Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5 : Những nẻo đường xứ sở

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

 a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân,tự học, năng lực giao tiếp, trình bày, hợp tác

 b. Năng lực chuyên biệt:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô Tô;

- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

 

docx 8 trang phuongnguyen 33120
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5 : Những nẻo đường xứ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5 : Những nẻo đường xứ sở

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5 : Những nẻo đường xứ sở
GIÁO ÁN TRỰC TUYẾN
CHỦ ĐỀ 5 : NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ
VĂN BẢN 1
CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
	a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân,tự học, năng lực giao tiếp, trình bày, hợp tác
	b. Năng lực chuyên biệt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô Tô;
- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện, ngôi thứ nhất của du kí.
2. Phẩm chất:
- Yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, biển đảo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Máy tính có kết nối internet, phần mềm dạy học (zoom, google meat, Microsoft Teams) .
- SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) 
- KHBH, các video, đường link cho HS:
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi,
- Máy tính, điện thoại có kết nối internet, phần mềm dạy học (zoom, google meat, Microsoft Teams) .
- Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập từng phần theo hướng dẫn của gv.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Tổ chức thực hiện: ( Giao cho học sinh thực hiện ở nhà)
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh của nước ta mà em đã từng được đến tham quan? Chia sẻ một số điều em quan sát được từ những chuyến đi đó?
+ Tìm hiểu những hình ảnh thiên nhiên đảo Cô Tô, từ đó nêu cảm nhận của em về thắng cảnh nổi tiếng này?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
 GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 
a.Mục tiêu: Nắm được thông tin chính về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Cô Tô.
b. Tổ chức thực hiện
 GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
 GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 
Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
* Nhiệm vụ 1:
- Đọc và tim bố cục văn bản “Cô Tô”, trong SGK
- Đọc thông tin về tác giả sgk.
* Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm qua Messenger/ zalo/ phòng họp trực tuyến để hoàn thành các phiếu bài tập sau:
1.Phiếu học tập số 1: Cảm nhận về sự dữ dội của trận bão trên đảo Cô Tô.
PHIẾU HỌC TẬP: Hãy tìm những câu văn miêu tả sự dữ dội của trận bão. Chỉ ra các phép tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Các câu văn
Phép tu từ
Tác dụng:
Phiếu học tập số 2: Cảm nhận về cảnh Cô Tô sau cơn bão
+ Khung cảnh thiên nhiên ở đảo Cô Tô sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh, bầu trời, cây, nước biển, mặt trời,)?
+ Em có nhận xét gì về cảnh Cô Tô trong và sau bão? Từ đây em có thấy hình ảnh trong thể loại kí có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
+ Em hãy chỉ ra câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tôtheo mùa sóng ở đây.
Phiếu học tập số 3: Cảm nhận cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
 Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển? Em có nhận xét gì về những từ ngữ ấy?
Phiếu học tập số 4: Cảm nhận về cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Em hãy chỉ ra các từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô?
- Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh được sử dụng và tác dụng của nó trong đoạn trích?
 - Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, kịp thời hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 SẢN PHẨM:
1.Phiếu học tập số 1: Cảm nhận về sự dữ dội của trận bão trên đảo Cô Tô.
PHIẾU HỌC TẬP: Hãy tìm những câu văn miêu tả sự dữ dội của trận bão. Chỉ ra các phép tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Các câu văn
+ Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
+ ...trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt
+ Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ ầm ầm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.
+ Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh.
+ Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
+ Nó rít lên rú lên...
Phép tu từ
+ So sánh
+ Nhân hóa
Tác dụng: diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.
2. Phiếu học tập số 2: Cảm nhận về cảnh Cô Tô sau cơn bão
 Khung cảnh thiên nhiên ở đảo Cô Tô sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh, bầu trời, cây, nước biển, mặt trời,)?
+ Bầu trời – trong trẻo, sáng sủa, trong sáng 
+ Núi đảo, nước biển – xanh mượt, lam biếc đặm đà
+ Cát – vàng giòn
+ Cá –lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi à tài nguyên phong phú
 Em có nhận xét gì về cảnh Cô Tô trong và sau bão? Từ đây em có thấy hình ảnh trong thể loại kí có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
- Khác với cách miêu tả trận bão biển, biển sau bão không còn được miêu tả bằng những từ ngữ tạo cảm giác mạnh, kịch tính mà được miêu tả bằng các hình ảnh trong sáng, giàu sức sống, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô.
- Với thể loại kí, tác giả trực tiếp chứng kiến sự vật, sự việc, chú trọng ghi chép sự thật, nên hình ảnh trong kí hiện lên chân thực, cụ thể, rõ nét, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 
 Em hãy chỉ ra câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tôtheo mùa sóng ở đây?
 “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng nơi đây”
3. Phiếu học tập số 3: Cảm nhận cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
 Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển? Em có nhận xét gì về những từ ngữ ấy?
- Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ:
+ Khi mặt trời chưa nhú lên: chân trời trong, sạch như tấm kính 
+ Khi mặt trời bắt đầu nhú lên:mặt trời như lòng đỏ trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm
+ Bầu trời: mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh 
=> Bức tranh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được khắc họa rực rỡ, lộng lẫy, nên thơ, hùng vĩ, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, lối viết độc lạ, tài hoa.
- Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên à Cách đón nhận công phu và trang trọng, thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.
4. Phiếu học tập số 4: Cảm nhận về cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Em hãy chỉ ra các từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô?
- Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh được sử dụng và tác dụng của nó trong đoạn trích?
 - Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
 Các từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
+ cái sinh hoạt của nó vui, đậm đà, mát nhẹ
+ có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc
+ bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào
+ từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nói tiếp đi đi về về
+ anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy 15 gánh nước
+ chị Châu Hòa Mãn địu con dịu dàng
 - Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
-> Phép so sánh khiến hình ảnh sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô quanh giếng nước ngọt hiện lên nhộn nhịp, đông vui, đồng thời mang đậm hương quê, hồn quê.
+ Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành
-> Phép so sánh không chỉ tô đậm tình mẹ yêu con bao la của chị Châu Hòa Mãn, mà còn khẳng định thiên nhiên, biển cả như người mẹ hiền mang đến cho con người biết bao sản vật giàu có, trù phú.
 - Khung cảnh Cô Tô nếu thiếu chi tiết giếng nước ngọt sẽ thiếu sự sinh động, nhộn nhịp, mất đi sức sống, hơi ấm của con người, chỉ còn là một quần đảo thiên nhiên hoang sơ đơn thuần. Giếng nước ngọt là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân nơi đây, là linh hồn của đảo Cô Tô. Nếu không miêu tả chi tiết này, tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân thực sự đã thiếu đi một chi tiết rất quan trọng.
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (trực tuyến, khoảng 40 phút)
 a. Mục tiêu: Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô;
b. Tổ chức thực hiện: 
 * GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây:
Nội dung: 
a.GV trình chiếu sản phẩm của các nhóm đã nộp cho GV từ trước. 
b. HS theo dõi phần trình bày của các bạn, ghi lại những nội dung có kết quả khác với bài làm của em .
 * GV tổ chức thảo luận và kết luận
– GV nhận xét sơ lược về sự giống và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm.Theo các phiếu học tập đã làm ở trên, gv cho hs nhận xét bài làm của nhau và rút ra kết luận sau đó gv chiếu các slide về nội dung bài học để hs nắm lại.
 * Qua văn bản em có nhận xét gì về biển đảo quê hương ta? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ và giữ gìn biển đảo quê hương?
– GV kết luận, nhận định: 
 1. Nếu học sinh trình bày chưa đầy đủ, GV cần căn cứ vào các chi tiết bài dạy để bổ sung và chốt kiến thức.
2.Qua văn bản em có nhận xét gì về biển đảo quê hương ta? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ và giữ gìn biển đảo quê hương?
- Biển đảo quê hương giàu đẹp, trù phú, hùng vĩ, nên thơ
 - Tình cảm yêu mến, gắn bó, gần gũi, trân trọng và giữ gìn
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Tổ chức thực hiện
 Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của tác phẩm khác mà em biết).
 GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
 GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. 
 Gợi ý: Để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh này, trước hết HS cần hình dung được hình ảnh mặt trời lúc mới mọc, từ đó thấy được mối liên hệ giữa sự vật so sánh và sự vật được so sánh. HS cần đưa ra những phán đoán lí giải tại sao tác giả lại so sánh như vậy: Hình ảnh lòng đỏ quả trứng có ngộ nghĩnh không? Nó liên quan và tương đổng với ý miêu tả mâm lễ phẩm được nói tới ở câu sau như thê nào? GV gợi ý cho HS nhớ lại những tác phẩm đã đọc có miêu tả cảnh bình minh để thây sự độc đáo trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân
 HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
 HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc (nếu có
 Học sinh trình bày đoạn văn nêu tác dụng của ý nghĩa của hình ảnh so sánh.
 + Về nội dung: nêu được điểm tương đồng giữa hai sự vật so sánh, từ đó rút ra ý nghĩa, tác dụng của phép so sánh cùng tài năng sử dụng từ ngữ khéo léo, tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân.
 + Về hình thức: đảm bảo hình thức một đoạn văn
 Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS viết đoạn văn ngắn, trình bày bài làm sau khi hoàn thành.
- GV gọi HS khác nhận xét, bài làm của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
 4. Hoạt động: Vận dụng (khoảng 5 phút, giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu:Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. 
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:Từ ấn tượng của em về khung cảnh đảo Cô Tô trong văn bản đã học, hãy vẽ một bức tranh thiên nhiên cảnh biển kèm một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 dòng) diễn giải về nội dung bức tranh và thông điệp em muốn gửi gắm qua bức tranh.
 HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
 Sản phẩm: Bài làm của HS
 GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
- GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
- Xem lại và sửa chữa sai sót trong các phiếu học tập của em (nếu có)
- Nắm vững nội dung bài học.
- Vận dụng tìm hiểu những văn bản tương tự.
* Chuẩn bị bài: Thực hành tiếng Việt.(Tiết sau)
Yêu cầu: 
- Ôn lại tri thức đã học về các biện pháp tu từ.
- Làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập thực hành 1,2,3,4,5, sgk và nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx