Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn Lớp 6 (Sách KNTT) theo CV5512, 4040 - Năm học 2021-2022

1. Về năng lực:

 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.

+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt; so sánh, kết nối.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), biết cách sử dụng từ láy trong văn bản.

- Hiểu được chủ đề để thể hiện được tình bạn cao quý, biết tôn trọng, giữ gìn và xây dựng tình bạn

+ Viết: Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.

 + Nói và nghe: Biết cách trình bày bài nói kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

b.Năng lực chung:

- Lập được KH tự học về truyện đồng thoại; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học truyện đồng thoại

- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về truyện đồng thoại; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về truyện đồng thoại; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm

- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về truyện đồng thoại

2. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm. (Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; chân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt).

 

doc 14 trang quyettran 15/07/2022 6380
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn Lớp 6 (Sách KNTT) theo CV5512, 4040 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn Lớp 6 (Sách KNTT) theo CV5512, 4040 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn Lớp 6 (Sách KNTT) theo CV5512, 4040 - Năm học 2021-2022
 PHÒNG GD-ĐT TP BUÔN MA THUỘT
 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU
TỔ NGỮ VĂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Buôn Ma Thuột, ngày 18  tháng 09  năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỔ CHUYÊN MÔN
 MÔN HỌC: NGỮ VĂN, LỚP 6 –KNTT với CS
Phụ lục 1- CV 5512, 4040/BGD&ĐT
(Năm học 2021-2022)
 I. Đặc điểm tình hình.
1. Số lớp theo dự kiến: 07 ; Số học sinh: 300 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 04 ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 01 ; Đại học: 03 ; Trên đại học: 0
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
: Tốt: 02 ; Khá: 01.; Đạt:0 ..; Chưa đạt : 0
3. Thiết bị dạy học:
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
Máy tính.
03
Dạy các bài/ chủ đề trong chương trình của bộ sách 
Bài 1. Tôi và các bạn.
Bài 2. Gõ cửa trái tim
Bài 3. Yêu thương và chia sẻ.
Bài 4. Quê hương yêu dấu.
Bài 5. Những nẻo đường xứ sở.
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Bài 7. Thế giới cổ tích.
Bài 8. Khác biệt và gần gũi.
Bài 9. Trái đất – ngôi nhà chung.
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu.
Máy tính cá nhân
2
Ti vi
07
Dạy các bài/ chủ đề trong chương trình của bộ sách 
Bài 1. Tôi và các bạn.
Bài 2. Gõ cửa trái tim
Bài 3. Yêu thương và chia sẻ.
Bài 4. Quê hương yêu dấu.
Bài 5. Những nẻo đường xứ sở.
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
Bài 7. Thế giới cổ tích.
Bài 8. Khác biệt và gần gũi.
Bài 9. Trái đất – ngôi nhà chung.
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu.
Ti vi trong 7 phòng học.
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập
STT
 Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
Sân chơi
1 
Bài 3. Yêu thương và chia sẻ (Phần Nói và nghe: Trải nghiệm về giúp đỡ bạn khó khăn trong lớp) 
 Sân trường 
2
 Sân chơi
1 
Bài 5. Những nẻo đường xứ sở (Phần Nói và nghe: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc đã từng đến)
Sân trường
3
 Thư viện 
1
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu (Phần Nói và nghe: giới thiệu sản phẩm minh họa- cuốn sách)
Thư viện xanh
II. Kế hoạch dạy học.
1. Phân phối chương trình.
STT
Bài học/ chủ đề
 (1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt 
(3)
1
Bài 1. 
Tôi và các bạn
16 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt; so sánh, kết nối. 
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), biết cách sử dụng từ láy trong văn bản.
- Hiểu được chủ đề để thể hiện được tình bạn cao quý, biết tôn trọng, giữ gìn và xây dựng tình bạn 
+ Viết: Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
 + Nói và nghe: Biết cách trình bày bài nói kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về truyện đồng thoại; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học truyện đồng thoại
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về truyện đồng thoại; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về truyện đồng thoại; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về truyện đồng thoại
2. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm. (Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; chân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt).
 2
Bài 2. 
Gõ cửa trái tim
12 tiết
1. Về năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ;
- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ;
- Hiểu được chủ đề để thể hiện tình cảm gia đình, tình anh em thiêng liêng cao quý.
+ Viết: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả;
+ Nói và nghe: Biết cách trình bày bài nói bày tỏ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.
b.Năng lực chung.
- Lập được KH tự học về thể loại thơ có yếu tố tự sự; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại thơ có yếu tố tự sự; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại thơ có yếu tố tự sự; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại thơ có yếu tố tự sự.
2. Về phẩm chất: - Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
3
Bài 3. 
Yêu thương và
 chia sẻ
12 tiết
1. Về năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện kể theo ngôi thứ ba.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm ở mỗi nhân vật (ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm...); nêu được bài học về cách chia sẻ tình yêu thương.
- Nhận biết, hiểu đặc điểm cấu tạo cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ để mở rộng thành phần câu.
- Hiểu được chủ đề để thể hiện tình yêu thương và chia sẻ, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
+ Viết: Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
+ Nói và nghe: Biết cách trình bày bài nói kể về một trải nghiệm.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại truyện kể theo ngôi thứ ba; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại truyện kể theo ngôi thứ ba; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại truyện kể theo ngôi thứ ba; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại truyện kể theo ngôi thứ ba.
2. Về phẩm chất: - Nhân ái, yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với những người bất hạnh.
4
Ôn tập và kiểm tra giữa kì I 
04 tiết
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ , văn học.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Biết ôn tập tổng hợp, kiểm tra đánh giá kiến thức về Đọc, Viết.
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học; đánh giá được năng lực đọc hiểu, năng lực viết đoạn văn, bài văn về các thể loại/ chủ đề đã học (truyện kể theo ngôi 1 và ngôi 3, thơ có yếu tố tự sự); Nắm được giá trị nội dung và HT của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn.
- Nhận biết và hiểu được cách sử dụng từ đơn, từ; nghĩa của từ; các biện pháp tu từ; cụm từ..
- Viết được đoạn văn biểu cảm, bài văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ 
- Trình bày được kiến thức về truyện kể theo ngôi 1 và ngôi 3, thơ có yếu tố tự sự; 
Chủ đề tình bạn tình cảm gia đình...
+ Viết: Viết được đoạn văn biểu cảm về một nhân vật văn học; một bài văn tự sự, theo ngôi 1 hoặc 3 – kể về một trải nghiệm.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, truyện kể theo ngôi thứ ba; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại truyện kể theo ngôi thứ ba; Chia sẻ tài nguyên; thiết kế các sản phẩm về các thể loại/các chủ đề đã học; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về các thể loại về các thể loại/các chủ đề đã học
2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
- Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.
5
Bài 4. 
Quê hương 
yêu dấu
12 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;
- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng của việc sử dụng hoán dụ;
- Hiểu được chủ đề để thể hiện được tình cảm với quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp, bình dị; con người Việt Nam cần cù, ngay thẳng, chung thủy, can đảm...
+Viết: Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát;
+ Nói và nghe: Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại thơ lục bát; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại thơ lục bát; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại thơ lục bát; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại thơ lục bát.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. 
Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương đất nước.
 6
Bài 5. 
Những nẻo
 đường xứ sở
12 tiết
1. Về năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí; hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt);
- Hiểu được chủ đề để thể hiện tình yêu của mình với vẻ đẹp của quê hương xứ sở qua những cách thể hiện ở các thể loại khác nhau.
+ Viết (CV 4040- HS tự thực hiện.Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt) 
+ Nói và nghe: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại kí, du kí; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại kí, du kí; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại kí, du kí; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại kí, du kí.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. (Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở).
7
 Ôn tập và kiểm tra cuối kì I.
04 tiết
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ , văn học.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Biết ôn tập tổng hợp, kiểm tra đánh giá kiến thức về Đọc, Viết.
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học; đánh giá được năng lực đọc hiểu, năng lực viết đoạn văn, bài văn về các thể loại/ chủ đề đã học (thơ lục bát, kí – du kí); nắm được giá trị nội dung và HT của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn.
- Nhận biết và sử dụng được từ đồng âm, từ đa nghĩa, các biện pháp tu từ; dấu câu: dấu ngoặc kép, dấu phẩy..
+ Viết: Viết đọan văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại thơ lục bát, kí – du kí; tìm kiếm các tài liệu về tác giả, t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại/ chủ đề đã học (bài 4, 5); Chia sẻ tài nguyên; thiết kế các sản phẩm về các thể loại/các chủ đề đã học; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về các thể loại về các thể loại/các chủ đề đã học 
2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
- Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.
8
Bài 6. Chuyện kể về
Những người anh hùng
13 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; văn bản thông tin và cách triển khai văn bản theo trật tự thời gian.
- Hiểu được vai trò của người anh hùng trong công cuộc dựng nước, giữ nước; công dụng của dấu chấm phẩy.
- Hiểu được chủ đề và thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc.
+ Viết: Viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
+ Nói và nghe: kể lại được một truyền thuyết đã học, đã đọc.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại truyện truyền thuyết; tìm kiếm các tài liệu t/p; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại truyện truyền thuyết; Chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại truyện truyền thuyết; Biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại truyện truyền thuyết.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. 
Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.
9
Bài 7. Thế giới cổ tích.
13 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề.
 - Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nêu được án tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Hiểu được ước mơ của nhân dân gửi gắm vào các nhân vật tròng cổ tích
- Hiểu được chủ đề để biết sống vị tha, yêu thương con người, trung thực, khiêm tốn.
+ Viết: Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
+ Nói và nghe: Kể lại được một truyện cổ tích bằng lời kể của một nhân vật.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại truyện cổ tích; tìm kiếm các tài liệu t/p; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại truyện cổ tích; chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về thể loại truyện cổ tích; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về thể loại truyện cổ tích.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái: sống vị tha, yêu thương con người, trtung thực, khiêm tốn.
10
Bài 8. Khác biệt và gần gũi.
13 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề.
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật cùa văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
- Nhận biết được đặc điểm chức năng của trạng ngữ; hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.
- Hiểu được chủ đề để xác định được suy nghĩ, tình cảm của bản thân với ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản.
+ Viết: (4040-HS tự thực hiện Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng(vấn đề) mà HS quan tâm)
+ Nói và nghe: (4040-HS tự thực hiện.Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống)
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về kiểu văn bản nghị luận; tìm kiếm các tài liệu t/p; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về kiểu văn bản nghị luận; chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về kiểu văn bản nghị luận; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về kiểu văn bản nghị luận.
2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm: sống trung thực, thể hiện đúng suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
11
Ôn tập, kiểm tra giữa kì II
04 tiết
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề:
- Nhận biết và trình bày được đặc trưng của truyện truyền thuyết, cổ tích; 
- NHận biết, biết cách sử dụng nghĩa của từ, công dụng của dấu câu; biện pháp tu từ..
- Hiểu và tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng. 
+ Viết: Viết được đoạn văn thuyết minh về một sự kiện; một bài văn kể lại một truyền thuyết hay cổ tích theo ngôi 1.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về thể loại truyền thuyết, cổ tích; tìm kiếm các tài liệu về t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại/ chủ đề đã học (bài 6, 7); chia sẻ tài nguyên; thiết kế các sản phẩm về các thể loại/các chủ đề đã học; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về các thể loại về các thể loại/các chủ đề đã học 
2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
- Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.
12
Bài 9. Trái đất – ngôi nhà chung
13 tiết
1. Về năng lực: 
 a. Năng lực dặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề.
- Nhận biết được đặc điểm, chức năng của văn bản và đoạn văn; nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một van bản thông tin có nhiều đoạn.
- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; hiểu được tác dụng của nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng và vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, số liệu.
- Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ để sử dụng chop phù hợp.
- Hiểu được chủ đề: Sự sống của muôn loài, trách nhiệm của chúng ta.
+ Viết: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.
(4040-HS tự thực hiện Viết được một biên bản)
 + Nói và nghe: Trình bày giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về kiểu văn bản thông tin; tìm kiếm các tài liệu t/p; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về kiểu văn bản thông tin; chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về kiểu văn bản thông tin; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về kiểu văn bản thông tin.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên, suy nghĩ và hành động của bản thân về sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường.
13
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu.
08 tiết
1. Về năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ.
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, kết nối chủ đề.
- Phát triển kĩ năng tự đọc sách; nhận ra được đặc điểm của bài nghị luận văn học.
- Hiểu được chủ đề: tầm quan trọng của sách, yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách.
+ Viết: Viết được một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.
+ Nói và nghe: Giới thiệu một sản phẩm minh họa cho một cuốn sách. 
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về kiểu văn bản nghị luân văn học; tìm kiếm các tài liệu t/p; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về kiểu văn bản nghị luân văn học; chia sẻ tài nguyên; Thiết kế các sản phẩm về kiểu văn bản nghị luân văn học; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về kiểu văn bản nghị luân văn học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: Yêu thích đọc sách, có ý thức giữ gìn sách.
14
 Ôn tập và kiểm tra cuối kì II.
04 tiết
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ
+ Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt; so sánh, kết nối.
- Hiểu và trình bày được kiến thức về văn bản thông tin và văn bản nghị luận văn học; thực hành sử dụng các từ mượn.
+ Viết: Viết được đoạn văn, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.
b.Năng lực chung: 
- Lập được KH tự học về văn bản nghị luận và văn bản thông tin; tìm kiếm các tài liệu về t/p; thực hiện đầy đủ , đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về thể loại/chủ đề; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học 
- Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về thể loại/ chủ đề đã học (bài 8,9, 10); chia sẻ tài nguyên; thiết kế các sản phẩm về các thể loại/các chủ đề đã học; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Đặt được các câu hỏi có vấn đề, đưa ra giả thuyết, đề xuất/thực hiện các giải pháp, đánh giá giải pháp giải quyết cấn đề về các thể loại về các thể loại/các chủ đề đã học 
2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
- Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.
 III. Các nội dung khác.
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Tâm
Buôn Ma Thuột, ngày . tháng 09 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_to_chuyen_mon_ngu_van_lop_6_sach_kntt_theo.doc