Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 156, 157, 158: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

- GV cho Hs quan sát hình ảnh: Quan sát hình và đoán chủ đề được nhắc đến

- Hs tự bộc lộ

- GV dẫn dắt: Các hiện tượng diễn ra trong đời sống, đặc biệt là trong cuộc sống của học sinh hiện nay đang là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Vậy khi làm các bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, chúng ta cần tiến hành bài làm như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

GV đặt câu hỏi: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

nào ? Nêu đặc điểm kiểu bài.

* HS trả lời, GV bổ sung:

1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trong xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

2. Đặc điểm:

- Đề bài thường xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống, xã hội

- Đó có thể là một hiện tượng tích cực/ tiêu cực hoặc vừa tích cực vừa tiêu cực trong xã hội

- Không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn tác động tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, nhận thức..

3.Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề sự việc hiện tượng đời sống.
Gv chiếu nội dung hướn dẫn Hs các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề sự việc hiện tượng đời sống

HS quan sát theo dõi trên máy chiếu

Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận.

- Trước tiên bạn cần phân tích đề bài, tìm chủ đề cho bài viết : Xác định từ khóa/ hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ.

- Tìm ý, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề bài viết.

Bước 2: Hướng dẫn tìm ý.

Dựa vào hệ thống câu hỏi sau đây để tìm ý

  • Vấn đề đề bài yêu cầu nghị luận là gì?
  • Khái niệm và biểu hiện của vấn đề được đề cập trong đề bài là gì?
  • Nguyên nhân của vấn đề?
  • Vấn đề đó đúng hay sai, lợi ích hay tác hại?

Ý kiến thái độ của bản thân và đề xuất những giải pháp khắc phục/ biện pháp nhân rộng vấn đề?

Bước 3: Lập dàn ý.

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: ( )

docx 8 trang Phương Mai 10/06/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 156, 157, 158: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 156, 157, 158: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 156, 157, 158: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 32
Tiết 156,157,158
 RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Nắm đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Nắm yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Năng lực:
+ Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
+ Quan sát các hiện tượng của đời sống
+ Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất:
+ Học sinh có ý thức nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.
* Học sinh: + Đọc, tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi.
+ Tìm hiểu vấn đề cần bàn luận, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cần nghị luận 
trong ngữ liệu đã cho.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm 
huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức 
mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
- GV cho Hs quan sát hình ảnh: Quan sát hình và đoán chủ đề được nhắc đến 
- Hs tự bộc lộ - GV dẫn dắt: Các hiện tượng diễn ra trong đời sống, đặc biệt là trong cuộc sống của 
 học sinh hiện nay đang là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Vậy khi làm các bài 
 văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, chúng ta cần tiến hành bài 
 làm như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn 
 đề nêu ra ở hoạt động khởi động
 - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
 - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
 - Thời gian: ( )
 GV đặt câu hỏi: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
 nào ? Nêu đặc điểm kiểu bài.
 * HS trả lời, GV bổ sung:
 1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trong xã hội là bàn về 
 một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề 
 đáng suy nghĩ.
 2. Đặc điểm: 
 - Đề bài thường xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống, xã hội 
 - Đó có thể là một hiện tượng tích cực/ tiêu cực hoặc vừa tích cực vừa tiêu cực trong 
 xã hội 
 - Không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn tác động tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, 
 nhận thức.. 
 3.Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề sự việc hiện tượng đời sống.
 Gv chiếu nội dung hướn dẫn Hs các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề sự 
 việc hiện tượng đời sống
 HS quan sát theo dõi trên máy chiếu
 Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận. 
 - Trước tiên bạn cần phân tích đề bài, tìm chủ đề cho bài viết : Xác định từ khóa/ 
 hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ. 
 - Tìm ý, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề bài viết. 
 Bước 2: Hướng dẫn tìm ý. 
 Dựa vào hệ thống câu hỏi sau đây để tìm ý
✓ Vấn đề đề bài yêu cầu nghị luận là gì?
✓ Khái niệm và biểu hiện của vấn đề được đề cập trong đề bài là gì?
✓ Nguyên nhân của vấn đề?
✓ Vấn đề đó đúng hay sai, lợi ích hay tác hại? Ý kiến thái độ của bản thân và đề xuất những giải pháp khắc phục/ biện pháp nhân 
rộng vấn đề?
Bước 3: Lập dàn ý. 
Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến 
thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
GV cho HS lập dàn bài sơ lược theo sự chuẩn bị ở nhà:
Đề 1: Viết đoạn văn nghị luận. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng sử 
dụng điện thoại của học sinh hiện nay 
 Lập dàn bài
A. Mở đoạn: 
 Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại 
di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập. Thế nhưng, một 
bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. 
B. Thân đoạn: 
1. Giải thích: Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên 
 sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện 
 thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. 
 2. Bàn luận ý kiến. 
 a) Thực trạng 
 - Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường 
 học: 
 + Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói 
 chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó
 + Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa 
 phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc 
 người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)... 
 b) Nguyên nhân
 - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông 
 minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người
 - Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều 
 chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình
 - Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.
 - Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại 
 c) Hậu quả
 - Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các 
 giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại
 - Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những 
 người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
 d) Biện pháp khắc phục
 - Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có 
 đạo đức, hiểu biết pháp luật.
 - Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em
 - Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.
 b. Bài học nhận thức và hành động 
 - Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại 
 cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, 
 công việc cũng như trong học tập.
 - Hành động:
• Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần 
 thiết. • Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
• Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
• Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn 
 mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.
 C. Kết đoạn 
• Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá.
• Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng.
• Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó 
 - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình. 
 Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em em (khoảng 2/ 3 trang giấy thi) về căn bệnh vô 
 cảm trong xã hội hiện nay. 
 1. Mở bài 
 – Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng đế đã sinh ra vạn loài, trong đó có 
 loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một 
 thứ quý báu đó chính là tình cảm. 
 – Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ 
 với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không 
 những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô 
 cảm. 
 2. Thân bài 
 a. Giải thích 
 – Vô cảm là không có cảm xúc, xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước 
 những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh 
 mình. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung 
 động 
 – Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. 
 Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. 
 – Người bị bệnh vô cảm càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không 
 còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc. 
 b. Biểu hiện của bệnh vô cảm 
 – Bệnh vô cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Với những người thuộc 
 vị trí khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau: 
 + Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: Không quan tâm đến công 
 việc của người dân; một số người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân 
 dân + Đối với mỗi cá nhân: Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn 
trong khi mình có đủ điều kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh 
đời bất hạnh 
c. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm 
– Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống 
tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. 
– Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm 
việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, 
để ươm mầm cảm xúc. 
d. Tác hại của bệnh vô cảm 
 – Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau 
trong xã hội, người mắc “bệnh vô cảm” sẽ gây ra hậu quả khác nhau. 
– Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động 
nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu 
được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của 
riêng mình. 
– Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người 
thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô 
cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc 
hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới 
của chúng ta hôm nay. 
– Người mắc “bệnh vô cảm” không được mọi người tin yêu, kính trọng. 
e. Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm? 
– Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của 
cộng đồng. 
– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp 
nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp 
– Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại 
bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. 
3. Kết đoạn 
– Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc “đặc trị”. Cần phê 
phán những người mắc “bệnh vô cảm”. 
– Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví 
dụ: ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da 
cam, những trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa. Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em em (khoảng 2/ 3 trang giấy thi) về nạn bạo lực 
học đường. 
A. Mở bài 
Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học 
hiện nay, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh.
B. Thân bài 
a. Giải thích 
Bạo lực học đường: vấn nạn nan giải trong các nhà trường. Học sinh có những hành 
vi, lời nói, cách ứng xử vi phạm những chuẩn mực đạo đức, làm ảnh hưởng, gây tổn 
thương về sức khỏe cũng như tinh thần của học sinh khác.
b. Thực trạng : diễn ra phổ biến. 
- Học sinh vì mâu thuẫn mà dẫn đến lời qua tiếng lại, thậm chí đánh nhau. 
- Học sinh hạ nhục bạn bằng nhiều thủ đoạn không có đạo đức: xúc phạm nhân phẩm, 
lột đồ, quay clip đăng lên mạng xã hội,... 
c. Nguyên nhân 
- Khách quan: do ảnh hưởng của internet, các trò chơi điện tử, tệ nạn xã hội,... 
- Chủ quan : Bản thân học sinh không có nhận thức đúng đắn, không bình tĩnh để xử 
lý tình huống,... 
d, Hậu quả 
- Làm tổn hại về sức khỏe, tinh thần người khác. 
- Gây mất đoàn kết, trật tự, mất khung cảnh sư phạm nơi trường học. 
- Ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng giáo dục của nhà trường, gia đình, bạn thân học 
sinh. 
- Học sinh đánh mất giá trị nhân cách, đạo đức, trở thành công dân tiêu cực,... 
e, Giải pháp 
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục 
học sinh. 
- Phải tỉnh táo khi sử dụng mạng xã, khi xử lý tình huống tránh xung đột, hiểu nhầm. 
g. Bài học nhận thức và hành động 
Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống 
với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường 
và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu 
tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh. 
C. Kết bài Mỗi bạn học sinh cần ý thức được trách nhiệm và thái độ của mình trong học tập, cần 
rèn luyện về cả mặt thể chất lẫn đạo đức để tránh những sự cố đáng tiếc và để tương 
lai của các em tươi sáng hơn.
HS: thực hành viết đoạn văn
GV yêu cầu HS đọc bài viết, sửa lỗi
Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong 
thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
GV nêu yêu cầu: Lập dàn ý cho đề văn sau
Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời 
chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn 
người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ 
các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy 
nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học 
tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
GV nêu yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy các bước làm một bài văn nghị luận về sự việc, 
hiện tượng đời sống.
4. Hướng dẫn học sinh học về nhà và chuẩn bị cho bài sau:
+ Nắm chắc phương pháp làm bài, hoàn thành bài tập.
+ Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý 
kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
+ Chuẩn bị: " Phần chương trình địa phương" (Theo câu hỏi sgk)
+ Chuẩn bị " Hành trang vào thế kỉ mới"
• Tìm đọc Cuốn sách “ Một góc nhìn của tri thức” tập 1
• Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.
• Bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, phân tích nội dung của văn bản.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_9_tiet_156_157_158_ren_ky_nang_lam.docx
  • pptxRèn kĩ năng Nghi luan ve moi hien tuong doi song.pptx