Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7

Tiết: 31

CẢNH NGÀY XUÂN

( Trích: Truyện Kiều)

 - Nguyễn Du –

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kỹ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

 

doc 20 trang phuongnguyen 28/07/2022 7640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7
TUẦN 7
Ngày soạn:29/ 09/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 31
CẢNH NGÀY XUÂN
( Trích: Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp con người, thiên nhiên,và bảo vệ nó.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL cảm thụ tác phẩm thơ
- NL hợp tác
- PC nhân ái, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Đọc thuộc những câu thơ miêu tả tài – sắc của nàng Kiều và phân tích?
c. Khởi động vào bài mới
- GV cho hs xem một số hình ảnh về cảnh sắc của mùa xuân
- Những bức tranh trên mô tả mùa nào trong năm
- HS: Mùa xuân
à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
- GV hướng dẫn đọc:đọc chậm, khoan thai, tình cảm trong sáng.
(?) Giải thích 1 số từ sau?
+ thiều quang:ánh sáng đẹp, ý nói có 90 ngày trong mùa xuân thì đã 60 ngày trôi qua sang tháng 3.
+ Thanh minh: tết đầu tháng 3
+ đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh
+ yến anh: chim én chim oanh
 =>ví cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.
(?) Nêu vị trí đoạn trích?
 - Phần I 
(?) Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
+Truyện thơ, tự sự ,miêu tả.
(?) Tìm bố cục đoạn trích? (bảng phụ)
 + 3 phần:
 - 4 câu đầu:khung cảnh ngày xuân.
 - 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội đạp thanh.
 - 6 câu cuối:cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
(?) Em có nhận xét gì về bố cục?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (28 phút)
- Học sinh đọc 4 câu đầu.
(?) Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
- Khung cảnh của buổi sáng mùa xuân
(?) Dấu hiệu nào cho em biết đây là khung cảnh buổi sáng mùa xuân?
- Thiều quang: làn ánh sáng đẹp của mùa xuân
(?)Khung cảnh buổi sáng mùa xuân được tác giả miêu tả qua những hình ảnh thơ nào?
(?) Nhà thơ đã sử dụng những bpnt nào để miêu tả cảnh buối sáng mùa xuân?
(?) Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
+ Nhân hóa, ẩn dụ: con én đưa thoi àTg trôi nhanh
(?) Câu thơ thứ 2 cho em thấy đây là thời điểm nào của mùa xuân?
- Cuối xuân (vào tháng 3)
(?) Em có cảm nhận gì về tâm trạng của con người trong hai câu thơ đầu?
- Tâm trạng: nuối tiếc mùa xuân vì thời gian trôi nhanh quá, tuổi trẻ cũng sẽ qua nhanh Vì mùa xuân và tuổi trẻ quá đẹp
GV: Mùa xuân đẹp ntn, cô trò ta sẽ đi tìm hiểu tiếp hai câu thơ “ Cỏ non......
 .............bông hoa”
(?) Hai câu thơ sau gợi cho em cảm xúc gì?
 “ Cỏ non......
 .............bông hoa”
 +không gian: tận chân trời
 + hình ảnh: cỏ non
 +màu sắc: xanh, trắng
-Từ ngữ giàu tính tạo hình làm nổi bật bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
 =>cảm giác trẻ trung trong sáng.
- HS đọc tiếp 8 câu tiếp.
(?) Cảnh lễ hội mùa xuân được miêu tả như thế nào?
 + Lễ tảo mộ
 + Cảnh du xuân.
(?) Cảnh người du xuân được miêu tả qua những từ ngữ nào?
 + Gần xa, nô nức, yến anh, dập dìu, sắm sửa...
(Người đi lễ hội vừa đi vừa rắc tiền để cúng những linh hồn đã khuất. Đó là truyền thống văn hoá tâm linh của các dân tộc phương đông, một trong những phong tục cổ truyền lâu đời mang tính chất mê tín lạc hậu.)
 +tài tử, giai nhân, yến anh...
=> những trai thanh gái lịch đi lễ hội.
- HS đọc 6 câu cuối:
? Cảnh chị em Kiều trở về được miêu tả như thế nào?
+ Sau buổi lễ hội hoà với dòng người chậm rãi,trên đường về, chị em Kiều không có gì phải vội. Nao nao cũng chính là tâm trạng hơi buồn của chị em Kiều.
? Em hình dung như thế nào về bức tranh xuân qua đoạn trích?
 + Hs đọc ghi nhớ sgk/87.
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
Đọc
Chú thích
+ Thiều quang: ánh sáng đẹp.
+ Thanh minh 
+ Đạp thanh
+ Yến anh
2. Tìm hiểu chung về đoạn trích
- Vị trí đoạn trích: phần I tác phẩm từ câu 39 đến 56.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm
- Kiểu vb: truyện thơ, tự sự, miêu tả.
- Bố cục: 3 phần: 
 + 4 câu đầu
 + 8 câu tiếp
 + 6 câu cuối.
=>theo trình tự không gian thời gian.
II PHÂN TÍCH 
1- Khung cảnh buổi sáng ngày xuân
a) Thời gian
- Con én đưa thoi
- Thiểu quang 
à NT: ẩn dụ, nhân hoá 
à Chỉ thời gian trôi nhanh, ngày xuân vui tươi trôi đi rất nhanh 
à gợi cảm giác nuối tiếc 
- Hai câu thơ:
 “ Cỏ non xanh........
...............................bông hoa”
=> bức hoạ tuyệt tác về cảnh vật là sự đan xen giữa màu xanh của cỏ non bát ngát với màu trắng của hoa lê ....gợi lên cảm giác mênh mông, trong sáng, trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
2- Cảnh lễ hội ngày xuân.
 - Tiết thanh minh 3/3 
+Lễ tảo mộ: viếng mộ,sửa sang, thắp hương mộ cho người thân.
+Hội đạp thanh: du xuân nơi đồng quê.
- Các từ ngữ:
 + Gần xa, nô nức, yến anh, dập dìu,sắm sửa, ngổn ngang..
=> từ láy,từ ghép diễn tả không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức.
+Tài tử, yến anh, giai nhân...
à Ẩn dụ diễn tả những trai thanh gái lịch dáng điệu khoan thai, ung dung thanh trong lễ hội.
3- Cảnh ba chị em trở về:
- Tà tà: chiều buông xuống.
- Thơ thẩn: lưu luyến
- Phong cảnh: thanh thanh, dòng suối như chiếc cầu bé bắc ngang
 - Nao nao: tâm trạng hơi buồn của chị em Kiều
=> Từ láy diễn tả chị em Kiều ra về trong buổi chiều xuân thật yểu điệu thướt tha.
* Ghi nhớ sgk/87.
III. TỔNG KẾT
1- Nội dung: tả cảnh mùa xuân để gợi lên tâm trạng nuối tiếc vẻ đẹp của ngày xuân.
2- Nghệ thuật: sử dụng từ láy, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP,KT: Sử dụng bài tập trắc nghiệm
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ
Bài tập: Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung đoạn trích?
A-Tả vẻ đẹp của chị em Kiều.
B-Tả chị em Kiều đi chơi xuân.
C-Tả mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D-Tả cảnh thiên nhiên mùa xuân.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP,KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn tả cảnh mùa xuân trên quê hương em
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Tìm đọc thêm tư liệu về đoạn trích “Cảnh ngày xuân” cũng như tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Soạn trước đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
*****************************
Ngày soạn:29/ 09/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:32
MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng
- Phát triển và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong khi làm văn tự sự 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL thực hành, giải quyết vấn đề
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) .
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (20 phút)
-HS đọc bài tập.
?Đoạn trích kể về trân đánh nào? Trong trận đánh đó nhân vật chính đã làm gì? Xuất hiện như thế nào?
 +Kể về Quang Trung chỉ huy quân lính đánh đồn Ngọc Hồi.
?Chỉ ra những chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
 +ghép 3 tấm..
 +rấp nước rơm....
 +khói toả mù trời...
?Những chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
 +Quang Trung đánh Ngọc Hồi.
- HS đọc phần c /91.
?Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật Quang Trung có nổi bật không?Trận đánh có sinh động không? Tại sao?
+Nhân vật không nổi bật, trận đánh không sinh động.
?Vậy yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
+ HS đọc ghi nhớ.
HĐ 3: Luyện tập (20 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP,KT: Vấn đáp
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ
? Tìm yếu tố miêu tả trong 2 đoạn trích?
+ Vân xem....
+Làn thu thuỷ....
+Cỏ non.....
+ Tà tà..........
- HS chuẩn bị 5 phút, sau đó gọi 2 em đọc đoạn văn đã chuẩn bị, GV sửa lỗi, cho điểm.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
1. Xét VD
- Kể Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
-Miêu tả:
+ Ghép 3 tấm ván làm một
+ Lấy rơm rấp nước phủ kín
+ Lưng giắt dao ngắn
+ Khói toả mù trời,cách gang tấc không nhìn thấy gì
+ Thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
=>Trận đánh Ngọc Hồi do Quang Trung chỉ huy đã kết thúc thắng lợi, quân Thanh đại bại.
* Phần c: kể không sinh động.
-Nhân vật không sinh động nổi bật.
2. Ghi nhớ (SGK)
II. LUYỆN TẬP
1-Bài tập 1(bảng phụ)
a-Tả người:
- Vân xem trang trọng....
................................màu da.
- Làn thu thuỷ..............
............................kém xanh.
b- Tả cảnh:
- Cỏ non............
.........................bông hoa.
-Tà tà........................
...........................bắc ngang.
=>làm cho con người và cảnh vật sinh động gây khoái cảm rung động trái tim người đọc.
2- Bài 2: Viết đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân có yếu tố miêu tả.
*Đoạn văn tham khảo như sau:
 Nhân dịp tết thanh minh chị em Kiều đi du xuân, tảo mộ. Nơi ấy diễn ra cảnh vật, con người rất đông vui náo nhiệt. Từ phía xa, những thảm cỏ xanh mơn mởn kéo tít tận chân trời.Thật đẹp đẽ xinh xắn nổi lên màu xanh ấy là màu trắng muốt của hoa lê. Tiếp theo bước chân của họ là cảnh vật gò đống kéo lên ngổn ngang, bề bộn những thoi vàng tiền giấy được, tro bay lên lả tả.Trước cảnh đẹp ấy, chị em Kiều thấy tâm trạng xúc động đến nao lòng. Khi bóng hoàng hôn đã gần đến, họ dắt tay nhau lần theo những ngọn suối bên đường trở về. Nhưng tâm trạng còn nuối tiếc.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn kể lại buổi lao động (Có sử dụng yếu tố miêu tả)
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( Về nhà )
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn tập kĩ nội dung bài học và chuẩn bị cho bài viết TLV số 2
*****************************
Ngày soạn:29/ 09/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 33, 34
VIẾT BÀI TLV SỐ 2
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức lí thuyết của văn tự sự vào việc viết một bài văn hoàn chỉnh
- Biết sử dụng yếu tố miêu tả vào bài văn tự sự
2. Kỹ năng
- Kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả vào việc tạo lập văn bản tự sự
3. Thái độ
- Ý thức tự giác trong quá trình làm bài
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL thực hành, tự chủ, tự quản
- PC trung thực, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Xây dựng ma trận, ra đề và đáp án chấm.
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn tự sự
- Nhận ra y/tố miêu tả và nghị luận trong văn tự sự
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- Biết sử dụng biện pháp miêu tả vào việc tạo lập văn bản tự sự
Số câu : 1
Số điểm 10
Tỉ lệ: 100 %
 Số câu; 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu; 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu : 4
Số điểm 10 
Tỉ lệ: 100 %
A. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Trong văn bản tự sự, miêu tả cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng:
A – Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
B – Tái hiện những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm nhân vật.
C – Giúp người đọc nắm nội dung, ý nghĩa văn bản.
D – Giúp người đọc nắm nội dung chính của văn bản.
Câu 2: Trong văn bản tự sự, miêu tả nội tâm gián tiếp là:
A – Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng.
B – Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
C – Tả cảnh vật trang phục của nhân vật.
D – Miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
Câu 3: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là:
A – Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
B – Nêu lên các ý kiến nhận xét cùng lí lẽ và dẫn chứng.
C – Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng.
D – Tả dáng vẻ, cử chỉ nhân vật.
II. Tự luận (7 điểm)
 Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
Câu
1
2
3
Đáp án đúng
A
B
B
Đáp án sai
B,C,D
A,C,D
B,C,D
II. Tự luận
Yêu cầu
a-Mở bài:( 1 điểm)
- Nêu lí do thăm trường: là học sinh ai chẳng có những kỉ niệm về mái trường
-Nhân lần về thăm trường và có công việc. Tại đây có những cảm xúc sau bao ngày gặp lại.Tôi xin kể cho bạn nghe về lần thăm ấy.
b-Thân bài:(4 điểm) mỗi ý cho 1 điểm.
-Ý 1: phải hình dung ngày ấy mình thành đạt,trở về thăm thầy cô giáo cũ, mái trường thân yêu biết bao đổi thay: cảnh vật,con người, khung cảnh sư phạm...
=>đan xen yếu tố miêu tả làm nổi bật sự việc.
-Ý 2: nhớ kỉ niệm xưa về mái trường để kể lại thật chi tiết và cảm động:tái hiện sự thật bằng cách kể lại và tả quang cảnh, con người.
-Ý 3: hình dung ra trường mới để kể có miêu tả quang cảnh thầy cô,các em học sinh thế hệ sau? phòng học? tiện nghi?
-Ý 4: kể lại những kỉ niệm buồn vui khi gặp lại trường cũ mà mọi thứ đã đổi thay để phù hợp với thời đại mới.
=>diễn đạt xúc động về những kỉ niệm quá khứ. Niềm hân hoan khi gặp lại thầy cô cũ của mình.
c-Kết bài:(1 điểm ) kết thúc câu chuyện. Hình ảnh ngôi trường cũ in đậm trong tâm trí tôi.
Thu bài
Nhận xét giờ làm bài
Để làm cho văn bản tự sự sinh động, hấp dẫn thì chúng ta phải làm gì?
2. Trò
- Ôn tập kĩ kiến thức về văn kể chuyện
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
I. GV phát đề
II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra
Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp:
+ Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1
+ Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2
+ Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2
III. Thu bài: Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ
IV. Nhận xét giờ làm bài của HS
HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng:
Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
*****************************
Ngày soạn:29/ 09/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 35, 36
KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích: Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du – 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, trân trọng thời gian và tuổi trẻ
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, cảm thụ tác phẩm văn học
- PC nhân ái, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: Chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Đọc thuộc 4 câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và phân tích?
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (7 phút)
-GV hướng dẫn đọc: đọc chậm, giọng buồn.
GV đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp, gv nhận xét.
- Từ khó sgk.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích?
+ phần II.
? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
-Truyện thơ, tự sự, miêu tả,
?Phần trích có thể chia thành mấy đoạn?
+ 3 đoạn:
-6 câu đầu: cảnh vật trước lầu Ngưng Bích.
-8 câu tiếp: nỗi nhớ người thân.
-8 câu cuối: bức tranh tâm trạng Kiều.
? Đây là đoạn thơ tả cảnh hay tả tình?
- Tả cảnh ngụ tình.
 - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (28 phút)
- HS đọc 6 câu đầu.
?Dưới con mắt của nàng Kiều, thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích hiện ra như thế nào?
- Thời gian
- Cảnh vật....
? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để khắc hoạ thiên nhiên ở đây?
-Liệt kê, đối lập, tả cảnh ngụ tình..
? Em hiểu gì về hình ảnh “ non xa- trăng gần”?
- Thực tế trăng ở xa hơn núi nhưng trăng khuya sáng tỏ gợi cho ta cảm giác gần, còn núi tuy ở xa nhưng trong làn mây ban đêm mờ mờ cho nên có cảm giác như xa hơn.
? Em hiểu như thế nào về cụm từ “Ở chung” trong câu thơ thứ 2?
- Cảnh vật, con người cùng trong vũ trụ, bầu trời, nàng như muốn níu kéo trăng, núi gần lại cho đỡ cô quạnh sầu tủi.
? Câu thơ “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”gợi cho em cảm xúc gì?
+ Một nửa dành cho cảnh vật(bề bộn bát ngát trước lầu Ngưng Bích mà nàng không thể bỏ qua).Nhưng một nửa là tình cảm nhớ quê hương,người thân và xót xa cho số phận.
?Em có nhận xét gì về từ láy “bẽ bàng” ở đây?
 +Tâm trạng chán ngán, buồn tủi thương mình bơ vơ vô hạn trước cảnh vật
?Qua phân tích,em nhận xét gì về cảnh vật trước lầu Ngưng Bích?
 + “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
- Hs đọc tám câu thơ tiếp
?Kiều nhớ về những ai?
 +Nỗi nhớ:- Người yêu
 - Cha mẹ
? Tại sao vốn là con người hiếu thảo mà kiều lại nhớ người yêu trước?
+ Vì từ khi bán mình chuộc cha nàng chưa có lúc nào nhớ về chàng Kim.Đứng trước lầu Ngưng Bích cô đơn heo hút dưới đêm trăng gợi cho nàng nhớ về mối tình đầu vừa hẹn ước...)
? Nỗi nhớ người yêu được diễn ra qua những hình ảnh nào?
 +Tưởng: -Nhớ kỉ niệm xưa 
 -Nhớ,hình dung quá khứ
? Điều làm cho Kiều đau khổ nhất là gì?
 +Tấm son gột rửa...
=>diễn tả mối tình đầu sâu sắc muốn lãng quên cũng không được .
?Em nhận xét gì về nỗi nhớ người yêu?
 + Nhớ da diết đau đáu...
? Tình cảm của Kiều đối với cha mẹ được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Xót ...
- Tựa cửa.
- Quạt nồng ấp lạnh.....
? Tác giả dùng nghệ thuật gì khắc hoạ nỗi nhớ?
 - Điển tích “Sân Lai”: sân nhà lão Lai Tử, mỗi khi cha mẹ ốm, lão lại mặc áo xanh, đỏ làm trò diễn kịch mua vui cho cha mẹ.
?Qua nỗi nhớ người thân, em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều?
- HS đọc 8 câu cuối.
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở 8 câu thơ cuối?
 -Điệp ngữ.
 - Hệ thống từ láy.
 - Tả cảnh ngụ tình...tạo nên bốn cảnh vật khác nhau..
+ Hai câu đầu: hình ảnh cánh buồm xa gợi nhớ quê hương
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh cánh hoa trôi gợi số phận lênh đênh, chìm nổi trên dòng đời vô định, không biết sẽ đi đâu về đâu...
+ Hình ảnh nội cỏ rầu rầu gợi nỗi buồn về tương lai mờ mịt trong đất trời bao la.
+Âm thanh của sóng kêu ầm ầm gợi sự hoảng hốt trước cuộc sống.
? Ngoài những nghệ thuật trên, em thấy tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào nữa?
 - Ngôn ngữ độc thoại, vần bắng, hệ thống từ láy, lặp cấu trúc câu....nỗi buồn của cảnh vật đã xâm chiếm lòng nàng.
? Em có nhận xét gì về bức tranh tâm trạng ở đây?
 - Nỗi buồn chất chứa lòng Kiều, thấm sâu vào cảnh vật.
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn trích?
? Nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ là gì?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1-Đọc và tìm hiểu chú thích
a) Đọc
b) Chú thích
*Từ khó:sgk.
2. Tìm hiểu văn bản:
a) Vị trí đoạn trích: Phần II của tác phẩm từ câu 1033 đến 1054
b) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
-Truyện thơ, tự sự, miêu tả.
c) Bố cục: 3 phần.
- P1: 6 câu đầu
- P2: 8 câu tiếp
- P3: 8 câu cuối.
=> đoạn tả cảnh ngụ tình.
II. PHÂN TÍCH 
1.Bức tranh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích
- Không gian: lầu Ngưng Bích.
- Thời gian: mây sớm, đèn khuya, trăng
- Cảnh vật:
+ Non xa- trăng gần.
+Mây – đèn
+ Cồn cát nọ- bụi hồng kia
+ Bốn bề bát ngát.
=> Nghệ thuật liệt kê, đối lập làm cho cảnh vật hiện ra bộn bề, bát ngát mênh mông đối lập với lòng người cô đơn trống vắng nơi đất khách quê người.
- Câu thơ “nửa tình > <nửa cảnh ...” 
=>vẻ đẹp trước lầu Ngưng Bích đã được nàng gửi gắm và tình cảm nhớ quê hương. Lúc này tình cảm và cảnh vật cứ đan xen,hoà trộn làm cho tâm trạng bẽ bàng, sầu tủi.
=>Cảnh vật dưới cái nhìn của Kiều được hiện ra đẹp nhưng đượm buồn.
2- Nỗi nhớ người thân
-Nhớ người yêu 
-Nhớ cha mẹ
* Nỗi nhớ Kim Trọng
-“Tưởng”:
+ Nhớ đêm thề nguyện với Kim Trọng dưới đêm trăng...
+ Hình dung Kim Trọng nơi xa xôi đang mong chờ tin tức. Kiều cảm thấy mình có lỗi =>càng nhớ
+ “Tấm son gột rửa”:động từ mạnh “gột rửa”diễn tả tấm lòng thuỷ chung,mố tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được cho dù nàng muốn lãng quên nó đi.
=>Tác giả dùng từ chọn lọc diễn tả nỗi nhớ người yêu đau đáu ,da diết,đầy cảm động. 
* Nỗi nhớ cha mẹ
- “xót”: xót thương cha mẹ ngày ngày “tựa cửa” ngóng tin con.
- “Quạt nồng ấp lạnh”: lo cho cha mẹ, thương cha mẹ già yếu mà mình không được chăm sóc. Kiều tự trách mình không chu đáo.
- Điển tích “Sân Lai” để nói đến tấm lòng hiếu thảo của Kiều chỉ biết lo cho người khác mà không nghĩ đến mình.
=>Kiều là người thuỷ chung, hiếu thảo,vị tha.
3 - Bức tranh tâm trạng: 
- Điệp ngữ: “buồn trông” 4 lần, kết hợp một hệ thống từ láy và đặc biệt là mỗi cặp câu thơ là một cảnh vật.
+ Cảnh vật :hình ảnh cánh buồm “xa xa” thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi cảnh đời lưu lạc nơi chân trời góc bể, nỗi nhớ quê hương da diết.
 + Cảnh vật: cánh hoa trôi man mác gợi lên số phận lênh đênh vô định của Kiều.
 +Cảnh vật:nội cỏ rầu rầu gợi về một tương lai mờ mịt trong xã hội phong kiến suy tàn không lối thoát mà thân phận nhỏ bé của con người không biết làm sao đây.
 + Cảnh vật: gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng, kêu.. gợi tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước số phận, cuộc sống đang đe doạ vây bủa xung quanh nàng.
- Nghệ thuật: vần bằng, hệ thống từ láy tạo nên nỗi buồn tầng tầng lớp lớp.
 - Miêu tả cảnh vật từ xa đến gần diễn tả tâm trạng từ chỗ nhớ quê hương, người thân đến lo buồn cho tương lai, sợ hãi, rùng rợn cho số phận của mình.
=> Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả xây dựng một bức tranh tâm trạng đặc sắc nhất, hay nhất của Truyện Kiều: nỗi buồn đau của Kiều như lan toả sang cảnh vật đã xâm chiếm lòng nàng.
III. TỔNG KẾT
1- Nội dung: cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
2- Nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
- Tả cảnh ngụ tình,từ láy, điệp ngữ.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP,KT: Vấn đáp	
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: Chăm chỉ
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Nêu cảm nghĩ cuả em sau khi học xong đoạn thơ này
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
Viết một đoạn văn miêu tả tâm trạng của nàng Kiều khi nhớ về cha mẹ
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP,KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
Về nhà học nội dung bài học hôm nay
****************************
DUYỆT BÀI TUẦN 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7.doc