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề - PC: Chăm chỉ - TG: (35 phút) (GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống) Lập bảng hệ thống hình thức các VB nhật dụng đã học?(Gợi ý: xếp các văn bản này vào các kiểu văn bản- thể loại cụ thể,chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng văn bản) - Học sinh trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung GV tổng kết ( dùng đèn chiếu hoặc bảng phụ III – Hình thức văn bản nhật dụng Tên văn bản 1- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. 2- Động Phong Nha. 3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 4- Cổng trường mở ra 5- Mẹ tôi Th/loại VB Bút ký T. minh Thư B.cảm B.Cảm P/thức b/đạt Tự sự + miêu tả+ biểu cảm TM + M.tả NL + B. cảm B. cảm + T.sự TS + BC + MT 6- Cuộc chia tay của những con búp bê 7- Ca Huế trên Sông Hương 8- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 9- Ôn dịch, thuốc lá 10- Bài toán dân số 11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 12- Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình 13- Phong cách Hồ Chí Minh T. ngắn T.minh T. minh T. minh N.luận N. luận N. luận N.luận Tự sự +miêu tả T. minh + MT N luận + TM TM + NL+BC T.sự + N luận Nghị luận NL + B cảm T.sự + N luận ? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng. ? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể. ? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa. ? Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...” - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân, nhóm - NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác - PC: Chăm chỉ - TG: (20 phút) ? Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất.Cho ví dụ minh hoạ? (HS thảo luận - phát biểu - GV chốt lại ) *Kết luận: - Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục. - Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng -Một số đặc điểm cần lưu ý: 1.Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. 2.Phải tạo được thói quen liên hệ: -Với thực tế bản thân. -Với thực tế cộng đồng ( từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn) 3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp. 4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác) 5.Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 6.Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên. HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Về nhà học kĩ những kiến thức vừa ôn tập. - Đọc và chuẩn bị trước bài “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu ********************************* Ngày soạn:08/ 03/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 135 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT ( Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Mở rộng vốn từ địa phương. - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại. 3. Thái độ, phẩm chất - Yêu quý tiếng mẹ đẻ, trân trọng ngôn ngữ của mỗi vùng miền 4. Định hướng năng lực - NL vận dụng - NL sưu tầm, tự học B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - HT: Cá nhân - NL: tự học - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? c. Khởi động vào bài mới: - GV hỏi học sinh: cho cô biết trong miền Nam gọi “heo”, “chén”, “mận” nghĩa là gì? - HS giải thích ? Những từ đó thuộc kiểu từ nào? à GV dẫn vào bài mới HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề - PC: Chăm chỉ - TG: 15‘ -HS ôn lại kiến thức: thế nào là từ địa phương? -Từ dùng trong một địa phương nhất định. ?Phân biệt với biệt ngữ xã hội? -Biệt ngữ xã hội là những từ chuyên dùng trong một tầng lớp nào đó. VD: con phe, sập tiệm, vào cầu... HĐ 3: Luyện tập (28 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ, tự học -HS làm bài tập sgk. -HS đọc đoạn trích trong bài tập 1: chuyển từ ngữ địa phương đó sang từ toàn dân tương ứng? -HS đọc hai câu đố sgk/98. ?Từ nào là từ địa phương? Tìm từ tương ứng với từ toàn dân? -HS đọc bài tập 5 sgk. ?Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ toàn dân không? -Không nên dùng. ?Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ địa phương ? -Tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. I-Thế nào là từ địa phương? -Là từ ngữ dùng trong một địa phương nhất định. II-Bài tập. 1-Bài 1,4. Từ điạ phương Từ toàn dân thẹo lặp bặp ba má kêu đâm đũa bếp nói trổng vô lui cui nắp nhắm giùm sẹo lắp bắp bố mẹ gọi trở thành đũa cả nói trống không vào lúi húi vung cho là giúp.... 2-Bài 3. -Trái (quả) -Kêu (gọi) -Trống lảng (nói trống không) -Chi(gì). 3-Bài tập 5. a-Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bé sinh ra và lớn lên tại địa phương đó chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi. Do đó chưa thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết để thay thế cho từ địa phương. b-Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên mức độ của tác giả dùng là vừa phải. HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Em hãy tìm một đoạn văn hoặc một đoạn thơ có sử dụng ngôn ngữ địa phương và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng với từ địa phương đó. HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Về học và sưu tầm thêm một số từ ngữ địa phương khác vào sổ tay văn học - Đọc và chuẩn bị trước phần ôn tập tiếng Việt. ******************************* DUYỆT BÀI TUẦN 28
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_tuan_28.docx