Kế hoạch dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tố Hữu

Khay nhựa, đồng xu kim loại 6 Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.

Kính hiển vi, các hộp tiêu bản NST 6 Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.

Hộp đựng mô hình cấu trúc ADN, 1 bộ ADN hoàn chỉnh 6 Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN

Các nhóm trình bày bài của mình về các dạng đột biến Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến.

Các nhóm trình bày bài của mình về thường biến Thực hành: Quan sát thường biến.

- Một số tranh hoặc ảnh về các giống vật nuôi: bò lai F1, lợn lai F1, vịt lai F1, gà lai F1, cá lai F1, giống lúa, giống đậu tương ( hoặc lạc, dưa), ngô lai.

- Chuẩn bị phiếu học tập và bảng phụ ghi nội dung bảng 39/115. 1 tranh/1 giống.

6 phiếu Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

 

doc 16 trang quyettran 19/07/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tố Hữu

Kế hoạch dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tố Hữu
TRƯỜNG THCS TỐ HỮU
TỔ: ................................
--------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
	Huế, ngày 14 tháng 8 năm 2021
Phụ lục I
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Dạy bộ môn sinh học năm học 2021 -2022
I.3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáodục)
Môn: Sinh - Lớp 9
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
Khay nhựa, đồng xu kim loại
6
Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Trên lớp
2
Kính hiển vi, các hộp tiêu bản NST
6
Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
Trên lớp
3
Hộp đựng mô hình cấu trúc ADN, 1 bộ ADN hoàn chỉnh
6
Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN
Trên lớp
4
Các nhóm trình bày bài của mình về các dạng đột biến
Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến.
Trên lớp
5
Các nhóm trình bày bài của mình về thường biến
Thực hành: Quan sát thường biến.
Trên lớp
6
- Một số tranh hoặc ảnh về các giống vật nuôi: bò lai F1, lợn lai F1, vịt lai F1, gà lai F1, cá lai F1, giống lúa, giống đậu tương ( hoặc lạc, dưa), ngô lai.
- Chuẩn bị phiếu học tập và bảng phụ ghi nội dung bảng 39/115.
1 tranh/1 giống.
6 phiếu
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Phòng thực hành Sinh
7
- Kẹp ép cây, giấy báo, kéo
- Giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng
- Băng hình về môi trường sống của SV
6
6
1
Bài 45. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Thực địa
8
- Kẹp ép cây, giấy báo, kéo
- Giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng
- Băng hình về môi trường sống của SV
6
6
1
Bài 46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Phòng thực hành Sinh
9
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon. Kính lúp, giấy, bút
- Băng hình về các hệ sinh thái
6
1
Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái
Thực địa
10
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon. Kính lúp, giấy, bút
- Băng hình về các hệ sinh thái
6
1
Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái
Phòng thực hành Sinh
11
- Giấy bút
- Bảng phụ 56.1, 56.2, 56.3 (sgk trang 170,171, 172)
1
Bài 56, 57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương
Phòng thực hành Sinh
12
- Giấy, bút
- Nội dung Luật bảo vệ môi trường
Bài 62. Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Trên lớp
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáodục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
Phòng thực hành Hóa, Sinh
01
 Thực hành môn Sinh, Hóa
 II. Kế hoạch dạyhọc
PPCT MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
Bài 1: Men đen và Di truyền học
1
- Học sinh nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Giới thiệu Men Đen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2
Bài 2,3: Chủ đề: Lai một cặp tính trạng
2
- Học sinh nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li. (nêu hiện tượng và kết quả TN, không giải thích cơ chế di truyền)
- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải được vì sao quy luật phân li chỉ đúng trong điều kiện nhất định.
- Vận dụng quy luật phân li để giải quyết bài tập.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
3
Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
1
- Học sinh nêu được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen và giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
4
Bài 5: Lai hai cặp tính trạng 
(tiếp theo)
1
- HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.
5
Bài 7: Bài tập chương I
1
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời và bài tập.
6
Bài 8: Nhiễm sắc thể
1
- Trình bày được tính đa dạng của bộ NST ở mỗi loài
- Trình bày được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân
- Nêu được chức năng của NST
7
Bài 9,10: Chủ đề Phân chia tế bào (Nguyên phân và giảm phân)
2
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của nguyên phân
- Phân tích ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản
- Trình bày được những diễn biến của NST qua các kỳ của giảm phân I và giảm phân II
- So sánh đưuọc giảm phân I và giảm phân II
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng
- Xác định được hình thài nhiễm sác thể ở các kì
8
Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
1
- Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh
- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
9
Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
1
- Nêu được một số NST giới tính ở các loài khác nhau
- Trình bày được cơ chế NST xác định ở người. 
- Tình bày được ảnh hưởng của các yêu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính
- Vận dụng chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp mục đích sản xuất
10
Bài 13: Di truyền liên kết
1
- Nêu được lý do chọn ruồi giấm làm dối tượng thí nghiệm
 - Trình bày và giải thích được thí nghiệm của Moocgan
 - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống
11
Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
1
- Học sinh nhận biết được hình dạng NST ở các kì.
- Biết cách chọn và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
12
Bài 15: ADN
1
- Trình bày được thành phần hoá học của ADN 
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình.
13
Bài 16: ADN và bản chất của gen
1
- Trình bày được các nguyên tắc tự nhân đôi ở ADN
- Hiểu được bản chất hoá học của gen.
 - Nêu được các chức năng của gen.
14
Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
1
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của ARN.
- Phân biệt được ADN và ARN 
- Trình bày được quá trình tổng hợp ARN và AND và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này
15
Bài 18: Prôtêin
1
- Nêu được thành phần hoá học của prôtêin phân tích được tích tính đặc thù và đa dạng của nó 
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó 
- Trình bày được các chức năng của prôtêin 
16
Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
1
- Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua sự hình thành chuỗi axit amin.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: gen à ARN à Prôtêin à Tính trạng.
17
Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN
1
- Củng cố kiến thức về cấu trúc không gian của ADN.
- Học sinh biết cách quan sát và tháo lắp được mô hình ADN.
18
Bài tập
1
 Củng cố các dạng bài tập, các phép lai đã được học
19
Ôn tập
1
- Hệ thống hóa kiến thức chương I,II,III
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
20
Kiểm tra giữa kỳ
1
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. 
- Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
21
Bài 21: Đột biến gen
1
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân phát sinh đột biến gen. 
- Nêu được vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
22
Chủ đề: Đột biến Nhiễm sắc thể
4
- Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Giải thích được nguyên nhân và tính chất của chúng
- Nêu được các dạng biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Nêu được cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST là (2n + 1) và thể (2n – 1).
- Nêu đưược các dạng đột biến số lượng NST.
- Trình bày được khái niệm đa bội thể. Lấy được ví dụ về đa bội thể.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh
- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
- Nhận biết được một số hiện - Dạy học trên lớp kết hợp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
tượng mất đoạn và chuyển đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi.
23
Bài 25: Thường biến.
1
- Trình bày được khái niệm thường biến, mức phản ứng và ý nghĩa trong sản xuất. 
- Phân biệt được thường biến với đột biến. 
- Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trng việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
24
Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến
1
- Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp do phản ứng kiểu hình khác nhau của cơ thể hoặc sự tác động của những môi trường lên kiểu gen giống nhau qua tranh ảnh và mẫu vật sống.
- HS phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến qua tranh ảnh.
25
Bài tập
1
Củng cố các dạng bài tập đã được học 
26
Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
1
-Trình bày được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích một vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Từ đó tìm ra đặc điểm di truyền một số tính trạng.
27
Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
1
- Phân biệt được người bị bệnh Đao hay Tơc nơ qua đặc điểm hình thái
- Trình bày được đặc điểm của bệnh và tật di truyền ở người
28
Bài 30: Di truyền học với con người
1
- Trình bày được di truyền y học tư vấn là gì? và nội dung của lĩnh vực khoa học này 
- Giải thích được cơ sở di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình
29
Ôn tập học kì I
1
- Hệ thống hóa kiến thức KH I
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
30
Kiểm tra học kì I
1
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
- Kiểm tra kiến thức HKI
31
Bài 31: Công nghệ tế bào
1
- Trình bày được khái niệm công nghệ tế bào, và các công đoạn chính của công nghệ tế bào 
- Nhận biết được phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
32
Bài 32: Công nghệ gen
1
- Trình bày được khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen, công nghệ sinh học
- Trình bày các khâu trong kĩ thuật gen.
- Nhận biết được các lĩnh vực ứng dụng của kĩ thuật gen, của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
33
Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
1
- Trình bày được khái niệm thoái hóa giống.
- Xác định được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần cũng như vai trò của chúng trong chọn giống.
- Phân tích được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô
34
Bài 35: Ưu thế lai
1
- Trình bày được một số khái niệm: ưu thế lai, lai kinh tế.
- Phân tích cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để làm giống
- Có biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai
- Có được phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta
35
Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
1
Nêu được các thành tựu chọn giống vật nuôi ở Việt Nam
36
Ôn tập phần di truyền và biến dị
1
Củng cố lại các kiến thức về di truyền và biến dị
37
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
1
- Trình bày được khái niệm môi trường sống, phân biệt được các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được nhân tố hữu sinh và vô sinh
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái.
- Vẽ được sơ đồ giới hạn sinh thái
38
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
1
- Trình bày được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. 
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường
39
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
1
- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm hình thái giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. 
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường từ đó có các biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp
40
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
1
- Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật
- Trình bày được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài
41
Bài 45, 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
1
- HS tìm hiểu được dẫn chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Củng cố và hoàn thiện kiến thức cho HS về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật qua lí thuyết đã học và quan sát.
42
Bài 45,46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiếp theo)
1
- HS tìm hiểu được dẫn chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Củng cố và hoàn thiện kiến thức cho HS về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật qua lí thuyết đã học và quan sát.
43
Bài 47: Quần thể sinh vật
1
- Học sinh biết được khái niệm, cách nhận biết quần thể sinh vật,lấy VD minh họa
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
44
Bài 48: Quần thể người
1
- Học sinh biết được khái niệm, cách nhận biết quần thể người lấy VD minh họa.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người đồng thời phân biệt được đặc trưng về thành phần nhóm tuổi giữa quần thể người và quần thể sinh vật, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
45
Bài 49: Quần xã sinh vật
1
Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt được quần xã với quần thể.
- Hiểu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã sinh vật.
46
Bài 50: Hệ sinh thái
1
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, phân biệt được các kiểu hệ sinh thái.
- Biết được các chuỗi và lưới thức ăn, vận dụng được vào thực tiễn sản xuất.
47
Bài 51: Thực hành: Hệ sinh thái
1
- Nhận biết được các thành phần của một hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
48
Bài 52: Thực hành: Hệ sinh thái (tiếp theo)
1
- Nhận biết được các thành phần của một hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
- Qua bài thực hành học sinh biết xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Viết thu hoạch.
49
Ôn tập
1
Hệ thống hóa kiến thức chương I,II,III
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
50
Kiểm tra giữa kỳ
1
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
51
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
1
- Chỉ ra được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào?
- Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ sau.
52
Bài 54: Ô nhiễm môi trường
1
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
53
Bài 55: Ô nhiễm môi trường ( tiếp theo)
1
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
54
Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
2
Nêu được tình hình thực tế về môi trường ở địa phương từ đó có biện pháp khắc phục và bảo vệ.
55
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1
- Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Phân biệt và lấy được VD về các dạng tài nguyên.
- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: Đất, nước, rừng. Tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
56
Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
1
- Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Học sinh giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
57
Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
1
- Học sinh có khả năng lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Nêu được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái phù hợp với địa phương.
58
Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
1
- Học sinh nêu được các nội dung chủ yếu trong chương II, II của luật.
- Thấy được tầm quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường.
59
Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
1
- Tuyên truyền cho mọi người về ô nhiễm môi trường và sự cấp thiết phải bảo vệ môi trường;
- Viết báo cáo về vấn đề ô nhiễm môi trường.
60
 Ôn tập học kì II
1
- Hệ thống hóa kiến thức KHII;
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
61
Kiểm tra học kì II
1
- HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học. Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để hoàn thiện câu trả lời.
- Kiểm tra kiến thức HKII.
62
Bài 64,65,66: Tổng kết chương toàn cấp
3
- Hệ thống được kiến thức sinh học cơ bản về: 
- Chiều hướng tiến hóa tiến hóa của giới động vật và thực vật;
- Thấy được sự đa dạng của thế giới sinh vật;
- Hệ thống được kiến thức sinh học cơ bản trong toàn cấp THCS về phần sinh học cơ thể thực vật có hoa và cơ thể con người, tổng hợp các kiến thức về sinh học tế bào;
- Hệ thống được kiến thức sinh học cơ bản trong chương trình sinh học 9 về Di truyền - Biến dị;
- Tổng hợp được các kiến thức về sinh vật và môi trường;
- Rèn kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian (1)
Thời điểm (2)
Yêu cầu cần đạt (3)
Hình thức (4)
Giữa Học kỳ 1
45 phút
Tuần 10
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Nêu được thành phần hoá học, tính đặc thù và đa dạng của ADN. 
- Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn
- Nêu được bản chất hóa học và chức năng của gen
- Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng).
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen ® ARN ® Protein ® Tính trạng.
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản.
2. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giải được một số dạng bài tập phần DT, NST, ADN
3. Phẩm chất
 - Chăm chỉ, trung thực.
Viết trên giấy
Tự luận
Cuối Học kỳ 1
45 phút
Tuần 18
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm biến dị.
- Trình bày được nguyên nhân cơ chế phát sinh đột biến gen, Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
- Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội).
- Biết nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
- Nêu được khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người
- Biết phương pháp nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa của 2 phương pháp này. 
- Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh Tơcnơ, bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay qua các đặc điểm hình thái.
2. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giải được một số dạng bài tập phần đột biến
3. Phẩm chất: 
 - Chăm chỉ, trung thực
Viết trên giấy
Tự luận
Giữa Học kỳ 2
45 phút
Tuần 27
1. Kiến thức:
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái 
- Nêu khái niệm về nhân tố sinh thái, đặc điểm từng nhóm.
- Kể được một số mối quan hệ khác loài. Lấy được ví dụ về mối quan hệ khác loài
- Trình bày được khái niệm về cân bằng sinh học
- Mật độ của quần thể được xác định như thế nào
- Nhận biết nhân tố vô sinh tác động đến thực vật, biết đặc trưng cơ bản của quần thể 
- Biết cách lập chuổi thức ăn
2. Định hướng phát triển năng lực: 
- Biết lập chuỗi thức ăn từ các thành phần cho sẵn.
- Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh kiến thức.
- Giáo dục ý thức tự lực, nghiêm túc khi kiểm tra.
3. Phẩm chất: 
 - Chăm chỉ, trung thực
Viết trên giấy
Tự luận
Cuối Học kỳ 2
45 phút
Tuần 35
1. Kiến thức .
- Đánh giá nhận thức của học sinh sau khi học về Môi trường và nhân tố sinh thái, Hệ sinh thái, 
- Con người, dân số và môi trường, Bảo vệ môi trường.
- Có thông tin phản hồi từ học sinh để GV có kế hoạch bổ sung điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
- Qua bài kiểm tra HS tự đánh giá, điều chỉnh và xác định cách học cho bản thân.
2. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, quan sát,....
3. Phẩm chất: 
 - Chăm chỉ, trung thực
Viết trên giấy
Tự luận
Thời gian làm bài kiểm tra
Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánhgiá.
Yêu cầu cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chươngtrình).
Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án họctập.
 TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT
 BGH PHÊ DUYỆT
Huế, ngày 14 tháng 8 năm 2021
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 Hà Lê Lệ Dung

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong.doc