Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn Lớp 9

1. Tên sáng kiến:

Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn lớp 9.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

3.1.1. Ưu điểm:

- Giáo viên thường xuyên được tập huấn và tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp nói chung và đổi mới phương pháp đối với môn Ngữ văn nói riêng.

- Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của nhà trường và phụ huynh học sinh.

- Công nghệ thông tin phát triển cùng với sự bùng nổ của Internet nên việc tìm hiểu, khai thác thông tin về lĩnh vực bộ môn ngày càng dễ dàng và thuận lợi.

3.1.2. Nhược điểm:

- Một số học sinh chưa thật hứng thú với môn học, xem nhẹ bộ môn hoặc học lấy lệ.

- HS có tâm lý sợ học văn và chưa có thói quen đọc sách, còn dành nhiều thời gian chơi game, sử dụng mạng xã hội.

- Với đặc thù bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh

minh họa trong sách giáo khoa không nhiều.

 

doc 4 trang phuongnguyen 25/07/2022 23640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn Lớp 9
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: 
1. Tên sáng kiến: 
Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn lớp 9.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
3.1.1. Ưu điểm:
- Giáo viên thường xuyên được tập huấn và tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp nói chung và đổi mới phương pháp đối với môn Ngữ văn nói riêng.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của nhà trường và phụ huynh học sinh.
- Công nghệ thông tin phát triển cùng với sự bùng nổ của Internet nên việc tìm hiểu, khai thác thông tin về lĩnh vực bộ môn ngày càng dễ dàng và thuận lợi.
3.1.2. Nhược điểm: 
- Một số học sinh chưa thật hứng thú với môn học, xem nhẹ bộ môn hoặc học lấy lệ.
- HS có tâm lý sợ học văn và chưa có thói quen đọc sách, còn dành nhiều thời gian chơi game, sử dụng mạng xã hội.
- Với đặc thù bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh
minh họa trong sách giáo khoa không nhiều. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Nhằm đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khơi gợi sự hứng thú của học
sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm
thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả
cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới.
3.2.2. Nội dung giải pháp: 
3.2.2.1. Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tích cực khi bước vào giờ học.
 Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp học. Một trong những cách thức quan trọng tạo nên bầu không khí “thân thiện, tích cực” trong giờ học chính là cách cư xử, giao tiếp thân thiện, tích cực giữa giáo viên với học sinh trong suốt tiết dạy học. Thái độ đó của giáo viên có tác dụng làm tăng cường sự tương tác, tạo mối quan hệ gần gũi, tích cực, cởi mở, lành mạnh, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗi khi đến giờ học đồng thời nhằm hướng tới tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao.
	Ví dụ: Trong giờ dạy, giáo viên thể hiện sự quan tâm: “Các em có mệt không? Tại sao cô thấy em buồn? Hình như em có chuyện gì? Hình như chỗ này em chưa rõ? Để cô giúp em nhé? Em có mong ước gì?” Hoặc động viên và ghi nhận sự nỗ lực của các em như: “Cô thấy chỗ này em đã làm tốt rồi, cô thấy em đã có ý tưởng độc đáo,”
Khi giao bất kỳ nhiệm vụ nào, tôi cũng chỉ rõ những lợi ích các em thu được khi thực hiện nhiệm vụ, không gay gắt, dồn dập khi thúc giục các em làm việc, luôn có những lời khích lệ, động viên, ghi nhận cố gắng của học sinh và có những chỉ dẫn tốt nhất để học sinh thực hiện nhiệm vụ: “Theo cô, em nên thì sẽ rất tuyệt vời, Em làm từng bước một nhé, Bạn nào giỏi cô sẽ cộng điểm thưởng”.
Một lời nói mộc mạc, một cử chỉ chân thành, một nụ cười thân thiện, một ánh mắt trìu mến, sự ứng xử khéo léo của giáo viên sẽ tạo tính tích cực cho giờ học thân thiện.
3.2.2.2. Vận dụng tích cực công nghệ thông tin hỗ trợ bài giảng.
Đây là một trong những phương pháp tối ưu để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh bởi tính thiết thực của nó. Việc giáo viên Văn thiết kế bài giảng với hệ thống hình ảnh, âm thanh sống động, bắt mắt, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng học tập cao hơn hẳn so với những bài giáo án nhiều chữ nhàm chán. Hơn nữa, nhờ ứng dụng này, giáo viên dạy môn văn có thể phát huy tối đa tính tích cực xây dựng bài vở của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – văn 9 tập 1. Tôi đã chiếu cho HS xem 1 đoạn video (2-3 phút) “Tôi người lái xe” sau đó đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về những chiếc xe trong đoạn video?/ Em cảm nhận như thế nào về tính cách những người lính qua đoạn video vừa xem?” rồi dẫn dắt tiếp vào bài.
Ví dụ 2: Khi học bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, thay vì cho học sinh đọc bài, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bức tranh theo diễn biến câu chuyện và yêu cầu học sinh kể lại theo cách tư duy của mình.
 3.2.2.3. Hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy cho bài học.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy là điều không thể thiếu trong quá trình tạo hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là với học sinh nam. Khích lệ các em tích cực hợp tác từ đó phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, xử lý thông tin... Từ đó, mới giúp học sinh phát triển tư duy, sáng tạo và tính tích cực trong không chỉ môn văn mà cả các môn học khác. 
Muốn học tốt môn ngữ văn, yêu cầu các em học sinh không chỉ dừng lại ở việc học thuộc kiến thức trên sách vở mà kĩ năng tư duy, phương pháp học mới là điều cốt yếu. Việc xây dựng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép, mở rộng một ý tưởng, tạo một sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau như sơ đồ nhánh cây. Ngay từ đầu năm học tôi đã dành ra 1 tiết để hướng dẫn các em cách hệ thống kiến thức bằng các loại sơ đồ tư duy, cách sử dụng các phần mềm để làm sơ đồ tư duy. Ngoài ra tôi còn tập huấn định kì cho Ban cán sự lớp kỹ năng dùng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức. Đây là một phương pháp rất hiệu quả và tạo sự sinh động, tích cực cho lớp học. Nhưng không phải bài nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, tôi đã nghiên cứu PPCT ngay từ đầu năm học và chọn lọc ra những bài nên áp dụng phương pháp để HS tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
Ví dụ : Khi dạy bài “Vào phủ chúa Trịnh”, “Tổng kết về văn bản nhật dụng”, “Tổng kết về từ vựng”... tôi dặn HS chuẩn bị bài trước ở nhà, vào tiết học, tôi phát bảng phụ cho các nhóm và yêu cầu các em kết hợp với nhau hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, nhóm nào làm xong trước mang bảng phụ lên bảng sẽ được cộng điểm thi đua.
Ví dụ một số mẫu sơ đồ tư duy
HS đã thực hiện
3.2.2.4. Tạo sự yêu thích môn học thông qua các dự án học tập 
Dạy học theo dự án là một cách thức để học sinh có thêm động lực học tập. Ở môn Ngữ văn, việc thực hiện dự án học tập này khá thuận lợi bởi có thể đa dạng hóa sản phẩm. HS có thể lựa chọn hình thức và kết quả dự án là một bức tranh, một bài thơ, một sơ đồ, một đoạn phim ngắn hay cả một chương trình thực nghiệm trong cuộc sống...
 Để hướng dẫn một dự án học tập cho học sinh có hiệu quả cao, tôi thường thực hiện theo một số bước cơ bản: 
- Chuẩn bị rất kỹ về kế hoạch bài dạy, kế hoạch dự án, các thang bậc đánh giá và chi tiết hóa các hoạt động cụ thể.
- Cho HS lựa chọn nội dung dự án, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện dự án, hỗ trợ, cố vấn, định hướng cho các nhóm.
- Theo sát học sinh thông qua hình thức trực tiếp hoặc online. Vừa quan sát, nhận xét và định hướng cho người học,
- Thông báo thời gian thực hiện, hạn nộp và cách thức báo cáo dự án
Ví dụ: Tổ chức cho HS thực hiện dự án: Tìm hiểu về văn học địa phương . Thiết lập dự án (học sinh xây dựng nội dung phù hợp với yêu cầu); Giao nhiệm vụ (phân chia học sinh thành 6 nhóm; thời điểm giao dự án cho học sinh thực hiện: Vào tuần 9 (học kì 1) và được thực hiện trong vòng 01 tuần; giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể cho dự án); Thực hiện dự án (học sinh trực tiếp thực hiện dự án, giáo viên là người hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ khi cần thiết); Trình bày sản phẩm sau 01 tuần thực hiện tìm hiểu, các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, sản phẩm của nhóm mình (Kết hợp thuyết trình và hình ảnh minh họa); Tổng kết, đánh giá (tôi chốt lại những nội dung quan trọng liên quan đến kiến thức bài học)
Qua dự án học tập các em đều cảm thấy rất hứng thú với việc mở rộng kiến thức thực tế; thấy yêu môn Văn hơn vì nó thiết thực với cuộc sống hơnMỗi tiết học qua đi thật nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn hiệu quả với cả thầy và trò. Ngoài ra, kết quả của dự án thể hiện học sinh không chỉ năm bắt được những nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, râu hơn nhiều vấn đề đồng thời kĩ năng sống của các em cũng được nâng cao rõ rệt như: Kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng giao tiếp; phương thức xử lí tình huống, số liệu
 3.2.2.5. Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập phù hợp trong tiết học:
Đây là phương pháp tạo hiểu quả tích cực trong việc tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Khi sử dụng trò chơi tôi luôn chú ý chọn trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học, sẽ mang lại hiệu ứng hoàn toàn mới và thu hút học sinh tham gia bài học một cách tích cực.
Ví dụ 1: Thay vì hỏi tên tác giả của tác phẩm “Chiếc lược ngà”, giáo viên có thể xây dựng một hệ thống câu hỏi như phần thi vượt chướng ngại vật của chương trình đường lên đỉnh Olympia để tìm ra từ khóa cuối cùng là nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trò chơi này ít nhiều sẽ tạo được không khí hào hứng, sôi nổi cho học sinh trước khi bước vào bài học mới.
Ví dụ 2: Khi dạy những bài ôn tập tôi thường tổ chức chia nhóm để các nhóm học sinh đồng thời lên bảng nối tên (hoặc tìm mảnh ghép phù hợp) các tác phẩm với nội dung, tác giả tương ứng. Nhóm nào làm đúng và nhanh hơn sẽ nhận được quà từ giáo viên. Nhờ đó tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia tiết học một cách hứng thú nhất.
3.2.2.6: Tăng cường giới thiệu sách và khơi dậy thói quen đọc sách, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS: Các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 đa phần là đoạn trích. Vì vậy HS chưa nắm được nội dung một cách trọn vẹn. Nội dung phần tiếng Việt và Tập làm văn liên quan đến rất nhiều đề tài trong cuộc sống. Để khơi dậy thói quen đọc sách và giúp các em soạn bài tốt, tôi đã tìm hiểu trước ở thư viện trường những tài liệu liên quan đến bài học, những tác phẩm hoàn chỉnh rồi tư vấn, giới thiệu cho HS mượn đọc, tôi còn đứng ra bảo lãnh nếu HS chưa có thẻ thư viện. Cung cấp những đường link, những websize chuyên về văn học giúp các em tra cứu, tìm hiểu thông tin, từng bước nâng cao kỹ năng tự học và khơi dậy tình yêu đối với môn học. Giới thiệu cho các em nhửng quyển sách hay, những tài liệu tham khảo có giá trị đó cũng là một cách “dạy” hiệu quả mà lại rất hữu ích.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại trường THCS Hòa Điền. Có thể nhân rộng cho giáo viên dạy Ngữ văn lớp 9 tại các trường khác trong huyện, tỉnh. Chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
- Sau khi áp dụng các giải pháp này, tôi thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Giúp cho tiết dạy và học môn Ngữ văn 9 trở nên sôi nổi và hào hứng một cách rõ rệt đồng thời cũng giúp tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập môn Ngữ văn.
- Chất lượng, tỉ lệ HS quan tâm và yêu thích môn học tăng rõ rệt. Sau đây là bảng so sánh kết quả học lực ở 2 lớp 9/1, 9/3 như sau:
Tổng số HS
Tiêu chí
(Khảo sát và học lực)
Khi chưa áp dụng giải pháp
Kết quả sau khi áp dụng
So sánh
Tăng, giảm
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
66
HS yêu thích, hứng thú học 
20
30,3%
44
66,7%
Tăng 36,4%
HS không yêu thích, không hứng thú học
46
69,7%
22
33,3%
Giảm 36,4%
Loại Giỏi
8
12,1%
15
22,7%
Tăng 10,6%
Loại Khá
18
27,3%
31
46,9%
Tăng 19,6%
Loại TB
40
60,6%
20
30,4%
Giảm 30,2%
 Kiên Lương, ngày 06 tháng 06 năm 2020
 Người mô tả 
 Vũ Thị Bích Phượng

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon.doc