Sách giáo khoa Địa lí 10 - Hà Thế Anh

Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

1. Vũ Trụ

- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.

- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là Dải Ngân Hà.

2. Hệ Mặt Trời

- Khái niêm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời gồm có:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.

+ Các đám bụi khí.

- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

- Vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,6 triệu km.

- Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.

- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

1. Sự luân phiên ngày, đêm

- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

- Giờ quốc tế: giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

- Giờ ở múi bên phải số 0 sớm hơn giờ ở múi bên trái số 0.

- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

 

docx 66 trang quyettran 12/07/2022 23560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Địa lí 10 - Hà Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo khoa Địa lí 10 - Hà Thế Anh

Sách giáo khoa Địa lí 10 - Hà Thế Anh
Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
1. Phương pháp kí hiệu
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b) Các dạng kí hiệu
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
c) Khả năng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng (quy mô) của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
b) Khả năng biểu hiện
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển.
- Tốc độ của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b) Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó. 
b) Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
5. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng
Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
1. Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Bản đồ là nguồn tri thức và được xem là quyển SGK thứ 2 của người học Địa lí.
2. Trong đời sống
- Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống:
+ Bản đồ chỉ đường.
+ Phục vụ các ngành sản xuất.
+ Sử dụng trong quân sự.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng
b) Đọc bản đồ
- Xem và hiểu tỉ lệ bản đồ.
- Nghiên cứu kĩ bản chú giải.
c) Xác định phương hướng trên bản đồ
- Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Quy ước:
+ Đầu trên kinh tuyến hướng Bắc, dưới hướng Nam.
+ Bên phải vĩ tuyến hướng Đông, trái hướng Tây.
2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
- Các yếu tố trên bản đồ được biểu hiện độc lập nhưng có mối quan hệ với nhau. Để xác định mối quan hệ đó cần có kiến thức về địa lí và sử dụng được bản đồ.
Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
1. Vũ Trụ
- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.
- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là Dải Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời
- Khái niêm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.
+ Các đám bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,6 triệu km.  
- Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Giờ ở múi bên phải số 0 sớm hơn giờ ở múi bên trái số 0.
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
- Biểu hiện:
+ Nữa cầu Bắc lệch về bên phải.
+ Nữa cầu Nam lệch về bên trái.
- Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với các vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.
Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
II. CÁC MÙA TRONG NĂM
- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.
- Mùa ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6
+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9
+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12
+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3
- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại
III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ
- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
1. Theo mùa
Xét ở Bắc bán cầu:
- Mùa xuân, mùa hạ:
+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
- Mùa thu và mùa đông:
+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
⟹⟹ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.
2. Theo vĩ độ
- Ở Xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
- Tại vòng cực đến cực: ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
- Ở cực: có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
Bài 7. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
- Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất.
- Ba lớp chính: bên ngoài là lớp vỏ Trái Đất, bao Manti ở giữa, trong cùng là Nhân.
1. Vỏ Trái Đất
- Độ dày: Từ 5km (ở đại dương) – 70km (ở lục địa).
- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.
- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.
- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
2. Lớp Manti
- Từ độ sâu 15km đến 2900km.
- Chia thành 2 tầng:
+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.
+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.
3. Lớp Nhân
- Dày 3470km.
- Chia làm 2 tầng:
+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, nhiệt độ 50000C, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.
+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.
- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.
4. Thạch quyển
- Là lớp vỏ ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của bao Manti, độ dày tới 100km.
II. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Nội dung của thuyết kiến tạo mảng:
- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.
- Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
- Ranh giới, nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa
Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
I. NỘI LỰC
- Nội lực: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất.
II. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa
1. Vận động theo phương thẳng đứng
- Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.
- Diễn ra trên một diện tích lớn.
- Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài.
- Kết quả: Biển tiến hay biển thoái, lục địa được mở rộng hay thu hẹp.
2. Vận động theo phương nằm ngang
- Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách dãn gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a) Hiện tượng uốn nếp
+ Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ.
+ Do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao, đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn.
+ Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.
b) Hiện tượng đứt gãy
+ Do tác động của lực nằm ngang.
+ Xảy ra ở vùng đá cứng.
+ Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.
+ Tạo ra các địa hào, địa lũy
ài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
I. NGOẠI LỰC
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân chủ yếu: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
1. Quá trình phong hóa
- Khái niệm: Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi về kích thước, thành phần hóa học của các loại đá và khoáng vật.
- Có ba loại phong hóa.
a) Phong hóa lí học
+ Khái niệm: Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.
+ Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.
+ Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.
b) Phong hóa hóa học
+ Khái niệm: Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
+ Nguyên nhân: do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết
c) Phong hóa sinh học
+ Khái niệm: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
+ Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.
2. Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.
- Tác nhân và kết quả:
+ Nước chảy: Khe rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối
+ Gió: Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, các bề mặt đá mài nhẵn, ngọn đá sót hình nấm
+ Sóng biển: Vách biển tạm thời, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ
+ Băng hà: Vịnh biển (Phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu
3. Quá trình vận chuyển
- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:
+ Động năng quá trình ngoại lực.
+ Trọng lượng và kích thước vật liệu.
+ Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.
- Hình thức:
+ Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.
+ Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt đất dốc do chịu thêm tác động của trọng lực.
4. Quá trình bồi tụ
- Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.
- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
- Có hai hình thức bồi tụ:
+ Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lực.
+ Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.
Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
I. KHÍ QUYỂN
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Khí quyển là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%; hơi nước và các khí khác 1,47%.
1. Cấu trúc của khí quyển
- Gồm 5 tầng với đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.
a) Tầng đối lưu
- Nằm sát bề mặt đất, bề dày không đồng nhất: ở xích đạo 16km, ở cực khoảng 8km.
- Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước và tro bụi, muối, vi sinh vật
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Hấp thu bức xạ Mặt Trời →→ mặt đất ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.
- Là hạt nhân ngưng tụ hơi nước →→ tạo sương mù, mây, mưa
- Nhiệt độ giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
- Phần lớn là ôzôn, không khí khô và chuyển động theo chiều ngang, nhiệt độ tăng dần theo độ cao.
c) Tầng giữa
- Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao (xuống còn khoảng –700C →→ –800C ở đỉnh tầng).
d) Tầng ion
- Không khí loãng, chứa nhiều ion mang điện tích dương hoặc âm →→ có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
- Chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí rất loãng.
2. Các khối khí
- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c .
- Riêng không khí xích đạo chỉ có Em.
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
3. Frông
- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Trên mỗi bán cầu có hai frông:
+ Frông địa cực (FA).
+ Frông ôn đới (FP).
- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT). Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.
II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Bức xạ Mặt Trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất
a) Phân bố theo vĩ độ địa lí
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).
b) Phân bố theo lục địa, đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:
+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xa-ha-ra).
+ Thấp nhất –30,20C (đảo Grơn-len).
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau →→ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.
c) Phân bố theo địa hình
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.
+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.
+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
(*) Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng thay đổi do sự tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP
- Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.
- Tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai cao áp và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
a) Khí áp thay đổi theo độ cao
- Càng lên cao, khí áp càng giảm (không khí loãng).
b) Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại (nhiệt độ tăng, không khí nở ra làm giảm tỉ trọng).
c) Khí áp thay đổi theo độ ẩm
- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.
II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
1. Gió Tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: 30 – 600 ở mỗi bán cầu (từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng: Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
- Thời gian: Quanh năm.
- Hướng: Đông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Khu vực có gió mùa:
+ Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.
+ Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, phía Đông Nam Hoa Kì.
4. Gió địa phương
a) Gió biển, gió đất
- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b) Gió fơn
- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
I. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN
1. Ngưng đọng hơi nước
- Điều kiện ngưng đọng hơi nước:
+ Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.
+ Phải có hạt nhân ngưng đọng như khói, bụi, muối
2. Sương mù
- Điều kiện hình thành:
+ Độ ẩm tương đối cao.
+ Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng.
+ Có gió nhẹ.
3. Mây và mưa
- Mây: Hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ, nhẹ và tụ lại thành từng đám mây.
- Mưa: Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất →→ mưa.
- Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 00C, không khí yên tĩnh →→ tuyết rơi.
- Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, phía Tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).
4. Dòng biển
- Tại vùng ven biển:
+ Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
+ Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
III. SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào).
- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao, nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.
- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.
- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió.
- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía Đông hay phía Tây.
Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất
I. THỦY QUYỂN
1. Khái niệm
- Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác động của gió, nhiệt độ...) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.
- Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.
II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
a) Địa thế
- Nơi nào có độ dốc lớn →→ nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.
- Nơi nào bằng phẳng →→ nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
⟹⟹ Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
b) Thực vật
- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
→→ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.
c) Hồ, đầm
- Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.
III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Sông Nin
- Từ hồ Vic-to-ri-a, đổ ra Địa Trung Hải, chảy qua xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km2, dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, nước ngầm.
2. Sông A-ma-dôn
- Từ dãy An-đét đổ ra Đại Tây Dương, chảy qua xích đạo châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km2, dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính là nước mưa, nước ngầm.
3. Sông I-ê-nit-xây
- Từ dãy Xai-an đổ ra Bắc Băng Dương chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km2, dài 4.102 km, nguồn cung cấp nước chính là băng tuyết tan, mưa.
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển
I. SÓNG BIỂN
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...
- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 km/h.
+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.
II. THỦY TRIỀU
- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) ⟶⟶ thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) ⟶⟶ thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
III. DÒNG BIỂN
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại: dòng nóng, lạnh.
- Phân bố:
+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.
- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.
- Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
I. THỔ NHƯỠNG
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước, các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc (nham thạch), cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt và ẩm:
+ Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá hủy trở thành sản phẩm bị phong hóa. Những sản phẩm này tiếp tục bị phong hóa thành đất.
+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
+ Nhiệt và ẩm tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, hình thành các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, loại đất trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu
Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
I. SINH QUYỂN
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển:
+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
+ Ranh giới phía trên tiếp xúc với tầng ôdôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
1. Khí hậu
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình →→ thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
+ Hướng sườn có ánh sáng, nhiệt, ẩm khác nhau →→ thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
+ Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất
- Khái niệm thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau cùng sinh sống trên cùng một vùng rộng lớn gọi là thảm thực vật.
- Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm...) ⟶⟶ nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao ⟶⟶ các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
- Đất chịu tác động của khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.
I. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT THEO VĨ ĐỘ
1. Đới lạnh
- Khí hậu: Cận cực lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y) ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đài nguyên.
2. Đới ôn hòa
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (lạnh) ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim ⟶⟶ Nhóm đất chính: Pôtdôn.
- Khí hậu: Ôn đới hải dương ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ⟶⟶ Nhóm đất chính: Nâu và xám.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đen.
- Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
- Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ nâu.
- Khí hậu: Cận nhiệt lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc ⟶⟶ Nhóm đất chính: Xám.
3. Đới nóng
- Khí hậu: Nhiệt đới lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Xavan ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ, nâu đỏ.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng nhiệt đới ẩm ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
- Khí hậu: Xích đạo ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng xích đạo ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
II. SỰ PHÂN BỐ ĐẤT VÀ SINH VẬT THEO ĐỘ CAO
- Nguyên nhân: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
Ví dụ: Sườn Tây dãy Cap-ca
Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
I. LỚP VỎ ĐỊA LÍ
- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
- Giới hạn:
+ Trên: Phía dưới của lớp ôdôn.
+ Dưới: Đáy vực thẳm đại dươ

File đính kèm:

  • docxsach_giao_khoa_dia_li_10_ha_the_anh.docx