Tổng kết phần văn môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nội dung nghệ thuật của các văn bản.

- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản .

- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.

- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.

- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.

2. Về năng lực:

-Năng lực tự chủ và tự học: đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

 

docx 10 trang phuongnguyen 25/07/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Tổng kết phần văn môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng kết phần văn môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Ánh Tuyết

Tổng kết phần văn môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1
Thời gian thực hiện: 2 Tiết (121+122)
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nội dung nghệ thuật của các văn bản.
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản .
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
2. Về năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Thấm thía tình cảm thiêng liêng, giáo dục tình yêu những giá trị văn hóa truyền thống, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tự hào về quê hương, đất nước, con người.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Kết nối vào bài học, định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung: Gv tổ chức cho Hs tiếp cận văn bản qua trò chơi “Ai hiểu biết” và “ Tiếp sức đồng đội”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Đưa các câu hỏi trong trò chơi “Ai hiểu biết” và “Tiếp sức đồng đội”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập .
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
Chương trình ngữ văn 6, đặc biệt là phần văn bản tập hợp rất nhiều tác phẩm có giá trị, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Để củng cố kiến thức về mảng văn học này -> Ôn tập.
2. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức 
a, Mục tiêu: Giúp học sinh có được tri thức nền
- Biết được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản.
- Hiểu nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản và sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm đã học.
- Vận dụng bài ôn tập để làm một số bài tập Ngữ Văn.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án.
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
N1: Truyện Truyền thuyết 
N2: Truyện cổ tích
N3: Truyện ngụ ngôn 
N4: Truyện cười 
N5: Truyện trung đại 
N6: Truyện hiện đại và kí 
N7: Thơ 
N8: Văn bản nhật dụng 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm của tổ, nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông dự án
N1: Truyện Truyền thuyết 
N2: Truyện cổ tích
N3: Truyện ngụ ngôn 
N4: Truyện cười 
N5: Truyện trung đại 
N6: Truyện hiện đại và kí 
N7: Thơ 
N8: Văn bản nhật dụng 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà)
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
N1: Truyện Truyền thuyết 
N2: Truyện cổ tích
N3: Truyện ngụ ngôn 
N4: Truyện cười 
N5: Truyện trung đại 
N6: Truyện hiện đại và kí
N7: Thơ 
N8: Văn bản nhật dụng 
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Kết qủa làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc
+ Phương pháp của từng nhóm.
+ Đánh giá năng lực của từng nhóm
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
I. Hệ thống các văn bản đã học trong cả năm học 
 A. Truyện dân gian 
1. Khái niệm
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cá nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ; thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Các văn bản 
- Truyền thuyết: Bánh chưng, bánh giầy. Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng...
- Cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh 
- Ngụ ngôn: Thày bói xem voi. Ếch ngồi đáy giếng,..
- Truyện cười : Treo biển. Lợn cưới, áo mới.
 B. Truyện trung đại 
1. Khái niệm: 
- Là loại truyện văn xuôi chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
 2. Các truyện trung đại:
- Con hổ có nghĩa: đề cao ân nghĩa, coi trọng đạo làm người.
-Mẹ hiền dạy con: Ca ngợi tình thương yêu con và cách dạy con nên người.
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: đề cao tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.
C. Các tác phẩm hiện đại
1.Truyện. 
- Bài học đường đời đầu tiên
- Sông nước Cà Mau
- Bức tranh của em gái tôi
- Vượt thác
- Buổi học cuối cùng
2. Kí:
- Cô Tô
- Cây tre Việt Nam
- Lòng yêu nước
- Lao xao.
3. Thơ:
- Đêm nay Bác không ngủ
- Lượm
Mưa.
D. Văn bản nhật dụng
1. Khái niệm: 
 Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với c/sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy...
 - VB ND có thể sử dụng tất cả các thể loại cũng như các kiểu VB.
2. Các văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: Bảo vệ di tích lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Động Phong Nha: Bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và thào luận nhóm.
? Trong các nhân vật chính, em hãy chọn ba nhân vật mình thích nhất. Giải thích vì sao lại thích nhân vật đó.
Thảo luận nhóm bàn: ?Sự giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian- truyện trung đại- truyện hiện đại là gì?
?Kể tên những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và văn bản thể hiện lòng nhân đạo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập 
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
II- Nhân vật yêu thích
III- Sự giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian- truyện trung đại- truyện hiện đại
- Dùng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm để thể hiện nội dung.
- Sử dụng các chi tiết tiêu biểu để thể hiện tính cách nhân vật.
- sử dụng lời kể của tác giả và của nhân vật.
IV- Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và văn bản thể hiện lòng nhân đạo .
- Thể hiện truyền thống yêu nước:
+ Vượt thác
+ Sông nước Cà Mau
+ Lao xao
+ Cây tre Việt Nam,
+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
+ Động Phong Nha, 
+ Lượm......
-Thể hiện lòng nhân ái:
+ Bài học đường đời đầu tiên
+ Thạch Sanh
+Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
+ Bức tranh của em gái tôi.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, bài tập
Bài 1. Nêu cảm nhận của em về 1 nhân vật chính trong các văn bản truyện đã học. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Thảo luận nhóm, đại điện trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 Luyện tập 
Bài 1. Nêu cảm nhận của em về 1 nhân vật chính trong các văn bản truyện đã học. 
- Dàn ý:
+ Nêu tên, xuất xứ của nhân vật.
+ Đặc điểm chính 
+ Tình cảm dành cho nhân vật.
+ Điều học được qua nhân vật.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, đoạn văn hay trong các văn bản đó học. Nêu cảm nhận của em về các đoạn thơ, đoạn văn đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 ******************************************

File đính kèm:

  • docxtong_ket_phan_van_mon_ngu_van_lop_6_vu_thi_anh_tuyet.docx