Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 1 - Chủ đề 3: Sự thú vị của nét - Bài 4: Nét thẳng, nét cong (2 tiết)

- Qua bài học góp phần bồi dưỡng học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, chịu trách nhiệm, trung thực được thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

+ Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu, phục vụ học tập, tự giác tham gia các hoạt động học tập

+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các nét trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.

+ Không tự ý dùng đồ của bạn, biết chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình.

+ Biết nâng niu tôn trọng các sản phẩm mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật.

+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học.

 

docx 6 trang Bảo Anh 08/07/2023 5400
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 1 - Chủ đề 3: Sự thú vị của nét - Bài 4: Nét thẳng, nét cong (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 1 - Chủ đề 3: Sự thú vị của nét - Bài 4: Nét thẳng, nét cong (2 tiết)

Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 1 - Chủ đề 3: Sự thú vị của nét - Bài 4: Nét thẳng, nét cong (2 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MỸ THUẬT LỚP 1
Chủ đề 3
SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
Bài 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG (2 tiết)
I/ Mục tiêu bài học
Phẩm chất
- Qua bài học góp phần bồi dưỡng học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, chịu trách nhiệm, trung thực được thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
+ Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu, phục vụ học tập, tự giác tham gia các hoạt động học tập
+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các nét trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.
+ Không tự ý dùng đồ của bạn, biết chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình.
+ Biết nâng niu tôn trọng các sản phẩm mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật.
+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học.
Năng lực:
Qua bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau:
* Năng lực mỹ thuật:
- Học sinh nhận biết được các nét thẳng, nét cong và nhận ra được sự khác nhau giữa các nét
- Học sinh tạo được sản phẩm đơn giản có sử dụng nét thẳng và nét cong
- Biết chia sẻ nhận biết về nét thẳng và nét cong ở tự nhiên, ở sản phẩm và ở tác phẩm mỹ thuật.
*Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dung vật liệu để học tập, chủ động trong hoạt động học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn bè trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải uyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ học mỹ thuật ( họa phẩm) để thực hành tạo nên sản phẩm.
* Năng lực đặc thù khác:
- Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua trao đổi, thảo luận, ...theo chủ đề.
- Phát triển năng lực thể chất: Thông qua sự vận động của tay, của cơ thể, ...
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1/ Giáo viên: SGK Mỹ thuật 1, Vở thực hành Mỹ thuật 1, Phương tiện, họa cụ họa phẩm, vật liệu dạng que, dạng dây sợi, giấy màu, ....
- Đồ dùng trực quan: thước kẻ, eke, đồ vật có trang trí bàng nét thẳng, cong, ...
- Tranh vẽ của học sinh có nét thẳng, cong, tranh in trong sách mĩ thuât 1 của danh họa Môn – đờ - ri – an, kiến trúc cầu cong, thẳng, mái vòm, tòa tháp, ...
III/ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phương pháp dạy học:Phát vấn,đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề .Tèo chơi, thực hành,gợi mở....
Kỹ thuật dạy học :Động não,bể cá....
Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1
Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (1-2 phút)
- Nhắc nhở học sinh ổn định trật tự
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng vật dụng cho bài học
- Giáo viên nhận xét tinh thần chuẩn bị của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng trang thiết bị dạy học
Hoạt động 2: Khởi động giới thiệu bài học
- Giới thiệu một số đồ dùng sản phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học hoặc có thể minh họa trực tiếp lên bảng
Ví dụ: Gv dùng que tính hỏi học sinh:
?Đây là vật gì? Nó có hình dạng giống nét gì?
? Có thể tạo nó thành nét cong không?
? Tạo bằng cách nào?
- Giáo viên dùng tay uốn cong que tính để tạo ra nét cong
* Gv sử dụng dây len kéo thẳng, để chùng hoặc tư thế đứng nghiêm , tư thế cúi người, ...
-> Giáo viên kết luận đường thẳng và đường cong có thể dễ dàng tạo ra được từ nhiều thứ, ..Bài học hôm nay sẽ đi tìm hiểu về nét thẳng và nét cong
- Yêu cầu học sinh mở sách bài học
Hoạt động 3: Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mỹ
- Giáo viên đưa ra các hình ảnh và gợi ý quan sát
? Thầy muốn tìm nét thẳng ở chung quanh chúng ta? Bạn nào nhìn thấy nào?
- Tương tự tìm nét cong, tạo nét cong
? Trong sách học em thấy nét thẳng, nét cong ở hình ảnh nào, chỗ nào?
- Đặt nhiều câu hỏi với độ khó tăng dần cho học sinh sau đó tổng hợp lại thông tin bằng cách cho học sinh nêu ý kiến hoặc trả lời với các nét được tìm thấy trong hình minh họa và đồ dùng.
? Còn cách nào để tạo ra nét thẳng, nét cong?
*Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán nét
- ngôi nhà, ngọn núi, cầu treo, mái chùa, ...
?Ngôi nhà có nét gì? ở đâu?, .....
- Gv nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 4: Hoạt động thực hành sáng tạo
*Tìm hiểu cách thực hành và sáng tạo
- Gv yêu cầu học sinh suy nghĩ trao đổi về cách vẽ các hình bằng nét thẳng và nét cong đơn giản
- Gv gọi học sinh lên bảng
? Muốn vẽ được nét thẳng, nghiêng, nét cong ta làm thế nào?
- Gv gọi học sinh nhận xét cách vẽ của bạn
- Gv hướng dẫn học sinh cách cầm bút, cách vẽ sao cho có thể vẽ được đường thẳng không dùng thước kẻ, cách vẽ nhiều nét phác để có một đường như ý muốn
- Yêu cầu quan sát hình trang 21 SGK
? các nét tạo được hình ảnh gì?ở đâu?
- Gv nhận xét, ...
? Có thể tạo hình sản phẩm bằng vật liệu khác không? Tạo được hình gì? ,...
? Em tạo hình sản phẩm nào? Bằng vật liệu gì?, ...
- Gv giới thiệu một số sản phẩm
*Thực hành sáng tạo
- Tổ chức cho học sinh thực hành sáng tạo theo ý thích riêng:
+ Tập vẽ các nét thẳng, nét cong đều nhau
+Sáng tạo các hình từ nét thẳng và nét cong
+Tạo nét cong từ cạnh các vật tìm được, lắp ghép, ...
+ Có thể tạo hình với một loại nét thẳng, nét cong hoặc kết hợp cả hai kiểu nét
- Gv quan sát, gợi mở, ....
- Nhắc nhở học sinh hoàn thiện bài, sản phẩm chuẩn bị cho hoạt động trưng bày, ....
*Trưng bày sản phẩm và cảm nhận chia sẻ
- Yêu cầu học sinh trưng bày kết quả bài học theo nhóm
- Gv gợi mở để học sinh chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm của bản thân, của bạn trong nhóm, lớp
? Em, tạo được sản phẩm nào? Em sử dụng các nét ở hình ảnh nào? Chỗ nào?
?Em tạo ra sản phẩm đó bằng cách nào? Kể lại cách làm cho các bạn, ...
?Em kết hợp các nét, vật liệu tìm được như thế nào? Dễ, khó, ....
- Gv nhận xét 
*Gv liên hệ sự hiện hữu của nét thẳng, nét cong trong cuộc sống xung quanh.
*Hoạt động 5: Vận dụng sáng tạo
- Gợi mở cho học sinh có thể tạo nét thẳng, nét cong với vật liệu, đồ dùng sẵn có ( bút màu, que tính, sợi dây, que kem, ...) 
- Gv thị phạm minh họa một vài ví dụ,
- Gợi ý cho học sinh có thể sáng tạo thêm những hình ảnh yêu thích mong muốn thực hiện ở nhà.
* Tổng kết bài học
Gv tóm tắt:
- Nét có dạng nét thẳng, nét cong trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm mỹ thuật
- Có thể tìm được nét thẳng, nét cong ở xung quanh ta
- Có thể sử dụng nét để vẽ tạo hình theo ý thích của mình, ...
* Dặn dò chuẩn bị cho bài học tiếp theo
- Quan sát nhận biết lắng nghe trình bày ý kiến cá nhân, ...
- Que tính bằng nhựa, nó giống nét thẳng
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hiện
- Quan sát đưa ra nhận biết của mình: Thước kẻ, cạnh bảng, song cửa, hộp phấn, ...
 - dây nhảy, cánh hoa, rèm cửa, ...
- Nhận biết trả lời, chỉ 
- Dùng phấn, bút vẽ lên giấy, bảng tạo nét
- Quan sát nhận biết chỉ ra các nét có trong hình minh họa
- Hs thảo luận tìm hiểu cách vẽ nét, ....
- Học sinh lên thực hiện vẽ
- Hs nhận biết, nhận xét
- Quan sát nhận biết cách tạo hình bằng nét thẳng, nét cong
- Tạo hình con cá, ô tô, ...
- Tạo hình từ que, dây, ...
- Quan sát, nhận biết
- Hs thực hành theo ý thích riêng tạo ra sản phẩm, ..
- Học sinh tổ chức trưng bày sản phẩm 
- Hs đưa ra cảm nhận nhận xét của mình về sản phẩm của mình của bạn, ...
- Nhận biết được sự đa dạng của các nét trong cuộc sống, trong tranh, ...
- Nghe, quan sát, nhận biết, ghi nhớ, tham gia cùng sáng tạo tìm hình, tạo hình từ nét thẳng, nét cong, ...
- Nghe, ghi nhớ, vận dụng vào cuộc sống, học tập
- Hình ảnh, đồ vật, vật liệu, ...
- Thước, que tính, dây nhảy, ....
- Hình minh họa trong SGK
- Tranh ảnh nhà, núi, cầu, chùa, ...
- Hình minh họa 
- Sản phẩm tạo hình từ que, dây, ...
- Sản phẩm của học sinh: Tranh vẽ, tạo hình bằng vật tìm được , ...
- Sản phẩm tạo hình nét thẳng, nét cong, tranh ảnh, ...
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
 Mức độ
Năng lực
Mĩ thuật
Biết
Hiểu
Vận dụng
Mức 1
Mức 2
Quan sát và nhận thức
 Nhận biết được nét thẳng, nét cong và sự khác nhau của chúng
Thể hiện hiểu biết về hình dáng cấu trúc, đặc điểmcủa nét thẳng, nét cong
Biết liên hệ hình các nét trong cuộc sống, ...
Sáng tạo và ứng dụng
Lựa chọn được nội dung, tạo hình được nét thẳng, nét cong
Phối hợp các nét, các vật liệu khác nhau và kĩ năng tạo hình để thực hành
Lựa chọn được các nét và vật liệu để tạo ra sản phẩm đơn giản
Tạo được một sản phẩm có sử dung nét thẳng, nét cong hài hòa về hình dáng, kích thước, hình thức trang trí
Phân tích và đánh giá
Hiểu được cách tạo ra nét thẳng, nét cong, ...
Nêu được một số yếu tố tạo hình trên sản phẩm thông trao đổi, nhận xét, ...
Thể hiện được tình cảm, ý thích khi thực hiện qua sản phẩm
Chia sẻ được mục đích của nét thảng, nét cong sử dụng sản phẩm với mọi người
Xếp loại
Đạt (C)
Hoàn thành (B)
Hoàn thành tốt (A)

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_my_thuat_lop_1_chu_de_3_su_thu_vi_cua_net_b.docx