Tuyển tập đề thi đáp án tuyển sinh vào 10 THPT (Ngữ văn)

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm. chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, . là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền. mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi. là còn mải, đó chính là tình người!

(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)

Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm.”

 

doc 365 trang phuongnguyen 25/07/2022 10580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi đáp án tuyển sinh vào 10 THPT (Ngữ văn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập đề thi đáp án tuyển sinh vào 10 THPT (Ngữ văn)

Tuyển tập đề thi đáp án tuyển sinh vào 10 THPT (Ngữ văn)
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 	Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
 	Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
 	Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi".
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 AN GIANG
Mình tặng các bạn Tuyển tập đề thi Tuyển sinh lớp 10 mới nhất, 2019. Bạn nào mong muốn có trọn bộ Dạy thêm 9, ôn thi 10 rất công phu, dễ học, dễ hiểu thì có thể liện hệ để mua trọn bộ.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Các từ sắp xếp thành một trường từ vựng "thành phần tổ chức từ thiện": mạnh thường quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường, người từng có quá khứ lỗi lầm.
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Câu 4 (0,50 điểm): Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
2. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 BÌNH THUẬN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài
Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu ghép
Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. (VN)
Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: "mắt tôi" - "nó"
ĐỀ SỐ 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
 Câu 2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm"
Câu 4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam?
LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm)
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: "... Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (...)
Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185). Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lệ Minh Khuê Có đoạn: "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. "
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118) Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 CẦN THƠ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: Biểu cảm
Câu 2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên: mỡ màu, cần cù, kham khổ, nắng nỏ, bão bùng
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa.
Tác dụng: nhấn mạnh và gợi cảm xúc thêm cho câu thơ, và nó diễn tả cho người đọc hình ảnh cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người đã đem lại những bài học "thân bọc lấy thân", "tay ôm tay níu"
Câu 4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam: Sự cố gắng bền bỉ vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, sự đoàn kết đùm bọc che chở.
LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
I. Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống II. Bàn luận về tinh thần lạc quan
1. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra - Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người - Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc 4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra - Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra 3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống - Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2 (5,0 điểm) Dàn ý tham khảo I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai nhân vật
+ Giới thiệu Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và Phương Định, từ đó khái quát vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. Thân bài:
- Lặng lẽ Sa Pa là kết quả từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của người lao động, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
1. Vẻ đẹp trong cách sống
a. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
– Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất..
– Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
– Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
– Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
– Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học..
b. Cô thanh niên xung phong Phương Định
– Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
– Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
– Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
2. Vẻ đẹp tâm hồn
a. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
– Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
– Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
– Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
– Là người nhân hậu, chân thành, giản dị. b. Cô thanh niên xung phong Phương Định
– Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
– Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
– Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
-> Các tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn.
=> Hai tác phẩm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng nhân vật khác nhau nhưng cùng hướng đến vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa những ngày tháng chống Mĩ ác liệt nhất.
III. Kết bài
– Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
– Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
Các em có thấy gì không? Cả phòng vang lên câu trả lời:
Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thấy kết luận:
Có người thường chủ tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhất của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,
(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo 
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức ở phần in đậm. (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Em hiểu thế nào về câu nói: "Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ"?
Câu 3: (2,0 điểm)
Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?
PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). 
	 Câu 1: (5,0 điểm)
Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,"
Câu 2: (8,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 BẠC LIÊU
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính:
Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm: trực tiếp
Phép nối: Nhưng
Câu 2: (2,0 điểm)
Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.
Câu 3: (2,0 điểm)
Các em có thể tùy theo suy nghĩ của mình:
Gợi ý:
Đừng đánh giá người khác qua sai lầm, thiếu sót, hạn chế của họ
Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng
PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). Câu 1: (5,0 điểm)
Giới thiệu vấn đề:
- Có một lời khuyên của thầy giáo nói với học sinh "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời."
- Khẳng định điều này là vô cùng đúng đắn. Bàn luận vấn đề:
Giải thích từ cách nhìn: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống
- “Vệt đen”: những lỗi lầm những điều chưa tốt, chưa hoàn hảo ở một con người
- “Tờ giấy trắng” những điều tốt, những khoảng trống trong tâm hồn một người có thể tạo dựng vun đắp để tạo nên những điều tốt đẹp
=> Ý kiến của thầy giáo là một lời khuyên vô cùng đúng đắn: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều có những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
Bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện:
+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng , cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn nhận chủ quan của bản thân.
+ Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội.
+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Và quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.
Phản đề: Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,
Liên hệ và rút ra bài học:
Cuộc sống vốn muôn màu, muôn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề không được vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân.
Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật, hiện tượng, con người. Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả.
5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c):
CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:
Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?
c) Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản.
Câu 2. (6 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau đây, trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018, Trang 13)
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Bến Tre
Câu 1. (4 điểm)
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
- Trạng ngữ: Năm 1920
- Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ
- Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm
Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? - Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.
- Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả"
- Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố.
Các em tùy chọn ý nghĩa của mình và viết đoạn văn hoàn chỉnh:
Mở đoạn: nêu vấn đề
Thân đoạn: Giải thích và bàn luận về vấn đề đó, có 1 câu liên hệ.
Kết đoạn: khẳng định lại quan điểm đó đúng.
Câu 2. (6 điểm)
Mở bài
Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”...
Bài thơ đã ghi lại nét ngang tàng, táo bạo, dũng cảm và lạc quan của người lính lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam thời kì đánh Mĩ.
Trích dẫn 2 đoạn thơ
2. Phân tích
Khổ thơ thứ nhất diễn tả sự khó khăn, gian khổ thiếu thốn trong chiến tranh và sự ung dung của người lính:
+ Bài thơ làm hiện lên một chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Hàng vạn chiếc xe “Không kính” vượt qua mưa bom bão đạn, dốc thẳm, khe suối.
+ Điệp khúc “không có kính” được trở đi trở lại với một giọng điệu tinh nghịch, khỏe khoắn, tiếng reo vui, tiếng cười đùa, tiếng hò hát trên con đường trông gai đầy mưa bom bão đạn. Hai câu thơ đầu không nói rõ vì sao “không có kính”. Cấu trúc bài thơ dưới hình thức hỏi đáp. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nút nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính, đậm chất văn xuôi nghe rất thú vị
+ Tư thế ung dung, hiên ngang đường hoàng, tinh thần dũng cảm, coi thường hiểm nguy. Một tư thế lái xe “ung dung” tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai, những cái nhìn dũng mãnh mà hiên ngang: Ung dung buồng lái ta ngồi
Khổ thơ thứ hai: Đó là thước phim quay chầm chậm về những gì người lính “nhìn thấy trong sự nguy hiểm, khó khăn, ác liệt ấy.
+ Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm.Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng “gió vào xoa mắt đắng”. Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kinh nên mới có cảm giác “đắng” như thế.
Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm ý “chạy thẳng vào tim”, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc.
“Nhìn thấy” với các chữ “sa”, chữ “ma” góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn.
3. Đánh giá chung:
- Với cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp ý chí và tâm hồn của người chiến sĩ lái xe tiền phương.
- Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt trong bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.
6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BÌNH ĐỊNH
Phần I (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
2.10.1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.
Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bàng lang nước.
(...) Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu... Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Nội dung của đoạn trích trên nói về vấn đề gì?
Câu 2: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu”? Đoạn trích gửi đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ ?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề: Học đi đôi với hành.
Phần II (6.0 điểm).
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
...
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139,140)
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 BÌNH ĐỊNH
Phần I (4.0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: biểu cảm
Nội dung của đoạn trích trên: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống
Câu 2:
Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì: + Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc
Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc.
Câu 3:
I. Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “học đi đôi với hành” II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gì? a. Học là gì?
Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,.
Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
b. Hành là gì?
Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
=> tại sao học phải đi đôi với hành?
Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian
Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao
Lợi ích của “học đi đôi với hành” - Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả - Học sẽ không bị nhàm chán
Phê phán lối học sai lầm
Học chuộng hình thức, học tủ để đối phó
Học cầu danh lợi
Học theo xu hướng
Học vì ép buộc
4. Nêu ý kiến của em về “học đi đôi với hành”
Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
Nêu cách học của mình
Thường xuyên vận dụng cách học này
Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
III. Kết thúc vấn đề nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”
Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả.
Phần II (6.0 điểm).
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới thiệu đoạn trích: Đây là hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đầy hào hứng và khổ thơ cuối khi đoàn thuyền trở về.
2. Thân bài
1.1 Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.
– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên. a. Cảnh đoàn thuyền trở về
- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”
+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi
hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.
Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời:

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_de_thi_dap_an_tuyen_sinh_vao_10_thpt_ngu_van.doc